Marketing quốc tế - Phần IV: Các quyết định marketing quốc tế

Chiến lược sản phẩm: các quyết định cơ bản và lên kế hoạch sản phẩm

Minh hoạ marketing : Đông là Đông mà Tây là Tây

Một công ty của Đức đã chi 35 triệu USD để xuất bản một nguyệt san ở Mỹ có tên là Geo(địa lí ). Dù các

ấn bản bằng tiếng Đức và Pháp của nguyệt san này đã đạt được nhiều thành công nhưng khái niệm về Geo

vẫn còn khá xa lạ với độc giả Mỹ. Thế nhưng các biên tập viên của Hoa Kỳ vẫn không thể xin được việc thay

đổi sản phẩm cho phù hợp với nước Mỹ. Họ cũng chẳng được phép quảng cáo trên ti-vi và giảm giá bán. Kết

quả là, Geo đã thất bại trong việc lôi cuốn độc giả của các tạp chí National Geographic (địa lí trong nước) cũng

như Smithsonian.

Các tạp chí khoa học của Hoa Kỳ trên thế giới như Omni, Popular Science (khoa học thường thức),

Science 82 và Discover (khám phá) đang làm ăn hiệu quả tại Nhật Bản, nơi rất quan tâm đến khoa học kĩ

thuật. Những tạp chí đó thành công bởi vì cả khoa học công nghệ lẫn các ý tưởng sáng tạo đều tạo được sự

thu hút trên toàn cầu. Ngược lại, các ấn phẩm về chính trị và cá nhân như tạo chí People (con người) lại ít

được chú ý ở Nhật Bản.

pdf185 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 809 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Marketing quốc tế - Phần IV: Các quyết định marketing quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã đơn giản hoá rất nhiều những quyết định của người mua bằng việc tạo 6 mức sẵn có khác nhau , mỗi mức bao gồm một bộ cụ thể các hạng mục thiết bị tiêu chuẩn .ở khía cạnh này, người mua có thể có được một chiếc xe hơi rất gần với chiếc xe theo đơn đặt hàng của Nhật mà không cần thoả mãn, trên những hạng mục trang thiết bị tiêu chuẩn. Không thể nói rằng một chiến lược trọn gói luôn luôn ưu việt hơn hay kém ưu việt hơn, một chiến lược từng phần. Chiến lược trọn gói đem lại cho người mua nhiều sản phẩm hơn bằng số tiến ít hơn nhờ đơn giản hoá những hoạt động Marketing và sản xuất. Dĩ nhiên là trọn gói toàn bộ có vẻ không hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của người mua. Mặt khác, một sản phẩm có thể được cung cấp từng phần, do đó người mua không phải trả cho bất kỳ khoản phụ thêm không mong muốn nào hết. Kết quả là giá cả có thể trở nên phù hợp với túi tiền người tiêu dùng hơn nhờ việc cung cấp từng phần sản phẩm. Khi một Công ty đối mặt với việc giá xuất khẩu tăng do sự tăng lên của chi phí vận chuyển, thủ tục hải quan, chi phí đóng gói..., thì công ty đó nên xem xét tới những chiến lược làm giảm đi những ảnh hưởng của sự tăng giá. Theo Becker, thì có một số cách tiếp cận phù hợp. Trước tiên, Công ty đó có thể cố gắng rút ngắn kênh phân phối quốc tế để giảm số lần lặp lại các chức năng marketing. Cách này cũng có thể làm tăng mức độ kiểm soát giá cả thị trường cuối cùng. Thứ hai, Công ty đó có thể giảm giá xuất khẩu bằng cách dùng chi phí biến đổi làm giá sàn. Chiến lược này chỉ phù hợp khi không có vấn đề gì với việc bán phá giá và thuế cân bằng đánh vào phần tăng thêm. Thứ ba, Công ty có thể xem xét tới việc cải tiến sản phẩm của mình (ví dụ như giảm chất lượng thấp hơn, ít thay đổi mẫu mã, giảm sự lựa chọn, và đơn giản hoá thiết kế) nhờ đó có thể đạt được mức giá thấp hơn. Cuối cùng, Công ty có thể muốn xuất khẩu các