Lịch sử sự ra đời của pháp luật cạnh tranh trên thế giới

Cạnh tranh là hiện tượng tất yếu, là động lực phát triển của thị trường. Tuy nhiên,

trong lịch sử phát triển của thị trường, đã có một thời kỳ, nguyên tắc tự do trong cạnh

tranh được tôn trọng tuyệt đối đến mức, Nhà nước cho dù là chủ thể của quyền lực

xã hội đã không được quyền can thiệp vào các quan hệ thị trường. Điều này lý giải tại

sao cạnh tranh đã có từ lâu nhưng pháp luật về cạnh tranh lại xuất hiện muộn hơn rất

nhiều. Những lý do cần có sự can thiệp và điều tiết của Nhà nước đối với môi trường

cạnh tranh chính là lý do cần phải có pháp luật với tư cách là công cụ chủ yếu và hữu

hiệu nhất của Nhà nước để quản lý xã hội và quản lý nền kinh tế.

Khi bàn đến sự cần thiết phải có pháp luật cạnh tranh đối với đời sống kinh tế, cũng

cần phải làm rõ vai trò kinh tế của Nhà nước, tạo nên những lý do chính yếu về sự xuất

hiện cũng như xác định giới hạn điều tiết của Nhà nước và pháp luật trong môi trường

cạnh tranh.

pdf30 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Lịch sử sự ra đời của pháp luật cạnh tranh trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
44 III. LỊCH SỬ SỰ RA ĐỜI CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRÊN THẾ GIỚI 1 Tổng quan chung 1.1. Sự cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước đối với môi trường cạnh tranh Cạnh tranh là hiện tượng tất yếu, là động lực phát triển của thị trường. Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển của thị trường, đã có một thời kỳ, nguyên tắc tự do trong cạnh tranh được tôn trọng tuyệt đối đến mức, Nhà nước cho dù là chủ thể của quyền lực xã hội đã không được quyền can thiệp vào các quan hệ thị trường. Điều này lý giải tại sao cạnh tranh đã có từ lâu nhưng pháp luật về cạnh tranh lại xuất hiện muộn hơn rất nhiều. Những lý do cần có sự can thiệp và điều tiết của Nhà nước đối với môi trường cạnh tranh chính là lý do cần phải có pháp luật với tư cách là công cụ chủ yếu và hữu hiệu nhất của Nhà nước để quản lý xã hội và quản lý nền kinh tế. Khi bàn đến sự cần thiết phải có pháp luật cạnh tranh đối với đời sống kinh tế, cũng cần phải làm rõ vai trò kinh tế của Nhà nước, tạo nên những lý do chính yếu về sự xuất hiện cũng như xác định giới hạn điều tiết của Nhà nước và pháp luật trong môi trường cạnh tranh. Bất kỳ Nhà nước nào trong lịch sử loài người đều có chức năng kinh tế. Bởi lẽ, những biến chuyển cơ bản trong đời sống kinh tế và những thay đổi trong xã hội là nguyên nhân, là môi trường thai nghén ra Nhà nước. Chính vì thế, Nhà nước là một bộ máy đặc biệt để bảo đảm sự thống trị về kinh tế, để thực hiện quyền lực về chính trị và thực hiện sự tác động về tư tưởng đối với quần chúng31. Vai trò quản lý kinh tế (việc thực hiện quyền thống trị kinh tế) thể hiện ở việc bảo đảm quyền lực kinh tế của giai cấp thống trị và ở nội dung duy trì trật tự kinh tế của xã hội. Tùy vào mô hình Nhà nước và tùy vào từng thời kỳ, vai trò kinh tế của Nhà nước có nội dung và được thực hiện khác nhau. Trong thời kỳ kinh tế thị trường cổ điển của giai cấp tư bản, Nhà nước chỉ có chức năng bảo vệ an ninh, xây dựng luật pháp và xét xử tranh chấp; pháp luật chỉ giới hạn ở việc quản lý chung đời sống dân sự và trật tự xã hội. Chức năng đó đủ để pháp luật và Nhà nước tạo lập một môi trường cho cạnh tranh và quan hệ thị trường vận động linh hoạt, năng động, làm cho mọi khuyết tật của thị trường được bộc lộ một cách mạnh mẽ. Sự thất bại của mô hình kinh tế chỉ huy ở các nước xã hội chủ nghĩa và những cuộc khủng hoảng kéo dài trên thị trường tự do của Nhà nước tư sản là những nguyên nhân, là động lực để thiết lập mô hình kinh tế thị trường hiện đại. Trong mô hình này, ở tầm vĩ mô về cơ bản do bàn tay vô hình của thị trường điều tiết. Vai trò kinh tế của Nhà nước là vừa hạn chế những khuyết tật của thị trường, vừa tạo môi trường cho ưu thế của thị (31)Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật (NXB Công an Nhân dân, 2003), tr 46. 45 trường phát huy tác dụng tích cực. Với vai trò đó, Nhà nước không còn là người cầm chèo cho nền kinh tế, mà có vai trò là người cầm lái cho nó. Trong đời sống cạnh tranh của thị trường cũng vậy, Nhà nước bằng công cụ pháp luật cạnh tranh phải can thiệp để duy trì một trật tự chung đảm bảo sự lành mạnh và phát triển của thị trường. 1.2. Quá trình phát triển của pháp luật cạnh tranh Pháp luật cạnh tranh ra đời cùng với sự thừa nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh. Theo nghĩa kinh điển, pháp luật cạnh tranh chỉ bao hàm các quy định ngăn cấm những hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo cách hiểu của ngày nay. Sở dĩ như vậy là vì, trong lịch sử đã có lúc người ta chưa biết đến hiện tượng độc quyền và sự tác hại của nó. Đó là thời kỳ của chủ nghĩa tư bản tự do32. Trong Bộ luật Dân sự của Pháp (Code civil - 1804), Điều 1382 và 1383 quy định về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng33. Từ đó, những trách nhiệm phát sinh cho các thương nhân trong cạnh tranh được án lệ của nước Pháp coi là một loại hình mới của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trên cơ sở đó, những hành vi cạnh tranh mà ở đó người thực hiện chúng phải chịu trách nhiệm về hậu quả gây ra cho người khác được gọi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh34. Hiện nay, những quy định mang tính nguyên tắc của Bộ luật Dân sự 1804 cùng với một số văn bản pháp luật đơn hành tạo thành một chế định pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Cộng hoà Pháp. Ở Italia cũng tương tự, các điều 1151 và 1152 của Bộ Luật Dân sự năm 1865 quy định các nguyên tắc cơ bản liên quan đến trách nhiệm của người thực hiện hành vi không lành mạnh. Tuy nhiên, cho đến năm 1872 với sự ra đời của Bộ luật Dân sự mới thì những quy định về cạnh tranh không lành mạnh mới được quy định cụ thể, chi tiết và rõ ràng35. Như vậy, nhìn về lịch sử, lúc sơ khai pháp luật cạnh tranh được xây dựng trên cơ sở của các nguyên tắc trong dân luật và được đảm bảo thực hiện bằng trách nhiệm dân sự. Đồng thời, do sự nhận thức chưa đầy đủ và sự hạn chế trong khả năng dự liệu của luật pháp đối với hành vi cạnh tranh đang phát triển trên thị trường mà pháp luật về cạnh tranh trong thời kỳ đó chủ yếu tồn tại dưới dạng các án lệ của toà án. Những nguyên tắc của dân luật là nền tảng cơ sở của các án lệ và là cơ sở pháp luật quan trọng để duy trì trật tự cạnh tranh. Cùng với sự phát triển của thị trường, sự biến đổi đa dạng và phức tạp trong các biểu hiện của cạnh tranh đã giảm thiểu tính hiệu quả