Lập dự án xây dựng một website TMĐT cho một doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng về máy tính và phụ kiện

Ngày nay, Internet đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong đó Website - một sản phẩm công nghệ tuyệt vời của Internet - đã mang lại lợi ích cho các công ty trên khắp thế giới bằng cách đem lại cơ hội cho họ bán mọi thứ ở bất kỳ đâu và cho bất kỳ ai. Đó chính là phương thức giao dịch Thương mại điện tử (TMĐT)- một phương thức kinh doanh mới mẻ và hiện đại đã và đang được áp dụng và phát triển rất nhanh ở nước ta.

Các doanh nghiệp tên tuổi đều có website và tạo dựng được uy tín của mình không chỉ trong đời sống mà còn ở trên cộng đồng ảo. Nếu không có website, doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội tốt bởi những khách hàng tiềm năng trên thị trường trong và ngoài nước.

 

doc33 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 3264 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Lập dự án xây dựng một website TMĐT cho một doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng về máy tính và phụ kiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN -------------o0o------------ ĐỀ TÀI LẬP DỰ ÁN XÂY DỰNG MỘT WEBSITE TMĐT CHO MỘT DOANH NGHIỆP KINH DOANH CÁC MẶT HÀNG VỀ MÁY TÍNH VÀ PHỤ KIỆN Sinh viên thực hiện : Nhóm 5_THKT K7A Giáo viên hướng dẫn : Mai Ngọc Anh Thái Nguyên, Tháng 10 năm 2010 LỜI NÓI ĐẦU Trong thế kỷ mà công nghệ liên tục phát triển, các doanh nghiệp cần những chiến lược nào, những phương pháp điều hành nào? Các câu hỏi cơ bản nhất này có thể được đặt ra, vì thị trường thế giới đang ở một thời kỳ chuyển biến sôi động nhất của lịch sử. Kéo theo đó việc kinh doanh trực tuyến đã thay đổi, thế giới Internet đã tiến bộ đáng kể. Trong kỷ nguyên mới này, nếu bạn muốn thành công thì chính bạn cũng cần phải thay đổi. Ngày nay, Internet đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong đó Website - một sản phẩm công nghệ tuyệt vời của Internet - đã mang lại lợi ích cho các công ty trên khắp thế giới bằng cách đem lại cơ hội cho họ bán mọi thứ ở bất kỳ đâu và cho bất kỳ ai. Đó chính là phương thức giao dịch Thương mại điện tử (TMĐT)- một phương thức kinh doanh mới mẻ và hiện đại đã và đang được áp dụng và phát triển rất nhanh ở nước ta. Các doanh nghiệp tên tuổi đều có website và tạo dựng được uy tín của mình không chỉ trong đời sống mà còn ở trên cộng đồng ảo. Nếu không có website, doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội tốt bởi những khách hàng tiềm năng trên thị trường trong và ngoài nước. Website đóng vai trò kênh truyền thông và công cụ kinh doanh hàng đầu cho mỗi doanh nghiệp, nó mang lại những lợi thế không thể phủ nhận. Vì thế xây dựng website cho công ty là một công việc quan trọng đến nỗi trở thành tiêu điểm đầu tiên của mỗi kế hoạch kinh doanh. Sau đây là những lý do dễ thấy nhất về tầm quan trọng của website * Tạo thương hiệu riêng của doanh nghiệp mình trên internet, tạo cơ hội tiếp xúc với khách hàng ở mọi nơi và tại mọi thời điểm. * Có thể giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ một cách sinh động và mang tính tương tác cao. * Tạo cơ hội để bán sản phẩm hàng hóa một cách chuyên nghiệp mà tiết kiệm được chi phí * Cơ hội phục vụ khách hàng tốt hơn, đạt được sự hài lòng lớn hơn từ khách hàng. * Tạo một hình ảnh chuyên nghiệp trước công chúng, công cụ hiệu quả để thực hiện các chiến dịch PR và marketing. * Và đơn giản không có web site là một nguyên nhân thất bại của doanh nghiệp. Chính vì thế việc tìm hiểu và xây dựng một website thương mại điện tử hiện nay là thực sự cần thiết. Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người. Và nó có một ý nghĩa rất quan trọng tới sự phát triển của nền kinh tế nước ta. NỘI DUNG 1.Căn cứ lập dự án 1.1.Căn cứ pháp lý Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về thương mại điện tử; Căn cứ Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015; 1.2.Căn cứ thực tế Bán hàng qua website đang phát triển với tốc độ nhanh. Nhiều ngành hàng kinh doanh có hiệu quả với việc sử dụng website. Tạo thương hiệu riêng của doanh nghiệp mình trên internet, tạo cơ hội tiếp xúc với khách hàng ở mọi nơi và tại mọi thời điểm. Có thể giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ một cách sinh động và mang tính tương tác cao. Tạo cơ hội để bán sản phẩm hàng hóa một cách chuyên nghiệp mà tiết kiệm được chi phí Cơ hội phục vụ khách hàng tốt hơn, đạt được sự hài lòng lớn hơn từ khách hàng. Tạo một hình ảnh chuyên nghiệp trước công chúng, công cụ hiệu quả để thực hiện các chiến dịch PR và marketing 1.3. Căn cứ chỉ đạo quá trình hình thành và thực hiện dự án +Căn cứ chỉ đạo quá trình hình thành : Vốn Cơ sở hạ tầng mạng và truyền thông: Thiết lập một sơ sở hạ tầng mạng truyền thông thường hữu, dễ tiếp cận, và chi phí thấp trên cơ sở các tiêu chuẩn mở nhằm đảm bảo tính liên thông và tính liên tác. Bảo vệ sở hữu trí tuệ Bảo mật và tin cậy Hệ thống thanh toán điện tử + Căn cứ chỉ đạo quá trình thực hiện : Thiết kế module chức năng có trong một Website bán hàng trực tuyến: a. Module giới thiệu Website: - Cho phép trình bày thông tin giới thiệu về Website, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, các đơn vị thành viên... số lượng danh mục tạo không giới hạn. Có thể thêm các danh mục con như phương châm kinh doanh, chính sách bán hàng, chính sách bảo hành, bảo trì,.. b. Module quản lý sản phẩm, dịch vụ: - Cho phép cập nhật nội dung thông tin về sản phẩm và dịch vụ như thông số, giá cả, hình ảnh,... không giới hạn các danh mục con. - Cho phép khách hàng tạo Page Title, Meta desciption, Meta Keyword cho từng sản phẩm, hỗ trợ quá trình SEO website. - Cho phép tùy chọn hiển thị các sản phẩm với các tính năng được định sẳn như Sản phẩm mới, sản phẩm bán chạy, sản phẩm trong tuần, sản phẩm khuyến mãi,... c. Module khách hàng - đối tác:  -  Cho phép đăng thông tin về đối tác, đại lý, cửa hàng, ... có thể tạo các link liên kết đến các website của các đối tác, công ty thành viên,... d. Module Giỏ hàng - Shopping Cart: - Gồm các chức năng giỏ hàng, đơn hàng, quản lý khách hàng... Khách hàng có thể chọn hàng và đăng ký đặt mua hàng một cách dễ dàng. - Cho phép tính giá trị đơn hàng, tính cước vận chuyển, VAT, trích xuất mẫu hóa đơn,... gửi thông tin hóa đơn vào mail của người đặt hàng. e. Module ngôn ngữ: - Khách hàng có thể tùy chọn thêm một ngôn ngữ thứ 2 trong website (có thể thêm các ngôn ngữ: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc...). f. Các Module tiện ích: Module Thăm dò ý kiến: Cho phép đăng các bài phỏng vấn, thăm dò ý kiến khách hàng, hỗ trợ cho việc đánh giá nhu cầu và tâm ký khách hàng. Module Tìm kiếm: Cho phép người dùng có thể tìm kiếm dễ dàng các nội dung thông tin có trong websie thông qua bộ tìm kiếm. Module quảng cáo: Cho phép quản lý các banner quảng cáo hiện có trên website, có thể tạo baner quảng cáo cho các dịp khuyến mãi, lễ tết,... Cho phép đăng