bộ phận để lắp ráp hoặc lắp đặt các thiết bị sản xuất tại nước ngoài. Chiến lược cuối cùng này, nhờ giảm việc nhập khẩu lao động và nguyên vật liệu sẽ làm giảm sự tăng giá xuất khẩu. Bán phá giá Bán phá giá, một hình thức phân biệt đối xử về giá, là phương pháp trả những mức giá khác nhau cho cùng 1 sản phẩm ở những thị trường tương tự nhau. Kết quả là hàng hoá nhập khẩu được bán ở mức giá thấp gây thiệt hại cho những nhà sản xuất những hàng hoá cùng loại. Ví dụ như hàng Boeing, McDonnell Douglas, tố cáo hàng Airbus đã nhận 9 tỷ USD tiền trợ giá từ tập đoàn độc quyền của Chính phủ, có khả năng hàng này đã định giá mỗi chiếc máy bay ở mức giá thấp hơn chi phí thực từ 15 đến 20 triệu USD. Bán phá giá cũng được áp dụng trong ngành dịch vụ. Các ngân hàng Nhật Bản ở California đã bị tố cáo là bán phá giá tiền tệ ở thị trường Mỹ bằng cách định giá các khoản vay của họ ở một mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất của các Ngân hàng Mỹ Các hình thức bán phá giá. Có một số hình thức bán phá giá như bán phá giá tình thế, bán phá giá tấn công , bán phá giá liên tục và bán phá giá nghịch. Bán phá giá tình thế xảy ra khi một nhà sản xuất với một số những hàng hoá chưa bán được muốn từ bỏ những hàng hoá dư thừa đã khiến họ mệt mỏi. Để duy trì vị thế cạnh tranh ở thị trường nội địa, nhà sản xuất phải tránh việc gây ra chiến tranh giá cả vì điều đó có thể gây hại cho thị trường trong nước. Một trong những giải pháp đòi hỏi phải huỷ những hàng hoá dư thừa, ví dụ như những nông dân Châu á đã phảI vứt bỏ gà con trên biển hoặc thiêu chúng. Một con đường khác để giải quyết vấn đề này là giảm những thiệt hại bằng cách bán với bất cứ mức giá nào. Những hàng hoá dư thừa, do đó sẽ được bán phá giá ra nước ngoài tại những thị trường mà hàng hoá đó không được bán rộng rãi. Bán phá giá tấn công thì lâu dài hơn bán phá giá lẻ.Chiến lược này đòi hỏi phải bán hàng ở mức giá thua lỗ để tiếp cận được thị trường và có thể đánh bật các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường .Hoặc các đối thủ cạnh tranh phải ra khỏi thị trường hoặc thị trường mới được thiết lập, công ty đó sẽ sử dụng vị thế độc quyền của mình để tăng giá. Một số nhà bình luận đặt câu hỏi cho ý kiến rằng bán phá tấn công là có hại bằng cách chỉ ra nếu kết cục công ty tiến hành phá giá lạI tăng giá lên thì những đối thủ cạnh tranh cũ có thể tham gia trở lại thị trường khi việc đó lại trở nên có lợi hơn. Hitachi bị tố cáo là đã áp dụng bán phá giá tấn công sản phẩm con chip EPROM của hãng (bộ nhớ chỉ đọc). Hãng này đã đưa ra thông báo khuyến khích các nhà phân phối của Mỹ là "hãng sẽ định giá thấp hơn 10% so với các đối thủ cạnh tranh cho tới khi việc đấu thầu chấm dứt khi hãng Hitachi trở thành người chiến thắng . Văn phòng luật pháp , sau một năm dài tiến hành nghiên cứu, đã ngừng việc điều tra vì thấy không đủ bằng chứng để kiện hãng này. Zenith trong một thời gian dài đã tố cáo các nhà sản xuất vô tuyến truyền hình của Nhật sử dụng bán phá giá tấn công. Hãng này trong khi tiến hành tố tụng chống hiệp hội chế đã buộc tội các nhà sản xuất chính của Nhật Bản thông qua các hoá đơn sai và việc hạ giá bí mật, đã có âm mưu đặt ra các mức giá tấn công thấp cho mặt hàng vô tuyến truyền hình ở thị trường Mỹ với mục đích đánh bật các công ty của Mỹ để