của các nguyên tắc trên. Các Nhà nước ngày càng tích cực nhận dạng và ngăn cấm những biểu hiện không lành mạnh bằng các quy định trong các văn bản pháp luật. Hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường đều đã ban hành văn bản pháp luật cạnh tranh. Đến cuối thế kỷ XIX, pháp luật cạnh tranh đã được mở rộng và có những thay đổi rất cơ bản về nội dung cũng như phương pháp điều chỉnh. Lúc bấy giờ, hiện tượng độc quyền xuất hiện với tư cách là kết quả của sự tích tụ, tập trung tư bản và kéo theo nó là những khủng hoảng tài chính, sự bóc lột người tiêu dùng là tiền đề cho pháp luật chống độc quyền ra đời. Quê hương của pháp luật chống độc quyền là Hoa Kỳ. Cuộc cách mạng công nghiệp vào giữa thế kỷ 19 là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh (32)Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay (NXB công an nhân dân, 2001), tr 244. (33)Xem Bộ luật Dân sự của nước Cộng Hoà Pháp (NXB chính trị quốc gia, 1998), tr 365. (34)Khái niệm đầu tiên về cạnh tranh không lành mạnh được gọi là concurrence déloyale). (35)Xem PGS. Nguyễn Như Phát – Ths.Bùi Nguyên Khánh, sđd, tr 245, 246. 46 tế Mỹ phát triển. Trong bối cảnh đó đã hình thành hàng loạt các công ty và tập đoàn công nghiệp lớn. Hệ quả của quá trình này là hiện tượng hạ giá rất nhiều loại hàng hoá và dịch vụ dẫn đến nguy cơ phá sản và đóng cửa rất nhiều công ty. Để đối phó với tình hình thực tế, các công ty đã thay đổi chiến lược bằng cách thoả thuận với nhau nhằm ổn định và tăng giá hàng hoá, dịch vụ, phân chia thị trường và hình thành các tập đoàn, sáp nhập công ty... Những thoả thuận trên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội mà phân đông là người lao động làm công. Trước sức ép của xã hội đòi hỏi chính quyền phải can thiệp. Các bang của Hợp chủng quốc đã liên tục ban hành các đạo luật chống Tờ-Rớt (Trust), đầu tiên là bang Alahama vào năm 1883. Sau đó, vào năm 1890, Dự Luật chống độc quyền do nghị sĩ Sherman của bang Ohio được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua và Tổng thống Harrison ký công bố. Đây là đạo luật thứ hai trên thế giới quy định về chống hạn chế cạnh tranh. Mặc dù Luật Sherman được coi là viên gạch đầu tiên của hệ thống pháp luật chống độc quyền của Hoa Kỳ và của loài người. Song trên thực tế, từ khi được công bố cho đền năm 1895, Đạo luật này lại được sử dụng như một công cụ pháp lý để chống lại các cuộc đình công của công nhân. Cho đến năm 1897 nó mới được sử dụng đúng chức năng của mình để ngăn chặn và cấm đoán các thoả thuận ngầm về giá. Vào năm 1904, lần đầu tiên Tổng thống Roosevelt đã sử dụng Luật Sherman để chống lại một số tập đoàn khổng lồ của Mỹ. 1.3. Quá trình hoàn thiện của pháp luật cạnh tranh Cho đến nay, ngoài các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật cạnh tranh của các nước, chế định về chống hạn chế cạnh tranh và kiểm soát độc quyền luôn là nội dung quan trọng không thể thiếu để Nhà nước bảo vệ và điều tiết cạnh tranh. Sự ra đời của Luật Sherman đánh dấu một bước phát triển mạnh về pháp luật cạnh tranh. Theo đó, nội dung của pháp luật đã được mở rộng cho thấy Nhà nước đã thực sự nhận thức và giành quyền quản lý thị trường, điều tiết cạnh tranh không chỉ bằng cách loại bỏ các biểu hiện tranh đua không lành mạnh, mà còn