Môđun với độ dài hữu hạn và điều kiện Baer suy rộng

TÓM TẮT

Trong bài báo này chúng tôi đưa ra một số kết quả về vành các tự đồng cấu của môđun

Baer, môđun tựa Baer, môđun Baer đối ngẫu và môđun tựa Baer đối ngẫu với độ dài hữu hạn.

Từ khóa: môđun Baer, môđun tựa Baer, môđun Baer đối ngẫu, môđun tựa Baer đối

ngẫu, môđun có độ dài hữu hạn, vành các tự đồng cấu.

pdf128 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Môđun với độ dài hữu hạn và điều kiện Baer suy rộng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội. Bản tính tự nhiên do cấu tạo và hoạt động của não, tế bào thần kinh, các tuyến nội tiết...quy định. Ví dụ: Bản tính tự nhiên của con người thích chơi, không thích lao động, thích được khen hơn bị chê, thích ăn ngon mặc đẹp hơn bị đói khổ, biết nói dối để tồn tại, phát triển khi có cơ hội...Bản tính xã hội do rèn luyện hàng ngày, giáo dục thường xuyên mới có được. Bản tính xã hội, về bản chất là các thói quen hành vi xã hội được rèn luyện bằng hành động trải nghiệm hàng ngày trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống xã hội. Thói quen hành vi xã hội được hình thành bằng hai con đường đó là bắt chước vô thức (tuân theo vô điều kiện) hoặc bắt chước có ý thức (khám phá, suy ngẫm và hành động trải nghiệm tập quen). Thói quen hành vi xã hội còn được gọi là bản tính thứ hai của con người (phần lớn bản tính xã hội của con người được hình thành từ đây) [6]. Với cách tiếp cận này trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non, cần giáo dục trẻ để hình thành các thói quen hành vi xã hội trong các lĩnh vực đời sống sinh hoạt, làm nền tảng cho các năng lực người, năng lực nghề hình thành và phát triển. - Các thói quen hành vi trong lĩnh vực nhận thức (thói quen tư duy tích cực, tư duy tiêu cực, thói quen tư duy phê phán, thói quen tư duy sáng tạo...) Cảm xúc (thói quen làm chủ cảm xúc, thói quen cảm xúc tích cực...) Các thói quen quan sát (phát hiện những đặc điểm, tính chất độc đáo, riêng biệt của các sự vật, hiện tượng). - Các thói quen trong lĩnh vực giao tiếp xã hội (thiết lập quan hệ, biết lắng nghe, tôn trọng mọi người). - Các thói quen trong sử dụng đồ dùng, dụng cụ (Thói quen ngăn nắp, gọn gàng). - Các thói quen ăn uống, lao động tự phục vụ. - Các thói quen bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội, bảo vệ sự an toàn, an ninh cho bản thân và xã hội. - Các thói quen bảo vệ vật nuôi, cây trồng, bảo vệ thành quả lao động của con người... Các thói quen hành vi xã hội là nền tảng, là tố chất cơ bản của các năng lực người và năng lực nghề. Tóm lại năng lực người, năng lực nghề hội tụ đủ ba nội dung, là sản phẩm của “Dạy chữ, dạy người, dạy nghề” đó là: Kiến thức, nhân cách người lao động chất lượng cao, kỹ năng nghề nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ngô Công Hoàn (2013), Bầu không khí tâm lý trong môi trường giáo dục. Hội thảo khoa học “Tâm lý học và vấn đề cải thiện môi trường giáo dục hiện nay” T.P Cần Thơ, ngày 13-14/07/2013. [2]. Ngô Công Hoàn (Chủ biên), Trương Thị Khánh Hà (2012), Tâm lý học khác biệt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [3]. Ngô Công Hoàn (2006), Giá trị đạo đức và giáo dục giá trị đạo đức cho trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. [4]. Shiv Khera (2010), You Can Win. Bí quyết của người chiến thắng, NXB Trẻ. [5]. C.Mác (1973), Tư bản, quyển I, tập 2, NXB Sự thật. 94 [6]. Diane Tillman, Diana Hsu (2010), Những giá trị sống dành cho trẻ từ 3 đến 7 tuổi, NXB trẻ. Ngày nhận bài: 10/2/2014 Ngày phản biện xong: 25/3/2014 THỰC TRẠNG NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH Nguyễn Văn Tịnh1 Nguyễn Thị Cẩm2 Nguyễn Thị Ánh Tuyết3 Lê Thị Bích Ngọc4 TÓM TẮT 1 TS, Bộ môn Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh. Email: tinh.nguyenvan@htu.edu.vn 2 ThS, Bộ môn Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh. Email: cam.nguyenthitl@htu.edu.vn 3 ThS, Bộ môn Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh. Email: tuyet.nguyenthianh@htu.edu.vn 4 ThS, Bộ môn Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh. Email: ngoc.lethibich@htu.edu.vn 95 Trong bài báo này chúng tôi giới thiệu kết quả khảo sát và đánh giá những khó khăn tâm lý nảy sinh trong quá trình học tập và nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên ở Trường Đại học Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các em khắc phục khó khăn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và thành tích học tập. Từ khoá: Nhu cầu, tham vấn, tham vấn tâm lý, nhu cầu tham vấn tâm lý. ABSTRACT In this artcile we present findings from a survey and evaluate the dificulties arising from students’ process of learning and psychologiocal counsellling demands. Based on the empierial findings, we propose a number of strategies for assisting students to address the difficulties in contribution to the improvement of their learning process and achievement Key words: demands, counsellling, psychological counsellling, psychological counsellling demands ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc sống hiện đại có rất nhiều vấn đề khiến nhiều sinh viên rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu, nhiều khi không rõ nguyên nhân. Có khi những trạng thái này đi kèm theo nguyên nhân nào đó nhưng không phải khi nào chủ thể cũng có thể tự giải quyết được. Trong những hoàn cảnh đó sinh viên rất cần sự hỗ trợ của các nhà tham vấn tâm lý. Để có cơ sở đưa ra được những giải pháp giúp sinh viên vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu nhu cầu tham vấn tâm lý ở 289 sinh viên đang học ở Trường Đại học Hà Tĩnh. 1. Nhu cầu Động lực thúc đẩy mạnh mẽ nhất đối với con người là nhu cầu. Nhu cầu là “điều đòi hỏi của đời sống, tự nhiên và xã hội” [4; 725]. Theo B.Ph. Lomov, nhu cầu là đòi hỏi nào đó của con người về những điều kiện và phương tiện nhất định cho việc tồn tại và phát triển. C.Mác và V. I. Lênin là một trong những người đầu tiên nghiên cứu nhu cầu và sự thỏa mãn nhu cầu trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Con người “bắt đầu từ chỗ ăn uống,v.v nghĩa là dưới sự giúp đỡ của hành động đã chiếm hữu các đối tượng của thế giới bên ngoài, do đó thỏa mãn các nhu cầu của mình” (C. Mác). B.Ph. Lomov cho rằng, Mác, Ăngghen, Lênin chỉ ra các đặc điểm của nhu cầu và phương thức thỏa mãn chúng trong các xã hội nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản. Sự phân tích