giành lấy vị thế độc quyền. Cả chính phủ Nhật Bản và Mỹ đều chống lại hiệp hội các công ty Nhật này trên lập trường "cưỡng chế tuyệt đối". Nói cách khác, hiệp hội bị kiện này là kết quả của sự nhượng bộ đối với chính sách xuất khẩu của Chính phủ Nhật Bản. Sau 16 năm điều tra về mặt pháp lý , Toà án tối cao đã bác bỏ những lý luận của hoạt động phi pháp này nhưng yêu cầu phải có sự xét xử liên quan đến lời buộc tội bán phá giá này. Bán phá giá liên tục là loại bán phá giá lâu dài nhất, đòi hỏi việc bán hàng kéo dài ở 1 thị trường tại các mức giá thấp hơn so với các thị trường khác. Phương thức này có lẽ xuất phát từ sự thừa nhận của 1 công ty rằng các thị trường thì khác nhau về những điều kiện về tổng chi phí và các đặc trưng về nhu cầu. Ví dụ, một công ty có thể cho rằng nhu cầu nước ngoài thì linh hoạt hơn là nhu cầu nội địa chẳng hạn. Dựa trên nhận thức này, công ty đó có thể quyết định dùng việc định giá chi phí nhỏ hoặc gia tăng ở nước ngoài trong khi dùng việc định giá chi phí đầy đủ để trang trải các chi phí cố định trong nước. Phương thức này mang lại lợi ích cho người tiêu dùng nước ngoài, nhưng lại bất lợi đối với người tiêu dùng trong nước .Lấy ví dụ như Nhật Bản có thể duy trì mức giá cao ở thị trường nội địa, đặc biệt đối với các mặt hàng điện tử, bở vì không có sự cạnh tranh từ nước ngoài nào ở đây nhưng nước này lại sẵn sàng giảm giá ở thị trường Mỹ đề giành lấy hoặc duy trì thị phần. Kết quả là người tiêu dùng Nhật Bản phải chịu thiệt do phải trả mức giá cao hơn cho các sản phẩm của Nhật được định giá thấp hơn rất nhiều tại các thị trường khác. Ba loại bán phá giá trên thông thường có chung 1 đặc trưng: đó là đều đòi hỏi phải định những mức giá thấp hơn ở thị trường ngoài nước so với thị trường nội địa. Tuy nhiên, có thể có một phương thức ngược lại, bán phá giá nghịch. Để tiến hành được phương thức này, nhu cầu nước ngoài phải kém linh hoạt hơn và thị trường đó phải chịu một mức giá cao hơn. Như vậy, bất kỳ hình thức bán phá giá nào cũng sẽ được thực hiện ở thị trường nội địa của các nhà sản xuất thông qua việc bán với mức giá thấp hơn tại địa phương. Phương diện pháp lý của bán phá giá. Việc bán phá giá có bất hợp pháp hay không là tuỳ thuộc vào việc phương thức này có được chấp nhận ở từng thị trường hay không . Thuỵ Sĩ không có luật chống phá riêng. Tuy vậy phần lớn các quốc gia đều có các quy định về bán phá giá đặt ra một mức giá thấp nhất hay giá sàn có thể áp dụng trên thị trường. Việc bán phá giá bất hợp pháp diễn ra khi giá đã tính thấp hơn mức giá quy định. Năm 1987, Bộ thương mại của Mỹ đã quyết định rằng sản phẩm ống màu vẽ từ Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Singapor và Canada đã được bán phá giá ở thị trường Mỹ ở những mức giá thấp hơn mức giá thị trường, và các đại lý đó đã bị phạt. Thế nào là mức giá không hợp lý hay bất hợp pháp, và loại bằng chứng nào cần để chứng minh lời tố cáo việc bán phá giá. Hình 16.2 đã đưa ra các nhân tố được phòng Thương Mại Quốc tế sử dụng để so sánh các mức giá nhằm xác định xem liệu các mặt hàng nhập khẩu có được bán tại mức giá thấp hơn giá trị hợp lý không. Trường hợp của xe golf Melex từ Phần Lan là một ví dụ chỉ ra những khó khăn trong việc xác định mức giá hợp lý. Sự thành công của Melex ở Mỹ đã dẫn đến lời buộc tội hãng bán