Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm - Phạm Văn Beo (Phần 2)

I. KHÁI NIỆM CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Gia đình là “hạt nhân của xã hội” (lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh), mà cơ sở để tạo

nên gia đình là hôn nhân. Chính vì thế, muốn xây dựng một xã hội không thể không chú ý

đến nền tảng hôn nhân và gia đình. Theo pháp luật Việt Nam và truyền thống đạo đức từ lâu

đời của Việt Nam, những thành viên trong gia đình phải thương yêu nhau, giúp đỡ nhau

cùng tiến bộ. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam thì ghi nhận “Nhà nước bảo hộ hôn nhân

và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng,

bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái trở thành những công dân tốt. Con cháu

có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ ” (Điều 64 Hiến pháp 1992). Không

chỉ là những quy định mang tính hình thức, Bộ luật hình sự theo đó đã quy định hàng loạt

các hành vi vi phạm “chế độ hôn nhân và gia đình” bị xem là tội phạm và quy định hình phạt

đối với các hành vi đó. Việc tội phạm hoá các hành vi xâm phạm “chế độ hôn nhân và gia

đình” thể hiện thái độ nghiêm khắc của Đảng và Nhà nước ta đối với các hành vi xâm phạm

này.

pdf279 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm - Phạm Văn Beo (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(đã đề cập ở một số điều luật). Tội nhận hối lộ được coi là hoàn thành kể từ khi người phạm tội thỏa thuận được việc nhận tiền và hứa sẽ làm hoặc không làm một việc thuộc thẩm quyền của mình theo yêu cầu của người đưa hối lộ hoặc người thứ ba mà người đưa hối lộ quan tâm. Như vậy, nếu vì biết ơn người có chức vụ, quyền hạn đã giải quyết công việc của mình nhiệt tình, hiệu quả mà đối tượng được giải quyết đã chủ động “tạ ơn” (không có hứa hẹn trước) thì không có tội nhận hối lộ xảy ra. Đối với trường hợp người có chức vụ quyền hạn chủ động đòi hối lộ, tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội tỏ rõ thái độ đòi hỏi để làm hoặc không làm một việc và người đưa hối lộ đã chấp nhận đề nghị đó. Trường hợp người có chức vụ quyền hạn chỉ nhận những lợi ích tinh thần mà không nhận những lợi ích vật chất để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì không cấu thành tội nhận hối lộ. Tội nhận hối lộ và tội lợi dụng chức vụ gây ảnh chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 283) có điểm khác nhau sau đây: Người phạm tội nhận hối lộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tự mình làm hoặc không làm một việc (thuộc thẩm quyền của mình) có lợi cho người đưa hối lộ hoặc người thứ ba. Trong khi đó, người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi lại lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thúc đẩy người khác làm hoặc không làm một việc có lợi cho người có yêu cầu. - Chủ quan: lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ của người phạm tội là động cơ tư lợi với mục đích nhận hối lộ. Nếu không có mục đích này thì dù người phạm tội có làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hay theo yêu cầu của người khác cũng không cấu thành tội phạm này mà chỉ có thể cấu thành các tội phạm tương ứng với các hành vi làm trái pháp luật của người có chức vụ, quyền hạn (nếu có). - Chủ thể: là chủ thể đặc biệt - người có chức vụ, quyền hạn. Đồng thời chức vụ, quyền hạn của chủ thể phải có liên quan đến việc giải quyết những yêu cầu của người đưa hối lộ. c. Hình phạt chia làm 4 khung: - Khung 1: nhận hối lộ không có các tình tiết định khung tăng nặng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. - Khung 2: nhận hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: ¾ Có tổ chức. 374 ¾ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là làm một việc vượt quá chức vụ, quyền hạn mà mình có (vượt khỏi phạm vi quyền hạn của mình) như: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường ra lệnh bắt người tạm giữ hoặc tạm giam; trưởng Công an phường, xã bắt người tạm giữ để đòi hối lộ; cán bộ quản lý thị