Một số kinh nghiệm đã triển khai đào tạo STEM tại trường THPT - THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

Triển khai giáo dục STEM cho hệ thống giáo dục phổ thông quốc gia đang là nhu

cầu của xã hội trong bối cảnh của môi trường còn thiếu rất nhiều không chỉ về

khung pháp lý, cơ sở hạ tầng mà còn về kinh nghiệm triển khai. Tài liệu này có mục

đích chia sẻ một số bài học thu được từ những hoạt động triển khai đào tạo STEM

của một doanh nghiệp cho hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam, thông qua dự

án “Triển khai đào tạo STEM cho Trường THCS &THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hà

Nội” - mã số PROJ.18.

pdf13 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm đã triển khai đào tạo STEM tại trường THPT - THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– Khía cạnh bản thể luận: Phải chăng đối tượng nghiên cứu của Giáo dục STEM là sự gộp chung của các đối tượng thuộc 4 lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học? 249Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN - Vì sao ta lại học STEM hay những giá trị của Giáo dục STEM là gì? – Khía cạnh giá trị luận: Những giá trị này có thể là giá trị thẩm mỹ, đạo đức, ví dụ công bằng xã hội, bình đẳng giới, công dân có trách nhiệm, hạnh phúc cuộc đời, - Giảng dạy STEM như thế nào? – Khía cạnh nhận thức luận: Câu hỏi này nhằm tìm ra câu trả lời cho tính hiệu quả của quá trình giảng dạy và học tập STEM. Những câu hỏi nêu trên vẫn hiện hữu và cần làm sáng tỏ vì những tiếp cận thông thường như đề cập ở trên vẫn thường gặp những khó khăn để lãnh đạo nhà trường đi đến quyết định triển khai nhanh chóng Giáo dục STEM cho cơ sở do mình quản lý. Bài học của IED cho thấy ngoài những hội thảo tổng quan về Giáo dục STEM còn phải có những hội thảo chuyên sâu để đề cập tới 3 câu hỏi cốt lõi nêu trên. Ngoài những hội thảo, IED còn xây dựng trung tâm triển lãm và giới thiệu về Giáo dục STEM để minh hoạ thực tế quá trình Giáo dục STEM. Tại đó, khách thăm quan không chỉ thấy hoạt động Giáo dục STEM như các sản phẩm mẫu, các quy trình xây dựng bài giảng, quản lý quá trình giảng dạy và học tập STEM, Bên cạnh những hoạt đông nêu trên, việc mời các nhà quản lý, chuyên môn đến dự các hoạt động đào tạo STEM đang diễn ra tại một trường học cụ thể cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để đưa đến những quyết định triển khai Giáo dục STEM tại cơ sở chưa từng có hoạt động về Giáo dục STEM. Tiếp cận quản trị dự án sử dụng để triển khai giáo dục STEM Do giáo dục STEM vẫn còn mới mẻ đối với xã hội Việt Nam, với cách tiếp cận truy tìm và tích luỹ kinh nghiệm từ những bài học thu được của quá trình triển khai, IED đã sử dụng tiếp cận quản trị dự án cho cho quá trình triển khai theo mô hình tổng quát nêu trong Hình 1, với những hoạt động chính như mô tả dưới đây. Chuẩn bị: Giai đoạn này bao gồm rất nhiều hoạt động và thường chiếm nhiều thời gian nhất trong số các hoạt động của cả quy trình triển khai. Những hoạt động cốt lõi bao gồm: Định nghĩa mục tiêu, phương pháp tiếp cận sử dụng, kế hoạch triển khai (đặc biệt chú trọng quản trị thay đổi và quản trị rủi ro), phương pháp và quy trình đánh giá. Kết quả của giai đoạn này là bản Quy chế dự án. Thông thường, các giai đoạn sau chỉ xảy ra nếu các bên liên quan chưa phê chuẩn Quy chế dự án. Chuẩn bị Khởi động Triển khai Đánh giá & Học hỏi BĐ KT Hình 1: Sơ đồ triển khai dự án Hình 1: Sơ đồ triển khai dự án 250 