Một số biện pháp nâng cao khả năng nói cho trẻ mẫu giáo lớn

Phát triển và nâng cao khả năng nói cho trẻ mẫu giáo lớn là một

trong những nhiệm vụ, hoạt động sư phạm thường xuyên của giáo viên mầm non. Để

nâng cao khả năng nói cho trẻ thì giáo viên cần có những phương pháp, biện pháp cụ

thể phù hợp với điều kiện thực tế, chính vì vậy bài báo đưa ra các biện pháp nhằm

nâng cao khả năng nói cho trẻ mẫu giáo lớn bao gồm: Tiến hành giáo dục và đánh giá

trẻ theo “Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi”; Tăng cường tổ chức các hoạt động có

liên quan đến ngôn ngữ nói cho trẻ; Tạo môi trường học tập rèn luyện cho trẻ; Phát

huy tính hiệu quả của hoạt động làm quen văn học và hoạt động góc dựa trên chuẩn

15 của Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng nói cho trẻ mẫu giáo lớn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
362 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG NÓI CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN SV. Nguyễn Thị Huyền Nhung ThS. Hồ Thị Thu Hà Tóm tắt. Phát triển và nâng cao khả năng nói cho trẻ mẫu giáo lớn là một trong những nhiệm vụ, hoạt động sư phạm thường xuyên của giáo viên mầm non. Để nâng cao khả năng nói cho trẻ thì giáo viên cần có những phương pháp, biện pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế, chính vì vậy bài báo đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao khả năng nói cho trẻ mẫu giáo lớn bao gồm: Tiến hành giáo dục và đánh giá trẻ theo “Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi”; Tăng cường tổ chức các hoạt động có liên quan đến ngôn ngữ nói cho trẻ; Tạo môi trường học tập rèn luyện cho trẻ; Phát huy tính hiệu quả của hoạt động làm quen văn học và hoạt động góc dựa trên chuẩn 15 của Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. 1. Đặt vấn đề Việc hình thành và phát triển kĩ năng nói cho trẻ không đơn thuần diễn ra ở 1 hoạt động mà nó diễn ra trong mọi hoạt động ở trường mầm non (hoạt đông học, hoạt động góc), phát triển kĩ năng nói cho trẻ không dừng lại ở mức độ trẻ có thể nói lưu loát- mạch lạc mà trẻ biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình một cách rõ ràng, rành mạch sao cho mọi người có thể hiểu được ý đồ trẻ. Kĩ năng nói chính là hành trang quý báu nhất mà trẻ phải luôn học hỏi, trau dồi và mang theo suốt cả cuộc đời mình.Chính vì vậy, để phát triển và nâng cao khả năng nói cho trẻ thì việc đề ra các biện pháp cụ thể và phù hợp với điều kiện thực tế là rất cần thiết. 2. Nội dung 2.1. Tiến hành giáo dục và đánh giá trẻ theo “Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi” Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung chăm sóc, giáo dục, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động, giáo dục cho phù hợp với trẻ 5 tuổi. Ngoài ra, đây còn là căn cứ để thực hiện chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em 5tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em. Giáo viên mầm non có thể căn cứ vào mục tiêu giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non tương ứng với các chuẩn và chỉ số trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi để lựa chọn, thiết kế các hoạt động phù hợp với chủ đề và giáo viên phải tăng cường đưa các chỉ số trong bộ chuẩn vào kế hoạch hoạt động của trẻ và phải tăng cường tác động đến trẻ để trẻ đạt được các chuẩn, chỉ số đã đưa ra. Nếu chỉ đưa các