Luận văn Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay

Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng.

V.I.Lênin cho rằng: "Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”. Theo V.I.Lênin, khi Đảng đã có chính quyền thì đội ngũ cán bộ phải được kiện toàn về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của nhiệm vụ mới [29, tr.473].

Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề cán bộ luôn được quan tâm hàng đầu, Đảng đã dày công đào tạo, huấn luyện, xây dựng được một đội ngũ cán bộ tận tụy, kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng.

Đất nước đang tập trung đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá - nội dung cơ bản và trước mắt là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ các cấp ngang tầm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa nói chung, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay nói riêng.

Kiên Giang là một trong ba tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer đông nhất, sau tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng. Đồng bào Khmer chủ yếu sống bằng nghề nông, đại bộ phận sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, kinh tế phát triển chậm. Tập quán sản xuất tuy có bước tiến bộ so với trước nhưng vẫn còn lạc hậu, trình độ dân trí có bước nâng lên nhưng vẫn còn thấp, ý thức cần kiệm của một bộ phận chuyển biến rất chậm, đời sống còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Do vậy, công tác xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer là một nội dung trọng yếu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh, giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ đó đòi hỏi các cấp uỷ đảng phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhất là cán bộ chủ chốt cấp xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng và năng lực, trí tuệ đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Đại hội Đại biểu lần thứ VIII Đảng bộ tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2005-2010, đề ra nhiệm vụ trọng tâm của công tác cán bộ là: “Chú trọng nâng cao chất lượng công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt các cấp, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ” [11, tr.72].

Ở những nơi có đồng đồng bào Khmer sinh sống, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer có vị trí, vai trò quan trọng nhất định. Sau Đại hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo triển khai thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đến năm 2010 và giai đoạn 2010-2015, trong đó cán bộ dân tộc Khmer có 2.232 người, chiếm 5,54%. Tuy công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ là người dân tộc Khmer đã được quan tâm, đội ngũ cán bộ là người dân tộc Khmer tiếp tục được nâng lên về số lượng và chất lượng, nhưng đội ngũ cán bộ này ở nhiều cơ sở vẫn còn hụt hẫng. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở 64/142 xã, phường, thị trấn có đông đồng bào Khmer sinh sống, số lượng chỉ có 51 người, chiếm tỷ lệ 8%; đa số trình độ hạn chế, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn chưa được quan tâm đúng mức; việc bố trí đội ngũ cán bộ này ở những xã có đông đồng bào Khmer chưa nhiều, còn bất cập, có những xã rất đông người Khmer sinh sống nhưng không có nguồn để bố trí vị trí chủ chốt.

 

doc111 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. V.I.Lênin cho rằng: "Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”. Theo V.I.Lênin, khi Đảng đã có chính quyền thì đội ngũ cán bộ phải được kiện toàn về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của nhiệm vụ mới [29, tr.473]. Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề cán bộ luôn được quan tâm hàng đầu, Đảng đã dày công đào tạo, huấn luyện, xây dựng được một đội ngũ cán bộ tận tụy, kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng. Đất nước đang tập trung đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá - nội dung cơ bản và trước mắt là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ các cấp ngang tầm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa nói chung, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay nói riêng. Kiên Giang là một trong ba tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer đông nhất, sau tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng. Đồng bào Khmer chủ yếu sống bằng nghề nông, đại bộ phận sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, kinh tế phát triển chậm. Tập quán sản xuất tuy có bước tiến bộ so với trước nhưng vẫn còn lạc hậu, trình độ dân trí có bước nâng lên nhưng vẫn còn thấp, ý thức cần kiệm của một bộ phận chuyển biến rất chậm, đời sống còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Do vậy, công tác xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer là một nội dung trọng yếu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh, giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ đó đòi hỏi các cấp uỷ đảng phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhất là cán bộ chủ chốt cấp xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng và năng lực, trí tuệ đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Đại hội Đại biểu lần thứ VIII Đảng bộ tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2005-2010, đề ra nhiệm vụ trọng tâm của công tác cán bộ là: “Chú trọng nâng cao chất lượng công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt các cấp, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ” [11, tr.72]. Ở những nơi có đồng đồng bào Khmer sinh sống, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer có vị trí, vai trò quan trọng nhất định. Sau Đại hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo triển khai thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đến năm 2010 và giai đoạn 2010-2015, trong đó cán bộ dân tộc Khmer có 2.232 người, chiếm 5,54%. Tuy công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ là người dân tộc Khmer đã được quan tâm, đội ngũ cán bộ là người dân tộc Khmer tiếp tục được nâng lên về số lượng và chất lượng, nhưng đội ngũ cán bộ này ở nhiều cơ sở vẫn còn hụt hẫng. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở 64/142 xã, phường, thị trấn có đông đồng bào Khmer sinh sống, số lượng chỉ có 51 người, chiếm tỷ lệ 8%; đa số trình độ hạn chế, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn chưa được quan tâm đúng mức; việc bố trí đội ngũ cán bộ này ở những xã có đông đồng bào Khmer chưa nhiều, còn bất cập, có những xã rất đông người Khmer sinh sống nhưng không có nguồn để bố trí vị trí chủ chốt. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải nghiên cứu một cách căn bản, đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra được mục tiêu và những giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ngang tầm với nhiệm vụ mới. Góp phần lý giải những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài: “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên nghành Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nói riêng đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu. Trong các đề tài và bài viết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đáng chú ý là các công trình: * Đề tài cấp Nhà nước KX 05-11: “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị đổi mới” (1994) của Học viện Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội, đã nghiệm thu đạt kết quả tốt và được in thành sách năm 1998, do PGS, TS. Trần Xuân Sầm chủ biên. * Đề tài: “Mẫu hình và con đường hình thành người cán bộ lãnh đạo chính trị chủ chốt cấp cơ sở” (1992) của Học viện Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội. Các đề tài nói trên đã nghiên cứu rất hệ thống về mặt lý luận có liên quan đến đề tài mà tác giả đang nghiên cứu. Đó là cơ cấu, tiêu chuẩn, và phẩm chất đạo đức của cán bộ chủ chốt ở cơ sở nói chung. * Đề tài: KH-BD (2008) – 20 “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người Khmer ở xã, phường, thị trấn khu vực Tây Nam bộ”, do đồng chí Nguyễn Thái Hoà, Phó vụ trưởng Vụ địa phương III, Ban Tổ chức Trung ương làm chủ nhiệm. Đề tài nêu khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và lược sử hình thành vùng đất Nam bộ và Tây Nam bộ có liên quan trực tiếp đến người Khmer Tây Nam bộ; đặc điểm người dân Tây Nam bộ và đơn vị hành chính cấp xã; đặc điểm dân tộc Khmer Tây Nam bộ; những vấn đề chính trị - xã hội tác động đến đồng bào Khmer và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Làm rõ thực trạng và đánh giá đội ngũ cán bộ dân tộc Khmer trong hệ thống chính trị khu vực Tây Nam bộ, kết quả công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ, những thuận lợi và khó khăn, những kinh nghiệm từ thực tiễn công tác cán bộ người dân tộc Khmer Tây Nam bộ. Trên cơ sở đó, nêu mục tiêu, phương hướng, căn cứ, điều kiện và 11 giải pháp xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người Khmer; những đề xuất, kiến nghị với cơ quan Trung ương, và các cấp địa phương trong khu vực Tây