Luận án Thiết kế cung cấp điện cho nhà máy sản xuất dầu ăn nakydaco

Ngày nay, kỹ thuật chiếu sáng đóng góp các ứng dụng to lớn như trong y học, kỹ thuật

điện tử, tự động , kỹ thuật truyền thanh , nông nghiệp Cùng với sự phát triển của các khu đô

thị, khu công nghiệp, công trình vănhoá việc chiếu sáng các công trình trở thành mối quan

tâm hàng đầu của các nhà kỹ thuật và mỹ thuật.

Người ta đã chứng minh rằng nếu dùng hệ thống chiếu sáng đúng thì sẽ nâng cao năng

suất lao động lên tới 5 – 6% và còn cao hơn nữa ở những nơi sản xuất công nghiệp đòi hỏi sự

hoạt động nhiều của mắt , giúp cải tiến và hoàn thiện chất lượng sảnphẩm, giảm phế phẩm.

Ngoài ra, chiếu sáng tốt còn làm giảm tần số xuất hiện tai nạn lao động và tạođiều kiện

tốt cho việc đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh và sức khoẻ chung. Tôn trọng các yêu cầu về ánh

sáng sẽ làmgiảm sự mệtmỏi của mắt, duy trì thị lực tốt cho người lao động .

pdf44 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận án Thiết kế cung cấp điện cho nhà máy sản xuất dầu ăn nakydaco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐH DL KỸ THUẬT- CÔNG NGHỆ TPHCM THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN PHẦN II:CHIẾU SÁNG SV:NGUYỄN QUANG NHỰT GVHD: PHAN KẾ PHÚC 10 PHẦN II: THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CHIẾU SÁNG ∗∗∗∗∗∗∗ I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHIẾU SÁNG: Ngày nay, kỹ thuật chiếu sáng đóng góp các ứng dụng to lớn như trong y học, kỹ thuật điện tử, tự động , kỹ thuật truyền thanh , nông nghiệp … Cùng với sự phát triển của các khu đô thị, khu công nghiệp, công trình văn hoá… việc chiếu sáng các công trình trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà kỹ thuật và mỹ thuật. Người ta đã chứng minh rằng nếu dùng hệ thống chiếu sáng đúng thì sẽ nâng cao năng suất lao động lên tới 5 – 6% và còn cao hơn nữa ở những nơi sản xuất công nghiệp đòi hỏi sự hoạt động nhiều của mắt , giúp cải tiến và hoàn thiện chất lượng sản phẩm, giảm phế phẩm. Ngoài ra, chiếu sáng tốt còn làm giảm tần số xuất hiện tai nạn lao động và tạo điều kiện tốt cho việc đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh và sức khoẻ chung. Tôn trọng các yêu cầu về ánh sáng sẽ làm giảm sự mệt mỏi của mắt, duy trì thị lực tốt cho người lao động . II. CÁC YÊU CẦU CHUNG CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG: 1. Các điều kiện chiếu sáng tốt: Bất cứ dạng hoạt động nào được tiến hành dưới ánh sáng tự nhiên ban ngày thì cũng có thể được tiến hành dưới ánh sáng nhân tạo với hiệu suất thoả mãn mà không làm ảnh hưởng đến thị lực . Khi trang bị ánh sáng, cần chú ý đến những yêu cầu sau đây: - Đảm bảo về độ rọi (tức là bề mặt làm việc và môi trường nhìn thấy) phải thoả mãn về độ chói để cho mắt có thể phân biệt và nhận biết các chi tiết một cách dễ dàng, nhanh chóng và tin cậy. - Quang thông :xác định sự che