Luận văn Tổng công ty Bến Thành và mô hình công tymẹ-Công ty con

Là liên kết giữa các đơn vị không có cùng chức năng, nhiệm vụ kinh

doanh, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình SXKD để tạo ra sản

54

phẩm cuối cùng. Đây là mối quan hệ giữa các đơn vị sản xuất-cung ứng

nguyên liệu; sản xuất kinh doanh - vận chuyển, kho tàng; sản xuất- tiêu thụ;

sản xuất kinh doanh - các dịch vụ khác. Tại Sunimex có nhiều tiềm năng thực

hiện liên kết này như: liên kết giữa đơn vị kinh doanh vận chuyển hàng hóa,

kho bãi với các đơn vị kinh doanh; liên kết giữa đơn vị kinh doanh xe taxi với

các đơn vị kinh doanh du lịch, nhà hàng khách sạn; liên kếtgiữa đơn vị sản

xuất bao bì với các đơn vị sản xuất ; liên kết giữa đơn vị kinh doanh hàng nông

sản với các đơn vị kinh doanh nhà hàng khách sạn .

Thời gian qua, tiềm năng các mối liên kết này chưa được khai thác tốt

trên giác độ kế hoạch phối hợp của toàn TCT, cũng như hiệp tác trực tiếp giữa

các đơn vị thành viên. Nếu các liên kết này được phát huy sẽ khắc phục tình

trạng hoạt động trùng lắp,manh mún; khai thác và phát huy được ưu thế phối

hợp của một đơn vị kinh doanh lớn; nâng cao hiệu quả hoạt động của từng

thành viên và toàn TCT; giảm thiểu những ảnh hưởng xấu do biến động của thị

trường gây ra

pdf73 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Tổng công ty Bến Thành và mô hình công tymẹ-Công ty con, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Bởi nếu góp vốn mua cổ phần vào một doanh nghiệp với tỷ lệ vốn thấp như hiện nay, các cổ đông bên ngoài thực ra chỉ có quyền nhận cổ tức, do cổ đông nhà nước với số cổ phần nắm giữ lớn nhất hầu như có toàn quyền định đoạt mọi vấn đề trong đại hội cổ đông (theo Luật Doanh nghiệp). Mặt khác do 3 Thông tin lấy từ trang web Vietnamnet (wwww.vnn.vn) ngày 1/10/2004 4 Thông tin lấy từ trang web báo Đầu tư chứng khoán- Bộ Kế họach Đầu tư (www.vir.com) 52 cổ đông bên ngoài thấp khiến các doanh nghiệp này không đủ điều kiện để lên sàn giao dịch (theo nghị định 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán, để được niêm yết, công ty cổ phần phải có tối thiểu 20% vốn cổ phần do ít nhất 50 cổ đông bên ngoài nắm giữ); làm cho cổ phiếu có tính thanh khoản kém; TCT khó có thể thay đổi cơ cấu vốn đầu tư trong các công ty này Do đó việc bán cổ phần ra bên ngoài với tỷ lệ quá thấp thì CPH chỉ là hình thức vì khó đạt mục tiêu đã đề ra như trong tinh thần của Nghị định 187/2004 NĐ-CP là: tạo điều kiện cho DN có nhiều chủ sở hữu, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp. Để tăng lượng cổ phần bán ra bên ngoài, cần giảm lượng cổ phần Nhà nước ở những ngành nghề mà Nhà nước không cần chi phối, thay đổi cơ chế bán cổ phần như hiện nay, chuyển từ hình thức CPH nội bộ là chính sang hình thức bán cổ phần ra ngoài doanh nghiệp, ưu tiên cho nhà đầu tư chiến lược. Cho nên đối với các DNTV còn lại sẽ CPH trong thời gian tới, TCT cần thay đổi về nhận thức, về quan điểm đối với CPH để có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra. Mặt khác Nhà nước cần có cơ chế chính sách cũng như chỉ đạo điều hành trong vấn đề này. 3.1.3 Thay đổi cách hạch toán và báo cáo tài chính 3.1.3.1 Thay đổi cách hạch toán Theo cách hạch toán cộng sổ hiện nay, báo cáo quyết toán, bảng cân đối kế toán của TCT bao gồm các báo cáo quyết toán, các bảng cân đối kế toán của các DNTV và khối văn phòng TCT cộng lại nên đã không thể hiện rõ đâu là tài sản, là khoản nợ của TCTï, đâu là tài sản, khoản nợ của các công ty thành viên. Vì tài sản của công ty thành viên chỉ có một phần tài sản của TCT đầu tư vào, và các khoản nợ của các công ty thành viên không hẳn là khoản nợ của TCT. Khi chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con, đối với các công ty TNHH một thành viên hoặc các doanh nghiệp vẫn tạm thời là công ty nhà nước, mặc dầu TCT(công ty mẹ) đầu tư 100% vốn điều lệ, thì phải thay đổi cách hạch toán lại theo nguyên tắc vốn điều lệ ở công ty con là tài sản đầu tư dài hạn của công ty mẹ. Có như thế mới tách bạch được quyền và nghĩa vụ về tài sản của công ty mẹ đối với công ty con, công ty thành viên theo như khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp:“chủ sở hữu chịu trách nghiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp”. 