Luận văn Bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay

Cán bộ và công tác cán bộ luôn là vấn đề quan trọng quyết định đến sự thành bại của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" [38, tr.269], "Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém " [38, tr.240]. Cán bộ và công tác cán bộ càng có ý nghĩa quan trọng hơn khi đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Nghị quyết hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương (khoá VIII) về chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới tiếp tục khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [14, tr.66].

Để sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc đi đến thắng lợi, đòi hỏi phải huy động được sức lực, trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân; trong đó vấn đề có tính quyết định là phải xây dựng được ĐNCB có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực gánh vác nhiệm vụ được giao. Muốn vậy cần phải thực hiện đồng bộ, khoa học tất cả các khâu của công tác cán bộ, gồm: Xây dựng tiêu chuẩn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, chính sách, kiểm tra và quản lý cán bộ. Trong đó, BNCB có ý nghĩa quan trọng, quyết định trực tiếp đến hiệu quả, chất lượng của công tác cán bộ và có ý nghĩa kiểm nghiệm các khâu khác trong công tác cán bộ.

Thời gian qua, công tác cán bộ nói chung và BNCB nói riêng ở tỉnh Bắc Giang được các cấp uỷ đảng nhận thức tương đối đầy đủ và đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đạt một số kết quả tích cực, góp phần xây dựng ĐNCB có phẩm chất, năng lực, trình độ, uy tín, cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tuy nhiên, công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử còn bộc lộ một số hạn chế là: Nhận thức về BNCB và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong BNCB có lúc, có nơi chưa sâu; thực hiện quy trình, quy chế, quy định về BNCB chưa thật sự đầy đủ, nghiêm túc, vẫn còn tình trạng bỏ sót; công tác đánh giá cán bộ phục vụ cho BNCB đôi khi còn chủ quan, chưa thật công tâm, tiêu chí đánh giá còn chung chung, thiếu cụ thể; một số trường hợp BNCB lãnh đạo, quản lý còn nặng về cơ cấu, chưa bảo đảm tiêu chuẩn, còn lúng túng, bị động và có biểu hiện cục bộ, hẹp hòi; vẫn còn tình trạng bố trí chưa đúng người, phân công chưa phù hợp với năng lực, sở trường, chuyên môn đào tạo, dẫn đến công việc trì trệ; có trường hợp cán bộ vi phạm kỷ luật, uy tín giảm sút nhưng chưa kịp thời thay thế Hạn chế trên mặc dù không phổ biến, nhưng phần nào có ảnh hưởng đến chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

 

doc121 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: BỔ NHIỆM CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ BẮC GIANG QUẢN LÝ - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6 1.1. Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang và cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý 6 1.2. Quan niệm, mục đích, vai trò, nguyên tắc, điều kiện và quy trình của bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý 27 1.3. Bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý - thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm 43 Chương 2: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU BỔ NHIỆM CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ BẮC GIANG QUẢN LÝ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 65 2.1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn và mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ nâng cao chất lượng bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý 65 2.2. Những giải pháp chủ yếu 75 KẾT LUẬN 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 PHỤ LỤC 111 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCT : Bộ Chính trị BBT : Ban Bí thư BNCB : Bổ nhiệm cán bộ BTV : Ban Thường vụ CBCC : Cán bộ, công chức CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐNCB : Đội ngũ cán bộ HĐND : Hội đồng nhân dân MTTQ : Mặt trận Tổ quốc Nxb : Nhà xuất bản PGS, TS : Phó giáo sư, tiến sĩ UBKT : Uỷ ban Kiểm tra UBND : Uỷ ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cán bộ và công tác cán bộ luôn là vấn đề quan trọng quyết định đến sự thành bại của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" [38, tr.269], "Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém " [38, tr.240]. Cán bộ và công tác cán bộ càng có ý nghĩa quan trọng hơn khi đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Nghị quyết hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương (khoá VIII) về chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới tiếp tục khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [14, tr.66]. Để sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc đi đến thắng lợi, đòi hỏi phải huy động được sức lực, trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân; trong đó vấn đề có tính quyết định là phải xây dựng được ĐNCB có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực gánh vác nhiệm vụ được giao. Muốn vậy cần phải thực hiện đồng bộ, khoa học tất cả các khâu của công tác cán bộ, gồm: Xây dựng tiêu chuẩn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, chính sách, kiểm tra và quản lý cán bộ. Trong đó, BNCB có ý nghĩa quan trọng, quyết định trực tiếp đến hiệu quả, chất lượng của công tác cán bộ và có ý nghĩa kiểm nghiệm các khâu khác trong công tác cán bộ. Thời gian qua, công tác cán bộ nói chung và BNCB nói riêng ở tỉnh Bắc Giang được các cấp uỷ đảng nhận thức tương đối đầy đủ và đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đạt một số kết quả tích cực, góp phần xây dựng ĐNCB có phẩm chất, năng lực, trình độ, uy tín, cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tuy nhiên, công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử còn bộc lộ một số hạn chế là: Nhận thức về BNCB và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong BNCB có lúc, có nơi chưa sâu; thực hiện quy trình, quy chế, quy định về BNCB chưa thật sự đầy đủ, nghiêm túc, vẫn còn tình trạng bỏ sót; công tác đánh giá cán bộ phục vụ cho BNCB đôi khi còn chủ quan, chưa thật công tâm, tiêu chí đánh giá còn chung chung, thiếu cụ thể; một số trường hợp BNCB lãnh đạo, quản lý còn nặng về cơ cấu, chưa bảo đảm tiêu chuẩn, còn lúng túng, bị động và có biểu hiện cục bộ, hẹp hòi; vẫn còn tình trạng bố trí chưa đúng người, phân công chưa phù hợp với năng lực, sở trường, chuyên môn đào tạo, dẫn đến công việc trì trệ; có trường hợp cán bộ vi phạm kỷ luật, uy tín giảm sút nhưng chưa kịp thời thay thế…Hạn chế trên mặc dù không phổ biến, nhưng phần nào có ảnh hưởng đến chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác cán bộ, BNCB trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt BNCB thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý, tác giả mạnh dạn đi sâu tìm hiểu đề tài Bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay, với hy vọng góp phần khắc phục hạn chế, xây dựng ĐNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý trong sạch, vững mạnh, đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về công tác cán bộ và BNCB ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể nêu lên một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài như: - Bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp- PGS, TS. Trương Thị Thông và TS. Lê Kim Việt (đồng chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008. - Đổi mới mạnh mẽ, triển khai đồng bộ công tác tổ chức xây dựng Đảng - Nông Đức Mạnh, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 11, 2007. - Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng ĐNCB trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước - PGS, TS Nguyễn Phú Trọng và PGS, TS Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003. - “Phát huy dân chủ công khai- Một biện pháp quan trọng trong công tác cán bộ”- Cao Ngọc Hải, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7, 2006. - Quán triệt sâu sắc, thực hiện đúng, thống nhất các quy chế, quy định về công tác cán bộ - Hồ Đức Việt, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 10, 2007. - “Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ”- Nguyễn Đức Hạt, Tạp chí cộng sản, số 776, tháng 6-2007. - “Trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cán bộ” - Bùi Đức Lại, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 6, 2007. - “Tư tưởng Hồ Chí Minh về sử dụng cán bộ” - Nguyễn Thế Tư, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 10, 2007. - “Về thí điểm bổ nhiệm, đề bạt cán bộ sau khi cán bộ trình đề án” - Trần Minh Tuấn, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7, 2007. - "Xây dựng ĐNCB chủ chốt các cấp, trước mắt là người đứng đầu”- Chu Văn Rỵ, Tạp chí Cộng sản, số 5, 1997: * Về đề tài khoa học, luận án, luận văn: - "Cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá, luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước"- Đề tài khoa học cấp Nhà nước do PGS, TS Trần Đình Hoan làm chủ nhiệm, 2005. - Luân chuyển cán bộ diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay- Nguyễn Văn Năng, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Hà Nội, 2006. - “Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong BNCB diện BTV Huyện uỷ Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang quản lý giai đoạn hiện nay”, Lê Văn Đủ, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Hà Nội, 2008. - “Xây dựng ĐNCB lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”-Nguyễn Thái Sơn, Luận án tiến sĩ khoa học lịch sử, Hà Nội, 2002. - “Quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý trong giai đoạn hiện nay”- Thân Minh Quế, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Hà Nội 2007. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, bài viết trên đã đi sâu nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau và đề ra nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm xây dựng ĐNCB thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt, một số công trình đã đề cập đến vấn đề xây dựng ĐNCB nói chung, xây dựng ĐNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý nói riêng và đã có những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn. Song đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu có hệ thống dưới góc độ một luận văn khoa học về BNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý, khi mà trong thực tiễn công tác BNCB đang đặt ra nhiều vấn đề rất mới cần được quan tâm xem xét, giải quyết một cách đồng bộ, toàn diện. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng BNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý từ năm 2005 đến nay, luận văn đề xuất mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả BNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của BNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý. - Phân tích những ưu điểm và hạn chế trong BNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý từ năm 2005 đến nay; tìm nguyên nhân ưu điểm, hạn chế của thực trạng và rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn. - Đề xuất mục tiêu, phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng BNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là BNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu BNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý từ năm 2005 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ và BNCB; đặc biệt chú ý các quan điểm của Đảng ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, như: phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, quy nạp và diễn dịch, thống kê, điều tra... 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn góp phần đánh giá đúng thực trạng, bổ sung, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của BNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản, có tính khả thi, góp phần thực hiện tốt việc BNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong BNCB của các cấp uỷ đảng, cơ quan tổ chức cán bộ và trong nghiên cứu, giảng dạy về công tác cán bộ của trường chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 2 chương, 5 tiết. Chương 1 BỔ NHIỆM CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ BẮC GIANG QUẢN LÝ - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. ĐẢNG BỘ TỈNH, BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ BẮC GIANG VÀ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ BẮC GIANG QUẢN LÝ 1.1.1. Khái quát về Đảng bộ tỉnh và BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang 1.1.1.1. Đảng bộ tỉnh Bắc Giang Bắc Giang là tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Diện tích tự nhiên của tỉnh 3.822,6 km2; gồm 09 huyện, 01 thành phố trực thuộc tỉnh, với 230 xã, phường, thị trấn (177 xã miền núi, 33 xã đặc biệt khó khăn). Dân số của tỉnh đến cuối năm 2009 gần 1,6 triệu người với trên 20 dân tộc anh em cùng chung sống; trong đó, dân tộc Kinh chiếm 87,9%, còn lại là các dân tộc: Nùng, Tày, Sán Chí, Sán Dìu, Cao Lan, Dao, Hoa...; có 02 tôn giáo hoạt động hợp pháp là Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Đến cuối năm 2009, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang có 15 đảng bộ trực thuộc (trong đó 10 đảng bộ huyện, thành phố; 05 đảng bộ trực thuộc), với 61.601 đảng viên, 824 tổ chức cơ sở đảng (324 đảng bộ và 500 chi bộ), 3.768 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở. Bộ máy cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể cấp tỉnh gồm: 08 ban, cơ quan của Tỉnh uỷ; MTTQ và 05 đoàn thể nhân dân; 12 hội quần chúng; 29 sở, ban, ngành trực thuộc HĐND, UBND tỉnh; 19 cơ quan ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. Những năm qua, Đảng bộ tỉnh đã luôn quán triệt, kiên định đường lối đổi mới; giữ vững nguyên tắc tổ chức của Đảng; phát huy dân chủ, truyền thống đoàn kết; triển khai lãnh đạo toàn diện các mặt công tác. Trong từng giai đoạn đều đề ra nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm; trong đó luôn xác định rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng văn hoá là nền tảng, mục tiêu và động lực