Máy thở - Kỹ thuật thở máy & chăm sóc người bệnh thở máy

MỤC TIÊU

- Nêu được định nghĩa, chỉ định, ưu

nhược điểm của thở máy

- Tùy trình độ đào tạo - từ biết cách đảm

bảo cho người bệnh được thông khí tốt

với các thông số đã cài đặt, cho đến việc

chủ động triển khai các kỹ thuật thở máy

dưới chỉ định của bác sĩ.

- Biết cách chuẩn bị máy thở và chăm sóc

bệnh nhân thở máy và đảm bảo nuôi

dưỡng người bệnh đầy đủ, đúng qui cách

tránh làm nặng suy hô hấp

pdf47 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Máy thở - Kỹ thuật thở máy & chăm sóc người bệnh thở máy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỉ được dùng nước cất, không được dùng dung dịch muối. - Hệ thống HME là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Do vậy bình chứa nước phải được thay và khử trùng hàng ngày. - Tháo bỏ hệ thống "mũi giả" khi khí dung bệnh nhân thở máy. b. Hút đờm dãi qua khí quản + Bệnh nhân thở máy cần được hút đờm thường xuyên, tránh để ùn tắc đờm dãi gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Thao tác hút đờm ở bệnh nhân thở máy có thể gây ra những nguy cơ sau - Tổn thương niêm mạc đường hô hấp - Thiếu Oxy cấp - Ngừng tim - Ngừng thở - Xẹp phổi - Co thắt khí phế quản - Chảy máu phổi phế quản - Tăng áp lực nội sọ - Tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp + Một số biện pháp trong thực hành điều trị: Chuẩn bị: - Máy theo dõi: ECG - Monitor, SpO2. - Dụng cụ: hệ thống hút, Oxy, Ambu, găng tay vô trùng, dây hút vô trùng (đường kính < 1/3 đường kính nội khí quản), dung dịch NaCL 0,9% vô trùng Tiến hành: - Thở máy FiO2 100% trong 2 phút trước khi hút - Thời gian hút < 10 - 15 giây (tốt nhất tự nín thở để định mức thao tác) - Rửa khí quản dung dịch NaCL 0,9% x 1 - 2 ml/lần - Rút dây hút ra từ từ và xoay nhẹ - Sau hút thở máy FiO2 100%/1 - 2 phút 31 B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y c. Vật l{ trị liệu Vật l{ trị liệu nhằm mục đích dự phòng và điều trị các biến chứng do ứ đọng đờm dãi tại phổi gây ra cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân phối khí tại các vùng khác nhau của phổi. Vật l{ trị liệu bao gồm các biện pháp sau - Xoa bóp và vỗ rung lồng ngực - Kích thích ho - Dẫn lưu tư thế: 20 - 30 phút/lần x 3 - 4 lần/ngày - Tập thở - Thở với khoảng chết lớn - Thở với dụng cụ Spirometrie * Các biện pháp chăm sóc hỗ trợ khác: a. Điều trị bằng tư thế Điều trị bằng tư thế đặc biệt có hiệu quả ở bệnh nhân ARDS với tư thế thở máy nằm sấp. b. Dinh dưỡng - Nhu cầu dinh dưỡng ở bệnh nhân thở máy . Năng lượng cần thiết: 30 – 35 kcal/kg . Trong đó: Gluxit (1g = 4 kcal): 50 – 70% tổng số năng lượng Lipit (1g = 9 kcal): 30 – 50% tổng số năng lượng Protit (1g = 4 kcal): 1,25g/kg - Nuôi dưỡng bệnh nhân: .Cho ăn qua ống thông dạ dày, mở thông dạ dày, hổng tràng nếu cần. . Cung cấp năng lượng cao > 2000calo/ngày. . Có thể phối hợp nuôi dưỡng đường tiêu hoá và đường tĩnh mạch. 32 B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y c. Chăm sóc toàn diện - Vệ sinh, chống nhiễm khuẩn, chống loét... - An