Một số giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế thành phố Thanh Hóa

Thành phố Thanh Hóa hiện đang có một lượng khá lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

(NQD) đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất, xây dựng, dịch

vụ.Bên cạnh các các doanh nghiệp làm ăn đúng đắn thì còn một bộ phận không nhỏ các đơn vị

cố tình trốn lậu thuế GTGT bằng nhiều thủ đoạn tinh vi như: sử dụng hóa đơn chứng từ không

hợp pháp, ghi giảm doanh thu thực tế bán hàng.Bài báo đã trình bày thực trạng chống gian lận

thuế GTGT mà Chi cục thuế tp Thanh Hóa đang áp dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc

doanh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này. Các giải

pháp bao gồm: giải pháp cải cách luật thuế GTGT; giải pháp quản lý đối tượng nộp thuế; giải

pháp quản lý căn cứ tính thuế.Tuy nhiên, để công tác này đạt hiệu quả cao nhất thì cần phải có

sự thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp trên.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế thành phố Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỗ Thị Hòa Nhã Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 133 - 138 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 133 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG GIAN LẬN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ THANH HÓA Đỗ Thị Hòa Nhã* Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thành phố Thanh Hóa hiện đang có một lượng khá lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (NQD) đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất, xây dựng, dịch vụ...Bên cạnh các các doanh nghiệp làm ăn đúng đắn thì còn một bộ phận không nhỏ các đơn vị cố tình trốn lậu thuế GTGT bằng nhiều thủ đoạn tinh vi như: sử dụng hóa đơn chứng từ không hợp pháp, ghi giảm doanh thu thực tế bán hàng...Bài báo đã trình bày thực trạng chống gian lận thuế GTGT mà Chi cục thuế tp Thanh Hóa đang áp dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này. Các giải pháp bao gồm: giải pháp cải cách luật thuế GTGT; giải pháp quản lý đối tượng nộp thuế; giải pháp quản lý căn cứ tính thuế...Tuy nhiên, để công tác này đạt hiệu quả cao nhất thì cần phải có sự thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp trên. Từ khóa: Thuế GTGT, gian lận thuế, doanh nghiệp ngoài quốc doanh ĐẶT VẤN ĐỀ Thành phố Thanh Hóa là một đô thị trẻ khá phát triển ở trung tâm đồng bằng Thanh Hóa. Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, hệ thống các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (NQD) ở thành phố đã có những bước phát triển ngày càng mạnh mẽ cả về quy mô, số lượng và lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, một thách thức lớn đặt ra đối với ngành thuế cả nước nói chung và chi cục thuế TP Thanh Hóa nói riêng là hàng năm ngân sách nhà nước (NSNN) vẫn bị thất thoát một lượng thuế không nhỏ đặc biệt là thuế GTGT ở khu vực NQD. Do vậy, để tránh thất thoát cho NSNN, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, việc tìm ra giải pháp để ngăn chặn tình trạng gian lận thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn TP Thanh Hóa là vấn đề rất cấp bách và cần thiết. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ TP THANH HÓA Tình hình phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở TP Thanh Hóa Trong bài viết này, việc nghiên cứu về các doanh nghiệp NQD được tác giả giới hạn ở các đơn vị mà Chi cục thuế TP Thanh Hóa đang quản lý. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp NQD của thành phố được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1. Số lượng và đóng góp của các doanh nghiệp NQD Chi cục thuế thành phố đang quản lý STT Loại hình doanh nghiệp Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số DN (đơn vị) Số VAT phải nộp (triệu VNĐ) Số DN (đơn vị) Số VAT phải nộp (triệu VNĐ) Số DN (đơn vị) Số VAT phải nộp (triệu VNĐ) 1 DNTN 293 5.054 321 6.006 465 8.929 2 Công ty TNHH 597 7.224 789 10.006 865 15.007 3 Công ty CP 648 13.799 659 16.291 704 23.582 4 Công ty hợp danh - - - - - - Tổng 1538 26.077 1769 32.303 2034 47.518 (Nguồn: Báo cáo kết quả tổng hợp của Chi cục thuế TPTH qua các năm)* * Đỗ Thị Hòa Nhã Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 133 - 138 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 134 Qua bảng số liệu trên ta thấy: trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp NQD mà Chi cục thuế thành phố đang quản lý đã tăng lên nhanh chóng và tập trung ở 3 loại hình chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân (DNTN), công ty cổ phần (CTCP) và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Bên cạnh việc gia tăng về số lượng thì tỷ trọng các loại hình doanh nghiệp cũng thay đổi theo từng năm trong đó chiếm thị phần lớn nhất là CTCP, tiếp đến là công ty TNHH và DNTN. Riêng công ty hợp danh hiện tại không có đơn vị nào trên địa bàn thành phố (nguyên nhân chính là do khả năng chịu rủi ro của cổ đông đối với các khoản nợ của loại hình công ty này rất lớn). Các doanh nghiệp trên đã mang lại cho NSNN một nguồn thu đáng kể. Trong 3 năm, chỉ riêng thuế GTGT đã có tốc độ phát triển bình quân là 134,99% trong đó đóng góp nhiều nhất là các công ty CP với 13,799 tỷ VNĐ năm 2008 và 16,290 tỷ VNĐ năm 2009, năm 2010 con số này tăng lên tới 23,581 tỷ VNĐ. Đứng thứ 2 là các công ty TNHH và cuối cùng là các DNTN. Kết quả này hoàn toàn tương ứng với tỷ lệ về số lượng của các loại hình doanh nghiệp trên. Các doanh nghiệp NQD Chi cục đang quản lý chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đơn vị này sản xuất kinh doanh trên nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như: sản xuất, xây dựng, dịch vụ...Kết quả cụ thể về ngành nghề và đóng góp của các doanh nghiệp được thể hiện qua bảng sau. Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng các ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp NQD đã thay đổi qua các năm. Trong 3 năm qua ngành dịch vụ luôn có tỷ trọng doanh nghiệp cao nhất, trong khi đó ngành sản xuất ở mức thấp nhất, chỉ khoảng 4% [3,4]. Tương ứng với kết quả này, ngành dịch vụ có đóng góp về thuế GTGT cao nhất và không ngừng tăng qua các năm. Các ngành khác như: xây dựng, nhà hàng-khách sạn cũng có kết quả rất khả quan. Ngành có đóng góp ít nhất là ngành sản xuất. Tình hình đó hoàn toàn phù hợp đặc thù của TP du lịch. Các doanh nghiệp trên đã có những đóng góp quan trọng cho NSNN. Năm 2010, Chi cục thuế đã thu và nộp cho ngân sách được 1.238,513 tỷ VNĐ, bằng 172,8% so với dự toán phấn đấu, tăng 47,7% so với cùng kỳ. Riêng đóng góp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 109,837 tỷ VNĐ, chiếm 8,86% tổng thu NSNN và tăng 55,37 % so với năm 2009, trong đó thu từ thuế GTGT là 47,518 tỷ VNĐ chiếm 43,3% trong tổng thu từ thuế của các doanh nghiệp NQD[3,4]. Kết quả trên cho thấy thuế GTGT đóng vai trò rất quan trọng trong tổng thu ngân sách từ thuế của thành phố. Bảng 2. Cơ cấu ngành nghề kinh doanh và đóng góp của các doanh nghiệp NQD Chi cục thuế thành phố đang quản lý STT Ngành nghề kinh doanh Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số DN (đơn vị) Số VAT phải nộp (triệu VNĐ) Số DN (đơn vị) Số VAT phải nộp (triệu VNĐ) Số DN (đơn vị) Số VAT phải nộp (triệu VNĐ) 1 Sản xuất 68 1.153 75 1.369 83 1.939 2 Xây dựng 278 4.713 309 5.642 458 10.699 3 Dịch vụ 619 10.495 689 12.583 724 16.914 4 Nhà hàng - Khách sạn 382 6.476 492 8.984 554 12.942 5 Vận tải 191 3.238 204 3.725 215 5.024 Tổng 1538 26.077 1769 32.303 2034 47.518 Đỗ Thị Hòa Nhã Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 133 - 138 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 