Liệu pháp dinh dưỡng

Mục tiêu học tập

• Xác định các mục tiêu của liệu pháp dinh dưỡng

(MNT – Medical Nutrition Therapy)

• Xác định được thực hành tốt nhất trong việc áp

dụng liệu pháp dinh dưỡng và tăng cường sự

tuân thủ

pdf39 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Liệu pháp dinh dưỡng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Liệu pháp dinh dưỡng Mục tiêu học tập • Xác định các mục tiêu của liệu pháp dinh dưỡng (MNT – Medical Nutrition Therapy) • Xác định được thực hành tốt nhất trong việc áp dụng liệu pháp dinh dưỡng và tăng cường sự tuân thủ Tổng quan về liệu pháp dinh dưỡng (MNT) • Thành phần quan trọng của chăm sóc và quản lý bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) toàn diện1 • Thường góp phần làm giảm A1c từ 1-2% trong 6-12 tuần từ lúc bắt đầu MNT1 • Giảm huyết áp, cải thiện lipid máu, và cải thiện chất lượng cuộc sống1 • Cần được khuyến cáo cho tất cả bệnh nhân ĐTĐ típ 1 và ĐTĐ típ 22 1. Daly A, Power MA. Medical Nutrition Therapy. Diabetes Mellitus and Related Disorders, 2012. 2. ADA. Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(suppl 1) S14. Phòng ngừa ĐTĐ World Diabetes Foundation – PERSADIA 2012 Lối sống Lối sống &/hoặc thuốc Khỏe mạnh Yếu tố nguy cơ Đái tháo đường Biến chứng (+) Căn bản Nguyên phát Thứ phát Cấp ba Nỗ lực phòng ngừa Điều trị ĐTĐ và bệnh đi kèm để đạt mục tiêu Chúng ta đã sẵn sàng hay chưa? Các yếu tố của một chương trình thay đổi lối sống • Giảm năng lượng thu thập và chú ý kiểm soát khẩu phần • Tăng hoạt động thể lực • Đặt mục tiêu theo từng cá nhân Daly A, Power MA. Medical Nutrition Therapy. Diabetes Mellitus and Related Disorders, 2012. Mục tiêu MNT • Xác định nhu cầu dinh dưỡng và quan tâm đến sở thích cá nhân/nền văn hóa của bệnh nhân • Đạt được/Duy trì các kết quả tối ưu về chuyển hóa • Làm cho việc ăn uống trở nên thú vị - hạn chế những chọn lựa thức ăn chỉ khi nào có bằng chứng khoa học • Phòng ngừa, làm trì hoãn hoặc điều trị các biến chứng liên quan dinh dưỡng • Cải thiện sức khỏe thông qua chọn lựa thức ăn lành mạnh và hoạt động thể lực Mayer-Davis EJ. 2010 US Dietary Guidelines: Implications for Diabetes Care. 1. Mayer-Davis EJ. 2010 US Dietary Guidelines: Implications for Diabetes Care. 2. VADE 2014. Không có chế độ ăn ‘tiểu đường’ • Điều quan trọng là cá thể hóa và cân đối:1 • Vai trò của dinh dưỡng trong quản lý ĐH hàng ngày • Dinh dưỡng vì nó liên quan với nguy cơ bệnh tim mạch lâu dài • Yêu cầu tuân thủ MNT suốt đời • Chế độ ăn nên linh hoạt dựa trên thói quen ăn uống, truyền thống, và thực phẩm có sẵn.2 Tiến trình chăm sóc dinh dưỡng • Đánh giá – Đâu là những nhu cầu của bệnh nhân? • Chẩn đoán – Đâu là những thử thách dinh dưỡng bởi MNT có thể đề cập? • Can thiệp – ví dụ lên kế hoạch cho bữa ăn, giảm năng lượng thu nhập, danh sách chuyển đổi • Theo dõi/Đánh giá – Đã thực hiện tiến trình? Đã đạt mục tiêu chưa? Daly A, Power MA. Medical Nutrition Therapy. Diabetes Mellitus and Related Disorders, 2012. Daly A, Power MA. Medical Nutrition Therapy. Diabetes Mellitus and Related Disorders, 2012. Nguyên tắc của MNT trong ĐTĐ típ 1 • Đồng bộ hóa insulin với thói quen ăn uống cá nhân và hướng dẫn người bệnh làm thế nào điều chỉnh liều dựa trên lượng thức ăn và hoạt động thể lực • Hướng dẫn tự theo dõi đường huyết để bệnh nhân có thể điều chỉnh chế độ ăn/liều insulin • Theo dõi cân nặng, ĐH, A1c, Lipid máu, huyết