thần, giảm đau: Có thể sử dụng thuốc morphin nhưng chú { nó thường hay gây giảm ho. Có thể gây tê phong bế thần kinh liên sườn hoặc cho thuốc giảm đau ngoài màng cứng nếu được, đặc biệt ở bệnh nhân có phẫu thuật lồng ngực hoặc chấn thương ngực. - Cho thuốc giãn phế quản khi có co thắt phế quản: Salbutamol, terbutalin, theophyline, cần chú { tim mạch vì dễ gây mạch nhanh. - Cho thuốc giãn cơ khi áp lực đường thở quá cao, thở chống máy mà một khi đã loại trừ các nguyên nhân gây tắc đường thở và cho thuốc an thần nhưng bệnh nhân vẫn không thở theo máy, các thuốc có thể dùng như: Norcuron, Pavulon. - Hạ thân nhiệt. Ví dụ về Kế hoạch chăm sóc Nên đưa kỹ thêm 3 nhóm về săn sóc người bệnh ở phần C 33 B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y V.Ảnh hưởng & biến chứng 1)Ảnh hưởng đến hô hấp: Áp lực trong lồng ngực dương khi thở vào, tỷ lệ t.khí/tuới máu (V/Q) tăng ở vùng đỉnh phổi~tăng khoảng chết, tăng hiệu ứng shunt; giảm dần compliance & xẹp phế nang giảm oxy máu. 2)Ảnh hưởng huyết động: Giảm lưu lượng tim (do giảm tiền gánh, tăng thể tích phổi, giảm thể tích thất trái...); mọi kiểu thở máy đều làm xấu ít nhiều tới huyết động. 3)Ảnh hưởng thần kinh trung ương: Lưu lượng máu não (CBF) ít thay đổi với PaO2 từ 60-100 mmHg. CBF tăng 35% khi PaO2 < 50 mmHg, tăng 50% khi PaO2 < 30 mmHg. CBF giảm 20-25% ở PaO2 800-1200 mmHg. CBF thay đổi 1ml/100g/phút khi PaCO2 thay đổi 1 mmHg, khi PaCO2 = 26 mmHg CBF giảm 35%. Do vậy, điều khiển máy thở không đúng kỹ thuật thường làm tăng phù não hoặc giảm lưu lượng máu tới não - BN khó tỉnh táo 4)Ảnh hưởng gan, thận: thở máy làm giảm lưu lượng máu đến gan & thận. 5)Chấn thương phối áp lực: với triệu chứng tăng dần áp lực đường thở, thở chống máy, giảm rì rào phế nang, rối loạn tim mạch, tràn khí dưới da, trung thất... 6)Nhiễm trùng phổi ~ 22% hoặc hơn ở thở máy dài ngày 34 B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 7)Độc tính oxy Độc với phổi: Dùng oxy 100% quá 12 giờ đã gây tổn thương sinh l{ phổi (viêm phế quản, giảm chức năng nhung mao, giảm dung tích sống) & giải phẫu (phù & chảy máu phế nang, tăng nguyên bào sợi, xơ phổi) đó là do tăng peroxyte trong tế bào vì chuyển hoá giàu oxy ~ vì thế không nên dùng FiO2 = 1 > 12h. Xơ hoá võng mạc ở trẻ sơ sinh: xảy ra vài phút sau dùng oxy 100%, có thể mù do võng mạch thiếu máu, không được thở máy với oxy 100% ở trẻ sơ sinh. 8)Kiềm quá mức – lú lẫn, co giật, tetani, loạn nhịp tim...khi tình trạng ưu thán được sửa chữa sang kiềm quá nhanh. 9)Chảy máu tiêu hoá: rất hay gặp khi thở máy dài ngày. 10)Thở chống máy: Do thiếu đồng bộ giữa nỗ lực thở của BN & máy * Nguyên nhân có thể do: (1) Độ nhạy kích hoạt kém (Trigger); (2) Cài đặt lưu lượng khí thở vào hay ra thấp; (3) Vt không thích hợp; (4) Mode thở không phù hợp; (5) Do autoPEEP. * Có thể phát hiện bằng các cách: (1) quan sát BN (2) Đánh giá áp suất màng phổi (có thể thông qua CVP; (3) Đánh giá dạng sóng lưu lượng. 