Một số năng lực của giáo viên lịch sử ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

Trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, đặt ra

nhiều vấn đề về đổi mới đồng bộ các yếu tố của quá trình giáo dục, đặc biệt chương

trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, yêu cầu về dạy học phát triển năng lực ở

người học và dạy học tích hợp cần được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo

viên. Lịch sử và Địa lý trong chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp THCS được

thiết kế thành môn học Lịch sử - Địa lý với diện mạo mới, thể hiện sự tích hợp trên

cơ sở những yếu tố chung - riêng - chung theo mạch nội dung của từng môn học. Vì

vậy, đổi mới dạy và học theo hướng dạy học tích hợp là yêu cầu tất yếu, bắt buộc đối

với giáo viên, và do vậy, để có thể đáp ứng được những yêu cầu mà chương trình đổi

mới giáo dục đặt ra, người giáo viên lịch sử ở các trường THCS cần có những năng

lực có thể đáp ứng được những mục tiêu trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 12/05/2022 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số năng lực của giáo viên lịch sử ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổ chức và phương pháp dạy học lịch sử và địa lý. Hình thức dạy học chú trọng lối kể chuyện, dẫn chuyện lịch sử, giáo viên giúp cho học sinh làm quen với lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc, lịch sử khu vực và thế giới qua các câu chuyện lịch sử; tạo cơ sở để học sinh bước đầu nhận thức về khái niệm thời gian, không gian, đọc hiểu các nguồn sử liệu đơn giản về sự kiện, nhân vật lịch sử. Dạy học gắn liền với việc khai thác tri thức từ các nguồn tư liệu như phim ảnh, báo viết/ báo hình, lược đồ/biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh, số liệu; Chú trọng dạy học khám phá, quan sát thực địa; tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua thảo luận, đóng vai, dự án, nhằm khơi dậy và nuôi dưỡng trí tò mò, sự ham hiểu biết khám phá của học sinh đối với thiên nhiên và đời sống xã hội, từ đó hình thành năng lực tự học và khả năng vận dụng tri thức địa lý vào thực tiễn. Thứ 5, giáo viên cần vận dụng linh hoạt và đa dạng các phương pháp dạy học tích cực vào bài dạy như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp hướng dẫn học sinh tự học, phương pháp sử dụng di sản, phương pháp tranh luận, phương pháp đóng vai, phương pháp sử dụng tư liệu gốc theo hướng Kỷ yếu hội thảo khoa học 61 phát triển năng lực học sinh, phương pháp dạy học theo trạm, phương pháp dạy học theo nhóm.... và các kỹ thuật dạy học như kỹ thuật KWLH, kỹ thuật vòng bi... Ví dụ, vận dụng phương pháp dạy học nhóm để tổ chức cho học sinh tìm hiểu về “Thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã” (Lớp 6). Chúng ta sẽ chia học sinh trong lớp thành 5 nhóm, thực hiện các nhiệm vụ học tập khác nhau. Nhóm 1, Tìm hiểu và giới thiệu cách tính lịch và quan sát thiên văn của cư dân phương Tây cổ đại. So với cư dân cổ đại phương Đông có gì tiến bộ hơn?; Nhóm 2, Khám phá thành tựu chữ viết của cư dân cổ đại phương Tây; Nhóm 3 : Tìm hiểu những hiểu biết về khoa học của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây; Nhóm 4 : Tìm hiểu và giới thiệu thành tựu về văn học; Nhóm 5 : Tìm hiểu những thành tựu nghệ thuật của cư dân cổ đại phương Tây. Cùng với việc cho học sinh làm việc theo nhóm, giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở, kết hợp với các phương pháp dạy học khác nhau để đạt được mục tiêu bài học. Ngoài ra, giáo viên cũng có thế sử dụng kỹ thuật dạy học KWLH (Trong đó, K= Know: HS biết gì hoặc cho rằng mình đã biết gì? - W= Want to know/ Wonder: HS muốn biết điều gì? -L= Learned: HS học được gì?, H=How: cách thức để HS tìm tòi nghiên cứu mở rộng thêm về chủ đề học) để kết nối giữa các vấn đề đã biết và muốn biết về một vấn đề nào đó. Ví dụ, khi tổ chức cho hs tìm hiểu bài Cuộc cách mạng khoa học,công nghệ - toàn cầu hóa, để kích thích hứng thú và sự ham học hỏi ở hs, giáo viên lập bảng như sau: Thứ 6, ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học Địa lý và Lịch sử. Hiện nay, hệ thống bản đồ giáo khoa và địa lý được thiết kế và sự dụng tách bạch, chưa/ít có phương tiện sử dụng chung để phục vụ các tiết học/ bài học/chủ đề tích hợp. Vì vậy, đối với giáo viên phổ thông, cần đầu tư xây dựng bộ tư liệu dạy học tích hợp phù hợp với nội dung các bài học, đặc biệt là những bài học tích hợp chung. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tích hợp có tác dụng thiết thực trong việc khơi gợi hứng thú học tập và tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Đó cũng là một phương cách quan trọng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát Em đã biết gì về Cuộc cách mạng khoa học kĩ thật- công nghệ và Toàn cầu hóa?(K) Em muốn biết gì về Cuộc cách mạng khoa học kĩ thật- công nghệ và Toàn cầu hóa?(W) Em đã học được gì về Cuộc cách mạng khoa học kĩ thật- công nghệ và Toàn cầu hóa?(L) Em có thể đưa ra thông điệp nào qua bài học ngày hôm nay? (H) -Hs sẽ nêu lên những điều đã biết về cuộc cách mạng KHCN và toàn cầu hóa như: Đó là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật có tác động lớn đến cuộc sống của con người trên trái đất. Hoặc là cuộc cách mạng tri thức của nhân loại... -Những điều học sinh muốn biết có thể là: nguồn gốc, đặc điểm, thành tựu... của cuộc cách mạng KHCN -Là cuộc cách mạng diễn ra từ nửa sau thế kỷ XIX, thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực khác nhau; tác động lớn đến cuộc sống của con người. Cần phát triển sự tiến bộ của KHCN và tìm cách hạn chế tối đa tác động tiêu cực của cuộc cách mạng đó đến nhân loại.... Kỷ yếu hội thảo khoa học62 triển năng lực học sinh, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Bên cạnh đó, giáo viên cần có sự đa dạng trong việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học “Hình thức tổ chức dạy học là hình thức vận động của nội dung dạy học cụ thể trong không gian, địa điểm và những điều kiện xác định nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu dạy học”(4) . Trong dạy học lịch sử ở trường THCS hiện nay, có nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau, như: dạy học trên lớp, dạy học ngoài lớp (tự học ở nhà, tham quan học tập, tiến hành bài học tại di tích ...) và hoạt động ngoại khóa thực hành. Mỗi hình thức, tổ chức dạy học có vai trò, ý nghĩa nhất định đối với việc phát triển năng lực bộ môn, để đáp ứng mục tiêu môn học. Do đó, giáo viên tùy thuộc vào từng bài học cụ thể mà có hình thức tổ chức dạy học phù hợp, đáp ứng yêu cầu của môn học, chương trình. Tóm lại, trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, vai trò của người giáo viên là rất quan trọng. Do đó, người giáo viên cần phải rèn luyện và nâng cao các năng lực chuyên môn, năng lực bộ môn và các năng lực dạy học khác, để có thể thực hiện được mục tiêu mà chương trình giáo dục phổ thông mới đặt ra. Để có được những năng lực đó, người giáo viên phải không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng và được tích lũy qua thực tế lên lớp. Đảm bảo các bài lên lớp, không những tạo hứng thú, kích thích sự ham học hỏi ở học sinh mà còn thực hiện được mục tiêu phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu của chương trình đổi mới giáo dục sau năm 2018. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông mới, tháng 12 năm 2018. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lý (cấp THCS), tháng 12 năm 2018. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Tài liệu tìm hiểu chương trình môn Lịch sử và Địa lý (THCS) trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Tài liệu tập huấn Hướng dẫn thực hiện chương trình môn Lịch sử và Địa lý (THCS) trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. 5. Đại học Huế (2016), Kỷ yếu hội thảo Dạy học lịch sử ở trường phổ thông theo hướng phát triển năng lực học sinh, tháng 4/2016. 6. Đại học Vinh (2018), Kỷ yếu hội thảo Đổi mới dạy học Lịch sử ở trường phổ thông theo định hướng tiếp cận năng lực, tháng 10 năm 2018. 7. Nguyễn Thị Việt Hà (2016), Sử dụng phương pháp dạy học dự án nhằm nâng cao năng lực dạy học tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu cho sinh viên sư phạm Địa lý, Luận án tiến sỹ giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 8. Đỗ Hương Trà (chủ biên), (2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, Quyển 1 Khoa học tự nhiên, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 9. Nguyễn Thị Trang Thanh, Dạy học tích hợp môn Lịch sử - Địa lý trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Kỷ yếu Hội thảo KH ĐH Vinh, 10/2018. (4) Trần Thị Tuyết Oanh (CB), Giáo trình giáo dục học, tập1, NXB ĐHSP, Hà Nội, 2012, tr.245.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_nang_luc_cua_giao_vien_lich_su_o_cac_truong_thcs_dap.pdf
Tài liệu liên quan