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Khởi động: Giai đoạn này có mục đích truyền thông để tất cả các bên liên quan thấu hiểu Quy chế dự án, đặc biệt những mục tiêu của dự án và vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan. Triển khai: Giai đoạn này bao gồm những hoạt động thực tiễn được mô tả trong kế hoạch dự án hoặc những phát sinh. Đối với những dự án có quy mô lớn, ví dụ triển khai cho tất cả các cấp học của một trường học hay thời gian kéo dài cho cả năm học, những hoạt động thường được tổ hợp thành từng giai đoạn để có những hiệu chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo hiệu quả chung của dự án. Đánh giá & Học hỏi: Giai đoạn này dành cho những hoạt động đo lường hiệu quả của dự án, đặc biệt là đo lường những mục tiêu được định nghĩa trong Quy chế dự án. Thêm vào đó là những hoạt động thiết lập các bài học kể cả thành công và thất bại. Những bài học này sẽ giúp cho các bên liên quan trưởng thành trong phận sự nghề nghiệp của mình. Dự án PROJ.18 Tổng quan về dự án PROJ.18: Dự án PROJ.18 được IED thực hiện tại Trường THCS&TPPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hà Nội1, một trường học ngoài công lập. Chủ tịch Hội đồng quản trị của nhà trường là một nhà giáo rất tâm huyết và nhạy bén với những khuynh hướng mới. Chính nhờ vai trò của người lãnh đạo tài ba này mà nhà trường đã có những cơ sở chuẩn bị cho Giáo dục STEM. Nhà trường đã định hướng đưa Giáo dục STEM như là hoạt động chính khoá thông qua bước kiểm nghiệm – thực hiện dự án PROJ.18. Mục tiêu chính của dự án: Đo lường thái độ đón nhận (mức độ quan tâm) của học sinh lớp 10 mới tuyển chọn (13 lớp) đối với Giáo dục STEM thông qua chương trình và dịch vụ giảng dạy của IED. Triển khai dự án: Thời lượng của dự án từ 1/7/2019 đến hết 31/7/2019. Mỗi tuần 2 tiết học cho mỗi lớp. IED cung ứng toàn bộ hoạt động dự án (ngoại trừ địa điểm học tập). Nhà trường tham gia vào dự án với vai trò giám sát, đánh giá và quản lý những thay đổi. Ngoài ra, nhà trường cân nhắc và lựa chọn chương trình Giáo dục STEM của IED. Theo đó, 3 bộ chương trình tương ứng với 3 loại sản phẩm & công nghệ đã được lựa chọn: Giao tiếp người - máy bằng giọng nói; Sử dụng năng lượng mặt trời để nạp cho điện thoại di động; Điều khiển xe qua giao thức Bluetooth. Ngoài mục tiêu của nhà trường như nêu trên, dự án đã xây dựng quy trình đánh giá toàn diện. Theo đó, với hỗ trợ của công cụ tin học tất cả các bên của dự án đều tiến hành đánh giá một cách thuận lợi, theo phương thức khảo sát ẩn danh. Kết quả & bài học: Dự án được các bên đánh giá là thành công và mang lại hiệu quả thiết thực. Toàn bộ mục tiêu của dự án đã đạt được như mong muốn của các bên liên quan, đặc biệt là mong muốn của học sinh – chủ thể và là mục tiêu tối hậu của quá trình Giáo dục STEM. Dưới đây là một số kết quả của dự án. 1 251Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Tỷ lệ 56% học sinh tham gia đánh giá. Điều này chứng tỏ học sinh mới nhập học chưa có thói quen bày tỏ ý kiến của mình. Đây có thể là một khiếm khuyết từ quá trình đào tạo ở các cơ sở cũ. 60% học sinh mong muốn được tham gia khoá học khác về STEM. Đây là kết quả rất khả quan và cho thấy chủ trương của nhà trường phù hợp với chủ thể của quá trình đào tạo – học sinh. 69%; 71% và 74% học sinh nhận thấy nhiều điều mới mẻ tương ứng với 3 chỉ tiêu: Kiến thức; Kỹ năng và Chủ đề bài học. Đây là những kết quả rất tốt. Nó cho thấy mục tiêu của quá trình đào tạo STEM phù hợp với nhu cầu của học