Một số khó khăn trong thực hành thực tập công tác xã hội của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp

Công tác xã hội (CTXH) là một ngành khoa học ứng dụng, do vậy đào

tạo CTXH là đào tạo tay nghề chứ không phải đào tạo khoa học hàn lâm. Vì vậy vấn

đề thực hành thực tập luôn được các cơ sở đào tạo quan tâm và xem là nội dung then

chốt trong chương trình đào tạo. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nên hiệu

quả thực hành thực tập của sinh viên hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Bài viết trình

bài khái quát một số khó khăn và khuyến nghị góp phần nâng cao chất lượng thực

hành thực tập của sinh viên công tác xã hội Trường Đại học Đồng Tháp.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số khó khăn trong thực hành thực tập công tác xã hội của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
410 MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG THỰC HÀNH THỰC TẬP CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP SV. Nguyễn Văn Tới ThS. Trần Kim Ngọc Tóm tắt. Công tác xã hội (CTXH) là một ngành khoa học ứng dụng, do vậy đào tạo CTXH là đào tạo tay nghề chứ không phải đào tạo khoa học hàn lâm. Vì vậy vấn đề thực hành thực tập luôn được các cơ sở đào tạo quan tâm và xem là nội dung then chốt trong chương trình đào tạo. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nên hiệu quả thực hành thực tập của sinh viên hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Bài viết trình bài khái quát một số khó khăn và khuyến nghị góp phần nâng cao chất lượng thực hành thực tập của sinh viên công tác xã hội Trường Đại học Đồng Tháp. Từ khóa: Thực hành thực tập, Công tác xã hội 1. Đặt vấn đề Thực hànhthực tập CTXH là cơ hội để sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế. Tuy nhiên thời gian qua hiệu quả thực hành thực tập CTXH của một số sinh viên vẫn còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến kỹ năng chuyên môn cũng như cơ hội nghề nghiệp của các em sau khi ra trường. Qua nghiên cứu thực tế thời gian qua, tác giả nhận thấy trong thực hành thực tập CTXH ở Trường Đại học Đồng Tháp còn gặp một số khó khăn như: cơ sở thực hành chưa đảm bảo yêu cầu, thiếu sự liên kết giữa nhà trường và cơ sở thực hành thực tập, trình độ chuyên môn của kiểm huấn viên cơ sở còn hạn chế, thiếu sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên và đôi khi thuộc về chính bản thân sinh viên. Từ những khó khăn này, tác giả mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hành thực tập CTXH của sinh ngành CTXH, Trường Đại học Đồng Tháp trong thời gian tới. 2. Một số khó khăn trong thực hành thực tập Công tác xã hội CTXH là một ngành học có nhiều cơ hội tiếp xúc và làm việc thực tế, trong chương trình đào tạo của ngành có đến 2 môn học thực tế, 2 môn học thực hành và 1 môn học thực tập. Với lượng môn học thực tế nhiều sẽ là điều kiện thuận lợi giúp sinh viên được tập dược và phát triển kỹ năng nghề của mình. Trong những năm gần đây, việc thực hành thực tập CTXH diễn ra ở các xã/ phường, trung tâm xã hội, trường học và tập trung vào các đối tượng như: trẻ em mô côi, lang thang, cơ nhỡ; trẻ em vi phạm pháp luật; người cao tuổi; cộng đồng nghèo CTXH là một trong những ngành học có đối tượng làm việc rất đa đạng từ cá nhân, nhóm cho đến cộng đồng. Đối tượng của CTXH là những con người có “vấn đề”, gặp khó khăn hay trục trặc trong việc thực hiện các chức năng xã hội của mình. Làm việc với những đối tượng có “vấn đề” không dễ dàng, đòi hỏi sinh viên phải đảm bảo nhiều yếu tố từ kiến thức chuyên môn cho đến môi trường thực hành thực tập phù hợp. Mặc dùđược sự quan tâm, hỗ trợ của thầy cô nhưng việc thực hành thực tập trên thực tế vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạn chế nhất định. Thứ nhất là về cơ sở thực hành thực tập Hiện tại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh lân cận số lượng các cơ sở chuyên nghiệp đảm bảo tốt yêu cầu chuyên môn cho sinh viên có thể thực hành thực tập còn