trường ra lệnh khám nhà, khám người Để lạm dụng chức vụ, quyền hạn, trước hết người phạm tội phải có chức vụ, quyền hạn nhưng đã sử dụng vượt quá chức vụ, quyền hạn đã có. Nếu một người không có chức vụ, quyền hạn gì nhưng lại mạo danh là mình có chức vụ, quyền hạn đó để lấy của hối lộ thì không phải là lạm dụng chức vụ, quyền hạn để nhận hối lộ mà là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự. Thông thường, người phạm tội trong trường hợp này chỉ lạm dụng quyền hạn, chứ ít khi lạm dụng chức vụ. Tuy nhiên, quyền hạn bao giờ cũng gắn liền với chức vụ, nên khi nói đến lạm dụng quyền cũng là lạm dụng chức vụ. Trước đây, thuật ngữ lợi dụng chức vụ, quyền hạn và lạm dụng chức vụ, quyền hạn được hiểu như nhau. Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản của công dân đã dùng thuật ngữ “lạm dụng chức quyền” để chỉ hành vi phạm tội lạm dụng chức quyền, để chiếm đoạt tài sản của công dân (Điều 8) và giải thích là : “Lạm dụng chức quyền có thể là làm trong phạm vi quyền hạn của mình hoặc vượt ra khỏi phạm vị quyền hạn của mình”. Quá trình phát triển của pháp luật hình sự và qua thực tiễn xét xử, các nhà làm luật thấy cần thiết phải phân biệt hai thuật ngữ “lạm dụng chức vụ, quyền hạn” và “lợi dụng chức vụ, quyền hạn”. Lạm dụng là có ít mà dùng nhiều, dùng quá mức, vượt ra khỏi phạm vi được phép. ¾ Phạm tội nhiều lần. ¾ Biết rõ của hối lộ là tài sản Nhà nước. Đây là một tình tiết thuộc chủ quan. Vì thế, để áp dụng tình tiết này, chúng ta cần chứng minh người phạm tội nhận thức được tài sản mà mình nhận là thuộc sở hữu Nhà nước. Nếu người phạm tội chỉ nghi ngờ đó là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước nhưng vẫn cứ nhận thì không áp dụng tình tiết này. Trong thực tế, có những trường hợp tài sản vừa thuộc sở hữu Nhà nước vừa thuộc sở hữu tập thể (tài sản của công ty liên doanh, công ty cổ phần). Những trường hợp này khá phức tạp và thường phát sinh nhiều quan điểm khác nhau khi xét xử. Tuy nhiên, theo chúng tôi, vì đây là một tình tiết thuộc chủ quan cho nên chúng ta cần xác định thái độ chủ quan của người phạm tội. Nếu người phạm tội cho rằng đây là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước mà vẫn nhận thì cần áp dụng tình tiết này và ngược lại. ¾ Đòi hối lộ, sách nhiễu, hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt. Đòi hối lộ là chủ động yêu cầu người khác phải đưa tiền, tài sản, hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào cho mình thì mới làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa (hoặc theo yêu cầu của người đưa). Thực tiễn xét xử cho thấy người nhận hối lộ không trực tiếp yêu cầu người khác phải đưa hối lộ nhưng lại có thủ đoạn gợi ý hoặc qua trung gian để gợi ý cho người khác đưa hối lộ cho mình. Trường hợp phạm tội này cũng phải coi là đòi hối lộ, thậm chí còn bị coi là dùng thủ đoạn xảo quyệt để đòi hối lộ. 375 Sách nhiễu là trường hợp người nhận hối lộ gây khó dễ cho người khác để đòi tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của họ như: đã có quyết định cấp đất nhưng cố tình trì hoãn việc giao quyết định cho người được giao đất; đã có chủ trương đền bù giải phóng mặt bằng nhưng cố tình trì hoãn việc thanh toán cho người được đền bù; đã có bản án có hiệu lực pháp luật, có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành nhưng cố tình trì hoãn việc ra quyết định thi hành án Nói chung người sách nhiễu để đòi hối lộ là người không làm một việc vì lợi ích của người đưa hối lộ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người nhận hối lộ sách nhiễu để đòi hối lộ và làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Sách nhiễu là gây chuyện lôi thôi để đòi hối lộ, sách nhiễu vòi vĩnh để đòi của đút lót là thói tham lam, xấu xa của bọn quan lại ngày xưa mà nhân dân ta thường lên án. Ngày nay Đảng và Nhà nước ta cũng coi sách nhiễu là hành động tha hoá của một bộ phận công chức trong bộ máy Nhà nước cần phải xử lý nghiêm khắc. Nhà làm luật coi tình tiết sách nhiễu để đòi hối lộ là yếu tố định khung hình phạt