53 3.1.3.2 Thay đổi cách lập báo cáo tài chính Cũng theo cách hạch toán cộng sổ doanh thu, chi phí và lợi nhuận của TCT bao gồm doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các đơn vị hạch toán phụ thuộc và của các DNTV cộng lại. Do đó báo cáo tài chính chưa đánh giá được khái quát tình hình tài chính, kết quả hoạt động trong toàn TCT trong kỳ hoạt động. Để đánh giá được tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, báo cáo tài chính của TCT phải loại trừ các sự kiện tài chính trùng lắp, các giao dịch nội bộ trong TCT, chứ không phải sự cộng lại một cách đơn thuần các khoản mục một cách tương ứng trên các báo cáo tài chính của công ty con, công ty thành viên. Công ty mẹ lập báo cáo tài của toàn TCT dựa trên cơ sở số liệu và các dữ kiện từ các báo cáo tài chính riêng của các công ty con, các chứng từ phản ánh nghiệp vụ giao dịch nội bộ... Để góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng quản lý tài chính quốc gia và quản lý doanh nghiệp, Nhà nước cần sớm ban hành các quy định mang tính pháp lý về lập báo cáo tài chính hợp nhất nhằm tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động của các TCTtổ chức theo mô hình công ty mẹ-công ty con. Các quy định này nhất thiết phải có sự tương đồng với thông lệ quốc tế. 3.1.4 Tạo mối liên kết trong nội bộ tổng công ty Ngoài mối liên kết về vốn, Sunimex cần tăng cường sự liên kết trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các đơn vị hiện nay. Việc liên kết giữa các thành viên có thể là liên kết ngang, liên kết dọc và thể hiện qua quá trình sản xuất, cung ứng, tiêu thụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị... 3.1.4.1 Liên kết ngang Là liên kết giữa các doanh nghiệp có một số chức năng, nhiệm vụ sản xuất giống nhau hoặc gần giống nhau. Tại Sunimex một số sản phẩm, dịch vụ kinh doanh gần giống nhau nên khả năng phối hợp giữa các đơn vị thành viên có nhiều thuận lợi. Cụ thể ở các đơn vị như Công ty kinh doanh nhà và Công ty dịch vụ & phát triển nhà cùng kinh doanh xây dựng nhà, cơ sở hạ tầng dân cư; hoặc kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, kinh doanh nhà hàng khách sạn, cao ốc văn phòng cho thuê...ở các đơn vị như Khối trục, công ty Bến Thành Tourits, công ty Savico, công ty Vật tư. 3.1.4.2 Liên kết dọc Là liên kết giữa các đơn vị không có cùng chức năng, nhiệm vụ kinh doanh, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình SXKD để tạo ra sản 54 phẩm cuối cùng. Đây là mối quan hệ giữa các đơn vị sản xuất-cung ứng nguyên liệu; sản xuất kinh doanh - vận chuyển, kho tàng; sản xuất- tiêu thụ; sản xuất kinh doanh - các dịch vụ khác. Tại Sunimex có nhiều tiềm năng thực hiện liên kết này như: liên kết giữa đơn vị kinh doanh vận chuyển hàng hóa, kho bãi với các đơn vị kinh doanh; liên kết giữa đơn vị kinh doanh xe taxi với các đơn vị kinh doanh du lịch, nhà hàng khách sạn; liên kết giữa đơn vị sản xuất bao bì với các đơn vị sản xuất ; liên kết giữa đơn vị kinh doanh hàng nông sản với các đơn vị kinh doanh nhà hàng khách sạn .... Thời gian qua, tiềm năng các mối liên kết này chưa được khai thác tốt trên giác độ kế hoạch phối hợp của toàn TCT, cũng như hiệp tác trực tiếp giữa các đơn vị thành viên. Nếu các liên kết này được phát huy sẽ khắc phục tình trạng hoạt động trùng lắp, manh mún; khai thác và phát huy được ưu thế phối hợp của một đơn vị kinh doanh lớn; nâng cao hiệu quả hoạt động của từng thành viên