áp và tiểu albumin Nguyên tắc của MNT trong ĐTĐ típ 2 • Tập trung vào mục tiêu ĐH, huyết áp và lipid máu • Khuyến cáo lượng mỡ biến đổi và cải thiện việc chọn lựa thức ăn • Khuyến cáo lượng carbohydrate được phân chia trong cả ngày • Khuyến cáo tăng cường hoạt động thể lực Daly A, Power MA. Medical Nutrition Therapy. Diabetes Mellitus and Related Disorders, 2012. MNT và Kiểm Soát ĐH Có thể đạt được thông qua: •Kết xứng giữa thức ăn và insulin •Kết xứng giữa insulin và thức ăn •Cả hai-mỗi thứ một ít • Thiết lập liều insulin và khuyến khích chế độ ăn ổn định. Điều này cho phép bệnh nhân linh động hơn nếu họ biết cách thêm insulin tác dụng rất nhanh nếu tiêu thụ nhiều carbohydrate hơn. Mayer-Davis EJ. 2010 US Dietary Guidelines: Implications for Diabetes Care. Khởi đầu MNT • MNT là bước đầu tiên trong điều trị ĐTĐ, cùng với giảm cân và tăng hoạt động thể lực. • Điều chỉnh lại chế độ ăn cho bệnh nhân có thể cần nhiều lần tái khám. Daly A, Power MA. Medical Nutrition Therapy. Diabetes Mellitus and Related Disorders, 2012. Khởi đầu MNT • Cần phải thiết lập mục tiêu có thể đạt được.Thay đổi thói quen ăn uống không phải là điều dễ dàng. • Lúc đầu, có thể phải tăng tần suất theo dõi ĐH để hướng dẫn thay đổi chế độ ăn, vận động và thuốc men. BG=blood glucose Daly A, Power MA. Medical Nutrition Therapy. Diabetes Mellitus and Related Disorders, 2012. Béo phì và giảm cân • Béo phì làm tăng đề kháng insulin, có thể làm nặng thêm tình trạng rối loạn lipid máu và tăng huyết áp. • Cần can thiệp tích cực, bao gồm chương trình giảm cân và duy trì cân nặng. Daly A, Power MA. Medical Nutrition Therapy. Diabetes Mellitus and Related Disorders, 2012. HTN=hypertension; BMI=body mass index Béo phì và giảm cân • Lượng calorie căn bản cần tùy thuộc vào chiều cao, cân nặng, kiểu vận động, tuổi và BMI. • BMI <25 có thể được kiểm soát với chế độ ăn lành mạnh/tăng vận động. BMI cao hơn có thể cần chế độ ăn ít năng lượng, dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật. Daly A, Power MA. Medical Nutrition Therapy. Diabetes Mellitus and Related Disorders, 2012. BMI = body mass index Béo phì và giảm cân • Đối với người châu Á, liệu pháp giảm cân được khuyến cáo cho những người có: 1. BMI ≥25 kg/m2 2. BMI từ 23 đến 24.9 kg/m2 + ≥2 yếu tố nguy cơ (bệnh đi kèm : bệnh tim mạch, tăng HA, hội chứng chuyển hóa, ) 3. Vòng eo nguy cơ cao (≥90 cm for men, ≥80 cm for women) + ≥2 yếu tố nguy cơ (bệnh đi kèm: bệnh tim mạch, tăng HA, hội chứng chuyển hóa, ) Purnamasari D, et al. JAFES 2011;26(2):117-21. Mục tiêu giảm cân • Giảm đề kháng insulin & cải thiện thông số chuyển hóa1 • Giảm cân vừa phải (1-2kg) có thể mang lại lợi ích lâm sàng: cải thiện đường huyết, huyết áp và lipid máu2 • Nếu thừa cân hoặc béo phì, đặt mục tiêu giảm chậm từ từ, 7% cân nặng so với ban đầu3 1. Purnamasari, D et al. JAFES 2011;26(2):117-21. 2. ADA. Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(suppl 1):S14. 