Một số kinh nghiệm trong việc tạo lập và chia sẻ thông tin trên mạng Internet bằng phần mềm mã nguồn mở Greenstone - Giải pháp lựa chọn cho các thư viện vừa và nhỏ hạn chế về tài chính

Trong môi trường INTERNET hiện nay, số hóa được coi là mục tiêu chiến lược

trong việc phát triển hoạt động thông tin thư viện, bởi lẽ ngoài việc tăng cường khả

năng tiếp cận thông tin cho độc giả, thực hiện một cách hiệu quả nhất việc phân phối

thông tin, thì số hóa còn là một chiến lược hữu hiệu để bảo quản vốn tài liệu hiện có,

đặc biệt là tài liệu quý hiếm. Để thực hiện tốt công tác số hóa, các cơ quan thông tin

thư viện cần phải xây dựng lộ trình, lên kế hoạch phù hợp và đặc biệt chú trọng đến

việc lựa chọn giải pháp công nghệ để đảm bảo khả năng sử dụng lâu dài các kết quả số

hóa, trong đó cần quan tâm đến 3 chức năng cơ bản của phần mềm quản lý dữ liệu số

là hiển thị, xử lý và tìm kiếm thông tin.

pdf14 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm trong việc tạo lập và chia sẻ thông tin trên mạng Internet bằng phần mềm mã nguồn mở Greenstone - Giải pháp lựa chọn cho các thư viện vừa và nhỏ hạn chế về tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông tin hiện có. Tuy nhiên để quảng bá rộng rãi vốn tài liệu nói trên cho các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng, thì cần phải tìm giải pháp để đưa lên mạng IN TERN ET. Hiện nay phần mềm ISIS đã có một số bản dành cho CSDL trên mạng nhưng không hỗ trợ các font chữ Việt, kể cả Unicode còn các phần mềm khác đang được thương mại hóa ở Việt N am thì còn khá nhiều lỗi và quá đắt đối với một thư viện chuyên ngành với vốn tài liệu không lớn như Thư viện Viện N ghiên cứu Hán N ôm, đấy là chưa kể để chạy các phần mềm này Viện phải trang bị máy chủ đủ mạnh với khoản kinh phí không nhỏ. Với số biểu ghi như của Viện chúng tôi và giá các phần mềm đang chào hàng (30 ngàn USD) thì tính ra chi phí cho việc quản lý một biểu ghi là quá cao, không tiết kiệm, hơn nữa điều kiện tài chính của một thư viện chuyên ngành như chúng tôi không thể đáp ứng được. Để giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu công việc và nguồn kinh phí được cấp, chúng tôi đã quyết định sử dụng phần mềm mã nguồn mở Greenstone. Đúng như lời tự giới thiệu “Greenstone là một bộ phần mềm dùng để xây dựng và phân phối các bộ sưu tập thư viện số. Phần mềm này cung cấp một phương pháp mới để tổ chức và xuất bản thông tin trên IN TERN ET hoặc trên CD-ROM. Greenstone là sản phNm của dự án N ew Zealand Digital Library của trường Đại học University of Waikato, được phát triển và phân phối với sự tham gia của UN ESCO và Human Info N GO. Đây là phần mềm mã nguồn mở được cung cấp trên theo thoả thuận đăng kí GN U General Public License. Mục tiêu của phần mềm là cung cấp cho người sử dụng, đặc biệt là các trường đại học, các thư viện hoặc trong các trụ sở công cộng xây dựng các thư viện số riêng của họ. Các thư viện số làm thay đổi nhanh chóng cách thức thông tin được thu thập và phổ biến trong các thành viên của UN ESCO và các cơ quan trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.” Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương dạng số phục vụ bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội 135 Cũng như phần mềm ISIS, phần mềm Greenstrone là phần mềm mã nguồn mở nên việc sử dụng không lo vi phạm bản quyền. Tuy nhiên việc chuyển đổi biểu ghi từ CSDL ISIS sang biểu ghi CSDL Greenstone là không đơn giản vì hai CSDL này khác nhau cả về cấu trúc và font chữ: về cơ bản, CSDL ISIS dùng cấu trúc MARC và font chữ ABC cho tiếng Việt và TwinBridge cho Hán N ôm còn CSDL Greenstone dùng cấu trúc Dublin Core và font chữ Unicode. N hư vậy nếu muốn chuyển đổi thì trước hết phải chuyển đổi cả cấu trúc và font chữ, sau đó mới tính tới việc nhập vào biểu ghi Greenstone. Để làm được điều này, chúng tôi đã xây dựng một chương trình chuyển đổi và đã chuyển đổi thành công. Chương trình được thiết kế theo chế độ tự động, nên có thể chuyển đổi dữ liệu 24/24 giờ mà không cần có người trực. Điều này rất hữu ích, đặc biệt là với các CSDL lớn vì có thể sử dụng giờ nghỉ để chuyển đổi dữ liệu. Quy trình chuyển đổi được tiến hành như sau: dùng ngôn ngữ format của ISIS để đổi cấu trúc biểu ghi sau đó chương trình sẽ chuyển đổi font chữ và tự động nhập biểu ghi vào CSDL Greenstone. Đối với biểu ghi tiếng Việt, công việc đơn giản hơn vì chỉ phải chuyển đổi 1 lần font chữ từ ABC sang Unicode. Còn đối với biểu ghi chữ Hán N ôm và Trung Quốc thì phức tạp hơn nhiều, vì phải tách riêng phần chữ Việt và phần chữ Hán N ôm hoặc chữ Trung Quốc, sau đó đổi font chữ Việt từ ABC