Một số tình huống thường gặp trong công tác của lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường

Quá trình trinh sát bí mật để thu thập thông tin, tài liệu và lấy mẫu vật môi trường phục vụ công tác nhưng bị phát hiện, cản trở thì xử lý như thế nào?

XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:

Tình huống này đặt ra hai trường hợp là khi trinh sát đang trong quá trình thu thập thông tin, tài liệu và khi trinh sát đang thu thập mẫu vật môi trường.

1. Khi trinh sát đang trong quá trình thu thập thông tin tài liệu.

Trường hợp thu thập tài liệu tại các cơ quan quản lý nhà nước hoặc từ những người biết thông tin về hoạt động của doanh nghiệp, thì bị đối tượng phát hiện và cản trở cá nhân và các cơ quan trên không cung cấp tài liệu thông tin cho Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường. Trong trường hợp này chúng ta không tiếp tục thu thập tài liệu nữa mà sử dụng các biện pháp khác liên hệ cá nhân hoặc thông qua cơ quan quản lý nhà nưóc khác để thu thập (cụ thể như nếu không thu được tại Sở Tài nguyên và Môi trường thì có thể thu thập qua Tổng cục Môi trường.).

Trường hợp thu thập tại doanh nghiệp, đối tượng không cung cấp thông tin tài liệu về hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, chúng ta cần giải thích về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc phối hợp, cộng tác với cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, nếu cố tình cản trở gây khó khăn sẽ bị xử lý theo Điều 39-Nghị định số 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trường hợp doanh nghiệp không cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, thì chúng ta có thể thu thập qua các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương.

 

docx99 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Một số tình huống thường gặp trong công tác của lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài liệu về hoạt động xuất nhập khẩu và các thông tin liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp A. + Trinh sát phải thường xuyên giám sát chặt chẽ mọi biến động của lô hàng đang lưu giữ tại cảng. Sử dụng biện pháp hành chính để kiểm tra: + Phôi hợp vói PC49 Hải Phòng, Cục Hải quan Hải Phòng, Cục Điều tra chông buôn lậu (Tổng cục Hải quan) và cơ quan Kiểm lâm tiến hành kiểm tra lô hàng theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật; + Yêu cầu hãng tàu phối hợp để bốc lô hàng từ tàu xuống cảng và quá trình làm việc vói hãng tàu phải lập biên bản để ghi nhận, xác định lô hàng đã được doanh nghiệp bôc lên tàu vận để chuyển ra nưóc ngoài; + Yêu cầu đại diện doanh nghiệp cung cấp hồ sơ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến lô hàng và chứng kiến cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra lô hàng; + Cơ quan Kiểm lâm tham gia kiếm tra có trách nhiệm chủ trì việc đo, kiểm đếm khối lượng gỗ và yêu cầu doanh nghiệp cung cấp hồ sơ, chứng từ quy định vê xuất khẩu gỗ; + Sau khi kiểm tra nếu xác định lô hàng có dấu hiệu vi phạm thì các cơ quan tiến hành kiểm tra phải niêm phong, quản lý tang vật chờ quyết định xử lý của cơ quan chức năng; + Mời Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lấy mẫu giám định để xác định loài, nhóm gỗ theo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ưốc Quốc tế; + Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, chứng từ và kết quả kiểm tra thực tế lô hàng để xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp; + Kết quả kiểm tra xác định doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất khẩu gỗ thì tiến hành làm việc với đại diện doanh nghiệp vi phạm để lấy lời khai và củng cố hồ sơ thủ tục pháp lý; + Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh gỗ của doanh nghiệp; + Làm việc với Cơ quan Kiểm lâm đã xác nhận vào hồ sơ xuất khẩu lô hàng và Chi cục Hải quan mở tờ khai xuất khẩu lô hàng cho doanh