35 B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y V.Tiêu chuẩn cai máy * Có thể cho cai máy theo nhiều phương pháp (hay dùng kiểu tự thở ngắt quãng, PSV+CPAP...) 1.Phương pháp tiến hành a, Kiểu cho tự thở ngắt quãng. - Tháo máy cho thở tự nhiên qua nội khí quản (nối với ống T... FiO2 bằng với mức cài trên máy thở...) - Lần tập thở đầu tiên tiến hành trong 10 phút, - Những lần tập thở sau sẽ kéo dài gấp đôi lần trước. - Ngưng máy khi đã tự thở >2 giờ mà không có biểu hiện suy hô hấp. - Khoảng cách giữa hai lần tập thở tối thiểu là một giờ, - Giúp thở máy xen kẽ với p.thức và thông số đang dùng trước đó. - Mỗi ngày tập thở từ một đến hai lần. (tùy trường hợp). b.Phương pháp PSV + CPAP - Cài mức hỗ trợ áp lực (PSV) khởi đầu khi cai máy là 20cmH2O. . - Sau đó sẽ giảm dần 3cmH2O trong mỗi lần điều chỉnh, - Mỗi ngày điều chỉnh từ một đến hai lần tùy theo dung nạp của bệnh nhân. - Khi thở hiệu quả trong 2 giờ với mức PSV < 8cmH2O sẽ tháo máy thở. - Nếu có các dấu hiệu của suy hô hấp thì mức PSV sẽ được điều chỉnh về thông số cũ. - Tần số thở và khí máu động mạch được ghi nhận trước khi điều chỉnh thông số. - Tất cả đều được cài đặt một mức áp suất dương cuối thì thở ra (PEEP) 3-5 cmH2O. 36 B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y c.Dùng mode Spont, SpontT - Một số máy có chế độ spont, spontT - Áp dụng mode này để cai máy là rất tốt 2.Phải cho thở máy lại + Nếu khi tập thở xuất hiện một hay nhiều dấu hiệu sau: a.tần số thở > 30 lần/phút, b.mạch tăng > 20% hoặc có rối loạn nhịp tim, c.huyết áp tâm thu 20%, d.SpO2 < 90%. + Nhìn chung, trong các bệnh nhân thở máy thì có: - 70 - 80 % cai dễ - 10 - 15 % không khó (có thể bỏ máy sau 8-12h theo một quy trình nhất định). - 5- 10 % khó khăn, mất hàng tuần đến hàng tháng. - < 1% không thể bỏ được máy. 3.Thời gian cai - cai thành công: - Được tính từ khi bệnh nhân đạt các tiêu chuẩn cai máy cho đến khi ngưng được máy thở. - Cai máy được xem như thành công khi bệnh nhân không phải thở máy lại trong vòng 48 giờ. 37 B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y VII. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN THỞ MÁY 1. Chuẩn bị máy thở và chăm sóc bệnh nhân thở máy 1.1 Chuẩn bị máy thở - Lắp đặt hệ thống dây thở, bộ phận làm ẩm, bộ phận lọc vi khuẩn - Cắm đường điện, đường oxy, đường khí nén - Đổ nước vô trùng vào bình làm ẩm theo mức qui định - Bật máy cho máy chạy thử (với phổi giả - là quả bóng giả phổi) để kiểm các thông số: điện, oxy, khí nén, áp lực, hệ thống các nút chức năng, bộ phận khí dung. - Đặt các thông số thở yêu cầu (với phổi giả) để kiểm tra trước khi nối máy với bênh nhân: + Phương thức thở máy: CMV. SIMV, CPAP + Thể tích lưu thông (Vt): 8-12 ml/kg cân nặng + Tần số thở: 12 – 20 nhịp/phút + Thời gian thở vào/thở ra (I/E): 1:2 – 1:3 + Phân số oxy khí thở vào (FiO2): 30% - 60% + Độ nhạy (sensivity) + Các giới hạn báo động: áp lực cao – thấp, oxy... - Nối máy thở vào bệnh nhân - Theo dõi tình trạng lâm sàng và sự thích ứng của bệnh nhân với máy. 1.2 Chuẩn bị bệnh nhân - Tư thế: thường cho bệnh nhân nằm ngửa, đầu cao. Trong các tình huống đặc biệt khác tùy