ít, chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu thực hành thực tập của một lượng lớn sinh 411 viên. Mặt khác, một sốcơ sở thực hành thực tập chưa đảm bảo cho sinh viên có môi trường thực tập hiệu quả bởi đa phần cơ sở vật chất của các cơ sở thực hành thực tập chưa đảm bảo, phần lớn chưa có phòng để thực hiện các kỹ thuật như tham vấn cá nhân, tham vấn nhóm, sinh hoạt nhóm, truyền thông Chủ yếu sinh viên phải tận dụng những địa điểm sẵn có để thực hành như phòng họp, hội trường, hành lang, ghế đá trong khi đó, lý thuyết đã được học thì cuộc tham vấn hay các buổi sinh hoạt, họp dân muốn đạt hiệu quả thì phải diễn ra trong không gian phù hợp (không quá rộng, phải bảo đảm sự yên tĩnh và kín đáo) còn khi thực hành thì lại làm việc với không gian hoàn toàn ngược lại. Điều này làm cho việc thực hành thực tập các kỹ năng đã được học không thể diễn ra theo ý muốn, sinh viên và thân chủ của mình thường bị chi phối bởi môi trường xung quanh nên ảnh hưởng đến hiệu quả của mỗi phiên làm việc. Thứ hai là về mạng lưới liên kết giữa nhà trường và cơ sở thực hành thực tập Sự hợp tác giữa nhà trường với các cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp chưa chặt chẽ nên sự chia sẻ thông tin, tài liệu, kinh nghiệm còn hạn chế. Mặt khác một số cơ sở tiếp nhận sinh viên dựa nhiều vào mối quan hệ giữa cơ sở và sinh viên hay giữa cơ sở với các giáo viên mà chưa có mạng lưới chính thức giữa nhà trường và các cơ sở thực hành thực tập được thể hiện qua hợp đồng kiểm huấn. Do chưa có văn bản pháp lýqui định cụ thể trách nhiệm của mỗi bên trong việc đảm bảo các tiêu chí đánh giá chất lượng của thực hành thực tập nên nhiều cơ sở ít quan tâm đến chất lượng kiểm huấn,đôi khi phó mặc cho sinh viên tự thực hiện nhiệm vụ của mình. Điều này làm cho sinh viên trở nên đơn độc và không nhận được nhiều sự tư vấn hỗ trợ từ kiểm huấn viên. Thứ ba là về kiểm huấn viên tại cơ sở thực hành thực tập Kiểm huấn viên tại cơ sở thực hành thực tậpvừa thiếu về số lượng và yếu cả về chất lượng, phần lớn không qua đào tạo về CTXH nhưng lại là người chịu trách nhiệm hướng dẫn về mặt chuyên môn cho sinh viên. Điều này gây khó khăn cho cả kiểm huấn viên và sinh viên. Chính vì vậy, kiểm huấn viên tại cơ sở thực hành thực tậpthường để sinh viên tự chủ mọi công việc, trong khi đó các em rất cần sự hỗ trợ, tư vấn về chuyên môn. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hành thực tập cũng như là việc tích lũy kinh nghiệm, hình thành kỹ năng nghề nghiệp sau mỗi đợt thực hành thực tập. Thứ tư là về giảng viên hướng dẫn Cùng với kiểm huấn viên ở cơ sở, giảng viên hướng dẫn cũng là người đồng hành cùng sinh viên trong quá trình thực hành thực tập nhưng trên thực tế do nhiều nguyên nhân khách quan mà sự tương tác trực tiếp giữa sinh viên và giảng viên chưa được thường xuyên và liên tục. Giảng viên phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, từ việc giảng dạy, nghiên cứu cho đến hướng dẫn hàng chục sinh viên thực hành thực tập, trong khi đó một số bạn sinh viên vẫn có tâm lý ngại hỏi, ngại nhờ sự hướng dẫn của thầy cô nên khi gặp những khó khăn trong việc thực hành thực tập các bạn rất khó tìm được hướng giải quyết hay cách làm tối ưu cho trường hợp mà mình đảm nhận. Thứ năm là về bản thân sinh viên Sinh viên là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công hay thất bại của việcthực hành thực tập trong CTXH. Mặc dù đa phần các bạn sinh viên đều nhận thức được học CTXH để hỗ trợ cho những nhóm người yếu thế, những người gặp phải những vấn đề xã hội, điều này ngoài cái tâm, lòng yêu nghề của người sinh viên thì 412 phải cần trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bạn sinh viên xem nhẹ việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Có thể nói thực hànhthực tập là cơ hội, là điều kiện vô cùng thuận lợi để sinh viên làm việc với các thân chủ có “vấn đề” thật sự, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều bạn chưa có sự quan tâm đúng mức cho việc thực hành thực