135 (Nguồn: Báo cáo kết quả tổng hợp của Chi cục thuế TPTH qua các năm) Các hình thức gian lận thuế GTGT của các doanh nghiệp NQD trên địa bàn thành phố Thanh Hóa Hiện nay, các doanh nghiệp NQD thuộc quản lý của Chi cục thường sử dụng một số thủ đoạn gian lận sau để trốn, lậu thuế [3-4]:  Trốn thuế thông qua việc nghỉ “giả”: lợi dụng quy định của luật thuế GTGT là miễn giảm thuế GTGT cho các doanh nghiệp tạm thời không kinh doanh, một số doanh nghiệp đã cố tình gian dối bằng cách gửi đơn xin tạm nghỉ kinh doanh cho chi cục thuế. Trên thực tế, các đơn vị này vẫn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và do vậy họ không phải nộp VAT phát sinh trên doanh thu bán hàng. Để ngăn chặn tình trạng này, Chi cục đã tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý đối tượng nộp thuế. Các doanh nghiệp NQD hiện đang chịu sự quản lý của đơn vị đều đã được cục thuế tỉnh cấp mã số thuế. Tuy nhiên thực tế hiện nay số doanh nghiệp Chi cục quản lý nhiều hơn số doanh nghiệp nộp thuế. Sở dĩ có hiện tượng này là do có tình trạng doanh nghiệp bỏ kinh doanh, DN bỏ trốn, DN tạm nghỉ kinh doanh. Trong các năm qua các doanh nghiệp này có xu hướng gia tăng, năm 2009 số DN không kinh doanh vì các lý do trên là 164 trong khi năm 2010 là 267 đơn vị. Bên cạnh các doanh nghiệp không kinh doanh thực sự thì còn một số đơn vị cố tình nghỉ “giả” đã bị Chi cục phát hiện và xử lý kịp thời. Năm 2009, Chi cục đã kiểm tra và truy thu đối với 132 lượt DN nghỉ “giả” với số tiền thuế là 90,75 triệu VNĐ, xử phạt 16 lượt DN với số tiền 15 triệu VNĐ; năm 2010, Chi cục đã truy thu đối với 24 lượt DN với số tiền là 21 triệu VNĐ [3, 4].  Trốn thuế thông qua việc sử dụng hóa đơn: Thủ đoạn phổ biến nhất trong trường hợp này là các doanh nghiệp NQD lợi dụng việc mua hàng mà không lấy hóa đơn của người dân để không xuất hóa đơn bán hàng, hoặc bán hàng thông qua một số loại giấy tờ như: hợp đồng thi công, hợp đồng kinh tế. Bằng cách này, doanh nghiệp bán hàng tập hợp được đầy đủ thuế đầu vào nhưng thuế đầu ra thấp dẫn đến số thuế phải nộp thấp, gây thất thu thuế GTGT. Do Thanh Hóa là TP du lịch nên một số ngành như dịch vụ, nhà hàng - khách sạn rất phát triển và mang lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp. Các đơn vị này cũng đóng góp thuế lớn nhất cho NSNN. Năm 2010, ngành dịch vụ đóng góp 16,9 tỷ VNĐ chiếm 35,57%; ngành nhà hàng - khách sạn đóng góp 12,94 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 27,157% tổng thu NSNN về thuế GTGT của thành phố [4]. Tuy nhiên, đây cũng là những ngành mà Nhà nước bị thất thu thuế nhiều nhất vì các doanh nghiệp dễ dàng bán được hàng mà không cần phải xuất hóa đơn hoặc hóa đơn ghi không đầy đủ số lượng và giá trị các hàng hóa bán ra với mục đích làm giảm doanh thu bán hàng và số thuế GTGT phát sinh. Năm 2010, qua công tác thanh - kiểm tra, Chi cục đã phát hiện 536 trường hợp sai phạm bằng thủ đoạn này, truy thu về cho Nhà nước số tiền thuế GTGT là 9.673 triệu VNĐ [3, 4]. Ngoài ra, ở một số nơi vẫn còn xảy ra tình trạng gian lận hóa đơn như: doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn của DN đã bỏ trốn để hợp thức hóa thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nhằm chiếm dụng tiền thuế GTGT khi xác định thuế GTGT phải nộp. Một số doanh nghiệp còn trốn thuế thông qua việc kê khai không đúng thuế suất, tình trạng kê khai thuế suất của các mặt hàng bán ra từ mức thuế suất 10% xuống mức 5 %, hay kê khai thuế đầu vào của các mặt hàng từ mức 5% lên 10% vẫn còn diễn ra. Một số DN còn dùng thủ đoạn là bán hàng ghi địa chỉ người mua không rõ ràng, trung thực. Dạng trốn thuế này gây khó khăn phức tạp rất lớn cho ngành thuế trong công tác quản lý, vì việc đối chiếu xác minh hoá đơn tốn rất nhiều thời gian, công sức. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các công cụ hỗ trợ trong công tác thanh tra - kiểm tra, các thủ đoạn sử dụng hóa đơn vừa liệt kê ở trên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 136 nhanh chóng bị Chi cục phát hiện và chỉ xảy ra ở mức thấp.  Trốn thuế thông qua khấu trừ khống thuế: thủ đoạn phổ biến nhất trong trường hợp này là các doanh nghiệp NQD lợi dụng cơ chế thông thoáng của luật doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp “ma”, sau khi mua hoá đơn xong thì lập tức bán cả quyển hoá đơn, rồi giải thể doanh nghiệp, ngừng hoạt động hoặc thành lập doanh nghiệp chỉ để lập hồ sơ xin hoàn thuế khống. Năm 2010, Chi cục thuế đã phát hiện 29 trường hợp tìm cách khấu trừ khống thuế và đã giao cho cơ quan có thẩm quyền chức năng giải quyết.  Trốn thuế qua việc lợi dụng chính sách hoàn thuế của Nhà nước: ngoài các cách ghi giảm doanh thu đã được trình bày ở trên, các doanh nghiệp NQD còn dùng một thủ đoạn mới là sử dụng mối liên kết giữa các đơn vị trong cùng một tập đoàn để mua bán hàng hóa trong nội bộ với phương châm “mua cao, bán thấp” nhằm được hoàn thuế. Cụ thể là một doanh nghiệp sau khi sản xuất xong hàng hóa với chi phí sản xuất cao sẽ bán lại thành phẩm cho doanh nghiệp khác trong cùng tập đoàn với giá rất thấp, chịu thua lỗ kéo dài trong các tháng và doanh nghiệp này sẽ được hoàn toàn bộ thuế GTGT. Năm 2010, Chi cục đã tiếp nhận 20 hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT và phát hiện 6 hồ sơ gian lận trong đó có trường hợp sử dụng thủ đoạn trên, đơn vị đã truy thu cho Nhà nước số tiền 1.663,133 triệu VNĐ. Số hồ sơ được xét hoàn thuế là 14 với số tiền là 2.375,904 triệu VNĐ [3]. Đây cũng là năm Chi cục thực hiện hoàn thuế với số tiền cao nhất. Một số biện pháp mà Chi cục đã áp dụng để chống gian lận thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD Để đạt được những thành tích đáng khích lệ trong công tác chống gian lận thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD trình bày ở mục 2.2, Chi cục thuế TP Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ một số biện pháp sau:  Công tác tuyên truyền, hỗ trợ: Chi cục thuế có nhiều sáng tạo trong công tác truyên truyền như: nội dung tuyên truyền được đổi mới, đảm bảo thống nhất trong đó trọng tâm là tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế và đặc biệt chú trọng đến phổ biến nội dung các luật thuế mới được sửa đổi, ban hành. Ngoài ra, Chi cục còn tích cực hỗ trợ người nộp thuế, đảm bảo thủ tục nhanh chóng không gây phiền hà cho doanh nghiệp cũng như người nộp thuế.  Công tác tổ chức cán bộ: Chi cục thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, tổ chức giao lưu với các chi cục khác, khuyến khích cán bộ tự học hỏi nâng cao trình độ vì vậy trình độ cán bộ được nâng lên đáng kể, góp phần quản lý thu ngân sách đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó, chi cục đã kiên quyết xử lý những cán bộ vi phạm 10 điều kỷ luật của ngành.  Công tác quản lý đối tượng nộp thuế: thực hiện công việc này đã giúp Chi cục tính toán được số lượng và ngành nghề kinh doanh của đối tượng nộp thuế trong kỳ một cách chính xác.  Công tác kiểm tra: công tác kiểm tra được chi cục chú trọng nhằm tăng cường hiệu quả của công tác quản lý thuế. Chi cục tiến hành song song 2 biện pháp kiểm tra: - Kiểm tra tại cơ quan thuế: việc kiểm tra bao gồm kiểm tra hồ sơ khai thuế và kiểm tra căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp. Nó có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa và xử phạt các doanh nghiệp vi phạm. - Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế: cơ quan thuế cũng có thể quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế. Tại đây, cán bộ thuế tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ, báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan khác để xác định thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ của doanh nghiệp.  