đó đã tạo ra sự quan tâm đặc biệt của tâm lý học [3; 320]. Các nhà tâm lý học cho rằng, đặc điểm chung của con người bình thường là luôn tìm kiếm sự thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của mình, tìm cách xa lánh sự đau đớn, bất an, buồn chán... Nhu cầu luôn là đối tượng nghiên cứu của các nhà tâm lý học thế giới. Trong đó phải kể đến các tên tuổi như A.Maslow (Mỹ), B.Ph. Lômov, A. N. Leonchev (Nga). Maslow là người đầu tiên đưa ra hệ thống các nhu cầu hình tháp 5 bậc đi từ thấp đến cao. Tất cả những yếu tố này tạo nên động lực thúc đẩy hành vi con người. Theo lý thuyết nhu cầu của ông, cấp độ thấp nhất và cơ bản nhất là nhu cầu thể chất hay thể xác của con 96 người gồm nhu cầu ăn, mặc, ở, sinh lý... Vượt lên trên tất cả các nhu cầu đó là nhu cầu sự thể hiện. Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn. Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo sở thích và chỉ khi công việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy hài lòng [1;77]. 2. Tham vấn tâm lý Khái niệm tham vấn tâm lý được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, ở các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Theo từ điển tiếng Anh của Đại học Oxford, thuật ngữ “counselling” được định nghĩa là “Professional advice and help given to people with a problem”. Như vậy “counselling” được hiểu là cung cấp lời khuyên, sự giúp đỡ chuyên môn cho những người có vấn đề khó khăn. Thuật ngữ này được dịch sang tiếng Việt là tham vấn. Trong tâm lý học, tham vấn tâm lý được hiểu như quá trình chuyên gia tham vấn đặt mình vào vị trí của người đương sự, hiểu vấn đề của đương sự và cùng đương sự chia sẻ, định hướng cho đương sự cách giải quyết vấn đề của họ chứ không phải thay họ giải quyết vấn đề Trong y học, tham vấn là một công việc giúp người bệnh giảm cảm xúc tiêu cực để có nhận thức và hành vi tích cực, tăng sức đề kháng chống đỡ với bệnh tật. Tham vấn là một nghề, xuất hiện khá sớm, ngày nay đã khẳng định được vị trí vững chắc trong xã hội. Tham vấn tâm lý đầu tiên được tổ chức vào khoảng thế kỷ XIX-XX bởi F. Parcon, người nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc giúp đỡ mọi người có nguyện vọng trong định hướng nghề nghiệp bằng sự hỗ trợ của các phương pháp tâm lý. Tham vấn chính thức ra đời vào những năm 30 của thế kỷ XX do công của E.G. Williason (1900-1979). Lần đầu tiên trong lịch sử một lý thuyết tham vấn hoàn chỉnh được đưa ra. Đến những năm 50 của thế kỷ XX tham vấn hiện đại được ra đời gắn liền với tên tuổi của Carl Rogers, nhà Tâm lý học Mỹ theo trường phải tâm lý học nhân văn với cuốn sách có tựa đề “Thân chủ - Trung tâm trị liệu” (Client - Centered Therapy) xuất bản năm 1951. Tiếp đến những năm 70 của thế kỷ XX ghi dấu ấn sự tiếp tục phát triển của tham vấn trong các lĩnh vực tham vấn sức khoẻ tâm trí cộng đồng, tham vấn học đường, tham vấn cho những người khuyết tậtCông tác đào tạo những nhà tham vấn có quy mô hơn, chú trọng đến các kỹ thuật như thấu cảm, lắng nghe đặt câu hỏi, phản hồinhằm phát triển một mối quan hệ có hiệu quả giữa nhà tham vấn và thân chủ [4]. Ở Việt Nam trong khoảng mười năm lại đây đã ra đời và phát triển đa dạng của nhiều trung tâm tham vấn, phòng tham vấn tại các cộng đồng, bệnh viện và các trường học với các dịch vụ trợ giúp tâm lí khác nhau. Hiện nay, mặc dù Nhà nước chưa cấp mã số cho nghề trợ giúp tâm lí nhưng vị thế của các nhà tham vấn, tri liệu tâm lí đang ngày càng được khẳng định trong xã hội. 3. Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên Sinh viên là chủ thể của hệ thống giáo dục đại học, có tiềm năng lớn, đang ở “đỉnh cao” của sự phát triển tâm sinh lý và xã hội. Lứa tuổi sinh viên là một trong những lĩnh vực nghiên cứu cấp bách hiện nay được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm (C.D. Reznik). Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu các lĩnh vực đời sống tâm lý, tinh thần của sinh viên, như: Sự lo lắng của sinh viên về nghề nghiệp tương lai; khả năng thích ứng nghề nghiệp của 97 sinh viên sau khi ra trường, khả năng thích ứng của sinh viên trong các kỳ thi, và các vấn đề về giao tiếp của sinh viên và giảng viên, tình bạn, tình yêu, giới tính, sức khỏe, tình dục, các rối nhiễu tâm lý... Theo I. N. Mensikova, ở lứa tuổi sinh viên, nhất là trong giai đoạn phát triển của nó thường nẩy sinh các mâu thuẫn, châm ngòi cho những vấn đề phức tạp nhất của cuộc sống. Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, một trong những vấn đề phức tạp nhất mà sinh viên thường gặp phải đó là sự lo lắng, stress trong các kỳ thi. Việc chuẩn bị và thi cử là những áp lực lớn đối với thể xác, làm phá vỡ chế độ nghỉ ngơi và giấc ngủ. Hoạt động trí óc căng thẳng dẫn đến áp lực của hệ thần kinh, ảnh hưởng đến trạng thái xúc cảm chung và thể tạng của nhiều sinh viên. Stress thi cử chiếm vị trí đầu tiên trong số những nguyên nhân gây nên trạng thái căng thẳng cho người học [5] Thực tế cho thấy, ở các trường đại học hiện nay có nhiều vấn đề nảy sinh trong đời sống của sinh viên rất cần sự giúp đỡ, chia sẻ của các chuyên gia giáo dục có kiến thức tâm lý học đường. Rất nhiều những khúc mắc trong học tập, nghề nghiệp tương lai, tâm sinh lý, quan hệ giao tiếp với thầy cô, gia đình, bạn bècủa sinh viên nếu không được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Hình thức của hỗ trợ tâm lý đang phát triển rất nhanh và nhu cầu rất lớn hiện nay ở Việt Nam là tham vấn tâm lý học đường. Khảo sát của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho thấy, 63,7 % trường mong muốn có phòng tư vấn tâm lý học đường tại trường mình và nhiều trường đang triển khai. 4. Thực trạng về nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh Nhằm đánh giá nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên đang học tại Trường Đại học Hà Tĩnh, chúng tôi đã chọn ngẫu nhiên và khảo sát ở 289 sinh viên đang học tại Trường từ năm thứ Nhất đến năm thứ Ba ở 4 Khoa: Sư phạm Xã hội - Nhân văn, Sư phạm Tự nhiên, Sư phạm Tiểu học- Mầm non, Sư phạm Tự nhiên, Ngoại ngữ, Kinh tế về 5 nội dung cơ bản: Các lĩnh vực và nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên; Những khó khăn gặp phải trong học tập và nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên; Những khó khăn gặp phải trong nghề nghiệp tương lai và nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên; Những khó khăn gặp phải và nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên trong tình yêu, sức khỏe, giới tính, tình dục; Các hình thức tham vấn tâm lý mà sinh viên mong đợi. 4.1. Các lĩnh vực và nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên Để tìm hiểu mức độ cần thiết về nhu cầu tham vấn của sinh viên trên các lĩnh vực được khảo sát chúng tôi đã đưa ra ba mức độ tương ứng với các mức điểm được quy ước, cụ thể: “Không cần tham vấn” - 1 điểm; “Có hay không cũng được” - 2 điểm; “Rất cần thiết” - 3 điểm. Trên cơ sở tính giá trị trung bình chung của mức độ nhu cầu tham vấn tâm lý thuộc các lĩnh vực học tập, tình bạn, tình yêu, nghề nghiệp, cho thấy nhu cầu tham vấn của sinh viên đối với nghề nghiệp hiện nay là cao nhất (ĐTB: 2,39, ĐLC: 0,45), sau đó là lĩnh vực học tập (ĐTB: 2,23; ĐLC: 0,43), rồi đến tình yêu và một số vấn đề khác (ĐTB: 2,08, ĐLC: 0,52), Có thể thấy rằng với độ lệch chuẩn (thể hiện mức độ phân tán quanh điểm trung bình) thấp, không chênh lệch mấy trên các lĩnh vực được nghiên cứu, rõ ràng kết quả thu được đáng tin cậy và cũng cho thấy các ý kiến khá tương đồng giữa các khách thể được nghiên cứu. (xem Bảng 1) 98 Lĩnh vực mà sinh viên mong muốn tham vấn ít nhất là các vấn đề liên quan đến bạn bè (ĐTB:1,99, ĐLC: 0,48). Tuy nhiên, ở từng thời điểm khác nhau, và tùy vào tính chất khó khăn mà các em găp phải thì những mong muốn ấy cũng được thể hiện ở các mức độ khác nhau. Chẳng hạn, đối với vấn đề học tập, sinh viên năm thứ nhất thường lo lắng hơn sinh viên năm thứ hai về phương pháp học tập, cách thức tìm kiếm nguồn tài liệu liên quan, còn sinh viên năm thứ 3 thường lo lắng về vấn đề việc làm nhiều hơn so với sinh viên năm thứ nhất. Bảng 1. Các lĩnh vực và nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên Các lĩnh vực tham vấn tâm lý Mức độ trung bình về nhu cầu tham vấn ĐTB ĐLC Học tập 2,23 0,43 Bạn bè 1,99 0,48 Tình yêu 2,08 0,52 Nghề nghiệp 2,39 0,45 Các vấn đề khác 2,08 0,53 Chú thích: ĐTB: điểm trung bình; ĐLC: độ lệch chuẩn Trong bối cảnh hiện nay, việc sinh viên lo lắng nhiều nhất về nghề nghiệp tương lai đang nổi lên hàng đầu và tham vấn về vấn đề này trở nên nhu cầu bức thiết. 4.2. Những khó khăn trong học tập và mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý Kết quả ở Bảng 2 cho thấy, khó khăn lớn nhất trong những khó khăn mà sinh viên gặp phải hiện nay trong học tập đó là “áp lực trước những yêu cầu học tập ngày càng cao” và “Rất cần tham vấn” tâm lý chiếm tỷ lệ cao nhất” (53%) trong số các mức độ mong muốn tham vấn.. Đây là một thực tế, xã hội càng phát triển, yêu cầu ngày càng cao đối với học vấn, tri thức, kỹ năng đối với người học thì sinh viên chịu áp lực càng lớn, nhất là trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay. Mục đích học tập của sinh viên hiện nay không chỉ dừng lại “học để biết”, mà “học để làm”, “học để chung sống” và “học để tự khẳng định mình”. “Khó khăn trong việc lựa chọn, áp dụng phương pháp học tập phù hợp với từng môn học” các sinh viên “rất cần tham vấn” (48,1%), đứng vị trí thứ hai. Điều này có thể giải thích: Bước vào đại học nhiều sinh viên còn lúng túng với “cách học”, phương pháp học ở bậc đại học, nhất là đối với sinh viên năm thứ nhất. Hơn nữa, các trường đại học Việt Nam mới