quảng cáo các công ty khác website. Module tuyển dụng: Cho phép đăng thông tin tuyển dụng, thông tin nhân sự của công ty. Module liên hệ trực tuyến:Cung cấp Form mẫu liên hệ cho phép người sử dụng dễ dàng gửi những đánh giá, nhận xét yêu cầu của mình cho doanh nghiệp. Module bộ đếm số người đã truy cập website: Cung cấp thông tin về số lượt người truy cập website. Cho phép đánh giá lượng truy cập mới, nguồn truy cập, khu vực truy cập, để doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả việc quảng bá, quảng cáo website của mình, đánh giá được khách hàng vào từ nguồn nào, qua các từ khóa nào. 2.Sản phẩm của dự án - Giới thiệu sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm dịch vụ được sản xuất Một hệ thống website bán hàng trực tuyến các mặt hàng về máy vi tính và các phụ kiện - Lý do lựa chọn sản phẩm Internet đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ , cùng sản phẩm công nghệ tuyệt vời đó là các website . Website bán hàng trực tuyến trở thành công cụ kinh doanh hàng đầu : Tiết kiệm vốn đầu tư , thời gian phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh Tiết kiệm chi phí tìm kiếm thong tin , tiện lợi cho cả người bán và người mua Tận dụng nguồn thị trường 3. Thị trường. 3.1. Luận cứ về thị trường máy tính: * Quý I: Thị trường máy tính Việt Nam giảm mạnh Theo IDC, thị trường máy tính Việt Nam trong quý 1/2010 đã giảm tới 27% so với quý trước nhưng vẫn được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 19% trong năm 2010. Cũng theo báo cáo của IDC, tỷ lệ tăng trưởng máy để bàn đạt ngưỡng khoảng 7% so với cùng kỳ năm 2009 trong khi tỷ lệ tăng trưởng máy tính xách tay tăng đến 97% và kỳ vọng sẽ tiếp tục giữ xu hướng này trong năm 2010 này. Máy tính để bàn phân khúc người tiêu dùng chịu sự tác động nặng nề khi thị trường có sự chuyển hướng nhanh chóng từ máy tính để bàn sang máy tinh xách tay do việc giảm giá mạnh mẽ tại các kinh phân phối bán lẻ. Mặc dù phân khúc doanh nghiệp giảm chút it trong quý 1/2010 do dự án giáo dục phối hợp Intel và VNPT cũng như sức mua của các doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm trong quý 1 do vấn đề về giải ngân ngân sách nhưng IDC thì lạc quan về sự tăng trưởng của phân khúc doanh nghiệp dành cho máy tính để bàn tại Việt Nam trong năm 2010 nhờ nhu cầu mua sắm lớn ở các ngân hàng cũng như dự án giáo dục sẽ khôi phục trong năm nay. Trong số các thương hiệu máy tính, HP tiếp tục dẫn đầu thị trường với 14,7% thị phần nhờ vào đẩy mạnh nhập khẩu cả hai phân khúc người tiêu dùng và doanh nghiệp. Dell vượt qua Acer và chiếm vị trí thứ 2. Tuy nhiên vẩn còn khoảng cách lớn giữa HP và Dell. Dell đạt 8,7% thị phần nhờ sự thay đổi tích cực của các kênh phân phối cũng như việc giảm giá. Sau những nỗ lực khuyến mãi và giảm giá thúc đẩy người tiêu dùng vẫn không duy trì được thứ hạng trong quý 1, Acer đã tụt xuống vị trí thứ 3 chiếm 7,8% thị phần. Toshiba vươn lên vị trí thứ 4 với 3,4% và sẽ còn tập trung phát triển thị phần hơn nữa cho phân khúc người tiêu dùng. * Thị trường máy tính Việt Nam tìm lại đà tăng trưởng Thị trường máy tính Việt Nam trong quí 2-2010 đã tăng trưởng 6,6% so với quí trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, theo kết quả mới nhất vừa được hãng nghiên cứu thị trường IDC công bố. Như vậy, sau khi sụt giảm 27% trong quí 1, thị trường máy tính Việt Nam đang dần tăng trưởng trở lại. IDC cũng dự báo năm nay thị trường sẽ tăng trưởng 12% nhờ sự cạnh tranh về giá bán lẻ giữa các hãng; đồng thời khối tiêu dùng cá nhân và nhóm máy tính xách tay sẽ tiếp tục nâng đỡ đà tăng của thị trường. Với mức giảm 8% so với quí trước, máy tính để bàn là phân khúc chịu sự tác động mạnh nhất do việc cắt giảm ngân sách từ các dự án chính phủ, giáo dục và từ việc thu hẹp mua sắm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, do nhu cầu thị trường thấp trong khi xu hướng tiêu dùng đang chuyển đổi từ máy tính để bàn sang máy tính xách tay giá rẻ cũng khiến cho thị phần nhóm máy để bàn giảm. Theo IDC, trong quí 3, thị trường sẽ tiếp tục giữ được đà tăng trưởng nhờ vào việc tăng mua sắm dịp khai trường và các hãng đang nỗ lực đạt doanh số khi kết thúc năm tài chính sẽ phải có những chương trình khuyến mãi để thúc đẩy thị trường tăng trưởng. 3.2. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ các quý vừa qua: Trong quý 1/2010, thị trường máy tính Việt Nam tiêu thụ 433.911 máy tính, giảm 27% so với quý trước song vẫn tăng 25% so với cùng kỳ năm 2009. Nguyên nhân của sự sụt giảm này, theo IDC, là do ảnh hưởng thời vụ của tháng Tết âm lịch và gia tăng thuế VAT cũng như lãi suất cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, do các hãng và nhà phân phối đang có gắng nỗ lực bán ra lượng hàng tồn nhập quá lớn trong quý 4/2009 với công nghệ CPU cũ để nhập số lượng lớn máy tính với công nghệ mới Corei phục vụ thị hiếu người tiêu dụng trong năm 2010. Trong quí 2, có 462.407 máy tính đã được tiêu thụ. Phân khúc máy tính xách tay chiếm 41% thị phần, trong đó khối tiêu dùng cá nhân tiêu thụ đến 33%, khối các doanh nghiệp và tổ chức khác chỉ chiếm 8%. Trong khi ở phân khúc máy tính để bàn, khối tiêu dùng cá nhân tiêu thụ 28%, khối doanh nghiệp là 31%. Tổng lượng máy tính bán ra tăng trong quí 2 nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của máy tính xách tay với gần 190.000 máy đã được tiêu thụ, tăng 38% so với quý trước và 33% so với cùng kỳ. Tuy nhiên ở phân khúc này, các hãng đang đối mặt với lượng hàng tồn kho các sản phẩm công nghệ cũ và sự cạnh tranh của máy tính công nghệ mới giữa các hãng. 3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển của thị trường máy tính Như chúng ta đã biết nhu cầu và sự thoả mãn nhu cầu của con người là động cơ thúc đẩy mọi hoạt động của từng cá nhân và tổ chức trong xã hội. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, trình độ và thu nhập của con người tăng lên thì nó kéo theo sự thay đổi của cả một hệ thống nhu cầu, ước muốn và đặc biệt là kéo theo sự thay đổi của các đặc tính về hành vi mua của khách hàng. Sự thay đổi lớn nhất chính là sự thay đổi về nhu cầu. Đây chính là cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh máy vi tính. Trên thực tế người tiêu dùng luôn đứng trước tính trạng có rất nhiều chủng loại máy tính với nhiều nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau được tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu và ước muốn của họ. Nhưng các khách hàng lại có những nhu cầu và ước muốn khác nhau. Các khách hàng luôn bị hấp dẫn bởi những sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong muốn của họ. Do vậy, làm thoả mãn đầy đủ và thực sự làm hài lòng các khách hàng mục tiêu của mình hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh của mình. Chính vì vậy để giữ vững và duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường, các nhà kinh doanh buộc phải đưa ra các chính sách Marketing thích hợp, mà vấn đề cốt lõi ở đây là làm sao có thể thoả