chuẩn và chỉ số trong bộ chuẩn vào thực hiện mà không có quá trình đánh giá, theo dõi sự tiến bộ của trẻ thì việc áp dụng bộ chuẩn trong chăm sóc, giáo dục trẻ cũng sẽ không đạt kết quả. Ví dụ: Sau một thời gian thực hiện chỉ số 68-“Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân” thì giáo viên sẽ tiến hành đánh giá để kiểm tra xem trẻ đã đạt hoặc chưa đạt chỉ số này bằng nhiều cách như: tạo tình huống như: “Nếu bạn con bị đau bụng con sẽ nói với bạn như thế nào để bạn bớt đau?”, “Khi con vui/ buồn con sẽ nói như thế nào để các bạn và cô biết và chia sẻ?” 363 Thông qua các minh chứng của chỉ số thì giáo viên có thể đánh giá trẻ đạt/ chưa đạt từ đó giáo viên sẽ có biện pháp giúp những trẻ đạt phát huy, những trẻ chưa đạt cố gắng hơn nữa để đạt được chỉ số. 2.2. Tăng cường tổ chức các hoạt động có liên quan đến ngôn ngữ nói cho trẻ Có hai hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đó là các giờ học và hoạt động ngoài giờ học. a. Tăng cường cho trẻ nói trong giờ học Giờ học có thể chia làm ba loại: loại giờ học chuyên biệt (giờ học nhận biết-tập nói ở độ tuổi nhà trẻ, giờ học làm quen chữ cái ở độ tuổi mẫu giáo), loại giờ học có ưu thế phát triển lời nói (giờ học làm quen với văn học – cho trẻ nhà trẻ và mẫu giáo, giờ học làm quen với môi trường xung quanh – cho trẻ mẫu giáo), và các giờ học khác (cho trẻ làm quen với toán, tổ chức hoạt động tạo hình, giáo dục âm nhạc). Với trẻ mẫu giáo lớn giờ học Khám phá khoa học và làm quen với môi trường xung quanh giúp trẻ tiếp xúc với các sự vật hiện tượng, biết được những đặc điểm, cấu tạo, dấu hiệu, hình dáng, chất liệu... của sự vật cũng như mở rộng vốn từ cho trẻ. Ở những giờ học này, trẻ được rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn luyện câu theo cấu trúc ngữ pháp và vốn từV í dụ: Trong giờ học “Nhận biết các nhóm thực phẩm trong nhà bếp”, giáo viên cần cung cấp và mở rộng dần cho trẻ từ hình dáng cho đến màu sắc và lợi ích khi ăn các nhóm thực phẩm Ngoài việc mở rộng vốn từ, giáo viên cần giúp trẻ phát âm đúng và chính xác. Giờ làm quen với tác phẩm văn học, giờ học này có tác dụng làm giàu vốn từ (đặc biệt là vốn từ nghệ thuật), phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm nghệ thuật và diễn đạt bằng ngôn ngữ văn học... Ví dụ: Cho trẻ làm quen với các bài ca dao, đồng dao thì ngoài việc giúp trẻ cảm nhận sự nhịp nhàng của vần, của nhịp thì giáo viên còn giúp trẻ hiểu ý nghĩa, nội dung của các bài ca dao, đồng dao đó. Các tiết học khác (cho trẻ làm quen với toán, tổ chức hoạt động tạo hình, giáo dục âm nhạc) cũng có tác dụng tốt đối với việc phát triển ngôn ngữ của trẻ.Qua các hoạt động đó, trẻ được rèn luyện về mặt phát âm, có thêm được nhiều từ mới và hiểu được hơn ý nghĩa của các từ đã biết và được rèn luyện thêm về mặt ngữ pháp. Giáo viên cần sử dụng các giờ học này như là một phương tiện để củng cố những nội dung ngôn ngữ mà trẻ đã được học trong các giờ nói trên. b. Khuyến khích trẻ nói trong các hoạt động ngoài trời Hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Bởi thông qua đó, trẻ được tiếp xúc, gần gũi với thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, đồng thời được khám phá, thoả mãn trí tò mò của trẻ, chính vì vậy giáo viên cần tận dụng các hoạt động ngoài trời để khuyến khích trẻ nói nhằm phát triển khả năng nói cho trẻ. - Khuyến khích trẻ nói trong hoạt động vui