tạo ra các thiết chế pháp lý ngăn chặn và loại bỏ các rào cản nhân tạo cũng như tự nhiên để bảo vệ cho thị trường cạnh tranh. Mặt khác, từ tư duy Luật Cạnh tranh là lĩnh vực pháp luật dân sự mà ở đó chỉ khi có yêu cầu thì Nhà nước mới giải quyết, Đạo luật Sherman và sau này là sự nở rộ của pháp luật về kiểm soát độc quyền các nước trên thế giới đã cho phép Nhà nước chủ động ngăn chặn và kiểm soát mọi nguy cơ có thể làm hạn chế cạnh tranh bằng các thiết chế quyền lực của mình, kể cả bằng các biện pháp trừng phạt nặng như chế tài hình sự cho các hành vi vi phạm. Cùng với sự phát triển của thị trường và nhận thức của con người về môi trường tồn tại của mình, trong đó có môi trường của đời sống kinh tế. Pháp luật cạnh tranh ngày càng được hoàn thiện và trở thành chế định pháp luật cơ bản của pháp luật kinh tế, góp phần làm cho thị trường vận hành ổn định và hiệu quả. Theo thống kê của UNCTAD, trên thế giới tính tới năm 2007, đã có tới 113 nước và vùng lãnh thổ có luật điều tiết hoạt động cạnh tranh và kiểm soát độc quyền. 47 2 Pháp luật cạnh tranh của Hoa Kỳ 2.1. Mô hình Cấu trúc - Hành vi - Kết quả (S-C-R) và Trường phái Havard Mô hình S-C-P là việc cấu trúc của thị trường quyết định hành vi của công ty và rằng hành vi quyết định kết quả trên thị trường, ví dụ như lợi nhuận, hiệu quả, tiến bộ về kỹ thuật và tăng trưởng. Mô hình đó đã tìm cách lập luận rằng cấu trúc ngành nhất định dẫn tới những dạng hành vi nhất định, mà sau đó lại dẫn tới những kiểu kết quả nhất định. Đặc biệt, nhiều ngành bị tập trung cao tạo ra những hành vi dẫn đến kết quả kinh tế nghèo nàn, đặc biệt là làm giảm sản lượng và hình thành giá cả độc quyền. Những quan điểm này bắt nguồn chủ yếu từ công trình được nghiên cứu tại Đại học Havard. Công việc ban đầu được thực hiện bởi E.S. Mason36 vào năm 1930, được phát triển bởi học sinh của ông là J.S.Bain vào những năm 1950. Lý thuyết đã được phát triển thông qua các nghiên cứu mang tính kinh nghiệm về các ngành công nghiệp của Hoa Kỳ (20 ngành sản xuất đã được nghiên cứu vào đầu những năm 1950) hơn là từ những mô hình mang tính lý thuyết. Kết luận rằng cấu trúc thị trường quyết định kết quả tạo ra một niềm tin rằng chống độc quyền nên liên quan đến các biện pháp điều chỉnh về mặt cơ cấu hơn là các biện pháp điều chỉnh mang tính hành vi. Do đó, bằng việc tập trung nghiên cứu các ngành bị tập trung. Bain đã cho rằng hầu hết các ngành công nghiệp bị tập trung hơn mức cần thiết (tính kinh tế nhờ quy mô không phải là cơ bản, thiết yếu ở hầu hết các ngành); rằng rào cản gia nhập có nhiều và rất cao làm cho các công ty mới bị ngăn cản gia nhập thị trường; việc đặt giá độc quyền gắn với các ngành độc quyền nhóm bắt đầu xảy ra ở mức tập trung tương đối thấp. Những kết luận có tầm ảnh hưởng này trùng với một xu hướng chung của chính sách của Quốc hội Hoa Kỳ trong việc tìm cách bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ và e ngại việc bành trướng kinh doanh. Điều này đã dẫn đến việc ra đời các chính sách thực thi Luật chống độc quyền theo hướng can thiệp mạnh mẽ trong những năm 1960. Trường phái Chicago đã chỉ trích những phân tích của trường phái Bain, với lập luận rằng các kết luận rút ra từ những nghiên cứu mang tính kinh nghiệm là thiếu sót; đã sai khi thấy các