phát triển. Hướng trọng tâm vào lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn; đồng thời, tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH; gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá và giải quyết các vấn đề xã hội; bảo đảm giữ vững ổn định chính trị tại địa phương. Do có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh và sự phấn đấu nỗ lực của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Bắc Giang đã có bước tiến mới trên con đường CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Chỉ tính riêng sau gần 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (2006-2009), trong điều kiện phải chống chọi với bão lũ và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, song tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của tỉnh vẫn ở mức khá, đạt trên 9%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ tăng, tỷ trọng nông - lâm nghiệp giảm; các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ; đời sống nhân dân cơ bản ổn định; quốc phòng - an ninh được giữ vững. Mặc dù vậy, Bắc Giang vẫn là tỉnh nghèo, mức tăng trưởng kinh tế còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; trình độ quản lý, năng lực cạnh tranh, khả năng hội nhập kinh tế còn thấp; cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng chưa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Một số vấn đề về giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội còn có mặt hạn chế, bất cập; đời sống nhân dân nhìn chung còn ở mức thấp (năm 2009 bình quân GDP/người mới đạt khoảng 530 USD). Công tác xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị còn bộc lộ một số hạn chế: Một số cấp uỷ chưa thực hiện tốt việc đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Việc đánh giá tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh ở một số nơi chưa sát thực chất; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng chưa ngang tầm nhiệm vụ, nhất là ở khu vực nông thôn, đường phố, doanh nghiệp. Chỉ đạo, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp có mặt kém hiệu quả. Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở một số nơi còn nặng về hành chính, sự vụ, chưa thật sự gần dân, gắn bó với cơ sở. Công tác an ninh trật tự có mặt hạn chế, tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội vẫn diễn biến phức tạp. Đây chính là những lực cản trên con đường phát triển mà Đảng bộ tỉnh Bắc Giang phải tập trung giải quyết trong thời gian tới. Những khuyết điểm, hạn chế trên có nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan; trong đó có nguyên nhân trực tiếp, có ý nghĩa quan trọng là do năng lực lãnh đạo của Tỉnh uỷ, BTV Tỉnh uỷ và chất lượng, năng lực công tác của ĐNCB, trước hết là ĐNCB lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý. 1.1.1.2. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang- vai trò, chức năng, nhiệm vụ Theo khoản 2, điều 9, chương II, Điều lệ Đảng (khoá X) quy định: “Giữa hai kỳ Đại hội, cơ quan lãnh đạo Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ)” [16, tr.9]. Như vậy, cấp uỷ là tên gọi tắt dùng để chỉ tập thể BCH đảng bộ, chi bộ được đại hội đảng bộ, chi bộ bầu ra, có vai trò là cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng bộ, chi bộ đó giữa hai kỳ đại hội. Đại hội đại biểu, hoặc đại hội đảng viên của đảng bộ, chi bộ thảo luận, biểu quyết nhiều nội dung tại đại hội, trong đó có bầu cử cấp uỷ. Điều 19 Điều lệ Đảng quy định: “Cấp uỷ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là tỉnh uỷ, thành uỷ),…lãnh đạo thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu; nghị quyết, chỉ thị của cấp trên” [16, tr.16]; Điều 20 Điều lệ Đảng ghi: “Hội nghị tỉnh uỷ, thành uỷ, …bầu ban thường vụ, bầu bí thư và phó bí thư trong số uỷ viên thường vụ” và “Ban thường vụ lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của đại hội đại biểu, nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ cùng cấp và cấp trên; quyết định những vấn đề về chủ trương, tổ chức, cán bộ” [16, tr.17]. Như vậy, theo Điều lệ Đảng, BTV cấp uỷ vừa là cơ quan lãnh đạo, vừa có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức triển khai, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị được BCH đảng bộ giao và là cơ quan thường trực để giải quyết các công việc giữa 2 kỳ họp BCH đảng bộ. Tuỳ theo phân cấp quản lý, BTV cấp uỷ thay mặt BCH đảng bộ thực hiện công tác cán bộ của đảng bộ. Căn cứ quy định Điều lệ Đảng (khoá X) và quy định, hướng dẫn của Trung ương, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVI (năm 2005) đã bầu ra BCH Đảng bộ tỉnh gồm 49 uỷ viên. Tại hội nghị lần thứ nhất, BCH Đảng bộ tỉnh đã bầu BTV Tỉnh uỷ gồm 13 uỷ viên; bầu bí