phá giá. Bộ Tài chính đã không thể xác định được liệu mức giá ở Mỹ của Melex có thấp hơn mức giá nội địa tại Phần Lan hay không bởi Phần Lan không hề có bất kỳ khoá huấn luyện nào về chơi golf và do vậy cũng không hề có nhu cầu về sản phẩm này. Chi phí sản xuất không phù hợp để xác định giá hợp lý của sản phẩm này. Nền kinh tế xã hội của Phần Lan, không cho phép những chi phí của các nhân tố sản xuất bị áp đặt bởi thị trường. Vì nguyên nhân này, Luật thương mại năm 1974 không cho phép dùng các chi phí sản xuất tại các nước XHCN/xã hội vào mục đích so sánh. Để xác định các chi phí hợp lý, Bộ tài chính đã bắt đầu sử dụng các chi phí của các nhà sản xuất nhỏ Canada làm các mức giá tham khảo, chỉ khi thấy các Công ty Canada dừng việc chế tạo xe golf. Ngoài ra, Phần Lan đã phản đối rằng các chi phí sản xuất của các Công ty Canada là quá cao và không thích hợp để đem ra so sánh. Bước tiếp theo của Bộ tài chính là dựa vào các mức giá tham khảo của một sản phẩm có thể so sánh được từ các quốc gia có thị trường tự do. Mehico và Tây Ban Nha đã được chọn bởi hai nước này được xem là có điều kiện phát triển kinh tế tương tự như Phần Lan. Mặc dù cả Mehico và Tây Ban Nha đều không sản xuất xe golf, cả 2 nước đều được dùng để xác định xem liệu chi phí sản xuất của họ sẽ là bao nhiêu nếu họ sản xuất một sản phẩm như vậy . Sau rất nhiều tranh cãI và xem xét , kết luận đưa ra là giá trị chế tạo không khác mấy so với giá thực tế của Melex . Bằng chứng của việc bán phá giá là khi một sản phẩm được bán với mức giá thấp hơn giá trị hợp lý, năm 1986, Bộ Thương Mại đã phán quyết rằng các nhà sản xuất chất bán dẫn của Nhật đã thực sự bán phá giá con chip EPROM 256 K DRAMS, 64 K DRAMS ở thị trường Mỹ . NEC được xem là dẫn đầu trong số những công ty vi phạm, đã bán các con chip của mình ở mức giá thấp hơn 108% và 180% so với giá trị hợp lý. Một ví dụ khác về bằng chứng bán phá giá là một sản phẩm đã được bán ở một mức giá thấp hơn mức giá hay chi phí sản xuất tại thị trường nội địa. Nước Mỹ dựa vào mức giá nguồn của các quan chức Mỹ, mức giá này nhằm hạn chế bán phá giá bằng cách đưa ra một dấu hiệu sớm của mức giá nhập khẩu không được chấp nhận. Lấy ví dụ trường hợp sản phẩm là thép, mức giá nguồn đặt ra một mức giá thấp nhất cho thép nhập khẩu , được ổn định bởi chi phí sản xuất thép tại Nhật Bản. Theo General Accounting Office, 40% tổng nhập khẩu tại một thời điểm được định giá thấp hơn giá nguồn. Để làm giảm việc bán phá giá, Tổ chức hành động chống bán phá giá yêu cầu Bộ Thương Mại phải đánh thuế công bằng đối với phần chênh lệch bán phá giá. Thuế chống bán phá giá tính dựa trên khoản tiền mà giá trị thị trường ngoài nước hay giá trị chế tạo vượt quá giá mua hoặc giá bán của một nhà xuất khẩu. Ví dụ như Bộ Thương Mại vào năm 1982 đã phán quyết rằng 16 Công ty tại 6 nước Châu Âu đã bán phá giá các sản phẩm thép tại thị trường Mỹ và bán với mức giá thấp hơn chi phí sản xuất từ 1 - 41%. Do vậy, các nhà sản xuất thép nhập khẩu của liên minh Châu Âu năm 1981 đã bị đánh thuế phản kháng với mức 45%. Hành động này đã dẫn đến thoả thuận giữa Mỹ và liên minh Châu Âu giới hạn lượng nhập khẩu ở 10 loại tới 5,7% thị trường Mỹ nếu các nhà sản xuất Mỹ rút lại những lời phàn nàn của họ. Trường hợp sản phẩm là TV, năm 1971 Bộ tài chính đã nhận