3. VADE 2104. Mục tiêu giảm cân • Sau khi đạt mục tiêu ban đầu, cần áp dụng chương trình duy trì cân nặng • Bao gồm thay đổi lối sống và kiểm soát hành vi (là một phần của chương trình quản lý cân nặng) • Thay đổi lối sống = can thiệp chế độ ăn + tăng hoạt động thể lực Purnamasari D, et al. JAFES 2011;26(2):117-21. Chương trình quản lý cân nặng • Chương trình giảm cân nên đạt mức giảm 500- 1000 kcal trong khẩu phần ăn hàng ngày • Tổng năng lượng thu thập mỗi ngày = 1000-1200 kcal (nữ) = 1200-1600 kcal (nam) • Ăn kiêng + tập thể lực = giảm cân nhiều hơn Purnamasari D, et al. JAFES 2011;26(2):117-21. Khuyến cáo hoạt động thể lực • Vận động thể lực trung bình – nặng ít nhất 150 phút/tuần (50-70% nhịp tim tối đa) trải đều ít nhất 3 ngày/tuần, giữa hai lần tập cách nhau không quá 2 ngày. • Nếu không có chống chỉ định, người lớn bị ĐTĐ típ 2 nên tập loại thể thao có kháng lực ít nhất 2 lần/tuần ADA Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(suppl 1):S14. Tăng cân: đánh giá Khi khám một bệnh nhân thừa cân/béo phì, bác sĩ cần: •Thu thập thông tin cơ bản về các yếu tố nguy cơ và biến chứng cơ quan •Khảo sát xem bệnh nhân xoay sở với cân nặng của ông ta/bà ta như thế nào; các nỗ lực giảm cân trước đây •Đánh giá các vấn đề tâm lý xã hội liên quan đến sự sẵn sàng thay đổi của bệnh nhân •Đánh giá các yếu tố nguy cơ bị béo phì hay thừa cân Purnamasari D, et al. JAFES 2011;26(2):117-21. 10 bước để điều trị béo phì hay thừa cân trong chăm sóc sức khỏe ban đầu 1. Đo cân nặng và chiều cao. 2. Đo vòng eo. 3. Đánh giá bệnh đi kèm. 4. Liệu bệnh nhân của quý vị có cần điều trị không? 5. Liệu bệnh nhân có sẵn sàng và có động lực để giảm cân? 6. Quý vị định khuyến cáo chế độ ăn nào? 7. Thảo luận một mục tiêu hoạt động thể lực. 8. Xem nhật ký vận động và ăn uống hàng tuần. 9. Phát cho bệnh nhân những thông tin về chế độ ăn và kê đơn vận động thể lực. 10. Nhập thông tin bệnh nhân và mục tiêu mà quý vị đã đồng ý vào hồ sơ theo dõi cân nặng và mục tiêu. Purnamasari D, et al. JAFES 2011;26(2):117-21. Các yếu tố liên quan đến tăng cân Các yếu tố: •Tuổi •Tiền sử tăng cân •Vài loại thuốc (thuốc hạ ĐH, thuốc ngừa thai, và chống loạn thần) •Ngưng hút thuốc lá •Mãn kinh •Thai kỳ •Các chế độ ăn uống •Mức độ tập vận động Purnamasari D, et al. Jaffes 2011 (26) 2:117-21. Thuốc ĐTĐ và tăng cân Thuốc hạ ĐH: •Trong nghiên cứu UKPDS (n = 3867 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 mới được chẩn đoán), tăng cân trong nhóm điều trị tích cực nhiều hơn đáng kể so với nhóm điều trị truyền thống; trung vị thời gian theo dõi = 10 năm. •Insulin: tăng cân nhiều nhất (4.0 kg) •Chlorpropamide: (2.6 kg) •Glibenclamide: (1.7 kg) UK Prospective Diabetes Study (UKPDS) Group. Lancet 1998;352:837-853. Khuyến cáo dinh dưỡng cho bệnh nhân ĐTĐ típ 2 • Theo dõi lượng carbohydrate tiêu thụ (bằng cách đếm carbohydrate hoặc ước lượng) vẫn là chiến lược chủ chốt trong việc đạt mục tiêu kiểm soát ĐH. • Khuyên bệnh nhân ăn carbohydrate từ rau, trái cây, ngũ cốc nguyên vỏ, đồ legume, và sản phẩm từ sữa tốt hơn so với các nguồn carbohydrate khác (ví dụ các loại thực phẩm chứa mỡ và đường). • Thực phẩm có chỉ số ĐH thấp có thể cải thiện mức ĐH một chút. • Tránh đường cát – thức uống ngọt ADA. Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(suppl 1):S14. Khuyến cáo dinh dưỡng cho bệnh nhân ĐTĐ típ 2 • Chọn loại carbohydrate có nhiều chất xơ: tối thiểu 130 gram/ngày, tối đa không quá 60% tổng năng lượng • Protein: 1 g/kg cân nặng/ngày • Cá: ít nhất 3 lần/tuần (lượng mỡ không bão hòa cao) • Lipid: chọn loại mỡ không bão hòa • Lượng alcohol tối đa cho phép: 1 lon bia/ngày, 150- 200 mL rượu vang đỏ/ngày VADE 2014. THÁP THỨC ĂN Mô hình đĩa thức ăn Hữu ích khi được sử dụng làm công cụ hướng dẫn giai đoạn đầu cho những người: •Mới được chẩn đoán •Muốn có một kế hoạch đơn giản hoặc cảm thấy khó áp dụng