Luận văn Giải pháp giảm rủi ro thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại BIDV Móng Cái

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội trong những năm qua ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng thương mại chuyển mình và có những bước phát triển vượt bậc là một trong những kênh cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng thương mại gắn liền với công tác tín dụng đây là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, điều này đồng nghĩa với việc ngành ngân hàng phải cải cách triệt để về mọi mặt để đáp ứng được nhu cầu phát triển theo xu hướng phát triển ngân hàng đa năng, hiện đại, đa dạng hoá sở hữu để cạnh tranh trực tiếp với các tổ chức tài chính quốc tế mà đến 01/04/2007 chúng ta phải cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam đồng thời đến năm 2011 chúng ta phải tự do hoá hoàn toàn thị trương tiền tệ. Một trong những vấn đề để phát triển tín dụng đi đôi với việc kiểm soát rủi ro tín dụng.

Nằm trong kế hoạc phát triển của hệ thống ngân hàng, trong những năm tới Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã và đang có kế hoạch xây dựng BIDV trở thành tập đoàn tài chính hiện đại, đa năng một trong những bước đi cụ thể là cơ cấu lại bộ máy diều hành trong đó chia ban tín dụng thành 02 ban: ban quan hệ khách hàng , ban quản lý rủi ro tín dụng.

Theo em hiện nay các ngân hàng thương mại nói chung và BIDV nói riêng đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý rủi ro tín dụng để ngăn chặn và hạn chế tổn thất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

Xuất phát từ thực tế trên em mạnh dạn ngiên cứu và thực hiện luận văn với đề tài “Giải pháp giảm rủi ro thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại BIDV Móng Cái”. Hy vọng rằng những giải pháp mà em đưa ra sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng được yêu cầu phát triển, đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới của hệ thống ngân hàng thương mại, BIDV nói chung và BIDV Móng Cái nói riêng.

 

doc42 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 976 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Giải pháp giảm rủi ro thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại BIDV Móng Cái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội trong những năm qua ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng thương mại chuyển mình và có những bước phát triển vượt bậc là một trong những kênh cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng thương mại gắn liền với công tác tín dụng đây là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, điều này đồng nghĩa với việc ngành ngân hàng phải cải cách triệt để về mọi mặt để đáp ứng được nhu cầu phát triển theo xu hướng phát triển ngân hàng đa năng, hiện đại, đa dạng hoá sở hữu… để cạnh tranh trực tiếp với các tổ chức tài chính quốc tế mà đến 01/04/2007 chúng ta phải cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam đồng thời đến năm 2011 chúng ta phải tự do hoá hoàn toàn thị trương tiền tệ. Một trong những vấn đề để phát triển tín dụng đi đôi với việc kiểm soát rủi ro tín dụng. Nằm trong kế hoạc phát triển của hệ thống ngân hàng, trong những năm tới Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã và đang có kế hoạch xây dựng BIDV trở thành tập đoàn tài chính hiện đại, đa năng… một trong những bước đi cụ thể là cơ cấu lại bộ máy diều hành trong đó chia ban tín dụng thành 02 ban: ban quan hệ khách hàng , ban quản lý rủi ro tín dụng. Theo em hiện nay các ngân hàng thương mại nói chung và BIDV nói riêng đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý rủi ro tín dụng để ngăn chặn và hạn chế tổn thất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Xuất phát từ thực tế trên em mạnh dạn ngiên cứu và thực hiện luận văn với đề tài “Giải pháp giảm rủi ro thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại BIDV Móng Cái”. Hy vọng rằng những giải pháp mà em đưa ra sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng được yêu cầu phát triển, đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới của hệ thống ngân hàng thương mại, BIDV nói chung và BIDV Móng Cái nói riêng. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu sâu hơn về hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ - một phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay - của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu để nâng cao trình độ của bản thân. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Những lý luận cơ bản về hoạt động thanh toán thư tín dụng chứng từ trên cơ sở đó nghiên cứu, đánh giá thực tiễn hoạt động thanh toán bằng phương thức thư tín dụng chứng từ đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu tại ngân hàng và đưa ra các giải pháp kiến nghị phát triển trong thời gian tới. 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp: nghiên cứu dữ liệu thứ cấp thông qua thu thập và xử lý thông tin nội bộ tại BIDV Móng Cái và các thông tin ngoại vi như: sách báo, phương tiện thông tin đại chúng, các thông tin khác trong và ngoài ngành ngân hàng. Kết hợp với phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá đẻ phát hiện ra những tồn tại, nguyên nhân và đưa ra các giải pháp phát triển. 5. Kết cấu bài viết gồm: - Chương I: Rủi ro và giảm rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ - Chương II: Phân tích và đánh giá rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ tại BIDV Móng Cái Chương III: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng chứng từ tại BIDV Móng Cái CHƯƠNG I: RỦI RO VÀ GIẢM RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.1. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ 1.1.1. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng Trong hoạt động kinh doanh rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Những hoạt động kinh doanh mang lại càng nhiều lợi nhuận ẩn chứa rủi ro càng cao. Là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, ngân hàng cũng gánh chịu các rủi ro do các tác động của môi trường vĩ mô và vi mô gây nên như các doanh nghiệp khác. Trong lĩnh vưc hoạt động ngân hàng rủi ro được hiểu là những biến cố không mong đợi xảy ra, gây tổn thất vê tài sản, thu nhập của ngân hàng trong quá trình hoạt động. Rủi ro có thể xảy ra đối với bất kỳ loại hình kinh doanh nào. Tuy nhiên rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có những điểm khác biệt với các lĩnh vực kinh doanh khác về mức độ và nguyên nhân. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có tính lan truyền và để lại hậu quả to lớn, không chỉ bao gồm rủi ro nội tại của ngành, mà còn của tất cả các ngành khác trong nền kinh tế, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác. 1.1.2. Rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ Thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán đảm bảo quyền lợi của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu nên được áp dụng khá phổ biến trong thanh toán quốc tế: đối với nhà xuất khẩu khi nhận được L/C thì nhà xuất khẩu yên tâm vì được có sự cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành, trường hợp sử dụng L/C không thể huỷ ngang, người mua và ngân hàng phát hành chỉ có thể sửa đổi hoặc huỷ bỏ L/C cần phải có sự chấp thuận của người bán. Đối với nhà nhập khẩu: nhà nhập khẩu có thể chủ động mở L/C để mua hàng hoá theo yêu cầu của mình, và được ngân hàng cam kết thanh toán lô hàng nhập khẩu; khi vận dụng phương thức thanh toán bằng L/C thì người mua yên tâm vì người bán sẽ tuân thủ những điều khoản và điều kiện kể cả những chứng từ theo quy định trong L/C. Ngân hàng mở L/C thay mặt nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ hoàn hảo thì ngân hàng mới thanh toán. Tuy nhiên thanh toán tín dụng chứng từ không phải là một phương thức đảm bảo an toàn tuyệt đối trong thanh toán, vì trên thực tế rủi ro vẫn có thể xảy ra. 1.2. Các rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ 1.2.1. Rủi ro kỹ thuật Rủi ro kỹ thuật là những rủi ro hình thành do những sai sót mang tính kỹ thuật nghiệp vụ của các bên tham gia vào quá trình thanh toán tín dụng chứng từ. Rủi ro kỹ thuật là loại rủi ro thường gặp nhất trong phương thức tín dụng chứng từ, nó làm cho các bên tham gia không những thiệt hại về vật chất mà còn làm mất uy tín của các bên tham gia. Đối với nhà nhập khẩu: rủi ro kỹ thuật có thể xảy ra trong việc mở L/C khi nhà nhập khẩu không chắc chắn về một số điều khoản như thời gian giao hàng dẫn đến trường hợp hàng đã cập cảng nhưng nhà nhập khẩu vẫn chưa nhận được bộ chứng từ. Rủi ro cũng có thể xảy ra khi nhà nhập khẩu không chắc chắn về những điều khoản trong hợp đồng như giá cả, số lượng, chất lượng…Điều này sẽ khiến cho nhà nhập khẩu sẽ phải nhận những mặt hàng không phù hợp với việc kinh doanh hoặc sẽ dẫn đến những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu kéo theo việc phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C làm kéo dài thời gian giao dịch, tăng chi phí. Nhà nhập khẩu cũng có thể gặp rủi ro khi ngân hàng xác nhận hay một ngân hàng chỉ định khác mắc sai lầm khi đã thanh toán cho một bộ chứng từ có sai sót, sau đó ghi nợ ngân hàng phát hành. Nếu ngân hàng mắc sai lầm do người nhập khẩu chỉ định, thì ngân hàng phát hành có quyền truy hoàn số tiền đã bị ghi nợ. Đối với nhà xuất khẩu: Rủi ro kỹ thuật sẽ xảy ra với nhà xuất khẩu nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán/chấp nhận có thể đều bị từ chối, và nhà xuất khẩu phải tự xử lý hàng hoá như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải tìm người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu có thể gặp phải rủi ro là chấp nhận một L/C giả khi nhà xuất khẩu nhận được một L/C trực tiếp từ Ngân hàng phát hành (không gửi thông qua Ngân hàng thông báo) mà không yêu cầu ngân hàng phục vụ mình hay một ngân hàng trong nước xác minh là thật. Ngoài ra nhà xuất khẩu còn gặp phải các rủi ro kỹ thuật khác như bị từ chối thanh toán khi xuất trình bộ chứng từ đòi tiền sau ngày hết hạn hiệu lực L/C; lựa chọn loại L/C không phù hợp như L/C loại huỷ ngang có thể được Ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ bất cứ khi nào trước khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ, mà không cần có sự đồng ý của người này; không cân nhắc kỹ các điều khoản trong hợp đồng khi ký kết do đó phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C làm kéo dài thời gian, tăng chi phí. Đối với ngân hàng phát hành L/C: khi ngân hàng đã chấp nhận đơn xin mở L/C của người nhập khẩu thì đơn đó sẽ trở thành khế ước dân sự ràng buộc quan hệ giữa người xin mở và ngân hàng mở L/C. Còn khi ngân hàng đã mở L/C cho người bán hưởng thì L/C lại trở thành khế ước dân sự một bên, trong đó ngân hàng cam kết có nghĩa vụ trả tiền đối với người bán khi người này xuất trình chứng từ phù hợp. Như vậy, sau khi đã chấp nhận đơn xin mở L/C của người nhập khẩu, công việc của ngân hàng mở L/C gồm mở L/C, sửa đổi L/C (nếu có) và thanh toán L/C. Ngoài ra ngân hàng phát hành còn có thể gặp một số rủi ro khác trong khâu mở L/C như: ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro nếu như trong L/C không yêu cầu chứng từ bảo hiểm hoặc ngân hàng không chắc chắn được hàng hoá đã được mua bảo hiểm hay chưa bởi vì hàng hoá có giá trị như là vật bảo đảm, nếu vật bảo đảm này gặp rủi ro thì ngân hàng cũng sẽ khó thu hồi lại được khoản tiền đã thanh toán khi nhà nhập khẩu không có khả năng hoàn trả; ngân hàng phát hành có thể gặp phải rủi ro là không được nhà nhập khẩu hoàn trả nếu như ngân hàng phát hành không nắm được quyền kiểm soát hàng hoá… Trong khâu sửa đổi L/C, rủi ro cũng rất dễ xảy ra. Khi khách hàng yêu cầu sửa đổi L/C, ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro nếu không kiểm tra các điều khoản sửa đổi có hợp lý hay không mà đã tiến hành sửa đổi. Trong khâu thanh toán: ngân hàng phải kiểm tra tất cả các chứng