nghiệp để thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến lô hàng; + Kết quả điều tra, xác minh nếu đủ căn cứ pháp lý để truy cứu trách nhiệm thì khẩn trương hoàn thành các thủ tục theo đúng trình tự quy định của pháp luật; + Nếu hành vi vi phạm xảy ra trong khu vực giám sát của Hải Quan thì bàn giao hồ sơ vụ việc cho cơ quan Hải quan xử lý theo quy định của pháp luật; + Sau khi hoàn thành vụ việc tập thể đơn vị tiến hành họp sơ kết quá trình điều tra, xác minh, xử lý vụ việc và đánh giá thuận lợi, khó khăn vướng mắc, tồn tại thiếu sót, những bài học rút ra trong quá trình điều tra, xử lý; + Cán bộ thụ lý hồ sơ có trách nhiệm lập đăng ký, nộp lưu hồ sơ xử phạt theo quy định về công tác quản lý hồ sơ nghiệp vụ của ngành. TÌNH HUỐNG 55 Trinh sát Q đang đi công tác tai tỉnh N cách Hà Nội 250km, vừa đến địa điểm tập kết triển khai công việc thì nhận được tin báo của CSBM báo tin qua điện thoại. Nội dung: vào giờ G ngày X, Công ty Trách nhiệm hữu han A tại Khu công nghiêp Đông Anh - Hà Nôi sẽ bán 30 tấn dầu thải (là sản phẩm phế thải của công ty) cho công ty cổ phần B, đia chỉ Khu công nghiêp Đại Sơn - Bắc Ninh, công ty cổ phần B không được cấp phép vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại. Địa điểm giao hàng ngay tại kho của công ty A, kho nằm trong khuôn viên của công ty, đổng chí xử lý như thế nào? XỬ LÝ TÌNH HUỐNG: Phương án 2: Căn cứ vào thời gian giao hàng của hai công ty để báo cáo cấp trên xin ý kiến chỉ đạo. Trinh sát vẫn tiếp tục công việc của mình đồng thời xác minh các thông tin về Công ty Trách nhiệm hữu hạn A và Công ty Cổ phần B bằng việc tra cứu qua Internet; kiểm tra thông tin xem CTCP B có được cấp giấy phép vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại hay không; đối chiếu với thông tin cơ sở cung cấp xem có chính xác hay không. Nếu hành vi giao hàng sẽ diễn ra sau khi trinh sát đi công tác về thì trinh sát nhanh chóng báo cáo bằng văn bản với lãnh đạo những thông tin sơ bộ đã xác minh, lập kế hoạch xác minh trình lãnh đạo phê duyệt. Trinh sát hóa trang xác minh vị trí, địa điểm khuôn viên của công ty trách nhiệm hữu hạn A và công ty cổ phần B: + Xác minh các thông tin vê tư cách pháp nhân của công ty A và công ty B; + Xác minh về quy mô, diện tích khuôn viên, họ tên, địa chỉ của Giám đốic công ty A và công ty B; + Xác minh qua Sở Tài nguyên và Môi trường xem có cấp giấy phép vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại cho công ty cổ phẩn B hay không; + Gặp gỡ cơ sở để nghe báo cáo trực tiếp các vấn đề có liên quan như: biển số xe của công ty B, có bao nhiêu xe vận chuyển chất thải nguy hại, mỗi xe chở bao nhiêu tấn... lập kế hoạch đấu tranh, báo cáo lãnh đạo phê duyệt; + Kế hoạch đấu tranh phải dự kiến được các tình huống xảy ra, chuẩn bị công tác phối hợp với PC49 địa phương; nêu chi tiết tiến hành các bước cụ thể, bô trí trinh sát hóa trang để trinh sát các phương tiện vận chuyển của công ty cổ phần B. + Kế hoạch phải chỉ ra việc làm chứng minh được các vấn đề có liên quan; + Kế hoạch phải dự kiến được các lực lượng, phương tiện, thời gian đấu tranh, chuẩn bị các tài liệu, giấy giới thiệu để làm việc với công ty B. Phương án 2: Sau khi nhận được tin cơ sở báo nhưng do nhiệm vụ cấp bách, buộc phải có mặt tại nơi công tác mà không ai có thể thay thế được. Trinh sát báo cáo với lãnh đạo, cử người lập kết hoạch tổ chức xác minh, đấu tranh. Trinh sát vẫn tiếp tục liên lạc vối cơ sở để cung cấp kịp thời diễn biến tình hình, báo cáo lãnh đạo để phục vụ công tác đấu tranh. Phương án 3: Sau khi nhận được tin báo của cơ sở về những thông tin trên, trinh sát báo cáo lãnh đạo phụ trách tổ công tác bố trí người khác thay đảm nhận công việc, để xin quay về lập kế hoạch xác minh, đấu tranh, trình lãnh đạo phê duyệt (kế hoạch đấu tranh thực hiện như phương án 1). TÌNH HUỐNG 56 Trinh sát đang trong kỳ nghỉ phép xa đơn vị đê giải quyết công viêc gia đình thì nhận đươc tin báo của CSBM với nội dung: Công ty X có địa chỉ tai xã B, huyện C, tỉnh K đang tiến hành chôn lấp chất thải nguy hại bao gồm: giẻ lau dính dầu mỡ, bóng đèn huỳnh quang, cặn dầu thải lẫn với các chất thải nguy hại khác, vi trí chôn lấp tai đồi H cùng huyện với công ty X. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG: Phương án 1: Vì trinh sát đang ở xa, không về đơn vị kịp thời, do đó cần báo cáo với lãnh đạo (qua điện thoại) những thông tin vừa nắm được và đề nghị cử lực lượng đến ngay đồi H lập biên bản về hành vi vi phạm của công ty X. Trong thời gian này, trinh sát tiếp tục liên lạc với CSBM để nắm thông tin, báo cáo kịp thời diễn biến vụ việc để lãnh đạo nắm, phục vụ triển khai kê hoạch đấu tranh. Phương án 2: Trinh sát chỉ đạo CSBM đến một địa điểm nhất định rồi báo cáo lãnh đạo trực tiếp gặp CSBM để nắm tình hình. Nếu có đủ căn cứ thì chỉ đạo lập kế hoạch đấu tranh với hành vi vi phạm của công ty X. TỈNH HUỐNG 57 Theo tin CSBM báo cáo: Công ty A thuê đất của công ty B tai Khu công nghiệp C để tháo dỡ máy biến thế cũ mua của Công ty điện lực M. Công ty A không có giấy phép vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại. Trinh sát đã hóa trang vào vị trí khuôn viên của công ty A phát hiện có khoảng 30 đến 40 máy biến thế cũ đang được tháo dỡ để lấy dầu thải, có khoảng 5, 6 công nhân đang tiến hành tháo dỡ, dầu thải để lẫn với chất thải khác ở ngoài trời, không có mái che trên nên đất, sỏi, dầu thải ngấm vào đất gây ô nhiễm môi trường. Trinh sát đã lập kế hoạch đấu tranh trình lãnh đạo phương án kiểm tra công ty A đúng vào lúc các hoạt động tháo dỡ máy biến thế đang tiến hành. Nhưng khi tổ công tác đến công ty A thì thấy duy nhất có một người trông coi, các hoat dộng tháo dỡ máy biến thế cũ đã dừng. Tại hiện trường khuôn viên này dầu thải để ngoài trời không có mái che, dầu thải ngấm vào lòng đất gây ô nhiễm môi trường. Tình huống này nằm ngoài dự kiến trong kế hoạch đã trình lãnh đạo phê duyệt, đồng chí xử lý như thế nào? XỬ LÝ TỈNH HUỐNG. Phương án t: Dù các hoạt động tháo dỡ máy biến thế cũ không hoạt động nữa, nhưng công ty A vẫn có những dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, cụ thể là: không có giấy phép vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại, không bố trí nơi an toàn để lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại. Chỉ huy tổ công tác, báo cáo lãnh đạo đơn vị, nếu được lãnh đạo đơn vị cho phép thì tiếp tục kiểm tra tại khuôn viên của công ty B như kế hoạch đã trình lãnh đạo phê duyệt. Phương án 2: Cử 1 tổ trinh sát ở lại giám sát bí mật khuôn viên của công ty B, nếu thấy hoạt động tháo dỡ thì tiến hành kiểm tra theo kế hoạch đã được lãnh đạo phê duyệt. Trường hợp phát hiện có xe ôtô chở máy biến thế hoặc dầu thải đến khuôn viên công ty B thì tiến hành kiểm tra xe ô tô và khuôn viên công ty B theo kế hoạch đã được lãnh đạo phê duyệt. TÌNH HUỐNG 58 Qua nguồn tin của cơ sở bí mật cung cấp, công ty H thuộc thành phố Q, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, hiện công ty được Ủy ban nhân dân tỉnh N cấp phép Dự án san lấp biển để kỉnh doanh khu vui chơi giải trí với diện tích được cấp phép là 7ha. Quá trình san lấp biển, công ty H còn cho phép công ty X đổ chất thải từ quá trình sửa chữa tàu biển trong đó có bùn lẫn dầu thải, dẻ lau dính dầu mỡ vào địa điểm san lấp, từ thông tin trên, đồng chí xử lý như thê nào. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG: Khi nhận được thông tin trên, lực lượng Cảnh sát môi trường phải tiến hành các bước điều tra, xác minh cụ thể như sau: Bước 1: Cử cán bộ trinh sát, xác minh: Tiến hành trực tiếp gặp gỡ, sinh hoạt với cơ sở bí mật đã cung cấp thông tin trên để nắm chi tiết về tình hình hoạt động của công ty H, ngành nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ, giấy phép đầu tư (nếu có). Vị trí, quy mô dự án lấn biển, đặc biệt là quá trình san lấp biển (thời gian bắt đầu tiến hành, tiến độ dự án). Nắm tình hình hoạt động sửa chữa tàu của công ty X về địa chỉ, quy mô hoạt động, các chất thải phát sinh từ hoạt động sửa chữa tàu biển về số lượng, chủng loại... Việc công ty H cho phép công ty X đổ chất thải từ quá trình sửa chữa tàu có hợp đồng không? Nắm quy luật công ty X đổ chất thải từ hoạt động sửa chữa tàu. Trinh sát hóa trang trực tiếp đến vị trí san lấp biển, đặc biệt là khu vực có đổ chất thải nguy hại và bí mật lấy mẫu bùn đất dính dầu, giẻ lau dính dầu để gửi đi giám định về thành phần chất thải nguy hại. Theo dõi quy luật đổ thải, loại xe và biển số từng xe vận chuyển chất thải nguy hại... Thu thập, nghiên cứu toàn bộ thông tin, tài liệu có liên quan đến tình hình hoạt động và công tác chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của công ty H và công ty X từ các nguồn như qua tài liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh N, từ Phòng PC49 tỉnh N, từ hồ sơ điều tra cơ bản đã thu thập trước đây... Lên sơ đồ tổng thể toàn bộ khu vực khu vực san lấp biển, đánh dấu các vị trí đổ chất thải và các đường tiếp cận khu vực trên. Tiếp tục sử dụng cơ sở bí mật để theo dõi, giám sát mọi hoạt động vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của công ty, thường xưyên báo cáo diễn biến tình hình cho trinh sát. Bước 2: Lập kế hoạch đấu tranh: Sau khi đã trinh sát nắm rõ quy luật, thủ đoạn hoạt động của các công ty trên và có kết quả phân tích mẫu, trinh sát báo cáo đề xuất lãnh đạo các cấp và lập kế hoạch đấu tranh nhằm phát hiện quả tang hành vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại. Lực lượng tham gia đấu tranh: Có nhiệm vụ theo dõi, giám sát khu vực san lấp biển, khi trinh sát phát hiện ô tô của công ty X đang vận chuyển chất thảỉ nguy hại đến đổ tại khu vực san lấp biển thì kịp thời thông tin để thống nhất các mũi tiếp cận, khống chế các ô tô chở chất thải nguy hại, yêu cầu lái xe giữ nguyên hiện trạng. Bộ phận quay phim, chụp ảnh tiến hành ghi nhận lại toàn bộ diễn biến, hình ảnh trong khu vực; đặc biệt, vị trí đổ chất thải nguy hại, các xe đang đổ chất thải nguy hại. Lực lượng lấy mẫu tiến hành lấy mẫu phân tích theo quy định. Sau khi đã thực hiện các bước trên, lực lượng tham gia tiến hành mời đại diện công ty H, chính quyền địa phương đến chứng kiến việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của công ty đồng thời lập biên bản làm việc ghi nhận lại toàn bộ diễn biến sự việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của công ty H và các công ty khác có liên quan. Trong quá trình lập biên bản, tổ công tác yêu cầu công ty H xuất trình toàn bộ giấy phép đầu tư, Đánh giá tác động môi trường của dự án khu san lấp biển, và các giấy tờ thủ tục có liên quan đến công tác chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của công ty. Các hợp đồng san lấp đôi với dự án san lấp biển. Tiến hành làm việc với công ty X về hồ sơ pháp lý có liên quan đến hoạt động sửa chữa tàu, sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại, hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại với các đơn vị chức năng, hợp đồng san lấp với công ty H và việc quản lý chất thải nguy hại của công ty để xác định hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của công ty. Bước 3: Xử lý vi phạm: Sau khi đã điều tra làm rõ sai phạm của các công ty và có kết quả phân tích mẫu môi trường xác định hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của 02 công ty trên. Lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đốỉ vói các công ty vi phạm. Trong trường hợp đại diện công ty không chịu ký vào biên bản vi phạm hành chính thì mòi chính quyền địa phương hoặc 02 người dân chứng kiến theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 công