rào cản gia nhập có mặt ở khắp nơi, khi thấy tính kinh tế nhờ quy mô không xuất hiện nhiều ở các ngành. Việc lên án rất nhiều hành vi kinh doanh được coi là hạn chế cạnh tranh là nhận thức sai lầm. Tuy nhiên, bất chấp sự thắng thế của trường phái Chicago, mô hình S-C-P vẫn là một công cụ cơ bản của phân tích chống độc quyền. Mặc dù các nhà kinh tế chủ đạo không còn tin rằng cấu trúc thị trường quyết định kết quả nhưng họ cũng chấp nhận rằng cấu trúc thị trường là quan trọng đối với khả năng của công ty hành xử mang tính hạn chế cạnh tranh. Theo học giả Hovenkamp “Chống độc quyền mà không có phân tích cấu trúc, không nhờ chủ yếu vào các tác giả của mô hình S-C-P, sẽ là không khả thi”.37 2.2. Trường phái Chicago (36)See E.S.Mason, Economic Concentration and the Monopoly Problem (Havard University Press, 1957). (37)H. Hovenkamp, Federal Antitrust Policy: The Law of competition and its Practice (2nd edn., West Publishing Co, 1999), tr 45. 48 “Chicago” là một trường phái của những nhà kinh tế học tại Đại học Chicago ủng hộ thị trường tự do và kinh tế tiền tệ. Không giống như trường phái Havard, nền tảng của các phân tích chống độc quyền lại dựa chủ yếu trên cơ sở lý thuyết chứ không phải là những nghiên cứu mang tính kinh nghiệm. Thậm chí ngay sau khi mô hình S-C-P đã được thiết lập, trở thành nhận thức thống trị, vẫn bị các học giả chống độc quyền của Chicago lớn tiếng chỉ trích. Mặc dù mô hình S-C-P chưa bao giờ bị át hẳn, các nhà kinh tế theo trường phái Chicago đã làm ra một cuộc cách mạng trong tư duy về chống độc quyền. Mặc dù, đến lượt mình, nó lại bị chỉ trích và một số trong các khẩu hiệu giá trị nhất của nó thấy rằng không thể tiếp tục đứng vững cùng với các phân tích của mình, ảnh hưởng của trường phái này đến Luật Cạnh tranh vẫn còn lại. Ở Hoa Kỳ, uy lực của trường phái Chicago trong suốt những năm 1970 và 1980 đã dẫn đến một thay đổi trong định hướng áp dụng Luật chống độc quyền và thực sự đã hậu thuẫn cho chính sách kinh tế của chính quyền Reagan. Theo quan điểm cơ bản của trường phái Chicago, việc theo đuổi hiệu quả, tức là hiệu quả về mặt phân bổ bởi thị trường, nên là mục tiêu duy nhất của luật chống độc quyền. Trường phái này không ủng hộ tính cảm tính đối với các công ty nhỏ, các cửa hàng nhỏ mà đặt trọn niềm tin vào thị trường. Sự giống nhau của người chiến thắng hay người thua cuộc là không phù hợp cho đến khi đạt được hiệu quả. Trường phái này cho rằng chỉ có ít rào cản gia nhập tồn tại, rằng các ngành công nghiệp thường hưởng lợi từ tính kinh tế nhờ quy mô và các doanh nghiệp đều là những người tối đa hóa lợi nhuận. Trường phái Chicago đặt nhiều niềm tin vào khả năng của thị trường có thể sửa chữa và đạt được tính hiệu quả mà không cần có sự can thiệp từ Chính phủ hay Luật chống độc quyền. 