Công tác hoàn thuế: công tác hoàn thuế tại Chi cục được tiến hành theo đúng quy định, kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động của mình. Đồng thời qua đó Chi cục cũng phát hiện và xử lý kịp thời các đơn vị cố tình gian lận thuế. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG GIAN LẬN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NQD TẠI CHI CỤC THUẾ TP THANH HÓA Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 137 Các giải pháp về cải cách luật thuế GTGT  Về mức thuế suất: thuế suất GTGT chỉ nên áp dụng thống nhất một thuế suất cho tất cả các loại hàng hoá và lĩnh vực hoạt động (trừ thuế suất 0% cho hàng hoá xuất khẩu). Việc áp dụng thống nhất một thuế suất sẽ góp phần tạo ra sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế theo các phương pháp khác nhau và hạn chế được tình trạng gian lận thuế của các đơn vị phải chịu thuế suất cao.  Về quy định thẩm quyền cho cơ quan thuế: luật thuế nên bổ sung theo hướng tăng cường quyển lực cho cơ quan thuế. Cụ thể là cơ quan này có thêm quyền điều tra hành chính và khởi tố đối với các các doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm luật thuế. Nếu điều này được thực hiện thì sẽ đẩy nhanh tiến độ cũng như chất lượng của việc ngăn chặn và xử lý tình trạng gian lận thuế .  Về hình thức xử phạt đối với đối tượng vi phạm luật thuế: bên cạnh các hình thức khuyến khích người dân tự nguyện tuân thủ luật thuế, các cơ quan liên quan cũng cần duy trì các biện pháp cưỡng chế đủ mạnh trong quá trình thực thi. Trong các hình thức phạt cần thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo công bằng cho các đối tượng nộp thuế, có tính nêu gương cho người khác. Cần phối hợp giữa toà án, đơn vị quản lý thu thuế và cơ quan cưỡng chế thi hành để đảm bảo tính nghiêm minh của luật thuế. Các giải pháp cụ thể để chống gian lận thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD tại Chi cục thuế Thanh Hóa Giải pháp trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế  Chi cục nên tiến hành phân loại các doanh nghiệp, xác định cụ thể những doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định để từ đó có các biện pháp tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó cần phải xử phạt nghiêm những doanh nghiệp cố tình vi phạm chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.  Tăng cường sự phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, chính quyền địa phương nhằm kiểm tra việc đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp; tăng cường quản lý lĩnh vực kinh doanh, hình thức kế toán áp dụng, ngành nghề kinh doanh, quy mô kinh doanh, địa điểm kinh doanh của các doanh nghiệp.  Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế: công việc này sẽ giúp cho nhân dân hiểu biết về chính sách chế độ của nhà nước để họ thấy rằng đóng thuế không chỉ là “nghĩa vụ” mà còn là “quyền” của mỗi công dân. Giải pháp trong công tác quản lý căn cứ tính thuế  Tăng cường quản lý hóa đơn chứng từ: đặc thù của sắc thuế GTGT là việc khấu trừ và hoàn thuế mà hiệu quả thực hiện lại phụ thuộc lớn vào công tác quản lý hóa đơn, do vậy công tác này có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề chống trốn, lậu thuế GTGT.  Tăng cường kiểm tra doanh thu: doanh thu là căn cứ quan trọng ảnh hưởng tới việc xác định số thuế phải nộp của doanh nghiệp. Do vậy, một trong những cách để hạn chế tình trạng thất thu thuế doanh nghiệp là kiểm tra chặt chẽ doanh thu để xác định doanh thu tính thuế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế: công tác thanh tra, kiểm tra không những nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế đảm bảo cho luật thuế được thực hiện nghiêm mà còn góp phần tăng thu cho NSNN, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người nộp thuế. Một số giải pháp khác  Xây dựng kế hoạch thu thuế hàng năm hợp lý: Việc xây dựng kế hoạch thu hợp lý đóng một vai trò rất quan trọng vào việc chống gian lận thuế nói chung cũng như thuế GTGT nói riêng.  