cũng là phù hợp với đạo đức xã hội, thể hiện được ý chí của nhân dân. Dùng thủ đoạn xảo quyệt để nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn dùng những cách thức, phương pháp thâm hiểm khiến cho người đưa hối lộ không thể tránh được việc đưa hối lộ, khó lường trước được để tránh. Chẳng hạn, nhận hối lộ nhưng buộc người đưa hối lộ phải viết giấy trả nợ, hợp đồng mua bán ¾ Của hối lộ có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. ¾ Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác. ¾ Của hối lộ có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên. ¾ Gây hậu quả nghiêm trọng khác. Hậu quả nghiêm trọng khác là những hậu quả phát sinh ngoài mong muốn của người phạm tội. Tuy nhiên, những hậu quả này đều do hành vi nhận hối lộ mà ra (đã bàn ở những tội phạm trước). - Khung 3: nhận hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: ¾ Của hối lộ có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng. - Khung 4: nhận hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: ¾ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác. Theo Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP (15/3/2001) của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, khi áp dụng điểm a khoản 4 Điều 279 BLHS về tội nhận hối lộ và điểm a khoản 4 Điều 289 BLHS về tội đưa hối lộ cần chú ý: 1) Trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng và không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, nhưng đánh giá tính chất tăng nặng và tính chất giảm nhẹ tương đương nhau, thì xử phạt người phạm tội mức án tương ứng với của hối lộ như sau: a. Xử phạt hai mươi năm tù nếu của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới tám trăm triệu đồng; 376 b. Xử phạt tù chung thân nếu của hối lộ có giá trị từ tám trăm triệu đồng đến dưới hai tỷ đồng. c. Xử phạt tử hình nếu của hối lộ có giá trị từ hai tỷ đồng trở lên. 2) Trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ mà không có tình tiết tăng nặng hoặc có ít tình tiết tăng nặng hơn, đồng thời đánh giá tính chất giảm nhẹ và tính chất tăng nặng xét thấy có thể giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội, thì có thể xử phạt người phạm tội mức án nhẹ hơn mức án được hướng dẫn tại tiểu mục 1) như sau: a. Xử phạt tù từ mười lăm năm (đối với tội nhận hối lộ) hoặc từ mười ba năm (đối với tội đưa hối lộ) đến dưới hai mươi năm nếu của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới tám trăm triệu đồng (trường hợp này phải có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS); b. Xử phạt hai mươi năm tù nếu của hối lộ có giá trị từ tám trăm triệu đồng đến dưới hai tỷ đồng; c. Xử phạt tù chung thân nếu của hối lộ có giá trị từ hai tỷ đồng trở lên. 3) Trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ hơn, đồng thời đánh giá tính chất tăng nặng và tính chất giảm nhẹ xét thấy cần tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, thì có thể xử phạt người phạm tội mức án nặng hơn mức án được hướng dẫn tại tiểu mục 1) như sau: a. Xử phạt tù chung thân nếu của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới tám trăm triệu đồng; b. Xử phạt tử hình nếu của hối lộ có giá trị từ tám trăm triệu đồng trở lên. 4) Trong trường hợp theo hướng dẫn tại các tiểu mục 1) và 3) thì người phạm tội nhận hối lộ phải bị xử phạt tử hình, nhưng người phạm tội nhận hối lộ đã nộp lại một phần đáng kể giá trị của hối lộ (hoặc người thân thích, ruột thịt... của người phạm tội đã nộp thay cho người phạm tội), thì có thể không xử phạt tử hình người phạm tội và tuỳ vào giá trị của hối lộ nộp lại mà có thể xử phạt người phạm tội tù chung thân hoặc tù có thời hạn. Được coi là đã nộp lại một phần đáng kể giá trị của hối lộ nếu: b. Giá trị của hối lộ đã nộp lại phải được từ một phần ba đến dưới một phần hai giá trị của hối lộ đã nhận, nếu có căn cứ chứng minh rằng người phạm tội (hoặc người thân thích, ruột thịt... của người phạm tôi) đã thực hiện mọi biện pháp để nộp lại giá trị của hối lộ đã nhận (đã bán hết nhà ở, tài sản có giá trị; cố gắng vay, mượn... đến mức tối đa). a. Giá trị của hối lộ đã nộp lại phải được ít nhất một phần hai giá trị của hối lộ đã nhận; 5) Trong trường hợp theo hướng dẫn tại các tiểu mục 1) và 3) thì người phạm tội đưa hối lộ phải bị xử phạt tử hình, nhưng người đưa hối lộ bị ép buộc hoặc không bị ép buộc mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được xử lý theo quy định tại khoản 6 Điều 289 BLHS. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị tài sản nhận hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 3. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 Bộ luật hình sự) a. Định nghĩa 377 Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn đó để chiếm đoạt tài sản của người khác. b. Dấu hiệu pháp lý - Khách thể: tội phạm này xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức. Từ đó, hành vi này đã làm cho cơ quan, tổ chức suy yếu, mất uy tín. Bên cạnh đó, hành vi phạm tội này còn xâm phạm sở hữu công dân, tập thể. Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản của người khác (của Nhà nước, tổ chức và cá nhân). - Khách quan: Người phạm tội có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác, thể hiện ở người phạm tội thực hiện hành vi vượt quá hoặc không thuộc thẩm quyền theo luật định và chiếm đoạt tài sản của người khác. Căn cứ để xác định hành vi của một người có lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình hay không là các quy định của pháp luật về thẩm quyền của từng người với chức vụ cụ thể. Nếu pháp luật không quy định người ở chức vụ đó có quyền làm mà họ đã làm thì là “lạm dụng”. Điều luật quy định hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Như vậy, trong thực tế hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản không cấu thành tội phạm này. Trong trường hợp, lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu Nhà nước sẽ cấu thành tội tham ô, nếu lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức (không phải của Nhà nước) thì có thể cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản (hay các tội phạm xâm phạm sở hữu tương ứng). Hành vi chỉ cấu thành tội phạm khi tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 500.000 đồng trở lên hoặc dưới 500.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này, hay đã bị kết án về một trong các tội quy định tại mục A chương XXI Bộ luật hình sự mà còn vi phạm. - Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích vụ lợi là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu một người có lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình nhưng không có mục đích chiếm đoạt tài sản thì không cấu thành tội phạm này. - Chủ thể: là chủ thể đặc biệt - người có chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên, người phạm tội đã sử dụng vượt quá mức so với chức vụ, quyền hạn được luật định để chiếm đoạt tài sản của người khác. Do vậy, tài sản mà người phạm tội chiếm đoạt không thuộc quyền quản lý của họ. Nếu tài sản thuộc quyền quản lý của người phạm tội thì hành vi chiếm đoạt tài sản đó sẽ cấu thành tội tham ô tài sản. c. Hình phạt chia làm 4 khung: - Khung 1: lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản không có các tình tiết định khung tăng nặng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 6 năm. 378 - Khung 2: lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 6 năm đến 13 năm: ¾ Có tổ chức. ¾ Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm. ¾ Phạm tội nhiều lần. ¾ Tái phạm nguy hiểm. ¾ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng. ¾ Gây hậu quả nghiêm trọng khác. - Khung 3: lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm: ¾ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng. ¾ Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác. - Khung 4: lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân: ¾ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên. ¾ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm, có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng. 4. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281 Bộ luật hình sự) a. Định nghĩa Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hành vi vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi cụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ, gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. b. Dấu hiệu pháp lý - Khách thể: tội phạm này xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. - Khách quan: 379 Người phạm tội có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ làm trái công vụ và hành vi làm trái công vụ đã gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, xã hội, hay quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hành vi này có thể thực hiện bằng hành động hay không hành động (khi công vụ yêu cầu làm mà không làm). Đây là một quy định mang tính bao quát các hành vi phạm tội liên quan đến chức vụ. Nếu các hành vi phạm tội với các đặc điểm cụ thể thì cấu thành các tội phạm cụ thể (tham ô, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi). Tội phạm hoàn thành khi chủ thể có hành vi làm trái công vụ gây thiệt hại (điều luật không nói gây thiệt hại thế nào, mức độ bao nhiêu). c. Hình phạt chia làm 3 khung: - Khung 1: lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ không có các tình tiết định khung tăng nặng, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. - Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích vụ lợi hay động cơ cá nhân là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Trong thực tiễn, việc xác định động cơ vụ lợi của người phạm tội thường không khó, nhưng việc xác định “động cơ cá nhân khác” là một việc làm không dễ. Chẳng hạn, người phạm tội thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ vì nể nang, danh vọng, để tiến cao địa vị xã hộithì rất khó chứng minh. - Chủ thể: là chủ thể đặc biệt - người có chức vụ, quyền hạn. - Khung 2: lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm: ¾ Có tổ chức. ¾ Phạm tội nhiều lần. ¾ Gây hậu quả nghiêm trọng. - Khung 3: lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm, có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng. 5. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282 Bộ luật hình sự) Dấu hiệu pháp lý của tội phạm này cũng giống tội phạm quy định tại Điều 280. Tuy nhiên, nếu hành vi khách quan của tội phạm tại Điều 280 là lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thì hành vi khách quan của tội phạm này là lạm dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp 380 của công dân. Như vậy, cấu thành tội phạm của tội phạm này là cấu thành tội phạm chung và cấu thành tội phạm của tội quy định tại Điều 280 là cấu thành tội phạm riêng. Hình phạt chia làm 3 khung: - Khung 1: lạm quyền trong khi thi hành công vụ không có các tình tiết định khung tăng nặng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm. - Khung 2: lạm quyền trong khi thi hành công vụ thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm: ¾ Có tổ chức. ¾ Phạm tội nhiều lần. ¾ Gây hậu quả nghiêm trọng. - Khung 3: lạm quyền trong khi thi hành công vụ gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm, có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng. 6. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 283 Bộ luật hình sự) a. Định nghĩa Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trực tiếp hoặc thông qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm. b Dấu hiệu pháp lý - Khách thể: tội phạm này xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức. Qua đó, hành vi này đã làm suy yếu, mất uy tín của các cơ quan, tổ chức. Đối tượng tác động của tội phạm này là hành vi của người bị người có chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng. 381 Vấn đề đối tượng tác động của tội phạm này thường gây ra tranh cãi. Có quan điểm cho rằng, đối tượng tác động của tội phạm này là tiền hoặc tài sản mà người có chức vụ, quyền hạn được hoặc sẽ được nhận. Thực tế, tiền hoặc tài sản trong trường hợp này chỉ là cái đích mà người phạm tội muốn đạt được. Cũng có ý kiến cho rằng, người bị