và toàn TCT; giảm thiểu những ảnh hưởng xấu do biến động của thị trường gây ra. 3.1.5 Đưa họat động dịch vụ thương mại đi vào chiều sâu, tạo mối liên kết với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thành mối liên kết bằng vốn vô hình Hoạt động dịch vụ thương mại của TCT hiện còn giản đơn trong quá trình lưu thông hàng hóa như vận chuyển, đại lý phân phối sản phẩm cho các công ty nước ngoài, xuất nhập khẩu ủy thác. Còn các dịch vụ cao cấp tạo ra nhiều giá trị thặng dư cho các DNTV và các nhà sản xuất trong nước như : cung cấp thông tin (thị trường, đối thủ, khuynh hướng thị trường) nghiên cứu thị trường, cùng nhà sản xuất xây dựng thương hiệu và tiếp thị sản phẩm (trên thị trường nội địa và quốc tế) thì hầu như chưa có. Thiết nghĩ trong thời gian tới, TCT cần có kế hoạch phát triển dịch vụ thương mại theo hướng liên kết với các nhà sản xuất để tìm kiếm, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước; tiếp thị, cung cấp nguyên liệu đầu vào, phân phối sản phẩm; phát triển thương hiệu. Qua nghiên cứu thị trường nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng, TCT đặt hàng cho các đơn vị sản xuất (kể cả công ty con) để sản xuất hàng hóa với thương hiệu cụ thể của TCT, phù hợp với yêu cầu thị trường, sau đó xuất bán cho các khách hàng trong và ngoài nước. Trước mắt, tiến hành liên kết đầu tư vốn với các doanh nghiệp, cơ sơ’sản xuất các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của TCT như: thực phẩm chế biến, hàng nông sản, thủy hải sản, hàng công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. Việc liên doanh liên kết này đảm bảo nguồn hàng đầu vào có chất lượng ổn định, đặc biệt là những mặt hàng có yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn 55 thực phẩm ngày càng tăng (thực phẩm chế biến, hàng nông sản, thủy hải sản). Thông qua mối liên kết này mở rộng địa bàn, lĩnh vực kinh doanh kết nạp thêm nhiều công ty con, công ty liên kết. Hiện nay ở nước ta các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn, đây là một thị trường đầy tiềm năng để thực hiện mối liên kết này. Qua sự liên kết hợp tác này sẽ phát huy được thế mạnh và sở trường của từng loại hình doanh nghiệp, từng vùng, địa phương trong nền kinh tế. Mô hình hợp tác liên kết này sẽ mang lại lợi ích cho các bên: Nhà sản xuất trong nước tập trung chuyên môn hóa khâu sản xuất, sản phẩm ít qua tầng nấc trung gian nhất là khi xuất hàng ra nước ngoài; TCT sẽ mở rộng lĩnh vực, địa bàn kinh doanh, tạo thêm nhiều mối liên kết mới bền chặt hơn; người tiêu dùng được hưởng lợi về giá và các tiện ích do sản phẩm mang lại. Xu hướng một công ty nắm quyền chi phối công ty khác bằng vốn “vô hình” là thương hiệu, thị trường, bí quyết công nghệ, tham gia vào dây chuyền SXKD rất phổ biến trên thế giới. Nhưng ở nước ta, đặc biệt là trong khu vực DNNN, thì hình thức này chưa phổ biến. Đây là hình thức tạo mối liên kết mà công ty mẹ dù vốn ít (không cần nắm giữ cổ phần, vốn góp trên 50% vốn điều lệ) vẫn giữ được quyền chi phối công ty con. Việc tạo liên kết vô hình sẽ phù hợp với các TCT chuyển đổi vì khi nguồn vốn CPH cạn dần, lợi tức thu về từ các doanh nghiệp có vốn góp chưa nhiều, thì TCT không thể cứ dùng hình thức góp vốn chi phối mà phải hình thành những mối liên kết là thương hiệu, thị trường, uy tín; có như thế mới phát triển về qui mô, đa dạng hình thức hoạt động, sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn. Để có thể tạo được mối liên kết bằng vốn “vô hình”, TCT cần nhanh chóng đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại nhằm xây dựng, tổ chức quản lý hoạt động xúc tiến thương mại và tiếp thị của TCT. Xây dựng mạng thông tin giao dịch thương mại, ứng dụng thư điện tử trong TCT và các đơn vị thành viên. Tổ chức lại công tác thông tin: thông tin về thị trường, công nghệ, cơ chế chính sách, thông tin về các đối thủ cạnh tranh. Xây dựng ngân hàng dữ liệu thông tin nhằm hỗ trợ kết hợp.Tuy nhiên để thực hiện được cần có sự hỗ trợ của Nhà nước của Thành phố trong việc cung cấp thông tin, nghiên cứu, tìm kiếm thị trường nước ngoài. 