thấy việc bán phá giá sản phẩm của Nhật đang diễn ra. Sự việc này dẫn tới một thoả thuận với 22 nhà nhập khẩu đã bị đánh thuế 77 triệu USD cho các sản phẩm nhập khẩu từ ngày 31 tháng 3 năm 1979. Bộ thương mại đã chấp nhận 66 triệu USD như cách giải quyết những yêu cầu chống bán phá giá chống lại trên 100 Công ty đã nhập khẩu các sản phẩm toàn bộ của Nhật Bản với tổng giá trị 25 tỷ USD tại mức giá thấp hơn giá nội địa của Nhật Bản từ năm 1971 đến năm 1979. Hãng Jenith, cho rằng các hình phạt đó là chưa đủ, đã thách thức cả những luật lệ, nhưng toà án tối cao đã từ chối xem xét lời kháng án. Làm thế nào để bán phá giá (hợp pháp và bất hợp pháp) Bán phá giá là 1 phương thức phổ biến. Các nhà xuất khẩu và các nhà nhập khẩu của họ luôn quan tâm tới tác dụng của phương thức này khi cần thiết, và sẽ tìm ra những cách để giữ bí mật phương thức này. Chúng ta có thể học được đôi điều từ trường hợp của hãng Mitsui. Mitsui đã phải chịu trách nhiệm về việc tiến hành vụ bán phá giá lớn nhất và đã đưa ra lời biện hộ với 21 đIểm chính bao gồm việc hối lộ các nhân viên hảI quan và giả mạo giấy tờ để bán thép với giá thấp hơn mức giá quy định. Mitsui đã cố gắng giấu kín hành động bán phá giá của mình bằng nhiều cách. Hãng che đậy nguồn gốc các sản phẩm thép của Nhật Bản bằng cách nguỵ trang chúng như được chế tạo tại Mỹ (ví dụ như trường hợp nhập khẩu dây dẫn vào Houston). Hãng đã trình ra những giấy tờ sai để che giấu gía trị thực của hàng hoá, ký lùi ngày các hoá đơn lại để tránh các mức giá quy định. Ngoài ra, hãng đem đến cho các khách hàng Mỹ của mình khoản chiết khấu bằng với khoản chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ gía thực tế, và các tính toán được thực hiện sau khi hàng đã được nhập. Các khoản chiết khấu bất hợp pháp này có tổng gía trị là 1,3 triệu USD từ năm 1987 đến năm 1987. Một cách đánh lừa khác có liên quan tới cách dùng những khai báo tổn thất. Mitsui đã đưa ra những lời khai báo sai rằng hàng hoá đã bị hư hại trong quá trình vận chuyển và cấp một khoản tín dụng 22,676 USD cho đinh ốc kim loại Hàn Quốc đã hư hại mà không cần xem xét hay thông báo những tổn thất này cho công ty bảo hiểm của hãng. Mặc dù đã áp dụng những biện pháp hết sức tinh vi này, Mitsui vẫn bị phát giác và phải trả những khoản tiền phạt rất nặng cho hành động bán phá giá và sự gian lận của mình Sears đã bị buộc tội tương tự do kết hợp với Sanyo và Toshiba trình ra những hoá đơn hải quan sai lệch có liên quan tới hoạt động nhập khẩu vô tuyến truyền hình của Nhật Bản từ năm 1968 đến năm 1975. Để tránh các hình phạt hải quan do mức giá định ra thấp hơn mức giá tại thị trường Nhật Bản, Sears đã chứng minh các mức giá mua đều cao hơn mức giá đã trả thực tế. Trong 2 trong 7 năm đó, Sear đã phóng đại mức giá của Toshiba lên 1,66 triệu USD và của Sanyo lên 7 triệu USD Khung 16-2: Bán phá gía: các cơ sở để so sánh 1. Việc xác định liệu hàng hoá có được bán cho những người tiêu dùng tại Mỹ với mức giá thấp hơn giá trị hợp lý hay không thường dựa trên sự so sánh giữa mức giá FOB xí nghiệp ròng đến tay nhà nhập khẩu của Mỹ và giá FOB xí nghiệp ròng đến tay những người mua tại thị trường nội địa. Nếu doanh số hàng bán sang Mỹ dựa trên cơ sở giao hàng CIF hoặc cơ sở giao hàng FOB, thì những lượng khấu trừ cần thiết được tính nhằm đưa giá cả về mức giá FOB xí nghiệp. 