sang Unicode, tiếp đó đổi chữ Hán N ôm hoặc chữ Trung Quốc từ TwinBridge sang Unicode, cuối cùng ghép hai phần lại với nhau và nhập vào biểu ghi Greenstone. Hiện tại các CSDL thư mục ISIS do chúng tôi thực hiện, đã được chuyển sang CSDL Greenstone để đưa lên mạng IN TERN ET như sau: Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương dạng số phục vụ bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội 136 Dưới đây là ví dụ về biểu ghi đã được chuyển đổi: Biểu ghi ISIS: Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương dạng số phục vụ bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội 137 Biểu ghi Greenstone tương ứng: Còn đây là phần minh hoạ biểu ghi Greenstone chữ Hán: - Kết quả tìm kiếm thông tin như sau: Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương dạng số phục vụ bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội 138 Xin xem chi tiết một biểu ghi:: Trong xu thế phát triển hiện nay của hoạt động thông tin – thư viện, việc đưa dữ liệu lên IN TERN ET để chia sẻ thông tin là việc làm cần thiết và hữu ích. Đa số các thư viện nhỏ hiện đang dùng phần mềm ISIS để quản trị dữ liệu, nhưng nếu muốn đưa dữ liệu lên IN TERN ET mà dùng wwwisis hoặc webisis đều vướng vấn đề font chữ vì ISIS và các dị bản của nó chưa hỗ trợ Unicode, nếu mua các phần mềm tích hợp hiện bán trên thị trường thì rất đắt gây lãng phí đối với 1 thư viện có số biểu ghi không lớn. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, thì sử dụng phần mềm Greenstone là một giải pháp tốt nhưng do sự khác nhau của hai CSDL nên không thể dùng chung được, vậy cần phải chuyển đổi. Giải pháp xây dựng chương trình chuyển đổi biểu ghi là giải pháp tối ưu, vì nếu không việc phải nhập lại biểu ghi sẽ tốn rất nhiều công sức và khó đảm bảo chính xác. Sử dụng Greenstone còn có lợi ích khác nữa là nếu muốn xây dựng CSDL toàn văn, ta chỉ việc tích hợp phần toàn văn vào biểu ghi của CSDL nêu trên. Dữ liệu toàn văn có thể ở dạng HTML hoặc tệp PDF. Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương dạng số phục vụ bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội 139 Dưới đây là ví dụ về 1 biểu ghi có liên kết toàn văn HTML: N ếu nháy vào liên kết “Toàn văn”, ta sẽ đọc được toàn văn như trang minh họa dưới đây: Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương dạng số phục vụ bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội 140 Hiện chúng tôi đã chuyển sang làm việc trong một môi trường mới, công việc chủ yếu là đáp ứng nhu cầu thông tin và tài liệu tham khảo cho người dùng tin. Khác với trước đây chủ yếu tiếp xúc và xử lý tài liệu trên giấy, thì nay phần lớn thời gian chúng tôi làm việc với các CSDL trực tuyến tiềm năng như: ProQuest, ebrary và EBSCO, để làm tốt công việc của mình, hàng ngày chúng tôi phải download dữ liệu toàn văn trên các CSDL nói trên, tạo lập thành các CSDL theo ngành và môn học để dễ dàng phục vụ đội ngũ học viên và giảng viên của trường. Dữ liệu toàn văn download được chúng tôi cũng đưa vào GREEN STON E để dễ dàng phục vụ người dùng tin theo yêu cầu và nguyện vọng của họ. Dưới đây là hình ảnh minh hoạ 2 CSDL thư mục (CSDL thư mục về sách và CSDL toàn văn các luận án, luận văn liên quan đến nội dung giảng dạy của trường) của Trường Thương mại Anh quốc (BSC British School of Commerce) được đưa vào GREEN STON E, độc giả có thể tra cứu bằng cả 2 hình thức offline và online. Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương dạng số phục vụ bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội 141 Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì việc chuyển đổi dữ liệu từ phần mềm ISIS sang phần mềm mã nguồn mở GREEN STON E và chia sẻ thông tin số hóa trên mạng IN TERN ET là giải pháp lựa chọn hợp lý và kinh tế cho các thư viện vừa và nhỏ có nguồn tài chính khiêm tốn. N ên chăng cần xây dựng các Tổ hợp thư viện để việc chia sẻ thông tin và sử dụng kinh phí trong việc mua sắm trang thiết bị, máy móc và phần mềm hiệu quả hơn. Giải pháp này giúp cho các đơn vị nói trên dễ dàng tạo dựng và phục vụ thông tin cho độc giả, cũng như có cơ hội quảng bá và chia sẻ tiềm năng thông tin cho những người có quan tâm đến văn hóa, đất nước và con người Việt N am ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tháng 11/2011 TÀI LIỆU THAM KHẢO Chu Tuyết Lan. Giải pháp chuyển đổi dữ liệu từ ISIS sang Greenstone để chia sẻ nguồn thông tin trên mạng Internet của Thư viện Viện N ghiên cứu Hán N ôm // Tạp chí Thư viện. – 2010. - Số 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_kinh_nghiem_trong_viec_tao_lap_va_chia_se_thong_tin_t.pdf
Tài liệu liên quan