Lupus erythematosus - Nguyễn Thị Bích Liên

Lupus đỏ là bệnh tự miễn, biểu hiện bằng viêm cấp

hoặc mãn tính các mô khác nhau của cơ thể.

Nếu ảnh hưởng đến da: lupus dermatitis hoặc

cutaneous lupus erythematosus (discoid lupus).

Nếu ảnh hưởng đến nhiều cơ quan: systemic lupus

erythematosus (SLE)

pdf77 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Lupus erythematosus - Nguyễn Thị Bích Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUPUS ERYTHEMATOSUS BS.CK2 NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN Trƣởng khoa Lâm sàng 2 BV. Da liễu TP. Hồ Chí Minh 1. ĐỊNH NGHĨA Lupus đỏ là bệnh tự miễn, biểu hiện bằng viêm cấp hoặc mãn tính các mô khác nhau của cơ thể. Nếu ảnh hưởng đến da: lupus dermatitis hoặc cutaneous lupus erythematosus (discoid lupus). Nếu ảnh hưởng đến nhiều cơ quan: systemic lupus erythematosus (SLE). 2. DỊCH TỂ HỌC Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam (có thể gấp 8 lần hoặc hơn): ở dạng SLE Xuát hiện ở mọi lứa tuổi : thường nhất là 20 – 45t Chủng tộc: gặp ở người Mỹ gốc Phi, Trung Hoa, Nhật DLE : nữ/nam : 3/2 đến 3/1 3. CĂN BỆNH HỌC Không rõ lý do chính xác của bất thường về miễn dịch trong lupus đỏ. Yếu tố di truyền, virus, tia cực tím, một số thuốc có thể có vai trò Thuốc: hydralazine, quinidine, procainamide, phenytoin, D. penicillamin 4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 4.1. Triệu chứng tổng quát: sốt, mệt mỏi, sụt cân, chán ăn 4.2. Biểu hiện da: Discoid lupus (lupus đỏ dạng đĩa) – Xuất hiện ở vùng phơi bày ánh sáng (mặt, da đầu) – Hồng ban không tẩm nhuận, giới hạn rõ, tăng sừng ở lỗ chân lông, tiến triển lâu để sẹo teo (dãn mạch, giảm sắc tố) – Không đau, không ngứa – 5 – 10% lupus dạng đĩa  SLE Hiện tượng Raynaud: hiện tượng mạch máu đầu chi bị co thắt khi tiếp xúc lạnh. SLE (hồng ban cánh bướm): – Xuất hiện ở 35 – 60% bệnh nhân SLE – Hồng ban ở hai má vắt qua cánh mũi – Hồng ban sẽ tăng khi ra nắng (nhạy cảm ánh sáng) – Tổn thương không đau, không ngứa, không để sẹo – Vị trí: mặt, vùng ngực, lòng bàn tay, bàn chân Rụng tóc: – Khu trú hoặc lan tỏa – Có thể để sẹo hoặc không Niêm mạc: – Viêm kết mạc – Viêm trợt niêm mạc miệng – Viêm lợi 4.3. Biểu hiện các cơ quan: Khớp: – Sưng, đau, cứng  biến dạng – Khớp bàn tay, cổ tay, bàn chân – Giống viêm khớp dạng thấp – Hoại tử xương vô khuẩn Cơ: – Đau cơ, yếu cơ – Tăng men cơ Phổi: – Viêm màng phổi – Viêm phổi cấp – Tổn thương mô kẽ phổi 4.3. Biểu hiện các cơ quan (tt): Mắt: – Viêm kết mạc – Mù thứ phát do nghẽn mạch võng mạc Tim: – Rối loạn nhịp tim – Viêm cơ tim – Viêm màng ngoài tim – Bệnh lý mạch vành Thận: – Viêm vi cầu thận – Hội chứng thận hư 4.3. Biểu hiện các cơ quan (tt): Huyết học: – Xuất huyết giảm tiểu cầu – Thiếu máu tán huyết – Giảm bạch cầu Thần kinh trung ương: – Bệnh thần kinh ngoại biên – Co giật, động kinh – Rối loạn tâm thần – Trầm cảm, hôn mê Tiêu hóa: – Biếng ăn, buồn nôn – Viêm tụy, viêm màng bụng – Gan to, vàng da, viêm gan 5. CẬN LÂM SÀNG 5.1. Lupus đỏ dạng đĩa Sinh hóa không xáo trộn Mô học: thượng bì tăng sừng, teo thứ phát, thoái hóa hốc các tế bào đáy, nút sừng bị dãn nở - lớp bì có thâm nhiễm lympho quanh mạch máu, nang lông Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp lắng đọng IgG, IgM, bổ thể ở da bệnh. 5.2. SLE: Sinh hóa: thay đổi,  globulin tăng, VDRL (+) giả, IDR (-) Miễn dịch: – LE (+) – ANA (+) – Anti DNA (+) – Miễn dịch huỳnh quang (+) ở da bệnh và da lành Mô học: ít thực hiện 6. CHẨN ĐOÁN 6.1. Lupus đỏ dạng đĩa: Chẩn đoán xác định: dựa vào lâm sàng Chẩn đoán phân biệt: – Viêm da ánh sáng – Lupus lao – Lichen phẳng – Phong 6.2. Lupus đỏ hệ thống: Chẩn đoán xác định: dựa 11 tiêu chuẩn của Hiệp hội Thấp khớp Hoa Kỳ (American Rheumatis Association) (1) Hồng ban ở mặt (2) Hồng ban