từ được quy định trong L/C với một sự cẩn thận hợp lý để xác định các chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng là có hay không phù hợp với các điều kiện của L/C. Đối với ngân hàng thông báo: ngân hàng thông báo là ngân hàng phục vụ người hưởng lợi, nhà xuất khẩu trong L/C. Ngân hàng này có trách nhiệm thông báo L/C và chuyển các sửa đổi L/C của các bên có liên quan. Nếu được ngân hàng phát hành uỷ quyền, ngân hàng thông báo cũng có thể là ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ. Với những vai trò quan trọng đó, ngân hàng thông báo có thể gặp các rủi ro sau: Ngân hàng thông báo một L/C thiếu tính chân thật bề ngoài. - Ngân hàng thông báo cũng có thể gặp rủi ro khi ngân hàng thông báo sửa đổi L/C nhận được từ người nhập khẩu, chứ không phải từ ngân hàng phát hành, sửa đổi một điều kiện nào đó của L/C. Những trường hợp trên chủ yếu là do nhà xuất khẩu bị nhà nhập khẩu và ngân hàng phát hành lừa đảo, nhưng ngân hàng thông báo cũng phải chịu trách nhiệm đối với những tổn thất của người bán do không làm đúng trách nhiệm của ngân hàng thông báo theo quy định của UCP500. Đối với ngân hàng xác nhận: ngân hàng xác nhận sẽ gặp phải rủi ro kỹ thuật nếu Ngân hàng xác nhận trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, ngân hàng phát hành không chấp nhận, thì không thể đòi tiền ngân hàng phát hành. 1.2.2. Rủi ro đạo đức kinh doanh Rủi ro đạo đức kinh doanh: là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên khác. Trong thực tế thì rủi ro này thường không nhiều nhưng nó lại gây tổn thất rất lớn cho các bên. Nguyên nhân của rủi ro này là do các bên không có thông tin đầy đủ về đối tác do đó đã đưa ra những quyết định sai lầm dẫn đến những rủi ro trong thanh toán. Đối với nhà nhập khẩu: việc thanh toán của ngân hàng cho người thụ hưởng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình, mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hoá. Do đó nhà nhập khẩu sẽ gặp rủi ro khi một nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo (có bề ngoài phù hợp với L/C) cho ngân hàng chỉ định để thanh toán. Nhà nhập khẩu còn có thể gặp rủi ro trong trường hợp: nhà xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng cho nhà nhập khẩu đầy đủ về số lượng, chủng loại, đảm bảo về chất lượng, đúng thời gian và địa điểm như trong hợp đồng. Nhưng vì một lý do nào đó như nhà xuất khẩu gặp một đối tác khác nhận mua số hàng đó với giá cao hơn hoặc mặt hàng đó hiện tại có giá cao hơn giá mà nhà xuất khẩu bán cho nhà nhập khẩu tại thời điểm ký kết hợp đồng, các điều khoản trong hợp đồng trở nên bất lợi cho nhà xuất khẩu thì họ sẽ cố tình vi phạm hợp đồng làm ảnh hưởng tới lợi ích và hoạt động kinh doanh của nhà nhập khẩu, trong nhiều trường hợp còn làm ảnh hưởng tới cả ngân hàng. Đối với nhà xuất khẩu: nhà xuất khẩu có thể gặp phải rủi ro trong trường hợp nhà nhập khẩu sau khi nhận được bộ chứng từ để đi nhận hàng lại cố tình trì hoãn việc thanh toán tiền hàng bằng cách phối hợp với ngân hàng phát hành bắt lỗi những sai sót của bộ chứng từ, nhằm buộc nhà xuất khẩu phải gia hạn thời gian thanh toán hoặc giảm giá cho lô hàng. Nhà xuất khẩu cũng có thể gặp phải rủi ro khi bị người mua và ngân hàng phát hành lừa đảo thông qua việc nhà nhập khẩu trực tiếp gửi cho ngân hàng thông báo một sửa đổi L/C mà không qua ngân hàng phát hành. Đối với ngân hàng phát hành: Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không hoàn trả, cố tình trì hoãn việc hoàn trả cho ngân hàng bằng cách bắt lỗi chứng từ rất nhỏ. 1.2.3. Rủi ro chính trị, pháp lý Rủi ro chính trị hay còn gọi là rủi ro do cơ chế chính sách thay đổi: Là những rủi ro có quan hệ với nhiều đối tượng ở nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi một sự thay đổi về kinh tế, chính trị đều có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và sự đáp ứng các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng của các bên. Suy thoái kinh tế và biến động chính trị sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giao lưu thương mại quốc tế. Rủi ro pháp lý xảy ra khi có sự mâu thuẫn giữa các nguồn luật điều chỉnh L/C. Việc thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ được điều chỉnh bằng một văn bản hiện hành có giá trị pháp lý cao đó là Quy tắc thống nhất về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ 500 (UCP500). 