sinh. Tuyệt đại đa số học sinh đánh giá rất cao về giáo viên (54% ở mức rất tốt + 26% ở mức tốt) cho cả ba chỉ tiêu: Phong cách; Sự tận tâm; Kỹ năng giảng dạy. Hình 2: Tỷ lệ học sinh tham gia đánh giá Hình 3: Mong muốn của học sinh được tham gia khoá học khác về STEM Hình 4: Học sinh đánh giá về sự mới mẻ của học STEM trên 3 phương diện: Chủ đề, kỹ năng và kiến thức Hình 5: Học sinh đánh giá giáo viên theo 4 cấp độ cho 3 chỉ tiêu: Phong cách, sự tận tâm, kỹ năng giảng dạy. 252 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Phần lớn học sinh (kể cả hai giới tính) đều được đánh giá có quan tâm và hứng thú với học STEM. Số lượng ý kiến của học sinh trong quá trình học cũng là biểu hiện sự quan tâm và hứng thú với học STEM. Dự án cũng đã thu được rất nhiều bài học mà dưới đây là một số bài học nổi bật. Bài học 1: Quá trình thuyết phục lãnh đạo và thầy cô giáo của nhà trường là một quá trình gian nan. Những hội thảo hay cuộc họp chuyên môn theo tiếp cận thông thường tỏ ra ít tác dụng vì nhà trường dường như không cần trình bày những tri thức tổng quan. Thực vậy, nhà trường đã có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng để xác lập kế hoạch đưa Giáo dục STEM vào nhà trường như là hoạt động chính khoá. Do vậy, những hội thảo hay cuộc họp bàn về chuyên môn sâu của Giáo dục STEM xoay quanh 3 lĩnh vực bản thể luận, giá trị luận và nhận thức luận của Giáo dục STEM mới có đủ sức nặng thuyết phục. Bài học 2: Đối với nhà cung ứng dịch vụ nên luôn phải sẵn sàng tập hợp đủ lớn các chương trình đào tạo với các chủ đề phong phú. Điều đó giúp cho nhà trường có thể lựa chọn những chương trình phù hợp với đời sống văn hoá, xã hội của địa bàn. Thực tế cũng cho thấy những chủ đề Giáo dục STEM được học sinh các trường ở các tỉnh xa rất quan tâm nhưng lại không được học sinh tại các trường trên địa bàn nội thành Hà Nội quan tâm. Bài học 3: Ngoài những yêu cầu chung của quá trình đào tạo STEM, dự án đã nhấn mạnh vào hai kỹ năng cho học sinh: kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng thuyết trình. Điều này xuất phát từ những kinh nghiệm và đánh giá học sinh từ nhiều cơ sở trường học. Ngoài ra, sử dụng tiếp cận giáo dục kiến tạo tỏ ra phù hợp đối với Giáo dục STEM. Bài học 4: Vai trò của thầy, cô giáo – với tư cách là người hướng dẫn, trợ giúp trong quá trình đào tạo STEM – là vai trò chủ đạo để tạo nên hiệu quả của quá trình Giáo dục STEM; cho dù chương trình có được thiết kế, biên soạn chu đáo, cho dù cơ sở vật chất rất đầy đủ. Bài học 5: Như là một gợi ý, Giáo dục STEM nếu được triển khai bằng cách sử dụng tiếng Anh là một cách triển khai có thể mang lại hiệu quả rất tốt xét từ góc độ quyền lợi và Hình 6: Đánh giá sự quan tâm, hứng thú học tập STEM của học sinh, phân theo giới tính. Hình 7: Thống kê số ý kiến của học sinh trong quá trình học tập STEM của mỗi lớp. 253Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN nhu cầu của học sinh cũng như yêu cầu của xã hội trong bối cảnh cần nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ của học sinh. Kết luận Mặc dù có những nỗ lực trong công tác đào tạo và truyền thông, song giáo dục STEM vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam, cần có những nghiên cứu chuyên sâu, chính sách đầu tư phù hợp để hệ thống Giáo dục STEM phát triển nhanh chóng hơn nữa và đạt những kết quả to lớn tại Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_kinh_nghiem_da_trien_khai_dao_tao_stem_tai_truong_thp.pdf
Tài liệu liên quan