tối và tỷ lệ của độ chói (hay độ tương phản),cần định hướng sao cho mắt người thu nhận được hình ảnh rõ ràng của mục tiêu về hình dáng và thể tích.. - Aùnh sáng cần phải được thoả mãn sự đồng đều, tức là quan hệ giữa độ rọi cực tiểu và cực đại trên bề mặt không được vượt quá một giá trị nhất định. - Màu của ánh sáng phải thích hợp với dạng lao động được tiến hành. ĐH DL KỸ THUẬT- CÔNG NGHỆ TPHCM THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN PHẦN II:CHIẾU SÁNG SV:NGUYỄN QUANG NHỰT GVHD: PHAN KẾ PHÚC 11 - Việc bố trí các đèn và độ chói của đèn phải chọn sao cho mắt người không bị mệt mỏi quá sớm do sự chiếu sáng trực tiếp hay do ánh sáng phản xạ. - Trong một số trường hợp nhất định, cần phải có những đèn an toàn, bố trí sao cho trong trường hợp ánh sáng chính bị mất đột ngột thì hệ thống đèn an toàn phải có khả năng tạo điều kiện cho tất cả mọi người có thể tìm thấy lối thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm. 2. Các hệ thống chiếu sáng thường gặp: Để tạo nên các độ rọi theo yêu cầu ở những nơi làm việc, người ta có thể dùng các hình thức chiếu sáng như : chiếu sáng chung, chiếu sáng cục bộ, chiếu sáng hỗn hợp .. a) Chiếu sáng chung: Việc chiếu sáng đảm bảo độ rọi đồng đều trên bề mặt làm việc và toàn bộ phòng làm việc. Đặc biệt ở những phòng trong đó có chiếu sáng cục bộ thì chiếu sáng chung có mục đích là đảm bảo duy trì trong giới hạn đủ thoả mãn để nhìn thấy . Chiếu sáng chung được dùng trong các phân xưởng có diện tích làm việc rộng, có yêu cầu về độ rọi đều nhau tại mọi điểm trên bề mặt làm việc. Chiếu sáng chung còn sử dụng phổ biến ở các nơi mà quá trình công nghệ không đòi hỏi mắt phải làm việc căng thẳng như ở xưởng mộc, xưởng rèn, hành lang … Trong chiếu sáng chung, các đèn thường được phân bố theo hai cách là: phân bố đều và phân bố chọn lọc. Trong đó, phân bố đều là các bộ đèn được bố trí theo một qui luật nhất định (hình chữ nhật, hình vuông …) để đạt được yêu cầu về độ rọi trên toàn bộ diện tích làm việc. b) Chiếu sáng cục bộ: Ở những vị trí có yêu cầu sự quan sát tỉ mỉ, chính xác thì cần có độ rọi cao mới làm việc hiệu quả. Muốn vậy, phải dùng hình thức chiếu sáng cục bộ, tức là đặt đèn ở những nơi cần quan sát. Chiếu sáng cục bộ thường được dùng để chiếu sáng các chi tiết gia công trên các máy công cụ, chiếu sáng ở các bộ phận kiểm tra. Tại đây, chiếu sáng chung sẽ không đủ độ rọi cần thiết nên phải dùng thêm chiếu sáng cục bộ. ĐH DL KỸ THUẬT- CÔNG NGHỆ TPHCM THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN PHẦN II:CHIẾU SÁNG SV:NGUYỄN QUANG NHỰT GVHD: PHAN KẾ PHÚC 12 c) Chiếu sáng hỗn hợp: Đó là sử dụng kết hợp đồng thời chiếu sáng chung và chiếu sáng cục bộ nhằm khắc phục sự phân bố không đều của huy độ trong tầm nhìn và thiết bị, tạo một độ rọi cần thiết tại các lối đi trong phòng. Khi trong nhà có chiếu sáng tự nhiên, để khắc phục sự sai biệt về huy độ, chiếu sáng chung