1.2.4. Rủi ro tỷ giá hối đoái Rủi ro tỷ giá hối đoái là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Đối với nhà nhập khẩu: nhà nhập khẩu sẽ gặp phải rủi ro tỷ giá khi giá của đồng ngoại tệ tăng, điều này làm cho nhà nhập khẩu phải bỏ ra nhiều đồng nội tệ hơn để thanh toán tiền hàng tức là phải mua hàng với giá cao hơn. Nếu nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu bằng ngoại tệ vay của ngân hàng thì việc đồng ngoại tệ lên giá sẽ làm cho khoản nợ của nhà nhập khẩu ở ngân hàng lớn hơn, gây khó khăn cho việc hoàn trả ngân hàng. Đối với nhà xuất khẩu: nhà xuất khẩu sẽ gặp phải rủi ro tỷ giá khi giá của đồng ngoại tệ giảm, điều này làm cho nhà xuất khẩu thu được ít nội tệ hơn khi đổi tiền bán hàng bằng ngoại tệ ra nội tệ tức là nhà xuất khẩu phải bán hàng với giá thấp hơn so với lúc ký kết hợp đồng. Đối với ngân hàng: ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro tỷ giá trong trường hợp nhà nhập khẩu vay ngoại tệ của ngân hàng để thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu, đến thời điểm nhà nhập khẩu hoàn trả tiền vay cho ngân hàng thì giá đồng ngoại tệ lại giảm. Điều này làm cho ngân hàng phải mất thêm một khoản tiền để bù vào mức giảm đó khi mua ngoại tệ. 1.3. Sự cần thiết phải giảm rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ Rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ sẽ tạo cho ngân hàng những tổn thất về mặt tài chính hoặc làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng, hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng. Nếu thu không đủ chi ngân hàng sẽ bị thua lỗ, nghiêm trọng hơn nó sẽ góp phần làm cho ngân hàng có thể bị phá sản. Bên cạnh đó, rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ xảy ra còn gây thiệt hại cho cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu từ đó làm giảm uy tín của ngân hàng đối với các khách hàng trong nước cũng như các đối tác nước ngoài. Những thiệt hại về uy tín của ngân hàng, làm mất lòng tin của khách hàng là những tổn thất còn lớn hơn rất nhiều so với những tổn thất về mặt tài chính. Khi khách hàng thiếu tin tưởng vào khả năng kinh doanh của ngân hàng, hoặc nghi ngờ ngân hàng mất khả năng thanh toán, họ sẽ đồng loạt rút tiền gửi ra khỏi ngân hàng hoặc không thực hiện các giao dịch ở ngân hàng, dẫn đến việc đổ bể tài chính hoặc phá sản của ngân hàng. Nghiêm trọng hơn nó còn tạo ra sự nghi ngờ của khách hàng về sự ổn định và khả năng thanh toán của cả hệ thống ngân hàng, gây tác động xấu đến tình hình tài chính của các ngân hàng khác, kéo theo phản ứng dây truyền và phá vỡ tính ổn định của thị trường tài chính. Kinh nghiệm cho thấy không phải việc tránh né rủi ro mà chính là việc kiểm soát, kiềm chế rủi ro mới là điều kiện cần thiết để đạt được kết quả hoạt động tốt trong phương thức tín dụng chứng từ dựa trên cơ sở quản lý rủi ro hiệu quả. Việc kiểm soát, kiềm chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ hiệu quả không những đem lại lợi ích, giảm thiệt hại cho ngân hàng, cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà còn nâng cao được khả năng cạnh tranh và uy tín của ngân hàng trong nước cũng như ngoài nước. Bên cạnh đó, việc kiểm soát, kiềm chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tránh được thiệt hại không đáng có, giữ được uy tín với bạn hàng nước ngoài từ đó giúp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho nền kinh tế. Khi các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ đóng góp vào ngân sách nhiều hơn giúp cho Chính phủ sử dụng các công cụ kinh tế vĩ mô có hiệu quả để kích thích tăng trưởng và phát triển kinh tế. Do đó, việc kiểm soát và kiềm chế rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ là rất cần thiết đối với các ngân hàng thương mại. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI BIDV MÓNG CÁI 2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của BIDV Móng Cái 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của BIDV Móng Cái 2.1.1.1 Qúa trình hình thành BIDV Móng Cái tiền thân là phòng cấp phát xây dựng cơ bản thuộc ty Tài chính Hải Ninh, thành lập năm 1963. Đến năm 1964 khi xác nhập Hải Ninh với khu Hồng Quảng thành lập chi biến Ngân hàng Kiến thiết Tiên Yên, khi ấy chỉ có 7 cán bộ quản lý các khu: Đình Lập, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà, Hà Cối, Móng Cái. Năm 1993, chi nhánh về địa bàn Móng Cái hoạt động. Theo quyết định 888/2005 của NHNN, ngày 2/10/2006 BIDV Móng Cái chính thức trở thành chi nhánh ngân hàng cấp 1 trực thuộc trung ương. Tuy thời gian hoạt động chưa lâu nhưng BIDV Móng Cái đã đạt nhiều thành công đáng kể. 2.1.1.2 Các bước phát triển chủ yếu của BIDV Móng Cái Lịch sử xẩ dựng trưởng thành của BIDV Móng Cái là một chặng đường đầy gian nan và thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam ... Nhờ việc triển khai đồng bộ các giải pháp nên kết quả hoạt động của BIDV Móng Cái rất khả quan, thể hiện ở các mặt sau: + Tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển BIDV Móng Cái đã chủ động, sáng tạo, đi đầu trong việc áp dụng các hình thức huy động nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Ngoai các hình thức huy động vốn trong nước, BIDV Móng Cái còn huy động vốn ngoài nước, tranh thủ tối đa nguồn vốn nước ngoài thông qua nhiều hình thức vay vốn khác nhau như vay thương mại, vay hợp vốn, vay qua các hạn mức thanh toán, vay theo các hiệp định thương mại, vay hợp vốn dài hạn, vay tài trợ xuất nhập khẩu, đồng tài trợ và bảo lãnh,… Nhờ việc đa phương hoá, đa dạng hoá các hình thức, biện pháp huy động vốn trong nước và ngoài nước nên nguồn vồn của BIDV Móng Cái huy động được dành cho đầu tư phát triển ngày càng lớn. + Phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hoá - hiện đại hoá Mười năm đổi mới cũng là mười năm BIDV Móng Cái nỗ lực cao nhất phục vụ cho đầu tư phát triển. Với nguồn vốn huy động được thông qua nhiều hình thức, BIDV đã tập trung đầu tư cho nhiều chương trình lớn, những dự án trọng điểm, các ngành then chốt của nền kinh tế. Nguồn vốn tín dụng của BIDV đã góp phần làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, năng lực sản xuất của các ngành. + Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của ngân hàng thương mại BIDV Móng Cái đã hoạch định chiến lược phát triển vừa nỗ lực cao nhất phục vụ đầu tư phát triển, vừa tập trung nguồn lực để nghiên cứu, xây dựng và hình thành các sản phẩm, dịch vụ mới tưng bước xoá thế “Độc canh tín dụng” trong hoạt động ngân hàng. Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ như thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, bảo lãnh, chuyển tiền kiều hối… từng bước điều chỉnh cơ cấu nguồn thu theo hướng tăng dần tỷ trọng thu từ dịch vụ và kinh doanh tiền tệ liên ngân hàng. + Hình thành và nâng cao một bước năng lực quản trị điều hành hệ thống. Công tác quản trị điều hành, tuyển dụng và đào tạo cán bộ, phát triển công nghệ bao gồm nâng cấp và hoàn thiện các sản phẩm đã có, tiếp nhận chuyển giao công nghệ để đưa vào sử dụng những sản phẩm, dịch vụ mới và triển khai có kết quả theo tiến độ của dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng liên tục được thực hiện có kết quả + Đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh BIDV Móng Cái đã có những bước phát triển mạnh mẽ về công nghệ từ không đến có, từ thủ công đến hiện đại. Công nghệ tin học được ứng dụng và phát huy hiệu quả trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, huy động vốn, quản lý tín dụng, kinh doanh tiền tệ và quản trị điều hành. Các sản phẩm mới như