chơi, thông qua các hoạt động vui chơi giúp các biểu tượng mà trẻ thu nhận trước đây được chính xác hóa bằng ngôn ngữ. Ngoài ra trò chơi giúp cho trẻ nhớ ngôn ngữ và tạo ra nhiều tình huống để trẻ sử dụng vốn từ mà mình tích lũy được, không những vậy thông qua hoạt động vui chơi còn tạo cơ hội để trẻ phát hiện và học hỏi những từ mới. Ví dụ, cô tổ chức cho trẻ chơi 364 trò “Bịt mắt bắt dê” thì vốn từ về hình dáng, không gian như trên, dưới, trước, sau của trẻ sẽ được chính xác hóa thông qua việc trẻ gợi ý cho bạn đoán, hoặc hướng dẫn hướng đi tìm dê ngoài ra trong quá trình chơi nói chung và quá trình trẻ miêu tả cho bạn đi trẻ sẽ phát hiện ra nhiều từ mới hơn. - Khuyến khích trẻ nói qua hoạt động lao động, khi tham gia các hoạt động lao động trẻ có điều kiện được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, với đồ dùng lao động, đồ dùng sinh hoạt Chính vì vậy trẻ có điều kiện để nhận biết được đặc điểm các dụng cụ lao động, các thao tác lao động để tạo ra sản phẩm lao động Như vậy ngoài việc trẻ có điều kiện hình thành, khắc sâu các biểu tượng đó thì trong quá trình lao động trẻ còn có cơ hội để nói lên những trãi nghiệm của mình khi được tham gia tạo ra sản phẩm lao động. - Hoạt động dạo chơi, tham quan, hoạt động dạo chơi, tham quan có tác dụng rất tốt đối với việc mở rộng tầm hiểu biết của trẻ. Trong quá trình dạo chơi trẻ đặt nhiều câu hỏi về tên gọi, công dụng của sự vật mà trẻ được tiếp xúc. Vì vậy, dạo chơi, tham quan có tác dụng lớn trong việc phát triển vốn từ đặc biệt là phát triển khả năng nói, miêu tả của trẻ. c. Khuyến khích trẻ nói trong sinh hoạt hàng ngày Giáo viên có thể tận dụng tất cả các thời điểm trong ngày để tạo ra các tình huống phát triển ngôn ngữ cho trẻ, từ việc cho trẻ ăn, cho trẻ đi ngủ, vệ sinh, chơi tự do giáo viên cần chọn những nội dung thích hợp, trò chuyện với trẻ về các nội dung công việc trong sinh hoạt hàng ngày có liên quan với trẻ. Ngoài ra, trong các thời điểm đón trẻ, trả trẻ, giờ chơi tự do giáo viên cần chủ động trò chuyện với trẻ, gợi mở giúp trẻ tích cực giao tiếp bằng ngôn ngữ nói.Trong lúc trò chuyện, cô cần trẻ cung cấp cho trẻ nhiều vốn từ giúp cho trẻ hiểu nghĩa câu, nói trọn vẹn câu và diễn đạt mạch lạc. Đồng thời cô cần tạo cho trẻ một môi trường giao lưu ngôn ngữ tự do, thoải mái và có nhiều cơ hội để trẻ chủ động tham gia trò chuyện, cũng như trò chuyện đúng tình huống, nội dụng, không bị lạc sang chủ đề khác. 2.3. Tạo môi trường học tập rèn luyện kích thích trẻ nói Như chúng ta đã biết, môi trường xung quanh luôn tác động trực tiếp đến sự phát triển của trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ nói riêng. Chính vì vậy chúng ta- những giáo viên mầm non cần tạo cho trẻ một môi trường thuận lợi để phát triển, và với trẻ mầm non thì lớp học chính là mái nhà thứ hai của trẻ. Vì vậy, giáo viên phải tận dụng diện tích lớp học để trang trí cũng như thay đổi các mảng hoạt động phù hợp chủ đề, chủ điểm ở trường mầm non. Từ việc thay đổi cách trang trí giáo viên có thể tận dụng để tiến hành cho trẻ kể chuyện sáng tạo nhằm phát triển khả năng tư duy và khả năng nói- ngôn ngữ nói của trẻ. Chú ý bố trí sắp xếp đồ dùng đồ chơi phù hợp, tạo môi trường học tập thoải mái cho trẻ. Ví dụ, nếu giáo viên muốn tiến hành cho trẻ kể chuyện theo tranh thì có thể tận dụng các tranh là sản phẩm của trẻ được trang trí ở góc “Sản phẩm của bé”, giáo