2.3. Hậu Chicago Không thể phủ nhận là trường phái Chicago đã thay đổi tư duy về pháp Luật chống độc quyền một cách sâu sắc, đã đặt các phân tích kinh tế ở vị trí trung tâm của luật chống độc quyền. Sau khi trường phái Chicago ra đời, mô hình S-C-P được bổ sung những tiêu chí đánh giá, hoặc được bổ sung về hiệu quả như là mối quan tâm chủ yếu. Trường phái Chicago đã đem đến ánh sáng mới trong việc tiếp cận nhiều vấn đề. Tuy nhiên, gần đây một số ý tưởng của trường phái Chicago cực đoan đã được củng cố. Lý thuyết về tổ chức công nghiệp hiện đại hay kinh tế học công nghiệp mới nhấn mạnh tác động của hành vi chiến lược của công ty trong những tình huống thị trường khác nhau. Lý thuyết này cho rằng các công ty có thể tự cho phép mình ngăn cản sự gia nhập thị trường chiến lược. Quan điểm của những người theo Trường phái Chicago về hành vi đặt giá cướp đoạt là hành vi lý trí hiếm hoi, có thể được chấp nhận như là một chiến lược để ngăn cản các đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường. Quan điểm của trường phái Chicago đã được chấp nhận rộng rãi không phải đối với tất cả mọi lĩnh vực, ví dụ việc các thỏa thuận dọc không có tính hạn chế cạnh tranh nếu như không có sức mạnh thị trường đáng kể. Quan điểm của Bork về phân phối chọn lọc có thể được chấp nhận, nhưng không thể chia sẻ niềm tin rằng cái tốt cho doanh nghiệp lớn nhất thiết là tốt cho xã hội. 49 3 Pháp luật cạnh tranh của EC 3.1. Lịch sử ra đời Hiệp ước Rôme và các quy định cạnh tranh trong đó Hiệp ước có hiệu lực từ năm 1958. Các quy định này được thực thi cho đến khi có Quy chế số 17 được ban hành 4 năm sau đó, tức là 7 thập kỷ sau khi Hoa Kỳ có Luật Cạnh tranh. Luật của EC có sự liên hệ với Luật của Hoa Kỳ trong mối so sánh hệ thống giữa hai bờ Đại Tây Dương về các ý tưởng, bài học có thể được rút ra từ kinh nghiệm của Hoa Kỳ. Ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong lĩnh vực Luật Cạnh tranh được nhìn nhận khá cụ thể. Ngày 1/1/1958, Hiệp ước Rôme đồng thời với một hệ thống luật cạnh tranh mới của Đức cùng có hiệu lực. Các quan chức Hoa Kỳ chiếm đóng Tây Đức cho rằng việc nền công nghiệp nước Đức trước chiến tranh bị tập trung hóa và Cartel hóa nặng nề đã giúp, hậu thuẫn cho Hitler nổi lên nắm quyền lực, gây ra chiến tranh thế giới; Luật Cạnh tranh theo kiểu Mỹ sẽ giúp nền dân chủ của nước Đức hậu chiến. Tuy Đạo luật chống Cartel hóa đã lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1947, nhưng do áp lực từ trong nước và của phía Hoa Kỳ yêu cầu phải có một hệ thống luật mới hoàn toàn, Bộ trưởng Kinh tế thời Thủ tướng Adenauer, ông Ludwig Erhard, đã gây áp lực mạnh mẽ cho việc ban hành luật mới năm 1958. Luật Cạnh tranh mới của Đức đã nhanh chóng có được một vai trò quan trọng trong hệ thống pháp lý và kinh tế của nước Đức. Tổ chức chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi luật là Cục Cartel liên bang. Kinh nghiệm và ảnh hưởng của Đức có tác động quan trọng đến Luật Cạnh tranh của EC bắt đầu phát triển từ giữa những năm 1960 trở đi. Do Luật chống độc quyền của Hoa Kỳ ảnh hưởng đến hệ thống Luật của Đức, hệ thống Luật của Đức lại ảnh hưởng đến Luật của EC. Nên theo nguyên lý bắc cầu thì Luật của EC phải liên quan chủ yếu đến Luật của Hoa Kỳ. Trên thực tế thì mọi việc không đơn giản như thế. Luật Cạnh tranh EC đã được xây dựng bởi người châu Âu, trong đó chủ yếu là người Đức, với những ý tưởng của người Mỹ. Tuy nhiên, đã thành xu hướng là người ta thường thảo luận luật của EC thông qua lăng kính những phát triển của luật Mỹ. Trong một quyển sách xuất bản năm 1998, Daniel Gerber, một luật sư về luật so sánh, luận lập rằng châu Âu có một truyền thống giàu có về những tư tưởng mà hiện nay được gọi là Luật Cạnh tranh. Chính điều này đã tạo cho pháp luật