tập của bản thân mình. Đa phần các bạn chỉ xem thực hành thực tập là nhiệm vụ mà mình phải làm chứ chưa đặt tâm huyết vào công việc, vẫn còn một số sinh viên có thái độ dửng dưng, thờ ơ, xem nhẹ, chưa có sự quan tâm, chuẩn bị chu đáo cho việc thực hành thực tập. Ý thức của môt số bạn còn chưa cao, các bạn còn thực hành thực tập để đối phó, vì điểm số và mang nặng tính hình thức, thiếu đi sự đầu tư, vẫn còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào một số cá nhân trong nhóm. Một khó khăn khác mà hầu hết các bạn sinh viên đều gặp phải đó chính là những khoản chi phí dành cho thực hành trong CTXH. Trong suốt quá trình thực hành sinh viên phải chi trả mọi chi phí từ phương tiện đi lại để khảo sát cộng đồng, vãng gia, tổ chức sinh hoạt cho đến tiền thù lao cho kiểm huấn viên tại cơ sở thực hành, chưa kể nguồn lực để giúp đỡ cho thân chủ. Trong khi đó nhiều sinh viên có điều kiện kinh tế khó khăn nên những khoản chi phí này tạo thêm áp lực kinh tế cho các bạn, điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến việc thực hành của các bạn tại cơ sở. 3. Một số khuyến nghị nhằm khắc phục khó khăn trong thực hành thực tập Công tác xã hội 3.1. Đối với sinh viên Thực hành thực tập là việc vận dụng lý thuyết đã được học vào thực tiễn qua đó hình thành kỹ năng chuyên môn cho bản thân, do vậy sinh viên cần nắm rõ lý thuyết đã được học để có thể áp dụng tốt vào thực tế, phát triển tốt kỹ năng chuyên môn của bản thân. Các bạn sinh viên nên chủ động tìm hiểu, củng cố lại các kiến thức đã học, đặc biệt là kiến thức về các tiến trình phát triển cộng đồng, CTXH cá nhân, CTXH nhóm và các kỹ thuật tham vấn cá nhân và nhóm. Sinh viên cần nâng cao nhận thức, ý thức của bản thân về ý nghĩa của thực hành thực tập, xem đó là cơ hội để rèn luyện, phát huy chứ không chỉ đơn thuần là nghĩa vụ phải làm để đối phó. Bởi lẽ sau khi ra trường sinh viên phải làm việc với các đối tượng xã hội thực sự, họ có những đặc điểm tâm lý phức tạp, nếu chúng ta không tận dụng tốt những cơ hội thực hành thực tập để làm việc với các đối tượng xã hội thì sau khi ra trường chúng ta sẽ gặp lúng túng khi phải làm việc với các đối tượng này. Sinh viên cần có sự chuẩn bị chu đáo trước khi đi thực hành thực tập như: Chọn nhóm có sự phù hợp giữa các thành viên để phối hợp với nhau một cách tốt nhất, kế hoạch thực hành thực tập thật cụ thể và chi tiết, nêu rõ mục đích, nội dung công việc, tiến độ thực hiện, yêu cầu cần được hỗ trợ Do vậy các bạn phải thuyết minh một cách rõ ràng những công việc mà các bạn cần làm và các bạn mong muốn cơ sở hỗ trợ gì cho chúng ta Giao tiếp ứng xử tốt với kiểm huấn viên và giáo viên hướng dẫn. Khi gặp những vấn đề cần sự trợ giúp thì sinh viên cần chủ động liên hệ với giáo viên hướng dẫn, đồng thời phải làm báo cáo định kỳ tiến độ thực hành thực tập cho giáo viên hướng dẫn. Sinh viên cần nghiêm túc chấp hành qui định thực hành thực tập của giảng viên cũng như là nội qui của nhóm để nhóm có môi trường làm việc khoa học, ổn định, nghiêm túc nhằm hướng đến hiệu quả công việc của cả nhóm. 413 3.2. Đối với giảng viên hướng dẫn Giảng viên hướng dẫn là người rất quan trọng đối với sinh viên, hỗ trợ sinh viên trong suốt quá trình thực hành thực tập. Để quá trình thực hành thực tập thành công giảng viên hướng dẫn nên hỗ trợ sinh viên tìm địa điểm phù hợp, định hướng cho sinh viên chọn những cơ sở chuyên nghiệp, có kiểm huấn viên am hiểu về CTXH, giảng viên nên thiết lập mối quan hệ với kiểm huấn viên tại cơ sở để phối hợp tốt việc giám sát, quản lý cũng như là hỗ trợ tốt việc thực hành thực tập của sinh viên. Giảng viên cũng nên giới hạn những địa điểm thực hành thực tập, định hướng sinh viên chỉ nên chọn những cơ sở thực hành thực tập có vị trí địa lí thuận lợi để giảng viên có thể dễ dàng hỗ trợ khi cần thiết. Đồng thời, giảng viên hướng dẫn nên dành nhiều thời gian hơn để giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên khi cần thiết, tần suất gặp mặt nhóm sinh viên định kỳ nên tăng lên