trong hệ chiếu sáng tổng hợp cần phải lập trên bề mặt phẳng làm việc bằng 10% giá trị độ rọi của chiếu sáng hỗn hợp. Ngoài ra, các mức đó không thấp hơn 150 lux đối với đèn phóng điện và không thấp hơn 50 lux đối với đèn nung sáng. Hình thức chiếu sáng này được dùng ở nơi làm việc cần có sự phân biệt về màu sắc, độ lồi lõm … như các cơ sở sản xuất cơ khí, gia công nguội. Lựa chọn giữa hình thức chiếu sáng chung và chiếu sáng hỗn hợp là bài toán khó, kết quả của nó phải dựa vào hàng loạt các yếu tố như : tâm sinh lí người lao động, điều kiện kinh tế, cấu trúc và ngành nghề lao động … Chi phí ban đầu của chiếu sáng hỗn hợp nhiều hơn so với chiếu sáng chung, nhưng công suất của hệ chiếu sáng hỗn hợp nhỏ hơn công suất sử dụng của hệ chiếu sáng chung, nhất là khi độ rọi lớn. Chiếu sáng hỗn hợp có ưu diểm hơn trong việc sử dụng, bảo dưỡng, vận hành (bật- tắt), ngược lại có khuyết điểm là phân bố huy độ không đều. Hai hình thức chiếu sáng này đều những có ưu và khuyết điểm riêng của chúng, nên việc lựa chọn sử dụng còn tuỳ thuộc vào chức năng, cấu trúc và ngành nghề của nơi được thiết kế chiếu sáng. 3. Các yêu cầu chung cho thiết kế chiếu sáng: Thiết kế chiếu sáng phải đáp ứng các yêu cầu cần thiết về độ rọi và xem xét đến hiệu quả của chiếu sáng đối với hoạt động thị giác. Ngoài ra, còn phải quan tâm đến màu sắc ánh sáng, cách bố trí chiếu sáng, để vừa đảm bảo tính kỹ thuật, kinh tế và vừa phải đảm bảo tính mỹ quan của công trình . Do đó, khi thiết kế chiếu sáng phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Không gây loá mắt : vì với cường độ ánh sáng mạnh mẽ sẽ làm cho mắt có cảm giác loá, thần kinh bị căng thẳng, thị giác mất chính xác. - Mức độ phản xạ vừa phải, không gây loá mắt: do ở một số đối tượng hay một số bề mặt làm việc có khả năng phản xạ rất cao. - Không có bóng tối: ở các nơi sản xuất, các phân xưởng sản xuất không được có bóng tối mà phải chiếu sáng đồng đều. ĐH DL KỸ THUẬT- CÔNG NGHỆ TPHCM THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN PHẦN II:CHIẾU SÁNG SV:NGUYỄN QUANG NHỰT GVHD: PHAN KẾ PHÚC 13 - Độ rọi phải đồng đều: tránh gây mỏi mắt ở người lao động do phải điều tiết để thích nghi với sự thay đổi độ rọi ở những vị trí khác nhau. - Phải tạo ra ánh sáng tương tự, hoặc gần với ánh sáng ban ngày để thị giác đánh giá được chính xác. III. CÁC LOẠI CHIẾU SÁNG: Tùy theo nơi được chiếu sáng, chức năng của chiếu sáng mà người ta phân làm nhiều loại chiếu sáng khác nhau. 1. Chiếu sáng làm việc: Chiếu sáng phải đảm bảo sự làm việc và hoạt động bình thường của người, vật và phương tiện di chuyển ,khi không có hoặc thiếu ánh sáng tự nhiên ở những nơi như : nhà ở, văn phòng làm việc, phân xưởng sản xuất … 2. Chiếu sáng sự cố: Khi chiếu sáng làm việc bị hư hỏng cho phép vẫn tiếp tục hoạt động, làm việc trong một thời gian hoặc an toàn cho người ra khỏi nơi làm việc. Chiếu sáng sự cố phải tạo ra trên bề mặt