ảnh hưởng chính là đối tượng tác động của tội phạm này. Quan điểm này cũng không chính xác vì thực tế, người phạm tội không tác động lên con người của người bị ảnh hưởng mà chỉ tác động lên hành vi của họ khiến họ làm sai chức trách. Việc làm sai của người bị ảnh hưởng sẽ mang lại lợi ích cho người phạm tội. - Khách quan: Người phạm tội có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn và trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào. Việc nhận các lợi ích đó được trả bằng giá là dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm. Dùng ảnh hưởng để thúc đẩy người khác (có chức vụ, quyền hạn) là dùng mối quan hệ giữa mình với người khác (có chức vụ, quyền hạn) để thúc đẩy. Mối quan hệ này có được từ chức vụ, quyền hạn của người phạm tội. Nếu ảnh hưởng này có thể do quan hệ họ hàng, bạn bè, tình cảm gia đìnhgiữa người phạm tội với người khác (có chức vụ, quyền hạn) thì có thể cấu thành tội phạm quy định tại Điều 291 – lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Trong trường hợp người phạm tội đã nhận nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác và hứa sẽ dùng ảnh hưởng của mình tác động đến người khác (có chức vụ, quyền hạn) nhưng cuối cùng đã không tác động thì cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp chưa nhận gì cả mà có hứa sẽ tác động đến người khác (có chức vụ, quyền hạn) nhưng không tác động thì không cấu thành tội phạm. Tội phạm này khác với tội nhận hối lộ ở chỗ người phạm tội không trực tiếp thực hiện các công việc (bên giao tiền, lợi ích vật chất yêu cầu) trong phạm vi chức trách của mình mà dùng ảnh hưởng (có được thông qua chức vụ, quyền hạn của mình) đối với người khác để người này thực hiện các công việc đó. - Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích vụ lợi là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Vì thế, nếu một người có tác động đến người khác (có chức vụ, quyền hạn) để họ làm Nếu người phạm tội đã nhận nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác sau đó đưa một phần hoặc toàn bộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đó cho người khác (có chức vụ, quyền hạn) để thúc đẩy họ làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu của người đưa thì tuỳ trường hợp có thể cấu thành tội đưa hối lộ (đồng phạm) hoặc môi giới hối lộ. Hành vi chỉ cấu thành tội phạm khi vật chất nhận có giá trị từ 500.000 đồng trở lên hoặc dưới 500.000 đồng (đã hoặc sẽ nhận) nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm. Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội đã nhận hoặc hứa sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác từ người đưa và đã tác động đến người khác (có chức vụ, quyền hạn) để họ làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu của người đưa, bất kể người khác (có chức vụ, quyền hạn) có thực hiện yêu cầu đó hay không. 382 hoặc không làm một việc theo yêu cầu của người thứ ba nhưng không vì động cơ vụ lợi thì không cấu thành tội phạm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền hoặc giá trị tài sản, lợi ích trục lợi. - Chủ thể: là chủ thể đặc biệt - người có chức vụ, quyền hạn và dùng chức vụ, quyền hạn đó để gây ảnh hưởng đối với người khác. Nếu người không có chức vụ, quyền hạn mà thực hiện hành vi này thì sẽ cấu thành tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 291). c. Hình phạt chia làm 4 khung: - Khung 1: lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi không có các tình tiết định khung tăng nặng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 6 năm. - Khung 2: lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 6 năm đến 13 năm: ¾ Có tổ chức. ¾ Phạm tội nhiều lần. ¾ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. ¾ Gây hậu quả nghiêm trọng khác. - Khung 3: lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm: ¾ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng. ¾ Gây hậu quả rất nghiêm trọng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluat_hinh_su_viet_nam_phan_cac_toi_pham_pham_van_beo_phan_2.pdf