2. Nếu chính hàng hoá đó hoặc hàng hoá tương tự không được bán ở thị trường nội địa, hoặc nếu lượng bán ở thị trường nội địa là quá nhỏ (thông thường là dưới 5% lượng bán ở các nước thứ ba), không đủ cơ sở để so sánh, thì người ta sẽ so sánh giữa mức giá tại Mỹ và mức giá xuất khẩu sang các nước thứ ba. 3. Nếu hàng hoá chỉ được bán ở Mỹ hoặc nếu hàng hoá bán ở thị trường nội địa hoặc sang các nước thứ 3 không hoàn toàn tương tự với hàng hoá bán ở Mỹ để tạo nên một cơ sở thoả mãn cho việc so sánh, thì người ta sẽ so sánh giữa giá bán ở Mỹ và giá trị chế tạo, được quy định theo các Thoả thuận mhương mại ký kết năm 1979. Giá trị chế tạo là tổng của: a. Chi phí nguyên vật liệu, lao động và chế tạo. b. Những khoản phí chung thông thường, ví dụ như quản lý cấp cao và xí nghiệp, và lợi nhuận thông thường thấy được trong quá trình sản xuất của hàng hoá có đặc trưng chung tương tự ; và c. Chi phí bao gói và các khoản phí khác cho việc chuẩn bị hàng hoá vận chuyển sang Mỹ. Luật này quy định rằng các khoản tăng thêm cho các chi phí chung phải chiếm tối thiểu 10% chi phí dưới mục a và khoản tăng thêm đó cho lợi nhuận phải đạt tối thiểu 8% tổng chi phí chung. Nếu một mối quan hệ tồn tại giữa chủ tàu và nhà nhập khẩu khác hơn so với mối quan hệ giữa người bán và người mua (ví dụ như nếu nhà nhập khẩu là đại lý hoặc công ty con của chủ tàu), thì người ta sẽ so sánh giữa tiêu dùng trong nước hoặc giá cả của nước thứ ba với các mức giá bán của nhà xuất khẩu ,là mức giá mà nhà nhập khẩu sẽ bán lại hàng hoá tại Mỹ, ít (1) chi phí và trách nhiệm vận chuyển hơn, (2) khoản tiền của bất kỳ thoả thuận bán hàng nào và các khoản phí bán hàng có liên quan tới việc bán hàng hoá tại Mỹ và bất kỳ chi phí nào phải gánh chịu từ quá trình trước khi hàng hoá nhập khẩu được bán lại. Trong việc so sánh các mức giá tại Mỹ với các mức giá bán ở thị trường nội địa hoặc sang các nước thứ ba, cho phép có sự khác nhau ở mức giá mà toàn bộ hoặc từng phần tuỳ thuộc sự khác nhau về lượng bán hoặc sự khác nhau về điều kiện bán hàng. Các quy tắc thương mại lần thứ tư lập ra quy định chung quy định trong trường hợp thông thường sẽ quản lý xem liệu một khoản chiết khấu số lượng cá biệt có chấp nhận được cho mục đích thừa nhận một khoản chiết khấu số lượng hay không . Nhìn chung ,những khác biệt trong các trường hợp bán hàng có chiết khấu bị giới hạn trong những trường hợp phát sinh một mối quan hệ trực tiếp đối với việc bán hàng được xem xét tới , chẳng hạn như những khác biệt trong các điều kiện tín dụng , người đứng ra bảo lãnh , bảo hành , trợ giúp kỹ thuật , cung cấp dịch vụ , sự tự tôn của người bán hàng hoá trong quảng cáo của người mua , hoặc các chi phí bán hàng khác hay các khoản tiền hoa hồng Khi so sánh mức giá bán hàng mà người xuất khẩu dùng ,sẽ có những khoản chiết khấu hợp lý cho những khoản chi phí bán hàng thực tế phải chịu ở thị trường nội địa cho tới các khoản phảI gánh chịu ở thị trường Mỹ. Nhìn chung , không có những khoản chiết khấu dành cho những khác biệt trong quảng cáo hay các chi phí bán hàng khác , trừ khi chính các khoản chi phí đó đảm nhận việc đạI diện cho những người bán hàng : chẳng hạn như quảng cáo của một loạI được thiết kế để tiếp cận khách hàng của người bán hơn là khách hàng của người