Nam bộ. Đặc biệt, đề tài đã xây dựng được yếu tố mang tính mô hình về tiêu chuẩn 5 chức danh chủ chốt ở cơ sở. Góc độ nghiên cứu của đề tài rộng hơn so với đề tài mà tác giả đang nghiên cứu, đối tượng chính của đề tài này chủ yếu là cán bộ cấp xã người Khmer (cả cán bộ chuyên trách, công chức và cán bộ không chuyên trách cấp xã). * Đề tài cấp cơ sở: “Phương hướng và giải pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện, xã người Khmer ở hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng hiện nay” (2007), Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực IV, Cần Thơ, do TS. Huỳnh Văn Long làm chủ nhiệm. Đề tài cũng có một phần đề cập đến cán bộ chủ chốt cấp xã người Khmer nhưng chủ yếu hướng của đề tài khai thác về phương hướng và giải pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này. * Một số luận án tiến sĩ có liên quan đến đề tài: - “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay”(1996), Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, của Nguyễn Mậu Dựng. - “Nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã hiện nay”(1994), Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, của Hồ Bá Thâm. - “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” (2000), Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, của Phạm Công Khâm. - “Phát triển đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ trong công cuộc đổi mới hiện nay” (2002), Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, của Trần Thanh Nam. Tổng quan chung mà các luận án đề cập có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu là “đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở”. Tác giả sử dụng các luận án như là những tài liệu tham khảo, trong đó có kế thừa những luận cứ khoa học đã được các tác giả của các luận án trên nghiên cứu một cách có hệ thống. * Một số luận văn thạc sĩ liên quan đến vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã: - “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bình Thuận hiện nay" (1999), Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, của Nguyễn Thị Quỳnh Xê. - “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn hiện nay” (2000), Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, của Nguyễn Văn Phích. - “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay” (2001), Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, của Đoàn Tất Hoài. - “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay” (2002), Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, của Nguyễn Văn Côi. - “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp xã ở tỉnh Gia Lai trong giai đoạn hiện nay” (2003), Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, của Nguyễn Huy Châu. - “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị các xã ở tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay” (2004), Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, của Vũ Thị Nghĩa. Các luận văn trên có những đóng góp về mặt lý luận rất sâu sắc trong nghiên cứu về “đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã”. Vai trò của đội ngũ này rất lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở nhưng lại có những đặc điểm riêng cho từng loại hình cấp xã như: cấp xã miền núi, cấp xã nông thôn, cấp xã biên giới, .v.v.. ; xét về cơ cấu dân tộc, đội ngũ này có những đặc điểm riêng biệt. Ở những nơi đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, đội ngũ cán bộ chủ chốt là người Khmer được xem như là những đối tượng khu biệt mà các đề tài cần phải tách ra để nghiên cứu sâu hơn nhưng cũng cần phải đặt trong tổng thể để có những so sánh cần thiết. Có thể nhận thấy, các luận văn trên chỉ nghiên cứu chung về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, chưa nghiên cứu chuyên sâu về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc thiểu số - đặc biệt là dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung hay ở Kiên Giang nói riêng. * Một số luận văn thạc sĩ liên quan đến dân tộc Khmer từ góc độ xây dựng Đảng: - “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các đảng bộ xã vùng đông đồng bào Khmer tập trung ở tỉnh Kiên Giang hiện nay” (2000), Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, của Nguyễn Việt Dũng. - “Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng của Đảng ở vùng có đông người Khmer trong giai đoạn hiện nay” (2005), Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, của Nguyễn Sỹ Đệ. - “Xây dựng đội ngũ đảng viên ở các xã có đông đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh giai đoạn hiện nay” (2005), Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, của Lâm Văn Rạng. - “Chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ xã vùng có đông đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay” (2006), Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, của Thái Thị Duy Quyên. - “Chất lượng các đảng bộ xã có đông đồng bào Khmer ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn hiện nay” (2006), Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, của Nguyễn Thị Hồng Cẩm. - “Phát triển đảng viên trong đồng bào Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Trà Vinh giai đoạn hiện nay” (2006), Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, của Trần Thị Chính. - “Quản lý đảng viên là người Khmer ở các đảng bộ xã, thị trấn thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang giai đoạn hiện nay” (2008), Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, của Nguyễn Sơn Hải. - “Tỉnh uỷ Sóc Trăng lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội ở vùng đông đồng bào Khmer trong giai đoạn hiện nay” (2008), Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, của Trần Thanh Sang. Đối tượng nghiên cứu của các đề tài nói trên hoặc là đảng viên người dân tộc Khmer hoặc đối tượng ở vùng dân tộc Khmer. Tác giả tham khảo để có cái nhìn bao quát về đặc điểm người dân tộc Khmer, cán bộ, đảng viên là người Khmer và những cơ sở có đông đồng bào Khmer sinh sống. Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp rất lớn về mặt khoa học xoay quanh vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, mỗi công trình đều có sự khai thác ở những bình diện, cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và ở tỉnh Kiên Giang nói riêng chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn a. Mục đích của luận văn Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer và việc xây dựng đội ngũ cán bộ này ở tỉnh Kiên Giang, tìm ra nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế, luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay. b. Nhiệm vụ của luận văn Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer. Đánh giá đúng thực trạng, đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ này ở tỉnh hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn a. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer (theo quan niệm của tác giả) ở tỉnh Kiên Giang. Đồng thời, nghiên cứu công tác xây dựng đội ngũ cán bộ này ở trong tỉnh hiện nay. b. Phạm vi nghiên cứu Về lý luận, luận văn không trình bày toàn bộ vấn đề cán bộ nói chung, mà tập trung nghiên cứu những vấn đề trực tiếp liên quan, làm cơ sở cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang hiện nay. Về mặt thực tiễn, luận văn tập trung nghiên cứu các xã, phường, thị trấn có đông đồng bào Khmer sinh sống ở tỉnh Kiên Giang. Trong chừng mực nhất định, luận văn liên hệ đến một số tỉnh có đồng bào Khmer sinh sống ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thời gian nghiên cứu khảo sát thực tế từ năm 2005 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn a. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm, các nghị quyết của Đảng ta về công tác cán bộ nói chung, cán bộ người dân tộc Khmer nói riêng. Đồng thời, tham khảo những tài liệu của các công trình khoa học, các văn kiện, số liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu. b. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, đồng thời coi trọng điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn. 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn - Làm rõ được vị trí, vai trò và đặc điểm của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác cán bộ và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. - Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ này ở tỉnh Kiên Giang trong những năm qua. - Đưa ra phương hướng và giải pháp thiết thực nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể cung cấp những luận cứ khoa học về vai trò, đặc điểm cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer cho các cấp uỷ đảng ở các địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống. Nhằm tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng ta về cán bộ và công tác cán bộ. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy môn học Xây dựng Đảng trong các Trường chính trị tỉnh. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 2 chương, 5 tiết. Chương 1 XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER Ở TỈNH KIÊN GIANG - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. CẤP XÃ VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER Ở TỈNH KIÊN GIANG 1.1.1. Cấp xã có đông đồng bào Khmer sinh sống và quan niệm đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang 1.1.1.1. Xã và đặc điểm các xã có đông đồng bào Khmer sinh sống ở tỉnh Kiên Giang Việt Nam là một nước nông nghiệp, có khoảng 76% cư dân sống ở nông thôn với khoảng hơn 60 triệu nông dân trong tổng số hơn 80 triệu dân của cả nước. Từ bao đời nay, làng xã Việt Nam đã trở thành đơn vị hành chính cơ sở, nơi cộng đồng dân cư sinh sống, gắn bó chặt chẽ trong các quan hệ kinh tế, dòng tộc và văn hoá. Các đơn vị làng xã có tầm quan trọng đặc biệt, tồn tại như một môi trường, một không gian - xã hội, một đơn vị hành chính - lãnh thổ với những đặc điểm khác nhau về địa lý, dân cư, kinh tế, văn hoá. v.v.. [8, tr.150]. Cấp xã được xác định là cấp cơ sở trong hệ thống chính trị bốn cấp quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay, gồm: cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Hội nghị Trung ương năm khoá IX, họp tại Hà Nội, tháng 3 năm 2002, đã ra nhiều nghị quyết quan trọng, trong đó có nghị quyết về “đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”. Hội nghị xác định: “các cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống”, nơi diễn ra tất cả các mặt hoạt động của đời sống xã hội. Nói tới cơ sở là nói tới xã, phường, thị trấn, trong đó xã là chủ yếu, chiếm 85% trong tổng số các đơn vị hành chính cấp cơ sở, thuộc địa bàn nông thôn, chiếm số lượng hơn hẳn so với phường thuộc địa bàn đô thị. Trong xu hướng đô thị hoá các phường được thành lập trên cơ sở từ xã chuyển thành phường, đó là những phường còn mang đậm dáng dấp của xã. Về mặt tổ chức hoạt động và thiết chế chính trị - xã hội, xã chuyển thành phường đòi hỏi phải chuyển từ quản lý và tự quản công cộng làng xã sang quản lý hành chính đô thị. Cái cũ định hình bền vững từ rất lâu đời chưa mất hẳn, cái mới đang hình thành, chưa thật sự định hình, chưa có được một diện mạo đặc thù của chính nó. Từ cội nguồn sâu xa đến hiện trạng đang tồn tại, ta đều thấy phường được sinh ra từ xã và biến đổi từ xã mà ra. Từ khi có chính thể dân chủ cho tới nay chúng ta mới nói tới xã như một tập hợp mở rộng của các làng và coi xã là cấp cơ sở ở nông thôn trong hệ thống bốn cấp của quản lý hành chính nhà nước [8, tr.170]. Xã là một đơn vị cấp hành chính cuối cùng trong bốn cấp của hệ thống quản lý hành chính, là cấp thấp nhất theo sự phân cấp quản lý nhưng cái thấp nhất không đồng nghĩa với cái ít quan trọng nhất. Do vậy, cấp xã là chủ yếu và điển hình, bao trùm và phổ biến trong sự hình dung về cấp cơ sở, về đời sống kinh tế - xã hội và văn hoá cũng như về hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay. Cấp xã được xem là cơ sở của xã hội, là nơi cư trú, sinh sống của người dân, nơi thực thi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là cầu nối trực tiếp giữa dân với Đảng. Mối quan hệ công tác của hệ thống chính trị cấp cơ sở thể hiện trong cơ chế tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động: tổ chức đảng có vai trò hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị cơ sở; chính quyền xã, phường, thị trấn có vai trò quản lý nhà nước; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên bao gồm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ và Hội Cựu chiến binh, v.v.. có vai trò đoàn kết, tập hợp quần chúng tham gia vào các hoạt động xây dựng và phát triển đất nước, thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tổ chức đảng ở cấp xã hay tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là tế bào đầu tiên, trực tiếp liên kết các đảng viên lại với nhau thành tổ chức. Với mạng lưới tổ chức của mình, các cơ sở Đảng ở cấp xã là điểm tựa của Đảng để tiến hành công tác tuyên truyền, động viên và tổ chức thực hiện đường lối của Đảng trong quần chúng, là sợi dây nối liền Đảng với quần chúng. Thông qua phong trào cách mạng của quần chúng ở địa phương, cán bộ chủ chốt ở cơ sở Đảng nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, tổng kết sáng kiến của quần chúng, đóng góp cho Đảng và Nhà nước để bổ sung, phát triển đường lối, chính sách. Chính quyền cấp xã bao gồm Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Trong đó, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở cơ sở và là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở cơ sở. Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân và là cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở. Chính quyền cấp xã không chỉ là nơi thực thi quyền lực của nhân dân, đảm bảo dân chủ mà còn là chủ thể tổ chức các hoạt động của cộng đồng trên địa bàn như các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, v.v., một mặt chăm lo tổ chức các hoạt động cộng đồng; mặt khác, là công cụ của Nhà nước để ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và quyền làm chủ của nhân dân. Chính quyền cấp xã được củng cố và hoàn thiện sẽ được đông đảo quần chúng nhân dân tín nhiệm và tin tưởng; những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn. Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở thuộc hệ thống chính trị ở cơ sở, chủ yếu có năm tổ chức là Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh. Các đoàn thể chính trị - xã hội là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, thống nhất, phối hợp hoạt động của các tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; giám sát việc thực thi dân chủ; bảo vệ, chăm lo lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân; tham gia củng cố hệ thống chính trị, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng ở cơ sở. Các hoạt động của các tổ chức đoàn thể nhân dân là nhằm thực hiện quyền làm chủ và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các hội viên và nhân dân lao động trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Từ cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị cấp xã và vị trí của nó trong xã hội, cấp xã có vai trò rất quan trọng. Là cấp thấp nhất trong hệ thống chính trị bốn cấp, nơi có nhiều dân cư sinh sống nhất và gần dân nhất, là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, vùng nhạy cảm nhất của đời sống xã hội, có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống còn, thành bại của chế độ. Cấp xã là nơi hiện thực hoá và kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nơi đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Cấp xã chính là địa bàn thuận lợi để xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc, tạo điều kiện thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cấp xã còn là đơn vị tổ chức cơ bản của huyện, xã mạnh thì huyện mạnh và ngược lại các xã yếu, không ổn định là những “điểm nóng” thì huyện không thể phát triển, vững mạnh, thậm chí còn gây những hậu quả khó lường. Bắt nguồn từ tầm quan trọng của cơ sở, cho nên xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cấp cơ sở là một trong những nhiệm vụ quan trọng để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đập tan âm mưu của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đảng ta luôn coi cơ sở là nền tảng của Đảng, quan tâm nâng cao sức chiến đấu, xây dựng cơ sở thật sự là những pháo đài nhằm củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng. Đối với các xã có đông đồng bào Khmer sinh sống ở Kiên Giang, ngoài những vị trí, vai trò và đặc điểm của cấp xã nói trên còn nổi lên một số đặc điểm cơ bản như sau: Một là, hầu hết đều là những nơi kinh tế - xã hội phát triển chậm, thuộc diện vùng sâu vùng xa, xã, thị trấn khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Hiện nay, đơn vị hành chính cấp xã ở tỉnh Kiên Giang là 142 xã, phường, thị trấn, có 64 xã, phường, thị trấn có đông đồng bào Khmer sinh sống, trong đó có 53 xã thuộc diện xã khó khăn [42], có 27 xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn [41], đang thụ hưởng chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Cụ thể, đối với huyện Kiên Lương có hơn 3.400 hộ người Khmer (chiếm 15% dân số huyện), có 5 xã biên giới (Vĩnh Phú, Vĩnh Điều, Phú Mỹ, Phú Lợi, Tân Khánh Hoà) với gần ba nghìn hộ và cũng là những xã chiếm hai phần ba tổng số nghèo toàn huyện. Xã Phú Lợi là một trong những xã nghèo nhất của tỉnh Kiên Giang, được tách ra từ xã Phú Mỹ (xã Anh hùng) năm 2005, trong tổng số hơn 800 hộ dân, thì Phú Lợi có gần 350 hộ là đồng bào Khmer và cũng gần con số đó nằm trong diện nghèo, trong đó hơn hai phần ba hộ nghèo là đồng bào Khmer. Hai là, người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi; sống tập trung ở các phum, sóc; trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hoá còn thấp; cuộc sống sinh hoạt văn hoá của người dân thường gắn với chùa chiền, Phật giáo Nam tông (Tiểu thừa). Ngôi Chùa đóng vai trò quan trọ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV.DOC
  • docbia.doc
  • docphu luc.doc
Tài liệu liên quan