theo chỉ định của bác sĩ. - Giải thích cho bệnh nhân hiểu lợi ích của thở máy để bệnh nhân hợp tác nếu bệnh nhân tỉnh. 38 B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 1. Các bước tiến hành 1.1 Theo dõi bệnh nhân - Sự thích ứng của bệnh nhân với máy thở: the máy? Chống máy ? (nguy cơ suy hô hấp, trụy mạch, tràn khí màng phổi). - Các dấu hiệu lâm sàng: + Ý thức, mạch, HA, nhịp thở, tím, vã mồ hôi, SpO2, khí máu. + Nghe phổi - Phát hiện các biến chứng: + Tràn khí màng phổi: bệnh nhân suy hô hấp, áp lực đường thở tăng, tràn khí dưới da, lồng nhực bên có tràn khí căng phồng ~~ cần chọc hút và đặt dẫn lưu màng phổi. + Tắc đờm: bệnh nhân suy hô hấp, áp lực đường thở tăng, nghe phổi khí vào kém, triệu chứng cải thiện sau khi hút đờm. + Tuột, hở đường thở: bệnh nhân suy hô hấp, áp lực đường thở thấp, thể tích thở ra thấp (Vte). + Nhiễm trùng phổi: bệnh nhân sốt, dịch phế quản nhiều và đục, cầu cấy đờm, chụp XQ phổi; phòng tránh bằng cách bảo đảm vô trùng khi hút đờm, khử khuẩn tốt máy thở và dây thở. 1.2 Chăm sóc ống nội khí quản, cannun mở khí quản, hút dịch phế quản và hút đờm dãi họng miệng. - Chăm sóc ống nội khí quản, canun mở khí quản: + Đảm bảo ở đúng vị trí: nghe phổi, xem số cm trên ống NKQ (23), XQ phổi. + Thay dây cố định hàng ngày, kiểm tra lại vị trí NKQ sau đó. + Đo áp lực bóng chèn hàng ngày (khoảng 20 mmHg) - Hút đờm định kz 2 – 3 giờ/lần và mỗi khi thấy có đờm - Hút dịch phế quản và hút đờm dãi họng miệng bằng các ống thông hút riêng. Nếu dùng chung ống hút (tiết kiệm) mỗi lần hút sẽ hút dịch khí phế quản trước, sau đó mới hút dịch hầu họng, miệng. 39 B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y - Các lưu { khi hút đờm, dịch phé quản ở bệnh nhân thở máy: + Ấn nút Alarm silence (tắt báo động) ngay trước khi hút. + Đặt FiO2 100% trước khi hút 30” ~~ vài phút và trong khi hút, 1-3 phút sau khi hút xong. + Theo dõi tình trạng lâm sàng và SpO2 trong khi hút: Nếu bệnh nhân tím hoặc SpO2 tụt thấp < 85-90% phải tạm dừng hút, lắp lại máy thở với SpO2 100% hoặc bóp bóng oxy 100%. + Sau mỗi lần hút phải cho bệnh nhân thở máy lại tạm thời vài nhịp trước khi tiếp tục hút. + Khi hút xong cho bênh nhân thở máy lại với các thông số đã cài đặt từ trước. + Vỗ rung để hút được thuận lợi + Tuân thủ các nguyên tắc vô trùng như qui định 40 B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 1.1 Nhận định một số báo động - Báo động áp lực cao: thở chống máy, tắc đờm, co thắt phế quản, tràn khí màng phổi. - Báo động áp lực thấp: tuột, hở đường thở, máy mất áp lực. - Báo động oxy thấp: lắp đường oxy chưa đúng, sụt áp lực đường oxy - Báo động ngưng thở: nếu bệnh nhân suy hô hấp phải tạm tháo máy thở, bóp bóng oxy thay thế và báo bác sĩ xử trí 1.2 Chăm sóc và kiểm tra hoạt động của máy thở - Điện, khí nén, oxy. - Dây dẫn: hở, có nước đọng. - Hệ thống ống dẫn khí luôn phải để thấp hơn vị trí NKQ, MKQ của bệnh nhân, nếu có đờm hay máu phải thay ngay. Bẫy nước (Bình đọng nước) phải để ở vị trí thấp nhất. - Các thông số đã cài đặt - Bình làm ẩm, làm ấm: kiểm tra mức nước, nhiệt độ. 1.3 Các chăm sóc và theo dõi khác - Đảm bảo nuôi dưỡng, chú { cung cấp đủ năng lượng và protid. - Đảm bảo đủ nước cho bệnh nhân, tính lượng dịch vào ra, cân bệnh nhân hàng ngày. - Chăm sóc vệ sinh, chống loét (nằm đệm nước). - Giúp bệnh nhân về sinh cá nhân. - Chống tắc mạch: thay đổi tư thế, xoa bóp, thuốc chống đông. 1.4 Giúp bệnh nhân có khả năng cai thở máy - Chăm sóc tốt, tránh các biến chứng do thở máy và nằm lâu. - Nuôi dưỡng đúng qui cách. - Tập vận động và cho bệnh nhân ngồi dậy khi bắt đầu hồi phục. - Xoa bóp - Động viên - Thực hiện tốt các phương thức cau thở máy. 41 B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 1. Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo - Các dấu hiệu: xanh tím, hồng hào. - Mạch, huyết áp, nước tiểu, điện tim, nhịp thở tự nhiên - SpO2, ETCO2 - Đo các khí trong máu - Kịp thời báo bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường. - Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo 2. Hướng dẫn người bệnh và gia đình - Thường xuyên giải thích, động viên người bệnh nếu họ tỉnh. - Hướng dẫn người bệnh thở theo máy có hiệu quả: không chống máy, không dãy dụa, không rút nội khí quản, canun MKQ. - Giúp người bệnh nỗ lực cai máy - Giải thích cho người bệnh và gia đình các hiểu biết: + Thở máy chỉ là biện pháp hỗ trợ hô hấp tạm thời. + Người bệnh có khả năng khỏi, cai và bỏ được máy thở. + Xóa bỏ thành kiến cho rằng cứ phải thở máy là tử vong + Hướng dẫn ia đình cách ăn đủ dinh dướng. B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 42 1. Vũ Văn Đính.(2010) Hồi sức cấp cứu toàn tập; NXB Y-Học 2. Nguyễn Đạt Anh. Điều dưỡng hồi sức cấp cứu (dùng cho đào tạo cử nhân điều dưỡng) Mã số D.34.Z.04 (2011). Nhà xuất bản giáo dục Việt nam. 3. H199 ( 72679/h199.exe) phần mềm H199. Nguyễn Phúc Học, giáo trình điện tử, tổng hợp > 1000 bệnh l{ nội, ngoại, sản, nhi, hồi sức cấp cứu & các chuyên khoa. 2007- 2015. 4. Các giáo trình về bệnh học, dược hoc & bài giảng trên interrnet Tài liệu tham khảo chính B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 43 CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Chọn câu sai ~ Thông khí nhân tạo có thể áp dụng cho các trường hợp sau: A. Đợt cấp COPD suy hô hấp nặng B. Phù phổi cấp nặng C. Suy hô hấp do tràn khí màng phổi  D. Bệnh nhân hôn mê sâu 2. Chọn câu sai ~ Khi hút đờm ở bênh nhân thở máy qua ống nội khí quản phải: A. Cho bệnh nhân thở oxy 100%, 30 phút trước khi hút.  B. Tiếp tục cho bệnh nhân thở oxy 100% trong vòng 3 phút sau khi hút xong C. Bật sẵn máy hút và gập gốc ống thông hút lại trong khi luồn ống thông hút vào. D. Cần theo dõi sát tình trạng lâm sàng, SpO2 và nhịp tim trong khi hút 3. Chọn câu sai ~ Bênh nhân đang được thở máy xâm nhập qua nội khí quản, đột nhiên khò khè, tím, áp lực đỉnh đường thở tăng cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do: A. Tuột ống nội khí quản B. Tràn khí màng phổi C. Máy thở hỏng D. Oxy hệ thống giảm áp lực  B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 44 4.Chọn câu sai ~ Biến chứng thông khí nhân tạo áp lực A. Tràn khí màng phổi B. Viêm phổi bệnh viện C. Chấn thương áp lực D. Tràn dịch màng phổi  5.Chọn câu sai ~ Hút đờm cho bệnh nhân đặt nội khí quản cần phải: A. Chỉ dùng một ống thông hút, hút miệng trước rồi hút trong nội khí quản sau.  