mua . Nhìn chung , không có khoản chiết khấu bắt buộc cho những khác biệt trong chi phí sản xuất , trừ những trường hợp nơI chuẩn bị hàng hoá là không đúng . Trong trường hợp này , chiết khấu sẽ chủ yếu dựa trên những khác biệt trong chi phí sản xuất nhưng khi cần thiết , những tác động của chính những khác biệt về giá trị thị trường của hàng hoá đó có thể cũng được xét đến , nếu chứng minh được khoản chênh lệch giá cả phụ thuộc hoàn toàn hoặc phần nào vào những khác biệt đó . Những khác biệt trong chi phí sản xuất hàng hoá với các đặc trưng vật lý tương tự nhau như các sản phẩm mục tiêu sẽ không được cho phép. Khi so sánh giá mua của những nhà nhập khẩu của Mỹ ( hoặc giá bán của những người xuất khẩu ) với giá cung nội địa , bất kỳ khoản thuế nào được nộp cho việc bán hàng trong nước hoặc được hoàn lại do nhập khẩu , sẽ được tính thêm vào giá mua đó ( hoặc giá bán của những người xuất khẩu ). Trong hầu hết các trường hợp ,một công ty xuất khẩu hàng hoá bằng đường biển có thể tự thuyết phục rằng công ty đó không bán hàng vào Mỹ tạI mức gía thấp hơn giá trị hợp lý bằng cách đơn giản là so sánh các mức giá FOB xí nghiệp ròng của công ty bán sang Mỹ với giá FOB xí nghiệp ròng bán tạI thị trường nội địa hoặc sang các nước thứ ba. Để ngăn cản các hãng của Nhật bán phá giá các con chip EPROM trên thị trường Mĩ. Mĩ và Nhật đã đưa ra một mức giá đúng với thị trường hay là mức giá tối thiểu cho những con chip. Nhưng, những nhà sản xuất chip ở Mĩ đã khẳng định rằng Nhật đã vi phạm thoả thuận thương mại này dưới hình thức bán phá giá chip ở Hồng Kông, Đài Loan và Singapo đồng thời bán chip cho người Hàn Quốc ở mức giá đúng luật nhưng lại được bớt một số tiền. Vấn đề là các con chip này có thể xâm nhập vào thị trường Mĩ hoặc những nhà sản xuất Mĩ sử dụng chất bán dẫn có thể chuyển hoạt động của họ sang thị trường khác để lợi dụng lợi thế giá chip rẻ. Phá giá là một biện pháp mạo hiểm mà có thể gây ra nhiều khó khăn cho người bán phá giá, thêm vào đó là tạo ra một lượng lớn chi phí cho các mục tiêu tài chính lớn. Do đó, một chiến lược thích hợp là sử dụng các biện pháp khác để vượt qua luật chống bán phá giá. Một biện pháp có thể tránh những phí tổn của bán phá giá phân biệt hoá các hàng hoá xuất khẩu và các hàng bán trên thị trường nội địa. Bằng việc chủ động tạo ra sản phẩm nội địa mà sản phẩm nước ngoài không thể so sánh, sẽ không có giá nội địa để làm cơ sở so sánh giá cả. Đó cũng là lý do mà nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản bán xe hơi của họ dưới những cái tên mới bằng tên đã được đổi ở Mĩ. Một biện pháp khác dùng để chống bán phá giá là tạo ra những điều chỉnh có tính cạnh tranh hơn ở danh mục hàng không có giá khi đàm phán với chi nhánh hoặc người phân phối. Ví dụ như sử dụng sáng tạo tín dụng có thể có hiệu quả như bán phá giá. Có thể vượt qua vấn đề phá giá bằng việc xản suất một sản phẩm thực hiện ở một nước thay vì nhập khẩu hàng hoá sự lựa chọn này rất thiết thực cho các nhà sản xuất Nhật bản, những người không muốn sản xuất ở Nhật, nhưng mà họ không có đối thủ cạnh tranh nước ngoài.Tuy nhiên, giá co trong nước đem lại những bát lợi cho nhà sản suất Nhật bản vì có thể dễ dàng chứng minh được rằng Nhật bán phá giá ở thị trường Mĩ. Để giảm tới mức tối thiểu việc chi phí trội lên ở Mĩ, các