Home Banhking, ATM… được thử nghiệm và thu được kết quả khả quan. Những tiến bộ về công nghệ NH đã góp phần quan trọng vào kết quả và sự phát triển của BIDV. 2.1.2. Thực trạng kinh doanh của BIDV Móng Cái 2.1.2.1. Đặc điểm kinh doanh của BIDV Móng Cái * Đặc điểm môi trường kinh doanh Kinh tế thế giới đã có nhiều biến động phức tạp tác động xấu tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, biểu hiện: những tháng đầu năm giá vàng, giá dầu thế giới tăng cao, kinh tế trong nước lạm pháp cao.... Những tháng cuối năm do ảnh hưởng của khủng hoảng của tài chính thế giới đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước….Những biến động của kinh tế thế giới đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế trong nước như: các doanh nghiệp gặp khó khăn; đầu tư nước ngoài, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, kiều hối đều giảm…… Trước tình hình trên, Chính phủ đã đưa ra nhiều gói giải pháp nhằm hạn chế tối đa sự suy giảm kinh tế trong nước tạo tiền đề khôi phục, phát triển kinh tế trong thời gian tới. Trong các gói giải pháp trên Chính phủ đặc biệt quan tâm tới ổn định chính sách tiền tệ thông qua các công cụ điều hành lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, kích cầu đầu tư, tiêu dùng, đẩy mạnh xuất nhập khẩu…. * Đặc điểm nguồn vốn Còng nh­ c¸c ng©n hµng th­¬ng m¹i kh¸c th× nghiÖp vô huy ®éng vèn cña BIDV Móng Cái bao gåm c¸c h×nh thøc sau: T¹o vèn qua huy ®éng tiÒn göi kh«ng k× h¹n, tiÒn göi cã k× h¹n, tiÒn göi tiÕt kiÖm vµ t¹o vèn qua ®i vay. BIDV Móng Cái tõ khi míi thµnh lËp ®· ®Æt môc tiªu khai th¸c tèi ®a c¬ héi ë thÞ tr­êng b¸n lÎ th«ng qua c¸c dÞch vô ®a d¹ng vµ ­u tiªn kh¸ch hµng lµ ®çi t­îng tiªu dïng c¸ nh©n, c¸c doanh nghiÖp võa vµ nhá. §Ó cã vèn kinh doanh, BIDV Móng Cái ®Èy m¹nh huy ®éng vèn b»ng nhiÒu h×nh thøc, trong ®ã chó träng huy ®éng vèn trong d©n c­ th«ng qua tµi kho¶n tiÒn göi vµ c¸c s¶n phÈm dÞch vô linh ho¹t kh¸c, ®Ó t¨ng c­êng tÝnh hiÖu qu¶ trong ho¹t ®éng huy ®éng vèn, BIDV Móng Cái ph©n khóc thÞ tr­êng, tung ra c¸c gãi s¶n phÈm dÞch vô phï hîp víi kh¸ch hµng môc tiªu nh­: TiÕt kiÖm phó léc; TiÕt kiÖm l·i suÊt th­ëng; TiÕt kiÖm th­ëng ngay l·i suÊt b»ng tiÒn mÆt; TiÕt kiÖm ­u ®·i ng­êi cao tuæi. Trong khèi ng©n hµng th­¬ng m¹i nhµ n­íc, l·i suÊt huy ®éng tiÒn göi cña BIDV Móng Cái lu«n ®­îc ®iÒu chØnh ë møc c¹nh tranh nhÊt. 2.1.2.2. Danh mục sản phẩm kinh doanh của chi nhánh BIDV Móng Cái. Là ngân hàng phục vụ kinh doanh đối ngoại lâu đời nhất tại Việt Nam, BIDV nói chung và chi nhánh Móng Cái nói riêng luôn đi đầu trong việc cung cấp tới khách hàng các dịch vụ tiên tiến hàng đầu nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Danh mục sản phẩm kinh doanh của chi nhánh BIDV Móng Cái được thể hiện chi tiết ở bảng sau: Bảng 2.1: Công tác dịch vụ và phát triển sản phẩm Stt Chênh lệch TH năm 2007 TH năm 2008 Tăng trưởng (+) (%) 1 Thu ròng từ kinh doanh ngoại tệ 427 695 268 62% 2 Thu từ dịch vụ thanh toán, tài trợ TM 8 338 11 138 2 800 33% 3 Thu ròng từ dịch vụ kho quỹ 208.5 4 4 Thu ròng từ nghiệp vụ bảo lãnh 0.20 7 5 Thu phí dịch vụ phát hành thẻ ATM 29.4 47.7 6 Thu ròng dịch vụ khác 103.4 72 Tổng cộng 9 107 11 963 2 856 31% Kết quả thu ròng từ hoạt động dịch vụ là 11 963 tỷ đồng tăng 2 856 tỷ (31%) so với năm 2007. Chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán trong nước, chuyển tiền quốc tế…. Để đạt được kết quả trên một mặt là do lợi thế từ môi trường kinh doanh trên địa bàn mặt khác Chi nhánh đã thấy rõ được tầm quan trong của việc phát triển dịch vụ đối với các hoạt động của Chi nhánh nên ngay từ đầu năm Chi nhánh không ngừng đổi mới, nâng cao phong cách phục vụ và đã đưa ra nhiều biện pháp thiết thực nhằm tăng cường và thu hút khách hàng sử dụng các loại hình dịch vụ tại Chi nhánh. Hoạt động thanh toán biên mậu tăng nhanh, doanh số thanh toán biên mậu thực hiện trong năm trên 11

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112210.doc
Tài liệu liên quan