3.1.6 Phát triển nguồn nhân lực Chuyển đổi từ TCT Nhà nước sang mô hình công ty mẹ con sẽ thay đổi các chức năng quản lý và đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên nghiên cứu phải có trình độ cao. Hơn nữa khi chuyển sang mô hình mới, nhà quản lý phải chấp nhận từ bỏ những thói quen trong mô hình quản lý cũ, áp dụng các 56 mô hình mới đòi hỏi những nỗ lực và kỹ năng mới; hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào con người. Một thực tế đang xảy ra tại Sunimex là khi đồng loạt tiến hành CPH các DNTV, hoặc góp vốn, mua cổ phần ở doanh nghiệp khác, TCT phải cử người trực tiếp quản lý phần vốn góp của TCT ở các đơn vị này. Nhưng do chưa chuẩn bị nguồn cán bộ quản lý hoặc do cơ cấu (phải là lãnh đạo chủ chốt), TCT cử một người trực tiếp quản lý ở nhiều công ty. Vấn đề đặt ra ở đây là người trực tiếp quản lý có khả năng thực hiện được những nhiệm vụ như trong điều lệ đã quy định cùng một lúc ở nhiều công ty hay không? Hay việc cử người đại diện chỉ mang tính hình thức, đại diện chỉ là... đại diện. Mặt khác với cổ phần chi phối, người đại diện cổ phần nhà nước có quyền chi phối hầu như toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp từ việc quyết định các dự án đầu tư mới, phương hướng sản xuất, nhưng do lợi ích cá nhân không gắn với lợi ích của doanh nghiệp nên họ không mấy trăn trở với sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Sự bất cân xứng giữa quyền chi phối và lợi ích cá nhân của người đại diện như nói trên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các công ty này và của cả công ty mẹ. Do đó trên nền tảng mô hình công ty mẹ-công ty con, TCT cần rà soát phân loại đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên hiện có, xác định nhu cầu về số lượng và chất lượng từng loại, từ đó có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, và thu hút từ bên ngoài. Ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật và giáo dục tư tưởng, cần khẩn trương nghiên cứu xây dựng các tiêu chí và quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, người đại diện phần vốn TCT tại các doanh nghiệp, các chuyên viên nghiên cứu. Người đại diện phần vốn góp của TCT phải có trình độ, am hiểu lĩnh vực sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp mà họ làm đại diện, tại các liên doanh nước ngoài còn đòi hỏi phải giỏi ngoại ngữ. Có như thế người đại diện mới có thể tham mưu cho HĐQT trong định hướng, quyết định các vấn đề quan trọng đối với hoạt động của các công ty con. Hình thành đồng bộ cơ chế quản lý và tổ chức của TCT, phù hợp với quá trình công ty hóa, đa dạng hóa sở hữu (CPH, hợp tác liên doanh, sở hữu hỗn hợp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Cần xác lập rõ trách nhiệm và cơ chế tạo động lực, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân cán bộ quản lý-đại diện công ty mẹ trực tiếp quản lý phần vốn tại công ty con. Bên cạnh đó cần đưa ra chế độ khuyến khích vật chất, đãi ngộ xứng đáng, cũng như xử phạt nghiêm minh để tạo động lực cho nhà quản lý phát huy khả năng, toàn tâm toàn ý với nhiệm vụ được giao cũng như ngăn ngừa những hành vi tiêu cực. Việc kiêm nhiệm làm đại diện ở nhiều doanh nghiệp cần nhanh chóng được thay thế. 57 Song song đó, tùy theo nhu cầu công việc mà có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ lao động, công nhân kỹ thuật đáp ứng được nhiệm vụ được giao trên tinh thần hiệu quả và tiết kiệm. Ngoài ra, TCT cần có những biện pháp cụ thể để thu hút những cán bộ quản lý có trình độ cao, phù hợp với yêu cầu quản lý của TCT. Chính những nhân tố từ bên ngoài sẽ đem lại sức sống mới cho doanh nghiệp. Thu hút nhân tài là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên thành công của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp không có nhân tài thì khó có khả năng phát triển. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp liên quan đến việc chọn, giữ, đào tạo nhân tài. Chú ý đến nguồn lực lượng kế cận, cần xây dựng quy hoạch đào tạo, cán bộ nguồn, lực lượng kết thừa. 3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC 3.2.1 Phát triển thị trường chứng khoán Chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK) là những biểu hiện của sự phát triển ở mức độ cao của nền kinh tế thị trường. Trên thị trường chứng khoán, các cổ phiếu, trái phiếu của công ty được mua bán tạo nên thị trường vốn sôi động. Vốn sẽ lưu chuyển từ nơi có hiệu quả thấp sang nơi có hiệu quả cao. Sự phát triển của TTCK phụ thuộc chủ yếu vào việc trên thị trường có chứng khoán để giao dịch hay không. Các công ty cổ phần thường là doanh nghiệp cung cấp chứng khoán với tỷ lệ lớn hơn so với các doanh nghiệp khác. Sự hoạt động có hiệu quả của TTCK sẽ khuyến khích sự tham gia của công chúng vào việc mua cổ phần của DNNN cổ phần hóa, vì họ hiểu rằng bất cứ lúc nào, nếu cần họ có thể chuyển từ cổ phiếu sang tiền mặt nhờ vào khả năng thanh khoản của chúng. Chứng khoán với tính thanh khoản cao của nó sẽ có tác động lớn trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội cho các công ty cổ phần. Chỉ với sự tồn tại của TTCK, những cổ đông của công ty cổ phần, những nhà đầu tư mới thực sự yên tâm đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu. Sự tham gia của các công ty cổ phần vào thị trường chứng khoán buộc những nhà quản lý công ty phải điều hành tốt hơn do phải công bố với các cổ đông và công chúng về tình hình SXKD, thực hiện chế độ báo cáo tài chính minh bạch của công ty. Giữa thị trường chứng khoán và công ty cổ phần có mối liên hệ mật thiết với nhau. Để cho hàng hóa của thị trường chứng khoán dồi dào thì các công ty cổ phần phải được lên sàn giao dịch. Cho đến nay các công ty cổ phần thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ thu hút được 25 công ty niêm yết với tổng giá 58 trị thị trường của các công ty niêm yết là 132 triệu USD, một con số quá nhỏ nếu so với quy mô các thị trường chứng khoán lân cận như Thái Lan có 419 công ty niêm yết, với quy mô 101 tỷ USD; Malaysia có 937 công ty niêm yết, qui mô 172 tỷ USD; Trung Quốc có 1.253 công ty niêm yết, quy mô 463 tỷ USD 5 Nhà nước cần có các chủ trương chính sách hỗ trợ, khuyến khích cụ thể để hình thành các điều kiện kinh tế, pháp lý kỹ thuật nhân lực một cách đầy đủ và đồng bộ cho thị trường chứng khoán vận hành; trong đó môi trường pháp lý là nhân tố đặc biệt quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của thị trường chứng khoán. Sớm ban hành Luật về TTCK và phải được sửa đổi từng bước sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể của TTCK. Phần lớn những người đầu tư vào các doanh nghiệp CPH đều mong muốn những công ty này niêm yết để cổ phiếu có tính thanh khoản, có nơi giao dịch. Người bán người mua đều cảm thấy an tâm hơn với những chứng nhận về mặt pháp lý cho cổ phiếu. Ngoài sàn, nhiều khi cổ phiếu của những doanh nghiệp chưa niêm yết chỉ được giao dịch bằng giấy tay, độ rủi ro cao. Cần có cơ chế chính sách khuyến khích các công ty CPH niêm yết trên thị trường chứng khoán như: có chế độ ưu đãi công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tiếp cận dễ dàng với ngân hàng; giảm thuế các doanh nghiệp thực hiện CPH; giảm các loại thuế hành chính liên quan đến việc phát hành mua bán chứng khoán đăng ký trên thị trường...