thư, 02 phó bí thư Tỉnh uỷ trong số uỷ viên BTV Tỉnh uỷ và đã được BCT Trung ương Đảng chuẩn y kết quả bầu cử. Căn cứ quy định, hướng dẫn của Trung ương, BTV Tỉnh uỷ phân công các uỷ viên BTV như sau: Bí thư, kiêm chủ tịch HĐND tỉnh; 01 phó bí thư thường trực, phụ trách công tác xây dựng đảng, MTTQ, đoàn thể; 01 phó bí thư- Chủ tịch UBND tỉnh; 10 uỷ viên thường vụ phân công đảm nhiệm các chức vụ: phó chủ tịch HĐND tỉnh; phó chủ tịch UBND tỉnh; chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ; trưởng các ban: tổ chức, tuyên giáo, dân vận; giám đốc Công an tỉnh; chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; bí thư Thành uỷ Bắc Giang và bí thư Huyện uỷ Yên Thế. Cơ cấu độ tuổi của BTV Tỉnh uỷ thời điểm Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (năm 2005) như sau: Từ 41 đến 50 tuổi có 04 đồng chí; từ 51-55 tuổi có 08 đồng chí; trên 55 tuổi có 01 đồng chí. Cả 13 đồng chí uỷ viên thường vụ Tỉnh uỷ đều là nam giới. Về trình độ chuyên môn: 13 đồng chí đều có trình độ đại học; trong đó tiến sĩ 01 đồng chí. Về lý luận chính trị: 13 đồng chí đều có trình độ cử nhân, cao cấp. Các đồng chí uỷ viên BTV Tỉnh uỷ đều là những cán bộ lãnh đạo tiêu biểu cho lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng; gương mẫu về đạo đức lối sống; có tín nhiệm cao trong Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh; có tư duy chính trị nhạy bén, thể hiện qua thực tiễn điều hành công việc và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo. Trên cơ sở Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31/10/2006 của BCT về thi hành Điều lệ Đảng (khoá X), các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương; ngày 23/01/2006 BCH Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (khoá XVI) đã ban hành Quy chế làm việc số 01-QC/TU, sau đó sửa đổi, bổ sung quy chế trên và ngày 26/6/2009 ban hành Quy chế làm việc số 06-QC/TU. Tại Điều 3, Quy chế làm việc số 06-QC/TU của BCH Đảng bộ tỉnh quy định: “BTV Tỉnh uỷ là cơ quan thay mặt Tỉnh uỷ lãnh đạo, chỉ đạo các mặt công tác, hoạt động của Đảng bộ tỉnh giữa 2 kỳ hội nghị Tỉnh uỷ” [12, tr.3]. Tại điều 4 Quy chế làm việc số 06-QC/TU quy định trách nhiệm, quyền hạn của BTV Tỉnh uỷ như sau: 1. Cụ thể hoá và có kế hoạch tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và nghị quyết của Tỉnh uỷ. Thay mặt Tỉnh uỷ lãnh đạo, kiểm tra toàn diện các mặt công tác của Đảng, chính quyền và đoàn thể ở địa phương. 2. Thảo luận, quyết định: Chương trình công tác hằng năm của BTV Tỉnh uỷ. Các nhiệm vụ, biện pháp chủ yếu về: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của các huyện, thành phố; quy hoạch ngành; phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế- xã hội quan trọng của tỉnh; hợp tác với nước ngoài; nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; công tác xây dựng đảng và tổ chức, cán bộ; các chương trình, kế hoạch về lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hằng năm trong Đảng bộ tỉnh. 3. Quyết định về công tác tổ chức, cán bộ: - Phân công công tác đối với các đồng chí uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh. - Nhận xét, đánh giá cấp uỷ viên; trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể nhân dân tỉnh; thường trực cấp uỷ huyện. Xác nhận quy hoạch; quyết định tuyển chọn, bố trí, phân công công tác, giới thiệu ứng cử, chỉ định, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, cho thôi việc, nghỉ chế độ một lần, nghỉ hưu trước tuổi, nâng lương trước thời hạn và thực hiện chính sách đối với cán bộ thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý. - Chuẩn bị nhân sự để Tỉnh uỷ xem xét, đề nghị BCT, BBT Trung ương Đảng giới thiệu ứng cử các chức danh: Bí thư Tỉnh uỷ, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; giới thiệu nhân sự bổ sung tỉnh uỷ viên; bầu bổ sung uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, uỷ viên UBKT Tỉnh uỷ. Giới thiệu nhân sự Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh để HĐND tỉnh bầu (sau khi đã có ý kiến của Tỉnh uỷ). - Đề nghị BCT, BBT Trung ương bố trí, phân công công tác; nhận xét, đánh giá; bổ nhiệm, miễn nhiệm; khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với các chức danh cán bộ của tỉnh thuộc quyền quyết định trực tiếp của BCT, BBT Trung ương: Bí thư Tỉnh uỷ, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh. - Hiệp y về đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng... đối với cán bộ là cấp trưởng của một số cơ quan trực thuộc Trung ương đóng trên địa bàn và cấp trưởng, cấp phó của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, theo phân cấp quản lý cán bộ của BCT. - Quyết định thành lập, ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ đối với các tổ chức đảng trực thuộc ở những nơi có đặc điểm riêng (không phải đảng bộ cấp huyện, thành phố) theo quy định của Trung ương; thành lập, giải thể các ban cán sự đảng, đảng đoàn theo hướng dẫn của Trung ương. Quyết định phân cấp quản lý cán bộ đối với các ban cán sự đảng, đảng đoàn ở các cơ quan, ban, ngành, MTTQ, đoàn thể tỉnh; các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc. - Định hướng nhân sự đại hội đại biểu các đảng bộ huyện, thành phố, đảng bộ trực thuộc, MTTQ và các đoàn thể nhân dân; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội cấp tỉnh. - Cho ý kiến về công tác chuẩn bị và duyệt báo cáo chính trị trình đại hội đảng bộ các huyện, thành phố, đảng bộ trực thuộc. - Quyết định thành lập mới, sáp nhập hoặc giải thể các ban, cơ quan của Tỉnh uỷ. Cho chủ trương về việc giải thể, sáp nhập, thành lập mới cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh quản lý, theo hướng dẫn của Trung ương. - Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của các ban, cơ quan thuộc Tỉnh uỷ (trừ UBKT Tỉnh uỷ), MTTQ và các đoàn thể nhân dân cấp tỉnh. - Khi cần thiết, ban hành một số quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị của tỉnh. - Xét khen thưởng đối với tổ chức đảng và đảng viên; xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo và quyết định kỷ luật theo quy định của Điều lệ Đảng. 4. Chỉ đạo phương hướng giải quyết đối với các vụ án phức tạp liên quan đến chính trị, quan hệ đối ngoại và việc truy cứu trách nhiệm hình sự của các cơ quan pháp luật đối với cán bộ thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý. 5. Nghe các báo cáo về: tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh 6 tháng, 01 năm; kết quả thực hiện kế hoạch xây dựng cơ bản, chương trình mục tiêu hằng năm và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm sau; báo cáo tình hình dự toán thu, chi ngân sách của tỉnh 06 tháng và hằng năm; báo cáo quyết toán ngân sách hằng năm; những công việc Thường trực Tỉnh uỷ giải quyết hằng tháng; tình hình lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật và hoạt động của UBKT các cấp trong Đảng bộ tỉnh 6 tháng, một năm; tình hình chấp hành pháp luật và hoạt động của các cơ quan tư pháp trên địa bàn tỉnh hằng năm; tình hình thu, chi ngân sách của Đảng bộ tỉnh hằng năm; các chính sách liên quan đến đông đảo nhân dân. 6. Chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Tỉnh uỷ. Thay mặt Tỉnh uỷ báo cáo các mặt công tác định kỳ và đột xuất với BCT, BBT Trung ương; thông báo cho cấp uỷ trực thuộc tỉnh các nội dung theo quy định. Báo cáo những công việc BTV Tỉnh uỷ đã giải quyết với Tỉnh uỷ. 7. Chỉ đạo làm thử, rút kinh nghiệm những vấn đề mới và quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ. Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, Tỉnh uỷ và BTV Tỉnh uỷ. Tham gia hoặc kiến nghị với Trung ương những vấn đề về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật... thuộc thẩm quyền của cấp trên. 8. Ban hành nghị quyết hoặc thông báo ý kiến lãnh đạo về quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành và các lĩnh vực, các địa bàn trọng yếu; về việc vận dụng các cơ chế, chính sách của Nhà nước, hoặc cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội lớn của tỉnh có ảnh hưởng sâu rộng lớn đến đời sống nhân dân; về chủ trương huy động các nguồn lực, vay vốn để đầu tư phát triển; về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng, sử dụng nhiều đất, hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều đối tượng xã hội, đến an ninh, quốc phòng, đối ngoại trên địa bàn, phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh; định hướng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, khuyến khích phát triển và quản lý kinh tế ư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở địa bàn tỉnh. Thảo luận và quyết định những vấn đề cần thiết khác do Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh, các tổ chức đảng trực thuộc đề nghị. 9. BTV Tỉnh uỷ có thể uỷ nhiệm cho các uỷ viên BTV Tỉnh uỷ thực hiện một số công việc cụ thể. Các uỷ viên BTV Tỉnh uỷ có trách nhiệm tổ chức thực hiện, báo cáo tình hình kết quả thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước BTV Tỉnh uỷ về nhiệm vụ được giao. Đồng chí Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ là Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ và Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ được thay mặt BTV Tỉnh uỷ ký một số văn bản theo sự uỷ quyền của BTV Tỉnh uỷ. Như vậy, là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh giữa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV.doc
Tài liệu liên quan