cạnh tranh trong nước của các nước châu Âu cũng như Luật Cạnh tranh của EC một đặc trưng của riêng nó. Gerber cho rằng tinh thần của Luật Cạnh tranh châu Âu xuất phát từ những tư tưởng kinh tế của người Áo và từ tinh thần tự do của người Đức. Trên thực tế, ông ta còn lùi lại xa hơn, về tận khái niệm của chủ nghĩa tự do thế kỷ 19 về sự cần thiết tạo ra tự do bởi quyền lực ép buộc. Ở châu Âu, Luật Cạnh tranh được nhìn nhận như là một phần của “Hiến pháp Kinh tế” là một phần của hệ thống chính trị, góp phần tạo ra công bằng xã hội. 50 Ở Vương quốc Anh thậm chí có một xu hướng lấy Mỹ làm nguồn tham khảo. Lý do đầu tiên là ngôn ngữ và nó đã làm cho một khối lượng lớn tài liệu của Mỹ về chống độc quyền có thể được tiếp cận theo cách mà nghiên cứu ở châu Âu lục địa, đối với hầu hết mọi người không thể tiếp cận. Thứ hai, giữa Mỹ và Anh có sự chia sẻ nhau về truyền thống luật chung. Thứ ba, có ý kiến cho rằng Anh có, ít nhất là trong thời gian gần đây, chia sẻ các lý luận kinh tế học với người Mỹ. Một học giả đã xác định sự lưỡng phân giữa chủ nghĩa tư bản mới của Mỹ - có đặc trưng mang tính cá nhân, không bị điều tiết, dựa trên lợi nhuận ngắn hạn và chỉ có yếu tố xã hội tối thiểu - và chủ nghĩa tư bản theo mô hình sông Ranh - mang tính thành tựu tập thể, đồng thuận công cộng và phúc lợi xã hội. Chính phủ của Thủ tướng Anh Thatcher đã hăng hái theo đuổi mô hình của Mỹ nhưng cuối cùng thì các cử tri đã phản đối chính sách này. Người Anh không sẵn sàng hơn so với các nước khác của châu Âu trong việc từ bỏ yếu tố phúc lợi và chấp nhận những yếu tố phù hợp nhất trong phạm vi những thứ được chấp nhận ở Mỹ. Gerber cho rằng văn hóa pháp lý của người Anh đã dẫn đến các đặc trưng trong mô hình Luật Cạnh tranh của Anh đẩy nó ra xa mô hình chung của châu Âu. Tuy nhiên, việc nước Anh sử dụng công cụ kiểm soát hành chính đã chứng minh sự tương tự, tính tương đồng là những yếu tố quan trọng từ tiền đề hội nhập của châu Âu, là những kinh nghiệm chung được hình thành trong khuôn khổ các thiết chế EU, liên kết các chính phủ và cán bộ của các nước thành viên. Trong lĩnh vực cạnh tranh cũng như các lĩnh vực khác, không phải tất cả tư duy đều bắt nguồn từ Mỹ. Trong Luật Cạnh tranh EC đã sử dụng các phân tích kinh tế làm công cụ trong việc áp dụng Luật Cạnh tranh, nhưng bối cảnh của Luật Cạnh tranh lại là mục tiêu và mục đích của Hiệp ước Rôme. 3.2. Mục tiêu của chính sách cạnh tranh EC a. Mục tiêu của Cộng đồng châu Âu Trước khi nói về mục tiêu của Luật Cạnh tranh EC thì nhất thiết phải đề cập qua về mục tiêu của EC dù là sơ lược. Một số học giả - Craig và De Bùrca - tuyên bố “đã có và luôn có nhiều quan điểm khác nhau và được tranh luận với nhau về mục đích ban đầu và cơ sở tồn tại của EC và EU giữa các chính trị gia, người dân và học giả. Một loạt các yếu tố kinh tế, chính trị, lịch sử phức tạp và các câu chuyện liên quan đến xây dựng các thực thể tồn tại đến ngày nay”. Theo Lời nói đầu của Hiệp ước Rôme, các quốc gia thành viên công nhận, cùng với những yếu tố khác, “rằng việc loại bỏ các trở ngại hiện nay đòi hỏi các hành động cùng nhau để đảm bảo mở rộng vững chắc, thương mại cân bằng và cạnh tranh công bằng”. Mục tiêu của Hiệp ước Rôme được nêu ra ở Điều 2 như sau: - “Cộng đồng có nhiệm vụ, bằng việc thiết lập một thị trường chung và dần dần thống nhất các chính sách kinh tế của các nước thành viên, phải thúc đẩy trên toàn Cộng đồng việc phát triển hài hòa các hoạt động kinh tế, việc mở rộng liên tục và cân bằng, sự gia tăng vững chắc, sự nâng cao không ngừng tiêu chuẩn sống và các mối quan hệ gần gũi giữa các quốc gia thành viên”. 