hãng ở Nhật bản đã nhập khẩu những chi tiết máy và các phụ tung sự bóp méo giá cả. Luật phá giá không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến sự biến đổi của giá cả. Chính sách giá cả của chính phủ có thể điều tiết khả năng định giá của thị trường. Thực tế, tất cả tất các chính phủ đều không để cho thị trường tự hiện hành giá. Exhibit 16-3 đã miêu tả vai trò của thị trường và giá cả được hình thành như thế nào ở mnhững nước chúng tôi lựa chọn trong hộp. Khi chính phủ trực tiếp tham gia vào mua bán hàng hoá trong nước và nước ngoài, thông thường những hoạt động đó sẽ có ảnh hưởng kèm theo là sự biến động giá cả. bởi vì chính sách giá cả của Nhật bản ảnh hưởng tới lĩnh vực nông nghiệp, những nông dân của Nhật có thể đưa ra mức giá gạo cao gấp vài lần ở Mĩ, kết quả là ở Nhật người tiêu dùng phải trả tiền gấp đôi gấp ba lần mức gạo thế giới. Bảng 16-1 chỉ rõ sự khác biệt giá cả xe hơi ở các nước. Giá một chiếc xe hơi trung bình ở Singapo có thể gấp bốn lần một chiếc xe tô sang trọng ở Tokyo hoặc ở Brucsen. Exhibit 16-3: Vai trò của thị trường giá cả Brazin: Các mức giá cả liên quan chịu ảnh hưởng của chính sách tỉ giá hối đoái, các biện pháp thuếu quan và phi thuế quan trong thương mại. Thuế là ưu đãi tín dụng góp phần chỉ đạo đầu tư tư nhân. Kenia: Thông thường, giá cả không phản ánh khả năng hữu dụngcủa các nguồng lực trong nông nghiệp, giá cả này hoàn toàn sai lệch và sản xuất được bảo vệ khỏi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Những biện pháp quản lý trực tiếp như giấy phép sản xuất, sẽ hạn chế tính hoạt động của thị trường. Singapo: Singapo thường sử dụng các dấu hiệugiá cả của thị trường quốc tế. Sự bóp méo giá cả vào những năm 1960, khi Singapo còn nằm trong liên bang Malaixia, đã không còn nữa. Thái lan: Nền kinh tế căn bản theo định hướng thị trường. vẫn còn nhiều sự méo mó giá cả, tuy nhiên dưới hình thức thuế và bảo vệ mậu dịch trong sản xuất, nhưng những biện pháp nàychỉ có tầm quan trọng tương đối ít và thậm chí còn thường không có tính ràng buộc. Nam tư: Thị trường hàng hoá cuối cùng được coi như là hoạt độngtốt nhưng cần có sự can thiệp của chính phủ vào thị trường hàng háo trung gian và thị trường thị trường các hàng hoá dịch vụ thiết yếu. Thị trường các nhân tố cơ bản (vốn và lao động) bị phá vỡ. Nguồn: Helen Hugnes "Private and Development Country Experience" Economic Development and Private Sector (Washington DC. Ngân hàng thế giới. 1983) 36 - 39 được tái bản dưới sự cho phép của ngân hàng thế giới. Trong nhiều trường hợp, chính phủ đưa ra một mức giá cao để hạn chế người tiêu dùng nội địa sử dụng hàng hoá nhập khẩu. Ví dụ: lúa mỳ ở Mĩ bán tại Nhật với giá gấp đôi mức giá mà lẽ ra người Nhật phải trả. Japan Tobacco and Salt Public Coorperation, một công ty độc quyền đã bán thuốc lá ngoại với mức giá quá cao (500%) tới mức giá của chúng nhièu gấp rưỡi giá của các sản phẩm nhãn hiệu nội, chính phủ đã có được như mong muốn, thuốc lá ngoạichỉ chiếm 2% thị phần. Luật lệ về giấy phép và sự bắt buộc phải có bằng sáng chế cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá thị trường. Canada dùng biện pháp giấy phép bắt buộc và cho phép các nhà phân phối nhập khẩu các loại th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfspv206_p2_0892.pdf
Tài liệu liên quan