Tổ chức tốt công tác cán bộ: Chi cục cần phải tiến hành đào tạo bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức cả về công tác nghiệp vụ, chuyên môn đặc biệt là kỹ năng quản lý, kỹ năng vận động quần chúng.  Tăng cường sự phối hợp của Chi cục với các cơ quan có liên quan: để cho công tác chống gian lận thuế có hiệu quả cao thì cần phải có sự phối hợp đồng bộ của Chi cục với các cấp, các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 138 ngành có liên quan như Sở Kế hoạch và Đầu tư, công an kinh tế, ngân hàng... KẾT LUẬN Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng cả về quy mô và số lượng của các doanh nghiệp NQD thì tình trạng gian lận thuế của các đơn vị này cũng tăng lên nhanh chóng với mức độ ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Các DN sử dụng rất nhiều thủ đoạn khác nhau để trốn, lậu thuế như: bán hàng không xuất hóa đơn, tìm cách khấu trừ khống thuế, hoàn khống thuế... Để đối phó với tình trạng này, Chi cục thuế TP Thanh Hóa đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhưng kết quả thu được vẫn chưa thực sự khả quan. Do vậy, để việc chống gian lận thuế đạt hiệu quả cao hơn nữa đòi hỏi ngành thuế cũng như Chi cục phải tiếp tục thực hiện kết hợp đồng bộ các giải pháp như: cải cách luật thuế GTGT, nâng cao chất lượng công tác quản lý đối tượng nộp thuế, quản lý căn cứ tính thuế...Hy vọng rằng các giải pháp mà tác giả đưa ra sẽ giúp Chi cục thuế TP Thanh Hóa hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thất thu và gian lận thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn thành phố. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Tài chính (2006), Chiến lược cải cách hành chính thuế giai đoạn 2006-2010. [2]. Bộ Tài chính (2007), Sổ bộ thuế kê khai [3]. Chi cục thuế thành phố Thanh Hóa (2008, 2009, 2010), Báo cáo tổng kết thu ngân sách trên địa bàn TP Thanh Hóa các năm 2008, 2009, 2010. [4]. Chi cục thuế thành phố Thanh Hóa (2008, 2009, 2010), Báo cáo quyết toán thuế GTGT các năm 2008, 2009, 2010. [5]. Luật Quản lý thuế GTGT số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 [6]. Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 3 tháng 6 năm 2008 SUMMARY SOME SOLUTIONS TO PREVENT THE FRAUD FROM THE VALUE - ADDED TAX COLLECTIONS FOR NON - STATE ENTERPRISES AT THE DEPARTMENT OF TAXATION OF THANH HOA CITY Do Thi Hoa Nha * Thai Nguyên University of Economics and Business Administration - TNU Thanh Hoa city has a large number of non-state enterprises operating in different sectors such as: manufaturing, constructions, services etc. Besides honest tax-paying enterprises, there are a number of enterprises which intentionally evade value-added tax collections by many ways such as: using illegal receipts, reducing the real revenue etc. This paper presents the current status of measures to prevent the fraud from the value-added tax collections for non-state enterprises by the Department of Taxation of Thanh Hoa city. Based on this analysis, major solutions are proposed to minimize the revenue losses from value-added tax collections in the city namely, reform of the value added law, management of taxpayers, management of bases for caculation of value added tax etc. To get the best result, however, it is necessry to simultaneously implement these solutions. Key words: VAT, the tax fraud, non-state enterprises *Tel: 0987356738

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_giai_phap_nham_ngan_chan_tinh_trang_gian_lan_thue_gia.pdf