mãn đầy đủ nhất nhu cầu và ước muốn của các khách hàng mục tiêu. Vì vậy nghiên cứu về nhu cầu và hành vi tiêu dùng là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh máy vi tính trên thị trường. Có như thế các doanh nghiệp mới có thể đáp ứng một cách tốt nhất cho nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Việc nghiên cứu về nhu cầu và hành vi là sự phản ánh các điều kiện sống khách quan không những cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn về tập quán cũng như xu hướng tiêu dùng của người dân mà còn giúp các nhà kinh doanh định hướng sản xuất sao cho phù hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong muốn của người dân, nâng cao uy tín , mở rộng thị trường. Những công việc chủ yếu cần phải làm là: Tăng cường hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường Nâng cao sức cạnh tranh Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối Chú trọng và tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho việc tiêu thụ máy tính Liên doanh và hợp tác quốc tế Cải tiến và củng cố uy tín của Web trên thị trường Tăng khả năng truy nhập website của mình Một website tiện lợi là trước hết phải dễ truy cập. Khả năng truy cập chỉ là chi tiết nhỏ trong việc thiết lập một trang web nhưng nó mang một giá trị không tính hết được đối với website. Vậy nên, hãy quan tâm đến những lợi ích sau: Lưu lượng truy cập Tìm thấy thông tin dễ dàng Tốc độ tìm kiếm nhanh Xếp hạng trên kết quả tìm kiếm cao hơn Ngăn chặn được tính rủi ro pháp lý Triển khai dịch vụ tốt hơn Tiếp cận website tốt hơn. Thời gian tải nhanh hơn Tăng xếp hạng trang Tránh hiện tượng tắc nghẽn băng thông               Để có được những ưu thế này, hãy lưu ý đến: Tối ưu HTML Thu hút bằng ý tưởng chứ không phải bằng giao diện (bố cục) Cung cấp thẻ ALT dưới dạng text Sử dụng màu tương phản Tránh đặt text trong các bức ảnh. Sử dụng font chữ phù hợp Hãy sẵn sàng với một trình duyệt không hỗ trợ javascript. Nội dung đơn giản, rõ ràng và dễ đọc 4. Khả năng đảm bảo và cung cấp các yếu tố đầu vào. 4.1. Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào như: nguyên vật liệu, chất lượng, giá cả Các yếu tố đầu vào như các mặt hàng về máy vi tính và các phụ kiện luôn được cung cấp một cách đầy đủ và nhanh chóng, đáp ứng mọi nhu cầu của người bán lẫn người mua thông qua một chuỗi cung ứng nhất định của công ty. Công ty luôn luôn xem xét cẩn thận các mặt hàng để đảm bảo chất lượng của các mặt hàng của mình là tốt nhất. Cũng như về chất lượng thì công ty cũng sẽ tìm các mặt hàng có chất lượng tốt mà giá cả lại hợp lí để đem lại thương hiệu cho công ty 4.2. Phương án đảm bảo cung cấp ổn định các yếu tố đầu vào - Có bộ phân chuyên nghiệp chuyên kiểm tra các mặt hàng cung cấp một cách chặt chẽ, tránh mọi trường hợp nhầm lẫn đáng tiếc sảy ra. - Có các nhà chuyên môn kiểm duyệt lại khi nhập hàng. - Lựa chọn một chuỗi cung ứng ổn định và đảm bảo 5.Chương trình và quy mô sản xuất Chu trình sản xuất gồm có 4 bước cơ bản Mua web hosting Mua domain name Thuê người làm web Trưng bày sản phẩm và bảo mật cho trang web Tên miền(domain name) là định danh của website trên internet.Tên miền thường gắn với công ty và thương hiệu của doanh nghiệp.Tên miền là duy nhất và được cấp phát cho chủ thể nào đăng ký trước.Tên miền có hai dạng: Tên miền quốc tế dạng:www.tencongty.com.vn(hoặc .net,.biz,org,info…) Tên miền quốc gia dạng:www.tencongty.com.vn(hoặc .net.vn,.biz.vn,org.vn,.gov.vn) Tùy theo mô hình tổ chức và nhu