viên không phải mất thời gian trưng bày hoặc thu dọn sau khi tổ chức hoạt động cho trẻ mà còn tạo nhiều cơ hội cho những trẻ thích kể hay những trẻ chưa được kể khi tham gia hoạt động cô tổ chức, có cơ hội kể cho cho cô hoặc cho các bạn nghe trong những giờ chơi tự do. 365 Môi trường học tập và rèn luyện cho trẻ không chỉ là việc tạo ra không gian vật chất bao quanh trẻ mà nó bao gồm cả những hình tượng gương mẫu về giọng điệu, lời nói, hành vi của giáo viên. Chính vì vậy mà giáo viên phải luôn chú ý đến hành động, cử chỉ của mình mỗi khi bước vào trường lớp mầm non. Bản thân mỗi giáo viên phải chú cách phát âm, giọng điệu của mình sao cho phù hợp với tình huống.Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi, nên các hoạt động ở trường lớp mầm non nên tổ chức theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”. Nên cô giáo phải vào bài và tổ chức tiết học một cách linh hoạt, sinh động để thu hút được sự chú ý của trẻ. Trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ giáo viên cần thay đổi nhiều hình thức, nhiều phương pháp và nhiều điểm khác nhau chứ không nên rập khuôn hay cứng nhắc một hình thức sẽ gây sự nhàm chán, không gây được sự hứng thú và hoạt động tích cực của trẻ. Đặc biệt giáo viên phải xây dựng được một môi trường mà trẻ luôn được hoạt động tích cực, không phải e dè sợ sệt vì sợ làm sai, sợ bị giáo viên, bạn bè chê cười. 2.4. Phát huy tính hiệu quả của hoạt động làm quen văn học và hoạt động góc dựa trên Chuẩn 15 của “Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi” a. Phát huy tính hiệu quả của hoạt động làm quen văn học dựa trên chuẩn 15 của “Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi” Hoạt động làm quen văn học là một trong những hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả nhất trong trường mầm non. Có thể tổ chức cho trẻ làm quen văn học với nhiều hình thức khác nhau, ví dụ như tổ chức cho trẻ kể lại truyện, tổ chức cho trẻ đóng kịch, cho trẻ kể chuyện theo tranh, theo kinh nghiệm, theo đồ chơi Tùy vào từng hoạt động mà giáo viên có thể tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau và vận dụng, cũng như đưa các chỉ số trong chuẩn 15 của Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi vào sao cho phù hợp nhằm để tác động,đánh giá sự phát triển khả năng nói của trẻ. + Tổ chức cho trẻ kể lại truyện, trẻ sẽ tái hiện lại câu chuyện một cách mạch lạc, diễn cảm về câu chuyện trẻ đã được nghe. Trẻ sử dụng ngôn ngữ có sẵn trong tác phẩm nhưng trẻ không thuộc lòng tác phẩm mà kể lại bằng chính ngôn ngữ của mình một cách tự nhiên và thoải mái nhất. Khi tổ chức cho trẻ kể lại chuyện cô có thể sử dụng chỉ số 71 “Trẻ kể lại nội dung câu chuyện đã nghe theo trình tự nhất định” của chuẩn 15. + Tổ chức cho trẻ kể chuyện theo tranh, theo đồ chơi, theo kinh nghiệm là một trong những hình thức kể chuyện mang lại hiệu quả cao nhất về phát triển khả năng nói cho trẻ. Bởi vì để có thể thực hiện được hoạt động này đòi hỏi trẻ phải rèn luyện cho mình khả năng quan sát, khả năng diễn đạt những kinh nghiệm, suy nghĩ của mình bằng lời cho người khác hiểu. Chính vì vậy giáo viên cần lựa chọn chỉ số phù hợp với từng hoạt động để giúp cho trẻ phát triển khả năng nói một cách hiệu quả nhất. Ví dụ như giáo viên có thể đưa chỉ số 70- “Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu” vào hoạt động cho trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm, hoặc chỉ số 65- “nói rõ ràng” vào hoạt động kể chuyện theo tranh b. Phát huy tính hiệu quả của hoạt động góc dựa trên chuẩn 15 của “Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi” Giáo viên cần thiết kế, bố trí đồ chơi ở các góc chơi sao cho phù hợp và thuận lợi nhất. Cần đảm bảo được các góc cơ bản trong lớp học như góc thiên nhiên, góc xây dựng, góc học tập và đặc biệt là góc phân vai. Bởi vì góc phân vai là một trong những góc chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nói hiệu quả nhất. 366 Khi tham gia hoat động góc thì đa phần trẻ sẽ hoạt động theo nhóm chính vì vậy trẻ sẽ thường xuyên trao đổi và trò chuyện để thống nhất cách chơi cũng như nội dung chơi. Ví dụ khi trẻ tham gia chơi ở góc phân vai thì giáo viên có thể vận dụng chỉ số 65- “nói rõ ràng” và chỉ số 69- “sử dụng lời nói để trao đổi chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động” để đánh giá quá trình trò chuyện, giao tiếp trong khi chơi cũng như thỏa thuận vai chơi, cách chơi của trẻ. Đặc biệt, khi chơi ở góc phân vai trẻ sẽ có cơ hội để hóa thân và tái hiện lại hình ảnh của một bà mẹ, một cô giáo hay một cô bán hàng Chính vì vậy, giáo viên cần lưu ý phát huy tính hiệu quả của chỉ số 66-“Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày” và chỉ số 68- “Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩa và kinh nghiệm của bản thân”. Và một điều rất quan trọng trong khi trẻ tham gia hoạt động góc nói chung và hoạt động ở góc phân vai nói riêng là trẻ phải “biết cách khởi xướng một cuộc trò chuyện” (chỉ số 72) bởi vì việc khởi xướng một cuộc trò chuyện có hiệu quả sẽ tạo tiền đề cho một cuộc chơi hấp dẫn và hiệu quả Tóm lại, trong quá trình xây dựng, thiết kế các góc chơi cũng như tổ chức cho trẻ hoạt động ở các góc thì tùy thuộc vào nội dung giáo dục mà giáo viên có thể vận dụng và phát huy tính hiệu quả của từng chỉ số ở các góc khác nhau và không cứng nhắc một chỉ số nào phải gắn với góc nào mà giáo viên có thể sử dụng phối hợp các chỉ số trong các góc. Tuy nhiên việc đánh giá sự phát triển của trẻ thì phải nhất thiết dựa trên cơ sở là các chỉ số để đánh giá trẻ một cách chính xác từ đó sẽ đề ra những biện pháp giúp trẻ chưa đạt khắc phục nhược điểm. 3. Kết luận Để nâng cao khả năng nói cho trẻ mẫu giáo lớn thì trước hết phải thực hiện đúng nội dung chương trình giáo dục mầm non và phải áp dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi vào việc tổ chức, đánh giá trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non. Ngoài ra phải biết cách lựa chọn nhữngbiện pháp tích cực, phù hợp và tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng, hấp dẫn trẻ tham gia nhằm giúp trẻ phát triển khả năng nói tốt nhất. Tài liệu tham khảo [1]. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), “Chương trình GDMN 2009”, NXB GDVN. [2]. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), “Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi”. [3]. Bộ giáo dục và đào tạo (2013), “Dự án tăng cường khả năng đến trường cho trẻ mầm non”. [4]. Trần Lan Hương - Trần Thị Nga - Nguyễn Thị Thanh Thủy - Nguyễn Thị Thư (2013), “Hướng dẫn các hoạt động phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ mầm non”, NXB Giáo dục Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_bien_phap_nang_cao_kha_nang_noi_cho_tre_mau_giao_lon.pdf
Tài liệu liên quan