chuyển từ đào tạo niên chế sang học chế tín chỉ nên nhiều sinh viên chưa thích ứng với phương pháp học theo mô hình này; mặt khác, công tác cố vấn học tập cho sinh viên ở các khoa, bộ môn còn hạn chế. Khó khăn trong việc tiếp cận tài liệu cũng như cập nhật các thông tin chuyên ngành “rất cần tham vấn” (47,4%). Vấn đề này có mấy lý do: về chủ quan, sinh viên chưa chịu khó tìm kiếm tài liệu và cập nhật thông tin chuyên ngành, thụ động trong học tập; về khách quan, nhiều giảng viên chưa cung cấp đầy đủ tài liệu, hướng dẫn sinh viên địa chỉ cần đọc và không kiểm tra thường xuyên. Còn vấn đề “Khó khăn trong việc ứng phó với áp lực điểm số và căng thẳng trước các kỳ thi” mà “rất cần tham vấn” chiếm tỷ lệ khá cao (43,9%). Đây là tâm lý chung và trạng thái tâm lý phổ biến của sinh viên trong khi học và trong mỗi kỳ thi. Bảng 2. Những khó khăn trong học tập và mức độ mong muốn được 99 tham vấn tâm lý TT Các khó khăn Mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý Không cần Có hay không cũng được Rất cần SL TL% SL TL% SL TL% 1 Áp lực trước những yêu cầu về học tập ngày càng cao 30 10,4 105 36,3 154 53,3 2 Khó khăn trong việc quản lý thời gian học tập của mình 66 22,9 116 40,1 107 37,0 3 Khó khăn trong việc xác định năng lực học tập của mình 84 29,1 107 37,0 98 33,9 4 Khó khăn trong việc ứng phó với áp lực điểm số và căng thẳng trước các kỳ thi 55 19,1 107 37,0 127 43,9 5 Khó thích ứng với phương pháp giảng dạy và học tập mới (làm việc nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập) 88 30,5 85 29,4 116 40,1 6 Khó khăn trong việc rèn luyện thói quen và nâng cao các kỹ năng trong học tập (kỹ năng làm bài kiểm tra và thi cử, ghi nhớ nội dung bài học, lắng nghe, ghi chú và đặt câu hỏi) 47 16,3 124 42,9 118 40,8 7 Khó khăn trong việc tạo hứng thú, động cơ học tập 41 14,2 140 48,4 108 37,4 8 Khó khăn trong việc lựa chọn, áp dụng phương pháp học tập phù hợp với từng môn học 40 13,8 110 38,1 139 48,1 9 Khó khăn trong việc tiếp cận tài liệu cũng như cập nhật các thông tin chuyên ngành 45 15,6 107 37,0 137 47,4 4.3. Những khó khăn và mong muốn tham vấn về nghề nghiệp Kết quả khảo sát ở 05 Khoa cho thấy “vấn đề việc làm sau khi ra trường” là vấn đề khiến sinh viên lo lắng nhất hiện nay (66,8 %), trong các mức độ mong muốn tham vấn. Số sinh viên lo lắng về “năng lực bản thân đối với yêu cầu nghề nghiệp” và mong muốn được tham vấn đứng vị trí thứ 2 (52, 6%). Và đứng thứ ba là “thiếu tự tin khi tham gia vào các mối quan hệ đồng nghiệp, công việc” (47,8 %), tiếp theo là “khó khăn trong việc tìm kiếm các thông tin nghề nghiệp” (46%). 100 Trong bối cảnh đầu ra của các trường đại học đang rất khó khăn thì việc sinh viên lo lắng về nghề nghiệp của mình là điều rất dễ hiểu, đây cũng là thực trạng chung của sinh viên Việt Nam. Một điều dễ nhận thấy ở sinh viên Việt Nam thường thiếu tự tin hơn so với sinh viên nước ngoài khi đang học cũng như khi mới ra trường. Nguyên nhân: Khả năng thích ứng kém, ít được rèn luyện về kỹ năng sống và thiếu sự trải nghiệm trong các quan hệ nghề nghiệp tương lai trong thực tế, thường chỉ từ năm thứ 3, thứ tư đi kiến tập và thực tập mới được tham gia chính thức vào các quan hệ đó. Việc sinh viên “khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin nghề nghiệp”có hai nguyên nhân: một là, do sinh viên chưa thực sự năng động về việc này, mặc dù thông tin về nghiệp đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng khá nhiều nhưng sinh viên không chịu khó cập nhật; thứ hai là, công tác tham vấn và giới thiệu việc làm ở Trường còn nhiều khó khăn, chưa có ảnh hưởng lớn. Bảng 3. Những khó khăn và mong muốn tham vấn trong nghề nghiêp 4.4. Những khó khăn gặp phải và nhu cầu tham vấn trong tình yêu TT Các khó khăn Mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý Không cần Có hay không cũng được Rất cần SL TL % SL TL% SL TL% 1 Lo lắng về năng lực của bản thân với đặc điểm, yêu cầu của nghề nghiệp 71 24,6 66 22,8 152 52,6 2 Băn khoăn về vấn đề việc làm sau khi ra trường 27 9,3 69 23,9 193 66,8 3 Lo lắng về thu nhập của nghề nghiệp mình chọn lựa 81 28,0 96 33,2 112 38,8 4 Khả năng thích ứng nghề nghiệp với sự phát triển của xã hội 32 11,1 127 43,9 130 45,0 5 Thiêú tự tin khi tham gia vào các mối quan hệ đồng nghiệp, công việc 66 22,8 85 29,4 138 47,8 6 Khó khăn trong việc tìm kiếm các thông tin nghề nghiệp 45 15,6 111 38,4 133 46,0 7 Khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn lưc hỗ trợ cho việc làm tương lai 53 18,3 92 31,8 144 45,1 8 Mức độ phù hợp về giới tính với tính chất công việc 36 12,5 141 48,8 112 38,8 9 Lo lắng về vị trí nghề nghiệp mình chọn lựa 78 27,0 81 28,0 130 45,0 101 Kết quả khảo sát ở Bảng 4 cho, thấy trong quan hệ tình yêu các sinh viên cũng đang gặp không ít khó khăn cần được giải tỏa và chia sẻ. So với các lĩnh vực khác thì nhu cầu tham vấn trong quan hệ tình yêu của sinh viên chiếm tỷ lệ không cao. Sinh viên “khó khăn trong việc lựa chọn các phương án giải quyết các vấn đề tế nhị trong tình yêu” chiếm tỷ lệ cao rất cần tham vấn (56,4%). Đây là những vấn đề tế nhị và khó đòi hỏi nghệ thuật, giao tiếp ứng xử trong quan hệ tình yêu, tình dục khiến nhiều sinh viên lúng túng vì thiếu kinh nghiệm Còn vấn đề “thiếu kiến thức liên quan đến sức khỏe, giới tính, tình dục”chiếm 44,6%. Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên rất mơ hồ về sức khỏe, giới tính, tình dục do khi học ở phổ thông không được trang bị; khi vào học đại học không chịu khó nghiên cứu, cập nhật kiến thức. Bảng 4. Khó khăn trong tình yêu và nhu cầu tham vấn trong tình yêu 4.5. Các hình thức tham vấn tâm lý sinh viên mong đợi. TT Các khó khăn Mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý Không cần tham vấn Có hay không cũng được Rất cần tham vấn SL TL% SL TL% SL TL % 1 Khó khăn trong việc cân đối giữa chuyện tình cảm và học tập 106 36,7 81 28,0 102 35,3 2 Khó khăn trong việc giải quyết các xung đột và hiểu nhầm trong tình yêu 56 19,4 119 41,2 114 39,4 3 Khó khăn tâm lý khi tình yêu đổ vỡ 75 26.0 104 35,9 110 38,1 4 Khó khăn tâm lý khi bị từ chối tình yêu 106 36,6 108 37,4 75 26,0 5 Khó khăn trong việc kiểm soát, làm chủ trạng thái tâm lý khi tiếp xúc với bạn khác giới 83 28,7 128 44,3 78 27,0 6 Khó khăn trong việc lựa chọn người yêu phù hợp 95 32,9 76 26,3 118 40,8 7 Chưa biết cách ứng xử phù hợp với bạn khác giới trong các tình huống khác nhau 96 33,2 108 37,4 85 29,4 8 Thiếu kiến thức liên