làm việc một độ rọi ít nhất là 5% giá trị độ rọi của chiếu sáng làm việc (trong các toà nhà:E = 2 ÷ 30 lux, ngoài trời: E = 1 ÷ 5 lux). Chiếu sáng sự cố phải dùng loại đèn có thể bật sáng ngay và có thể được bố trí chung với chiếu sáng làm việc hoặc bố trí riêng một cách đặc biệt. Chiếu sáng sự cố hoạt động ngay sau khi chiếu sáng làm việc bị ngưng nên nguồn điện cung cấp cho chiếu sáng sự cố phải được đảm bảo thường xuyên, thường phải độc lập với lưới chung, chẳng hạn như dùng bình ắc qui. 3. Chiếu sáng bảo vệ và kiểm soát: Để thực hiện công việc bảo vệ và kiểm soát được tốt về ban đêm hay lúc trời tối, người ta thường thiết kế hai hệ thống chiếu sáng: - Chiếu sáng để bảo vệ các bờ rào của các công trường hoặc xí nghiệp. - Chiếu sáng toàn bộ bề mặt hay một số phần diện tích của công trường hoặc xí nghiệp. Trong chiếu sáng bảo vệ và kiểm soát, người ta thường dùng đèn chiếu hoặc đèn treo. ĐH DL KỸ THUẬT- CÔNG NGHỆ TPHCM THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN PHẦN II:CHIẾU SÁNG SV:NGUYỄN QUANG NHỰT GVHD: PHAN KẾ PHÚC 14 4. Chiếu sáng dành cho sửa chữa: Trang bị ở những vị trí bên trong hoặc bên ngoài của nơi làm việc để có thể tiến hành sửa chữa. Ở đây, cần kèm theo một số đèn di động. Chiếu sáng này cần phải làm việc theo yêu cầu cả trong thời gian ngắt điện. Ngoài ra, còn nhiều dạng chiếu sáng khác được sử dụng ở các nhà máy, xí nghiệp tuỳ thuộc vào những chức năng, nhiệm vụ của nhà máy, xí nghiệp đó và còn phụ thuộc vào mức độ quan trọng cần thiết của công trình được chiếu sáng. IV. CÁC LOẠI NGUỒN SÁNG VÀ THIẾT BỊ CHIẾU SÁNG: 1. Các loại nguồn sáng thông dụng: Hiện nay, có rất nhiều loại nguồn sáng. Nhà ở , công trình công cộng , văn phòng làm việc hay các cơ sở sản xuất của nhà máy , xí nghiệp đều dùng đèn nung sáng , đèn huỳnh quang hay đèn thuỷ ngân cao áp để chiếu sáng.Các nguồn sáng khác được dùng cho các yêu cầu đặc biệt khác nhau. Vì nguồn sáng rất đa dạng nên khi thiết kế chiếu sáng phải lựa chọn nguồn sáng phù hợp với yêu cầu sử dụng và chức năng của công trình . Do đó việc hiểu biết , phân tích các chức năng của mỗi nguồn sáng cũng như các điều kiện của môi trường chiếu sáng đối với vấn đề thiết kế chiếu sáng là thật sự cần thiết . Các tính năng của mỗi nguồn sáng mà người thiết kế phải lưu ý là : công suất điện, tính chất, kích thước, hình dáng, màu sắc, giá tiền … a) Đèn nung sáng: Đèn nung sáng hoạt động theo nguyên lý: dòng điện chạy qua dây tóc được nung nóng đến phát sáng . Đèn nung sáng được phát minh và sử dụng từ rất lâu . Tuy nhiên, ngày nay đèn nung sáng đang dần dần được thay thế bằng đèn phóng điện nhưng nó vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong chiếu sáng do những ưu điểm của nó : Ưu điểm : - Nhiều công suất, kích thước ứng với nhiều cấp điện áp khác nhau : 9V,12V,36V, 127V, 220V… - Không đòi hỏi thiết bị phụ. - Không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài . - Quang thông giảm không đáng kể khi bóng đèn làm việc gần hết tuổi thọ (15÷20%). - Tạo ra màu sắc ấm áp. - Giá thành rẻ. ĐH DL KỸ THUẬT- CÔNG NGHỆ TPHCM THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN PHẦN II:CHIẾU SÁNG SV:NGUYỄN QUANG NHỰT GVHD: PHAN KẾ PHÚC 15 Nhược điểm: - Quang hiệu thấp H< 20 lm/W, tuổi thọ không cao τ< 2000 giờ. - Tiêu thụ năng lượng nhiều khi E cao. - Phổ màu vàng đỏ. - Tính năng đèn thay đổi đáng kể theo sự biến thiên của điện áp nguồn. b) Đèn huỳnh quang: Đèn huỳnh quang là đèn phóng điện trong hơi thuỷ ngân áp suất thấp. Nhờ lớp bột huỳnh quang ở bên trong thành bóng đèn mà biến đổi tia cực tím thành các tia sáng nhìn thấy. Cấu tạo đèn huỳnh quang là một ống thuỷ tinh mờ có các điện cực đốt nóng, bên trong có chứa khí trơ và một lượng thuỷ ngân rất nhỏ. Khi phóng điện ở áp suất thấp 0,001 mmHg, phát xạ chủ yếu của thuỷ ngân nằm ở bước sóng mm, trong khi nhiệt độ thuỷ ngân vẫn nguội khoảng 500. Khí trơ trong đèn thường được nạp 2÷3 mmHg với mục đích tạo điều kiện dễ dàng cho mồi phóng điện và làm chất đệm bảo vệ cho các điện cực. Ưu điểm: -Kinh tế (H = 40÷95 lm/w), tuổi thọ cao τ =7000 giờ. - Dùng để chiếu sáng ở những nơi cần độ sáng cao. - Có nhiều loại màu sắc để lựa chọn (nhiệt độ màu T= 2800 ÷ 65000K). - Độ chói nhỏ (L= 5000 ÷8000cd/m2). - Quang thông ít phụ thuộc khi điện áp lưới giảm. Nhược điểm: - Cần các thiết bị phụ (starter, ballatst). - Có ít loại công suất khác nhau, kích thước lớn và phụ thuộc vào điện áp, công suất (công suất càng cao kích thước bóng đèn càng lớn). - Phụ thuộc vào môi trường (khó làm việc ở những nơi quá nóng hoặc quá lạnh). - Quang thông dao động và suy giảm nhiều (đến 60%) ở cuối tuổi thọ. - Hệ số công suất thấp do tiêu thụ công suất phản kháng trên chấn lưu. - Sử dụng đèn huỳnh quang trên lưới xoay chiều tần số công nghiệp sẽ gây ra hiệu ứng hoạt nghiệm (những vật thể chuyển động tròn với vận tốc cao, có tần số chuyển động đồng bộ hoặc ĐH DL KỸ THUẬT- CÔNG NGHỆ TPHCM THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN PHẦN II:CHIẾU SÁNG SV:NGUYỄN QUANG NHỰT GVHD: PHAN KẾ PHÚC 16 bậc số chẵn so với tần số điện áp lưới sẽ gây ra một ảo giác nguy hiểm: vật thể giống như đứng yên . Điều này có thể gây ra sự không an toàn cho người lao động). - Giá thành cao hơn đèn nung sáng. c) Đèn thủy ngân cao áp: Thuộc loại đèn phóng điện . Trong đèn, ngoài khí trơ (Ne, Argon) còn có hơi thủy ngân. Khi đèn làm việc áp suất hơi thủy ngân đạt tới 2 ÷ 5Atm. Đèn thủy ngân cao áp là nguồn sáng có hiệu suất phát sáng cao (khoảng 55 lm/w) thường dùng trong chiếu sáng đường phố, quãng trường hoặc khu vực sân bãi. Về cấu tạo có hai loại: - Loại có bộ chấn lưu đặt bên ngoài. - Loại có bộ chấn lưu đặt bên trong. * Loại đèn thủy ngân cao áp có bộ chấn lưu đặt bên ngoài cần chú ý những đặc điểm sau : - Khi bón g đèn bắt đầu cháy sáng , dòng điện qua bóng đèn tương đối