để cổ phiếu có tính thanh khoản, tăng hàng hóa cho thị trường chứng khoán, khơi thông kênh huy động vốn chủ yếu và hiệu quả cho nền kinh tế. 3.2.2 Về quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng quản trị công ty mẹ trong đầu tư góp vốn và bán tài sản ở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Theo khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp năm 1999 nói về công ty TNHH một thành viên: “chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp”. Cũng ở Luật Doanh nghiệp tại khoản 1d Điều 47 nói về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu “Quyết định các dự án đầu tư có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty”; khoản 1đ “Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty”. Xét trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp thì: 5 Thông tin lấy từ trang Web báo Đầu tư chúng khoán-Bộ Kế hoạch – Đầu tư (www.vir.com) 59 Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu. Trong quá trình SXKD, công ty con có nhu cầu vốn nhưng do không được phát hành cổ phiếu (theo khoản 3 Điều 46 Luật Doanh nghiệp) nên đi vay, nếu số nợ vay lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữu, chẳng hạn nợ bằng 2 trong khi nguồn vốn chủ sở hữu bằng 1; lúc đó: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn =Nợ phải trả+ Nguồn vốn chủ sở hữu = 3 50% Tổng tài sản = 1,5 Nếu theo các điều khoản nêu trên, công ty mẹ có quyền quyết định bán hoặc đầu tư (bao gồm đầu tư ra ngoài, góp vốn mua cổ phần ở doanh nghiệp khác) tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị vốn mà công ty mẹ đã đầu tư vào công ty con : 1,5 1; nhưng chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ đã đầu tư vào công ty con (theo giả định bằng 1); tức là bán cái không phải của mình. Rõ ràng đã có sự nghịch lý về quyền hạn và trách nhiệm, nghĩa vụ của công ty mẹ đối với công ty con. Khi điều này xảy ra sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế xã hội. ≥ Tương tự như vậy tại khoản 2b Điều 30 Luật DNNN, HĐQT quyết định hoặc phân cấp cho TGĐ “quyết định các dự án đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của các công ty khác, bán tài sản của công ty có giá trị đến 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty”. Để tránh sự nghịch lý này nên chăng cần chỉnh lại “...giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty với điều kiện không được vượt quá tổng mức vốn điều lệ”. Có như thế mới tránh được những xáo trộn xảy ra khi công ty con vào tình trạng mất khả năng chi trả. 3.2.3 Xác định lại vốn Nhà nước khi đầu tư góp vốn tại các doanh nghiệp khác Theo khoản 1c Điều 37 Nghị định 153/2004/NĐ-CP ngày 9/8/2004 (sau đây gọi là Nghị định 153), Vốn điều lệ của công ty mẹ được hình thành từ chuyển đổi TCT, công ty thành viên hạch toán độc lập của TCT, công ty nhà nước độc lập là số vốn Nhà nước đầu tư và ghi trong Điều lệ công ty mẹ gồm “Vốn nhà nước được TCT, công ty thành viên hạch toán độc lập của TCT, công ty Nhà nước độc lập góp vào các công ty cổ phần, công ty TNHHtừ hai thành viên trở lên, công ty liên doanh với nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài”. Nhưng thực tế khi doanh nghiệp đem góp vốn, mua cổ phần liên doanh với các đối tác, ngoài vốn Nhà nươc còn có vốn doanh nghiệp tự huy động. Do đó cần thay đổi cách xác định vốn Nhà nước ở các doanh nghiệp liên doanh, liên kết theo tỷ lệ vốn Nhà nước trên tổng vốn, chứ không thể là toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp tham gia liên doanh, liên kết. 60 3.2.4 Xác định lại chủ sở hữu của các công ty con do các doanh nghiệp thành viên thành lập Theo Quyết định số 1848/QĐ-UB ngày 19/5/2003 của UBND TP HCM v/v tổ chức lại TCT Bến Thành hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con, thì công ty con là các doanh nghiệp do TCT sở hữu toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ nhưng có quyền chi phối. Đặc điểm của TCT là có những doanh nghiệp TCT hoặc do một DNTV tham gia gó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf42801.pdf
Tài liệu liên quan