dạng đĩa (3) Nhạy cảm ánh sáng (4) Loét miệng (5) Viêm khớp (6) Viêm thanh mạc (7) Tổn thương thận (8) Tổn thương thần kinh (9) Rối loạn huyết học (10)Rối loạn miễn dịch (Anti DNA, VDRL (+) giả, LE (+)) (11)ANA (+) Có 4/11 tiêu chuẩn  chẩn đoán xác định Chẩn đoán phân biệt: – Trứng cá đỏ – Viêm bì cơ – Hồng ban đa dạng – Phát ban do thuốc – Viêm nút quanh động mạch 7. ĐIỀU TRỊ 7.1. Nguyên tắc: Không thể điều trị khỏi Mục đích là điều trị triệu chứng, giảm viêm và giảm mức độ tự miễn ở các cơ quan Chỉ định điều trị sẽ thay đổi theo từng cá nhân 7.2. Biện pháp tổng quát: Nghỉ ngơi khi bệnh hoạt động Chú ý chất lượng giấc ngủ, vận động hợp lý Bảo vệ chống nắng: quần áo, nón, găng, kem chống nắng. 7.3. Thuốc: * Tại chỗ: Sang thương dày sừng: chấm nitơ lỏng, acid trichloracetic Corticoides tại chỗ Ức chế calcineurin tại chỗ Tiêm corticoids vào sang thương tăng sừng * Toàn thân: Kháng sốt rét tổng hợp: – Hydroxychloroquine (Plaquenil): 6.5mg/kg (400mg/ngày) – Chloroquine (Aralen): 3.5mg/kg (250mg/ngày) Kháng viêm non- steroid (NSAIDs) – Aspirin – Ibuprofen – Naproxen – Sulindac Không đáp ứng kháng sốt rét tổng hợp: – DDS (Diamino diphenyl sulfone) – Thalidomide * Toàn thân (tt): Corticoid: – Hiệu quả tốt do tác động giảm viêm – Có thể (u), tiêm vào khớp, tiêm mạch – Liều 1-2mg/kg – Giảm liều theo đáp ứng lâm sàng – Cần theo dõi tác dụng phụ Ức chế miễn dịch: – Methotrexate, Azathioprine, Cyclophosphamide, Chlorambucil, Cyclosporin, Mycophenolate mofetil Thuốc sinh học 8. PHÒNG NGỪA Bảo vệ chống nắng tốt Không được ngưng thuốc đột ngột, nhất là corticoid Dễ có nguy cơ nhiễm trùng  thận trọng khi sốt Điều trị thành công là tái khám thường xuyên, liên lạc với BS để theo dõi triệu chứng của bệnh cũng như tác dụng phụ của thuốc. Xin chân thành cảm ơn CHĂM SÓC DA BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN Trƣởng khoa Lâm sàng 2 BV. Da liễu TP. Hồ Chí Minh 1. ĐẠI CƢƠNG Da là cơ quan xúc giác có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại mọi kích thích từ môi trường ngoài. Đặc điểm da có thể thay đổi theo phái, tuổi, mùa, môi trường sống Để có làn da đẹp cần phải có cách chăm sóc đúng và phù hợp. Mỹ phẩm chỉ có tính hổ trợ khi sử dụng phù hợp 2. QUY TRÌNH CHĂM SÓC DA THƢỜNG (TẠI NHÀ) 2.1. Rửa mặt: Giúp mang đi các chất bẩn, chất nhờn và các sản phẩm trang điểm Rửa 2 lần/ngày với sản phẩm rửa mặt thích hợp 2.2. Toner (nƣớc hoa hồng): Giúp da mịn, láng Cung cấp thêm dưỡng chất cho da 2.3. Tẩy tế bào chết: Mang đi các tế bào da chết Cải thiện tuần hoàn da Làm sạch lỗ chân lông Thúc đẩy sự lành sẹo 2.4. Dùng các sản phẩm điều trị: Điều trị mụn Điều trị tăng sắc tố Điều trị chống nhăn 3. QUY TRÌNH CHĂM SÓC DA TẠI SALON 1. Rửa mặt 2. Massage mặt 3. Xông nóng 4. Tẩy tế bào chết 5. Đắp mặt nạ 6. Chiếu đèn LED 7. Thoa dưỡng ẩm 8. Bảo vệ chống nắng 4. THÓI QUEN CẦN THIẾT 4.1. Buổi sáng: Rửa mặt Tẩy tế bào chết Dưỡng ẩm/chống nắng 4.2. Buổi tối: Rửa mặt Tẩy tế bào chết Dưỡng ẩm 5. CÁC THÓI QUEN CẢI TIẾN 5.1. Buổi sáng: Rửa mặt Toner Tẩy tế bào chết Điều trị Giữ ẩm / kem chống nắng 5.2. Buổi tối: Rửa mặt Toner Tẩy tế bào chết Điều trị Dưỡng ẩm 6. CÁC SẢN PHẨM VỆ SINH DA MẶT Sửa rửa mặt (laits de toilette) Nước rửa mặt (lotions faciales) Hỗn hợp sữa và nước (duo lait-lotion) Xà phòng (savon) Chất tẩy rửa tổng hợp (syndets) Dung dịch tạo bọt Dung dịch không có chất tẩy Dung dịch nhiều chức năng Tẩy trang dành cho mặt Nước khoáng Tẩy tế bào chết Mặt nạ 7. KẾT LUẬN Chăm sóc da là việc thường xuyên phải thực hiện Chăm sóc da đúng kỹ thuật với sự hỗ trợ của mỹ phẩm sẽ giúp phòng ngừa được một số bệnh da, đem lại một làn da tươi khỏe. Xin chân thành cảm ơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflupus_10_10_170806114946_854.pdf
Tài liệu liên quan