cầu của doanh nghiệp,bạn chúng ta sẽ được cấp các miền theo các dạng khác nhau.Và trong dự án này mục đích chủ yếu là buôn bán,kinh doanh về các mặt hàng về điện tử do đó mua miền là .”BIZ.VN dành cho các tổ chức doanh nghiệp,cá nhân hoạt động kinh doanh,tương đương với .COM.Vn. Đây là domain cấp cao nó cung cấp cả dịch vụ đăng ký miền quốc tế hay tên miền quốc gia cho mọi chủ thể,cá nhân tổ chức ở Việt Nam và thế giới Web Hosting :là nơi không gian trên máy chủ có cài dịch vụ internet như ftp,www,nơi đó bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó.Lý do bạn phải thuê WEB Hostting để chứ nội dung trang web,dịch vụ mail,ftp,vì những máy tính đó một địa chỉ cố định khi kết nối vào internet(đó là địa chỉ IP),còn nếu như bạn truy cập vào internet như thông thường hiện nay thông qua các IPS(nhà cung cấp dịch vụ internet)thì địa chỉ IP trên máy bạn luôn luôn thay đổi,do đó dữ liệu trên máy của bạn không thể truy cập được từ những máy khác trên internet. Quy mô của trang web tương đối lớn :xây dựng trang web đủ buôn bán tất cả các thiết bị điện tử và dần dần mở rộng buôn bán sang các mặt hàng khác như đồ quần áo,dày thể thao,túi sách và đồ trang sức. 6. Công nghệ và trang thiết bị. 6.1.Mô tả công nghệ tự chọn: Việc áp dụng những hình thức mới có tiến bộ và áp dụng những công nghệ hiện đại vào sản xuất và buôn bán hiện nay đang là một xu thế được phát triển và áp dụng ngày càng rộng rãi. Chính vì vậy việc áp dụng hình thức xây dựng một website Thương Mại Điện Tử( TMĐT) để kinh doanh các mặt hàng về máy vi tính và các phụ kiện kèm theo là rất cần thiết và sẽ đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính tòan cầu. Thương mại điện tử gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ; các hoạt động truyền thống và các hoạt động. Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người. 6.2.Đánh giá mức độ hiện đại, tính phù hợp và ưu nhược điểm: So với các hoạt động Thương mại truyền thống, thương mại điện tử có một số điểm khác biệt cơ bản sau: Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Trong Thương mại truyền thống, các bên thương gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vât lý như chuyển tiền, séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo. Các phương tiện viễn thông như: fax, telex, .. chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch. Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết với nhau. Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. Thương mại điện tử càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới. Với thương mại điện tử, một doanh nhân dù mới thành lập đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức và Chilê ..., mà không hề phải bước ra khỏi nhà, một công việc trước kia phải mất nhiều năm. Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. Trong Thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực… là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử. Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường Thông qua Thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành. Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên các nhà trung gian ảo làm các dịch vụ môi giới cho giới kinh doanh và tiêu dùng; các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy tính. 6.3.Sự cần thiết về chuyển giao công nghệ: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại ngày nay thì việc nắm bắt được những hình thức kinh doanh mới mẻ và tìm cách để đưa doanh nghiệp đi lên trong mọi hoạt động cũng như việc kinh doanh của công ty thì đó là một điều quan trọng và mang lại cho doanh nghiệp một thương hiệu nhất định trong đất nước và cũng như trên thế giới. Đối với Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thì việc áp dụng TMĐT vào kinh doanh là điều cần thiết và cần tham khảo 5 bước sau, trong đó, ba bước đầu rất cần thiết, hai bước sau tùy chọn, phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và của khách hàng của doanh nghiệp. Các bước đó là: 1. Hiện diện trên mạng: có một website giới thiệu thông tin, hình ảnh, hàng hóa, dịch vụ… 2. Quảng bá website (e-marketing) 3. Hỗ trợ khách hàng qua mạng 4. Thanh toán qua mạng: không nhất thiết phải thực hiện, nếu không thực sự có nhu cầu, hiện nay 5. Chỉ có nhu cầu nếu doanh nghiệp bán lẻ hàng hóa ra nước ngoài. 6. Đổi mới phương thức kinh doanh: dành cho doanh nghiệp “nghiêng” nhiều hơn về những mô hình 7. Kinh doanh trên mạng Ảnh hưởng của dự án đến môi trường và các biện pháp sử lí Dự án được xây dựng dưới một hình thức hiện đại, áp dụng công nghệ mới và không gây ảnh hưởng tới môi trường như các hình thức kinh doanh truyền thống, đây cũng chính là một trong những ưu điểm mà TMĐT mang lại. Nguồn cung cấp công nghệ: Những thông tin được nghiên cứu và thu thập trên báo, đài, tivi, internet và các phương tiện thông tin đại chúng Danh mục giá cả các trang thiết bị Để xây dựng một website TMĐT ta cần tiền xây dựng và duy trì nó cũng như để phát triển với các kinh phí: Tiền mua host: 300.000 VNĐ/ tháng Tiền mua cài đặt domain: 450.000/ năm Phí duy trì hàng năm: 600.000/ năm Yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa phụ tùng thay thế Để duy trì và phát triển trang web thì cần phải đầu tư kinh phí hàng tháng cho host và từng năm cho domain, ngoài ra còn phải lo những kinh phí để duy trì hàng năm và chi phí bảo mật, tăng cường SEO để giúp website có vị trí đứng cao trong việc tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm lớn như google, yahoo,… Ngoài ra còn phải biến đổi template và các banner chính cũng như các banner quảng cáo sao cho thu được lợi và thu hút khách hàng. Tiêu hao các yếu tố đầu vào. 7.1.Mức tiêu hao các yếu tố đầu vào: Để duy trì được dự án thì chúng ta phải bỏ ra một số vốn đầu vào cũng không nhỏ nhưng cũng không quá lớn, chỉ với 4.350.000 VNĐ thì chúng ta đã có ngay một website để kinh doanh các mặt hàng của mình trong khi khoản lợi nhận sau này chúng ta thu được sẽ lớn hơn rất nhiều so với số vốn ta bỏ ra. 7.2.Tính toán chi phí cho từng yếu tố đầu vào: Tiền mua host: 300.000 VNĐ/ tháng Tiền mua cài đặt domain: 450.000/ năm Phí duy trì hàng năm: 600.000/ năm Phí thuê người cài đặt website: 3000.000 VNĐ Phí quảng cáo: 1000.000 VNĐ 7.3.Xác định chương trình cung cấp Các sản phẩm sẽ được công ty đăng lên trang web và kinh doanh, các khách hàng có thể đặt mua trực tiếp tại website và thanh toán qua các công cụ và phương tiện điện tử như thẻ ATM, card cedit, visa, paypal,… Các sản phẩm không đòi hỏi công ty phải có kho chứa hàng mà khi khách hàng đặt mua hàng thì chúng ta lại liên hệ và cộng tác với các công ty khác trong chuỗi cung ứng để nhận hàng và cung cấp cho khách 7.4.Tính toán nhu cầu và phương án vận tải: Các yếu tố đầu vào chúng ta chỉ cần đầu tư với số vốn nhỏ nên chúng ta có thể dễ dàng xây dựng thành công dự án của mình và nhanh chóng đưa website vào hoạt động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docqldadt hoan chinh.doc