ít nhất là một tuần một lần. Ngoài ra giảng viên hướng dẫn nên tiếp xúc trực tiếp đối với các đối tượng mà sinh viên thực hành thực tập thông qua việc tham dự những buổi sinh hoạt nhóm, sinh hoạt chuyên đề hay những buổi trò chuyện với đối tượng đề đánh giá được tiến độ thực hành thực tập của sinh viên, xác định lại những thông tin mà sinh viên đã báo cáo, kịp thời nhận ra những thiếu xót và định hướng cho sinh viên điều chỉnh phù hợp, nhằm giúp sinh viên nâng cao ý thức, làm việc nghiêm túc trong quá trình thực hành thực tập CTXH, tránh trường hợp thực hành thực tập một cách hình thức và báo cáo không đúng sự thật kết quả thực hành thực tập của mình. 3.3. Đối với Bộ môn Công tác xã hội Bộ môn CTXH nên hợp tác nhiều hơn với những cơ quan, tổ chức hay các công ty doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động liên quan đến CTXH để sinh viên có cơ hội trở thành những tình nguyện viên, những cộng tác viên, một mặt hỗ trợ tốt cho các tổ chức giúp đỡ cho các đối tượng xã hội, mặt khác giúp sinh viên có cơ hội làm việc thực tế năng cao kỹ năng nghề nghiệp.Cần ưu tiên giới thiệu sinh viên đến những cơ sở thực hành thực tập có cán bộ am hiểu về CTXH để giúp quá trình kiểm huấn được hiệu quả. Bộ môn CTXH nên tăng cường các hoạt động liên kết với các tổ chức đào tạo CTXH khác tiến hành tập huấn cho các kiểm huấn viên của các cơ sở có sinh viên thực hành thực tập nhằm giúp kiểm huấn viên tại cơ sở nắm vững các cơ sở để kiểm huấn, chức năng, tiến trình kiểm huấn để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm huấn của mình nhằm giúp sinh viên có được kết quả tốt nhất đối với các môn học thực hành thực tập. Bộ môncũng nên kiến nghị với nhà trường có cơ chế phân công giảng viên đảm nhậnviệc hướng dẫn thực hành thực tập của sinh viên một cách hợp lý hơn, tránh trường hợp một giảng viên phải đảm nhận nhiều trách nhiệm cùng lúc, cùng với đó nên có chính sách hỗ trợ thêm cho giảng viên hướng dẫn thực hành thực tập và kiểm huấn viên tại cơ sở cho tương xứng với nhiệm vụ để động viên giảng viên và kiểm huấn viên an tâm làm tốt nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó Bộ môn nên xây dựng hợp đồng kiểm huấn với cơ sở thực hànhthực tập. Trong hợp đồng cần nêu rõ các nội dung như: Mục tiêu của kiểm huấn, hình thức kiểm huấn, phương pháp đánh giá, quyền lợi và trách nhiệm của kiểm huấn viên, sinh viên và Bộ môn CTXH nhằm cụ thể hóa quyền và trách nhiệm của của các bên.Kiến nghị nhà trường có chế độ thù lao phù hợp cho giảng viên và kiểm huấn viên tại cơ sở thực hành thực tập. 414 4. Kết luận Từ việc phân tích, chỉ ra những khó khăn trong thực hành thực tập của sinh viên ngành CTXH thuộc Khoa GDCT – CTXH, Trường Đại học Đồng Tháp có thể nhận thấy việc thực hành thực tập của sinh viên còn gặp một số khó khăn nhất định gây ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển kỹ năng chuyên môn của sinh viên. Do vậy, để quá trình thực hành thực tập được hiệu quả thì đòi hỏi phải có sự tương tác tích cực giữa giảng viên, sinh viên và cơ sở thực hành thực tập, mỗi yếu tố đều phải đảm bảo vai trò và nhiệm vụ của mình nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả thực hành thực tập góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực CTXH chất lượng phục vụ cho hệ thống an sinh xã hội của đất nước. Tài liệu tham khảo [1]. Kathryn Geldard, David Geldard (2000), Công tác tham vấn trẻ em, Đại học Mở - Bán công thành phố Hồ Chí Minh. [2]. Grace Mathew (1999), Nhập môn Công tác xã hội cá nhân, Đại học Mở - Bán công thành phố Hồ Chí Minh. [3]. Nguyễn Thị Thái Lan (2008), Giáo trình Công tác xã hội nhóm, Trường Đại học Lao động – Xã hội. [4]. Bùi Thị Xuân Mai (2008), Giáo trình Tham vấn, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. [5]. Nguyễn Thị Oanh (2000), Phát triển cộng đồng, Đại học Mở - Bán công Thành phố Hồ Chí Minh. [6].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_kho_khan_trong_thuc_hanh_thuc_tap_cong_tac_xa_hoi_cua.pdf
Tài liệu liên quan