quan đến sức khỏe, giới tính, tình dục 91 32,2 69 23,9 129 44,6 9 Khó khăn trong việc lựa chọn các phương án giải quyết các vấn đề tế nhị trong tình yêu 52 18,0 74 25,6 163 56,4 102 Hình thức tham vấn tâm lý là một trong những tiêu chí quan trọng để sinh viên lựa chọn đến với các dịch vụ tham vấn tâm lý. Khi khảo sát, chúng tôi đã đưa ra một số hình thức tham vấn tâm lý để sinh viên lựa chọn khi gặp những khó khăn, kết quả thể hiện ở Bảng 4. Rõ ràng, hình thức tham vấn được sinh viên mong đợi nhất là được tham vấn trực tiếp với từng cá nhân (49,1%), một số hình thức khác như tham vấn trực tiếp với nhóm cùng khó khăn cũng được sinh viên lựa chọn nhưng với tỉ lệ thấp hơn, còn hình thức ít được chọn nhất là tham vấn thông qua diễn đàn (9%). Sở dĩ có kết quả như vậy bởi sinh viên nói riêng và người Việt Nam nói chung còn có tâm lý e ngại, không muốn người khác ngoài nhà tham vấn biết về vấn đề mà họ đang gặp phải. Bên cạnh đó, qua phỏng vấn, một số sinh viên cho rằng: “Nói chuyện trực tiếp với từng cá nhân mới có thể hiểu vấn đề một cách thấu đáo, cả người tham vấn và người được tham vấn có khoảng thời gian để hiểu và cảm thông cho nhau” (Nguyễn Thị K - sinh viên năm thứ 3). Như vậy, tham vấn tâm lý có thể được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của người được tham vấn và khả năng thực tế của các trung tâm, các nhà tham vấn. Tuy nhiên, việc tham vấn trực tiếp với từng cá nhân được khá đông sinh viên lựa chọn vì những ưu điểm không thể phủ nhận của nó so với các hình thức khác, đặc biệt là phù hợp với tâm lý của người tham vấn hiện nay. Nắm bắt được việc lựa chọn các hình thức tham vấn phù hợp và hiệu quả đối với sinh viên là rất có ích cho bất cứ một trung tâm tham vấn nào. Bảng 5. Các hình thức tham vấn tâm lý mà sinh viên mong đợi TT Các hình thức tham vấn Số lượng Tỉ lệ % Trực tiếp với từng cá nhân 142 49,1 Trực tiếp với nhóm cùng khó khăn 82 28,4 Tham vấn qua điện thoại 70 24,2 Tham vấn qua thư - email 41 14,2 Tham vấn thông qua diễn đàn 26 9,0 KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu trên cho phép chúng tôi đi đến kết luận: 1. Ngày nay, việc áp dụng những kiến thức tâm lý hiện đại vào các lĩnh vực của cuộc sống, nhất là tham vấn tâm lý học đường là một yêu cầu không thể thiếu trong các trường đại học. 2. Ở Hà Tĩnh (từ bậc mầm non đến đại học) chưa có trường nào có phòng tham vấn tâm lý học đường, việc khảo sát, đánh giá những khó khăn mà sinh viên ở Trường Đại học Hà Tĩnh gặp phải và nhu cầu tham vấn tâm lý của các em hiện nay để tiến tới xây dựng mô hình tham vấn tâm lý cho sinh viên là cấp thiết. 3. Phân tích kết quả khảo sát thực tiễn ở Trường cho thấy, lĩnh vực tham vấn được sinh viên quan tâm nhất hiện nay là tham vấn về nghề nghiệp tương lai, vấn đề áp lực học tập, cách ứng xử những vấn đề phức tạp, tế nhị trong tình cảm, tình yêu. Đây là những vấn đề mang tính thời sự, khá nhạy cảm hiện nay, tác động rất lớn đến đời sống tinh thần, thái độ, động cơ học tập và kết quả học tập của sinh viên mà nhiều người quan tâm. 103 4. Kết quả đánh giá nhu cầu tham v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmodun_voi_do_dai_huu_han_va_dieu_kien_baer_suy_rong.pdf
Tài liệu liên quan