lớn. - Độ chênh lệch điện áp của lưới cho bóng đèn không nên vượt quá giới hạn ±15V, vì như vậy bóng đèn sẽ bị tắt đột ngột. - Sau khi tắt đèn, đèn chỉ có thể bật sáng trở lại sau khoảng 5 ÷ 10 phút (thời gian để áp suất bên trong giảm xuống). - Tuổi thọ trung bình từ 5000 ÷ 10000 giờ. * Loại Đèn thuỷ ngân cao áp có bộ chấn lưu đặt bên trong: loại đèn này có ưu điểm là hiệu suất phát quang cao, tiết kiệm điện nhưng tuổi thọ thấp hơn so với đèn có bộ chấn lưu đặt bên ngoài (khoảng 5000 giờ). Khi sử dụng cần chú ý một số đặc điểm sau: - Vì có dây tóc hoặc điện trở phụ làm nhiệm vụ của bộ phận chấn lưu, hệ số công suất cao (gần bằng 1). - Ít phụ kiện, đường dây cấp điện đơn giản như bóng đèn nung sáng. - Khi bật công tắc đèn sáng ngay, thời gian chờ bật sáng trở lại ngắn hơn loại có bộ phận chấn lưu ngoài. - Có hiệu suất phát sáng cao, có màu sắc ánh sáng gần giống với ánh sáng mặt trời, dễ thích nghi với điều kiện môi trường có nhiệt độ từ -300 ÷ 600. ĐH DL KỸ THUẬT- CÔNG NGHỆ TPHCM THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN PHẦN II:CHIẾU SÁNG SV:NGUYỄN QUANG NHỰT GVHD: PHAN KẾ PHÚC 17 2. Các loại thiết bị chiếu sáng: Thiết bị chiếu sáng hay còn gọi là bộ đèn: bao gồm nguồn sáng và chóa đèn , dùng để phân bố quang thông theo hướng cho trước, dùng để chiếu sáng, làm tín hiệu sáng. Một trong những vấn đề quan trọng trong thiết kế chiếu sáng là lựa chọn thiết bị chiếu sáng. Thiết bị chiếu sáng được lựa chọn phải thỏa mãn những tính chất kỹ thuật về chiếu sáng, phương thức và phương án kinh tế .Sự lựa chọn không hợp lý sẽ làm tăng điện năng tiêu thụ, chi phí vận hành, giảm tuổi thọ của thiết bị chiếu sáng. a. Nhiệm vụ chính của thiết bị chiếu sáng: - Phân bố quang thông trong không gian. - Bảo vệ nguồn sáng khỏi bụi bẩn và va chạm cơ. - Thay đổi thành phần bức xạ của nguồn. - Tách nguồn sáng khỏi môi trường cháy, nổ, độ ẩm cao. - Giảm huy độ nguồn sáng để bảo vệ mắt người khỏi chói. b. Phân loại thiết bị chiếu sáng: Dựa vào chức năng của thiết bị chiếu sáng, sự phân bố quang thông qua bán cầu trên và bán cầu dưới của thiết bị chiếu sáng và đường phối quang của thiết bị chiếu sáng ,có thể phân chia thiết bị chiếu sáng thành nhiều loại khác nhau : * Dựa vào chức năng: thiết bị chiếu sáng được chia thành các loại sau: + Thiết bị chiếu sáng thuộc loại đèn pha: thiết bị chiếu sáng tập trung quang thông theo hướng cho trước, dùng để chiếu sáng các vật nằm xa (với khoảng cách trăm nghìn lần lớn hơn kích thước thiết bị chiếu sáng). Thường chóa có dạng parabol hoặc parabol trụ. Vật liệu làm chóa thường là kim loại được đánh bóng bề mặt. Nguồn sáng đặt ở tiêu điểm parabol. Các tia sáng phản xạ sẽ song song với trục quang học. Góc phát sáng khoảng 1÷2°. + Thiết bị chiếu sáng thuộc loại đèn chiếu : thiết bị chiếu sáng tập trung quang thông chung quanh điểm nằm trên trục quang học, dùng làm các đèn chiếu, dùng để nung nóng chảy kim