B. Chỉ dùng một ống thông hút, hút trong nội khí quản trước rồi hút miệng sau. C. Trước khi hút đờm cần cho thở tăng oxy D. Sau khi hút đờm phải cho thở tăng oxy 6. Chọn câu sai ~ Một bệnh nhân đang được thông khí nhân tạo với phương thức: thông khí kiểm soát thể tích. Máy báo động áp lực cao, khả năng bệnh nhân bị: A. Tắc đờm B. Tràn khí màng phổi C. Co thắt phế quản nặng D. Thở máy với thể tích khí lưu thông (Vt) thấp  B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 45 Quản l{ máy thở thế nào là đúng  Lập hồ sơ, l{ lịch máy thở   Để máy thở ngoài hành lang để tiện sử  Không cần lau rửa máy thở  Người nhà có thể tự lấy máy thở cho người bệnh thở Thời gian cho người bệnh cai thở máy, tự thở ngắt quãng dài hay ngắn tùy thuộc vào:  Sự cải thiện hô hấp   Sức chịu đựng của người bệnh  L{ do khiến người bệnh phải thở máy  Sức khỏe của người bệnh Thông khí nhân tạo có thể áp dụng cho các trường hợp sau:  Đợt cấp COPD suy hô hấp nặng   Phù phổi cấp nặng   Suy hô hấp do tràn khí màng phổi  Bệnh nhân hôn mê sâu  Khi hút đờm ở bênh nhân thở máy qua ống nội khí quản phải:  Cho bệnh nhân thở oxy 100%, 3 phút trước khi hút.   Tiếp tục cho bệnh nhân thở oxy 100% trong vòng 3 phút sau khi hút xong   Bật sẵn máy hút và gập gốc ống thông hút lại trong khi luồn ống thông hút vào.   Cần theo dõi sát tình trạng lâm sàng, SpO2 và nhịp tim trong khi hút  B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 46 Bênh nhân đang được thở máy xâm nhập qua nội khí quản, đột nhiên khò khè, tím, áp lực đỉnh đường thở tăng cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do:  Tuột ống nội khí quản   Tràn khí màng phổi   Máy thở hỏng   Oxy hệ thống giảm áp lực Biến chứng thông khí nhân tạo áp lực  Tràn khí màng phổi   Viêm phổi bệnh viện   Chấn thương áp lực   Tràn dịch màng phổi Hút đờm cho bệnh nhân đặt nội khí quản cần phải:  Chỉ dùng một ống thông hút, hút miệng trước rồi hút trong nội khí quản sau.  Chỉ dùng một ống thông hút, hút trong nội khí quản trước rồi hút miệng sau.   Trước khi hút đờm không cần tăng oxy  Trước khi hút đờm phải tăng oxy  B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 47 Chăm sóc bệnh nhân thở máy cần phải:  Đặt bệnh nhân nằm đầu thấp (huyết áp bệnh nhân bình thường)  Đặt bệnh nhân nằm đầu cao 30-45 độ (huyết áp bình thường)   Trước khi hút đờm rửa tay, sau khi hút đờm rửa tay   Trước khi hút đờm không cần rửa tay, sau khi hút đờm rửa tay. Một bệnh nhân đang được thông khí nhân tạo với phương thức: thông khí kiểm soát thể tích. Máy báo động áp lực cao, khả năng bệnh nhân bị:  Tắc đờm   Tràn khí màng phổi   Co thắt phế quản nặng   Thở máy với thể tích khí lưu thông (Vt) thấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf9_cham_soc_bn_tho_may_362.pdf