các kế hoạch chi tiết khác •Khó đọc hoặc không quen với các con số •Học tốt hơn nếu sử dụng hình ảnh •Ăn ở ngoài thường xuyên •Muốn giảm số lượng carbohydrate mà họ tiêu thụ MÔ HÌNH ĐĨA THỨC ĂN Chuyển đổi thức ăn • Loại thức ăn tương tự nhau được xếp vào nhóm có thể chuyển đổi qua lại • Trong các nhóm đó, một loại thức ăn có cùng cân nặng/đo lường/kích thước sẽ có cùng giá trị carbohydrate hoặc kcal với loại khác và có thể thay đổi cho nhau • Ví dụ: ¾ chén cơm có thể chuyển đổi với 2 lát bánh mì • Thực phẩm từ các nhóm khác nhau không được thay đổi cho nhau Chuyển đổi nguồn carbohydrate • 1 suất chuyển đổi: 175 calorie, 4 g protein, 40 g CHO Đếm Carbohydrate • Chỉ đánh giá CHO, không phải protein hoặc mỡ • Mục tiêu: carbohydrate phù hợp với lượng thức ăn và mức ĐH • Ưu điểm: chọn lựa thức ăn linh hoạt • Hữu ích với tất cả típ ĐTĐ • Đếm carbohydrate được chia thành cấp độ 1, 2 và 3. Bảng chuyển đổi thực phẩm Nhóm gạo, tinh bột, khoai củ chứa 45g bột đường Thực phẩm Trọng lượng (g) Năng lượng(kcal) Protein (g) Lipid (g) Xơ (g) Mô tả tương đương Gạo nếp cái 60 208 5.2 0.9 0.4 90 gạo nếp Bắp 110 223 4.7 2.6 1.4 1 trái Bánh mì 90 213 6.8 0.7 0.2 1 ổ vừa Bánh phở 140 198 4.5 0.0 0.0 1 chén Nhóm trái cây chứa 15g bột đường Thực phẩm Trọng lượng (g) Năng lượng(kcal) Protein (g) Lipid (g) Xơ (g) Mô tả tương đương Cam 178 60 1.6 0.0 2.5 1 trái Chuối già 70 60 1.0 0.1 0.5 1 trái dài 13 cm Thanh long 170 70 2.2 0.5 3.1 ½ trái lớn Táo 130 60 0.7 0.0 0.8 ½ trái Xoài chín 90 70 0.6 0.3 0.0 1 má xoài Chuyển đổi Carbohydrate (CHO) • Kiểu bệnh của đái tháo đường và biến chứng của nó là đặc biệt và cần một chiến lược quản lý đặc trưng. • Bệnh nhân phải tham gia vào các hoạt động khỏe mạnh liên quan với chế độ ăn và vận động thể lực. • Kế hoạch quản lý đái tháo đường của bệnh nhân sẽ được điều chỉnh theo văn hóa, giá trị và tín ngưỡng của họ. MNT hiệu quả như thế nào? Khi được áp dụng phù hợp, MNT sẽ giúp: •Bình thường hóa ĐH •Ổn định bilan lipid để giảm nguy cơ tim mạch •Giữ huyết áp trong khoảng lý tưởng •Cải thiện chất lượng cuộc sống Daly A, Power MA. Medical Nutrition Therapy. Diabetes Mellitus and Related Disorders, 2012. Ai nên tư vấn chế độ dinh dưỡng? • Chuyên viên dinh dưỡng đã được chứng nhận hoặc giáo dục viên ĐTĐ là những đối tượng lý tưởng có thể tư vấn chế độ dinh dưỡng – nhưng tất cả thành viên của nhóm chăm sóc sức khỏe đều phải có kiến thức hoặc biết làm thế nào để áp dụng MNT • Chuyên viên dinh dưỡng – ngoài khuyến cáo ban đầu – có thể tiếp tục tư vấn những lần tiếp theo • Nhãn thực phẩm, mua sắm, thay đổi công thức nấu ăn, ăn ở ngoài, dùng nhật ký ăn uống cùng với bảng theo dõi ĐH Daly A, Power MA. Medical Nutrition Therapy. Diabetes Mellitus and Related Disorders, 2012. Tóm tắt • ĐTĐ típ 2 là một bệnh tiến triển và MNT nên là một phần liên tục của chương trình chăm sóc bệnh ĐTĐ • MNT và giảm cân (khi phù hợp) giúp cải thiện đề kháng insulin, thông số về chuyển hóa, huyết áp và đường huyết. Tóm tắt • Cần tư vấn/giáo dục liệu pháp dinh dưỡng thường xuyên. • Cần phải thiết lập mục tiêu và kế hoạch để tăng cường sự tuân trị. • Các chiến lược dinh dưỡng nên tính đến các yếu tố văn hóa. Cảm ơn sự chú ý của quý bác sĩ Bác sĩ vui lòng nhận xét vào phiếu góp ý đánh giá nội dung lớp học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvn_may_001_deck_3_medical_nutrition_therapy_v1_2p_877.pdf
Tài liệu liên quan