loại. Thường chóa có dạng elip. Vật liệu làm chóa là kim loại được đánh bóng bề mặt. Nguồn sáng được đặt ở tiêu điểm thứ nhất của chóa elip, các tia sáng phản xạ sẽ cắt nhau tại tiêu điểm thứ hai. ĐH DL KỸ THUẬT- CÔNG NGHỆ TPHCM THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN PHẦN II:CHIẾU SÁNG SV:NGUYỄN QUANG NHỰT GVHD: PHAN KẾ PHÚC 18 + Thiết bị chiếu sáng thuộc loại đèn chiếu sáng: thiết bị chiếu sáng phân bố quang thông với góc khối lớn (có thể đạt tới 4π) dùng chiếu sáng vật gần khoảng vài lần hơn kích thước mặt sáng thiết bị. Nó khác với loại đầu là chóa có thể làm bằng vật liệu tán xạ ánh sáng. * Dựa vào sự phân bố quang thông qua bán cầu trên và bán cầu dưới của thiết bị chiếu sáng được chia thành các loại sau: - Chiếu sáng trực tiếp : Φd/Φtb > 90% - Chiếu sáng bán trực tiếp : 60% < Φd/Φtb ≤ 90% - Chiếu sáng trên dưới đều nhau - chiếu sáng hỗn hợp: 40% < Φd/Φtb ≤ 60% - Chiếu sáng bán trực tiếp: 10% < Φd/Φtb ≤ 40% - Chiếu sáng gián tiếp: Φd/Φtb ≤ 10% * Dựa vào đường phối quang: tức là tỉ số giá trị cường độ ánh sáng lớn nhất so với giá trị trung bình cộng tại mặt phẳng đang xét: - Loại đèn có sự phân bố ánh sáng theo chiều sâu (tụ hẹp): cường độ ánh sáng của đèn đạt trị số cực đại trong giới hạn góc 0°÷ 40°, trong phạm vi góc từ 50°÷ 90° Ỵ trị số cường độ ánh sáng rất nhỏ. - Loại đèn có sự phân bố ánh sáng theo dạng cosin : cường độ ánh sáng của thiết bị chiếu sáng phân bố theo dạng đường kinh tuyến . - Loại đèn có sự phân bố ánh sáng đồng đều : cường độ ánh sáng phân bố đều theo mọi phương. - Loại đèn có sự phân bố ánh sáng theo ánh sáng rộng : cường độ ánh sáng đạt giá trị lớn nhất trong giới hạn góc tư ø50°÷ 90°, trong phạm vi góc từ ø0°÷ 40° Ỵ trị số cường độ ánh sáng rất nhỏ. ĐH DL KỸ THUẬT- CÔNG NGHỆ TPHCM THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN PHẦN II:CHIẾU SÁNG SV:NGUYỄN QUANG NHỰT GVHD: PHAN KẾ PHÚC 19 Chương 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG ∗∗∗∗∗∗∗ Thiết kế và tính toán chiếu sáng có rất nhiều phương pháp, một số phương pháp thường hay sử dụng là: phương pháp hệ số sử dụng, phương pháp công suất riêng, phương pháp điểm, phương pháp chiếu sáng chung (cataloge của hãng TRILUX). I. PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ SỬ DỤNG: 1. Ý nghĩa của phương pháp hệ số sử dụng: Phương pháp hệ số sử dụng dùng để xác định quang thông của các đèn trong chiếu sáng chung đều theo yêu cầu độ rọi cho trước trên mặt phẳng nằm ngang, có tính đến sự phản xạ ánh sáng của trần, tường và sàn . Phương pháp này cũng có thể được dùng để kiểm tra độ rọi khi biết được quan thông của các đèn . Không dùng phương pháp hệ số sử dụng để chiếu sáng cục bộ, chiếu sáng bên ngoài hay chiếu sáng các mặt phẳng nghiêng. 