51 Sau đó đã được sửa đổi khi Hiệp ước Amsterdam có hiệu lực vào ngày 01/5/1999 Điều 2 nói rằng: - “Cộng đồng có nhiệm vụ, bằng việc thiết lập một thị trường chung và một liên minh kinh tế, tiền tệ và bằng việc thực hiện các chính sách chung, các hoạt động chung như được đề cập tại Điều 3 và 4, phải thúc đẩy trên toàn Cộng đồng việc phát triển hài hòa, cân bằng và bền vững các hoạt động kinh tế, mức độ cao về sử dụng lao động, bảo vệ xã hội và bình đẳng giữa nam và nữ, tăng trưởng bền vững và không lạm phát, cấp độ cao về tính cạnh tranh và sự tích tụ các kết quả hoạt động kinh tế, mức độ cao về bảo vệ và cải tiến chất lượng môi trường, việc nâng cao tiêu chuẩn sống và chất lượng cuộc sống, sự cố kết và phụ thuộc lẫn nhau về xã hội giữa các nước thành viên”. Do đó, Cộng đồng có một loạt các mục tiêu mang tính khát vọng vươn tới và có phạm vi rộng. Những mục tiêu này đã mở rộng cùng với thời gian tồn tại của EC, trở thành những mục tiêu mà EC tìm cách đạt được thông qua hội nhập kinh tế. Việc tạo ra thị trường chung không phải là điểm kết thúc mà là phương tiện để đạt được việc thúc đẩy các vấn đề được liệt kê ở Điều 2 (cùng với việc thiết lập liên minh kinh tế và tiền tệ và thực hiện các hoạt chính sách và hoạt động chung). Thị trường chung thường được sử dụng một cách dân dã như là dấu hiệu của Cộng đồng, có nghĩa là một khu vực nơi các hàng rào trực tiếp và gián tiếp đến thương mại giữa các nước thành viên được dỡ bỏ và chính sách xuất khẩu, nhập khẩu chung được thông qua hướng đến thế giới bên ngoài liên quan đến các giao dịch thương mại. Trong vụ kiện Metro kiện Ủy ban, Tòa Công lý nói vào năm 1976 rằng mục tiêu của Hiệp ước đã bao gồm việc tạo ra một thị trường đơn lẻ đạt được các điều kiện tương tự như điều kiện của một thị trường nội địa. Thị trường duy nhất là khía cạnh phía trong của thị trường chung, hiện nay được định nghĩa ở Điều 14(2): - “Thị trường nội địa sẽ bao gồm một khu vực không có điểm kiểm soát nội địa trong đó sự di chuyển tự do hàng hóa, con người, dịch vụ và vốn được đảm bảo phù hợp với quy định của Hiệp ước này”. Hội nhập kinh tế của các nước thành viên đã tiến xa hơn bởi những tiến bộ hướng đến liên minh kinh tế và tiền tệ. Giai đoạn thứ ba và là giai đoạn cuối cùng của liên minh kinh tế, tiền tệ với việc thông qua một đồng tiền chung, đồng Euro, bắt đầu vào ngày 1/1/1999, đạt đỉnh cao vào thời điểm giới thiệu tiền xu và tiền giấy mới vào ngày 1/1/2002 và loại bỏ đồng tiền quốc gia và cuối tháng 2/2002. Tuy nhiên, khái niệm then chốt của thị trường nội địa chung vẫn còn đóng vai trò nền tảng của hội nhập kinh tế. Điều 3 của Hiệp ước đặt ra các hoạt động của Cộng đồng cần thiết cho mục đích đặt ra ở Điều 2, cũng đã được mở rộng kể từ năm 1958, phản ánh sự bổ sung thêm của Điều 2. Điều 3 hiện nay có nguyên văn như s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_luat_canh_tranh_chuong_1_p2__9736.pdf
Tài liệu liên quan