2. Các công thức tính toáùn: Vấn đề chủ yếu là xác định quang thông đèn theo các thông số kỹ thuật đã chọn .Trên cơ sở đó chọn công suất bóng đèn ,số lượng đèn cần thiết cho chiếu sáng .Mối quan hệ giữa quang thông và các thông số kỹ thuật cho bởi: ttđΦ = η Δ Φ ..Kn E..k.SE đ pmin (II.2.1) 9 Emin: độ rọi nhỏ nhất cho trước (tra bảng cho từng loại phòng). 9 k : hệ số dự trữ. 9 Sp : diện tích mặt được chiếu sáng. 9 ΔE = Etb/Emin 9 nđ : số lượng đèn. 9 Kφ : hệ số sử dụng quang thông (%). 9 η: hiệu suất đèn. Khi tính toán, thường chọn trước độ rọi Emin, số lượng đèn theo cách bố trí có lợi nhất về mặt sử dụng ánh sáng và kiểu đèn. ĐH DL KỸ THUẬT- CÔNG NGHỆ TPHCM THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN PHẦN II:CHIẾU SÁNG SV:NGUYỄN QUANG NHỰT GVHD: PHAN KẾ PHÚC 20 Nếu dùng đèn nung sáng, sau khi tính toán ta được kết quả ttđΦ , tra bảng để chọn đèn có quang thông phù hợp. Nếu dùng đèn huỳnh quang mắc thành dãy thì vẫn tính toán tương tự như đối với đèn nung sáng nhưng thay nđ bằng số dãy đèn ndđ. Kết quả khi đó là quang thông của các dãy đèn ttdđΦ . Sau đó, tính số lượng đèn một dãy n’đ bằng cách ước tính quang thông tiêu chuẩn của mỗi đèn có ý nghĩa lựa chọn tra theo bảng. Coi quang thông này là quang thông tính toán ttđΦ , ta có: n’đ = ttđ ttdđ Φ Φ (II.2.2) Sau khi tính toán, trị số n’đ có thể chưa phù hợp với cách bố trí đèn, do đó cần lựa chọn lại n’đ (sai số chút ít so với kết quả tính toán) sao cho phù hợp. Tiếp đó, xác định ttđΦ theo công thức (II.2.1) để có cơ sở tra lại bảng và chọn được loại đèn đạt yêu cầu. Nếu loại đèn được chọn nằm trong phạm vi sai số từ –10% ÷ 20% thì việc lựa chọn được xem là đạt yêu cầu. 3. Xác định các hệ số tính toán: a). Hệ số sử dụng quang thông KΦ: phụ thuộc vào đặc tính của kiểu đèn, kích thước phòng, bề mặt của tường, trần và sàn . Đầu tiên cần xác định chỉ số phòng: i = )b+a(h S tt p (II.2.3) 9 Sp : diện tích phòng (m2). 9 a,b : chiều dài và chiều rộng của phòng (m). 9 htt : chiều cao tính toán của phòng (m). htt = H – h’ – hlv 9 H : chiều cao của phòng (m). 9 h’ : chiều cao từ đèn đến trần (m). 9 hlv : chiều cao từ sàn đến mặt phẳng làm việc (m). Nếu phòng có chiều dài không hạn chế thì: i = tth b (II.2.4) ĐH DL KỸ THUẬT- CÔNG NGHỆ TPHCM THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN PHẦN II:CHIẾU SÁNG SV:NGUYỄN QUANG NHỰT GVHD: PHAN KẾ PHÚC 21 Trong trường hợp đèn chiếu sáng được đặt trong gờ máng, còn phụ thuộc thêm diện tích trần, sàn, tường chỉ tính phần nền trên gờ máng. Sự ảnh hưởng của tường, sàn, trần đối với hệ số sử dụng thể hiện qua các hệ số phản xạ của tường St và trần Str. Có được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCS.PDF
  • pdfBIA.PDF
  • pdfChon Day Dan.pdf
  • pdfChong Set.pdf
  • pdfchuyen de.pdf
  • pdfDay Chinh.pdf
  • pdfloi noi dau.pdf
  • pdfMat Bang.pdf
  • pdfNgan Mach.pdf
  • pdfPhan Xuong Bao Bi.pdf
  • pdfPhan Xuong So Che.pdf
  • pdfPhan Xuong Tinh Luyen.pdf
  • pdfSCHEMATIC1 _ PAGE2.pdf
  • pdfSo Do Nguyen Ly Cung Cap Dien.pdf
  • pdfSut Ap.pdf
  • pdftong quan.pdf
  • pdfTTPT.PDF