ty. Sơ kết, rút kinh nghiệm và đăng ký, nộp lưu hồ sơ XP. TÌNH HUỐNG 59 Qua công tác trinh sát nắm tình hình, trinh sát phát hiện, khách sạn X tuy có hệ thống xử lý nưởc thải đã đươc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhưng chỉ vận hành khi có cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra. Chủ đầu tư khách san đã đào một đường cống ngầm nối vào cống xả nước mưa chảy tràn để xả nước thải chưa qua xử lý vào hồ, rất khó khăn trong việc kiểm tra xử lý, để có căn cứ xử lý vi phạm, cần tiến hành các bước như nào? XỬ LÝ TÌNH HUỐNG: Khi nắm được thông tin trên, lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường tiến hành các bước điều tra, xác minh cụ thể như sau: Bước 1: Thu thập, nghiên cứu toàn bộ thông tin, tài liệu có liên quan đến tình hình hoạt động và công tác chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của khách sạn như: đến Sở Tài nguyên và Môi trường thu thập thông tin, tài liệu và nắm tình hình phê duyệt Đánh giá tác động môi trường của các khách sạn trên địa bàn, kết quả thanh kiểm tra, xử lý các vi phạm và các tài liệu khác có liên quan trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Nghiên cứu từ hồ sơ điều tra cơ bản đã thu thập trước đây đối với khách sạn X. Tiến hành gặp gỡ, tiếp xúc với những người có hiểu biết về tình hình hoạt động của khách sạn X, đặc biệt là tiếp xúc, thuyết phục người trước đây đã có thời gian làm việc tại bộ phận xử lý nước thải của khách sạn nay đã nghỉ việc để xây dựng làm cơ sở bí mật. Thu thập, nắm tình hình chung về hoạt động của khách sạn, đặc biệt là quá trình xây dựng, lắp đặt hệ thống ống, vị trí các van khoá, sơ đồ tổng thể của đường nước vào, ra... Nắm sơ đồ, quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải (nếu có)... Nắm quy luật xả nước thải không qua hệ thống xử lý và quy trình vặn mở van khoá. Trinh sát tiếp cận khu vực xây dựng hệ thống xử lý nước thải của khách sạn để bí mật quay phim, chụp ảnh toàn bộ hệ thống xử lý nước thải của khách sạn. Đặc biệt chú ý vị trí tủ điện điều khiển, cầu dao điện, hệ thống ống và van khóa. Bí mật tiếp cận điểm xả nước thải ra môi trường và các điểm xả khác (nếu có). Tiến hành lấy mẫu trinh sát nước thải tại các vị trí xả thải ra môi trường để gửi đi phân tích, giám định. Trinh sát nắm rõ quy luật, thủ đoạn xả nước thải trái phép ra môi trưòng, vị trí lực lượng bảo vệ, canh gác khách sạn và trực vận hành hệ thống xử lý nước thải. Lên sơ đồ tổng thể toàn bộ khu vực khách sạn và đánh dấu các vị trí quan trọng và các đường tiếp cận khu vực trên. Tiếp tục sử dụng cơ sở bí mật để theo dõi, giám sát mọi hoạt động vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của khách sạn. Thường xuyên báo cáo tình hình cho trinh sát. Bước 2: Lập kế hoạch và tổ chức đấu tranh. Sau khi đã trinh sát nắm rõ quy luật, thủ đoạn xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra môi trường và có kết quả phân tích mẫu nước. Trinh sát báo cáo đề xuất lãnh đạo các cấp và lập kế hoạch đấu tranh nhằm phát hiện quả tang hành vi vi phạm không vận hành thường xuyên hệ thống xử lý nước thải theo quy định, và hành vi thực hiện không đúng các nội dung trong đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Tổ chức đấu tranh: Trinh sát có nhiệm vụ theo dõi, giám sát khu vực hệ thống xử lý nước thải của khách sạn. Sau khi xác định hệ thống xử lý nước thải không hoạt động mà khách sạn X vẫn xả nước thải ra môi trường thì lực lượng tham gia nhanh chóng triển khai lực lượng tiếp cận hệ thống xử lý nước thải của khách sạn. Khống chế khu vực tủ điều khiển điện, hệ thống van của hệ thống xử lý nước thải, yêu cầu công nhân trực vận hành hệ thống xử lý nước thải và bảo vệ khách sạn giữ nguyên hiện trạng, không được cản trở lực lượng công an làm nhiệm vụ. Bộ phận quay phim, chụp ảnh ghi nhận lại toàn bộ diễn biến sự việc. Lực lượng lấy mẫu tiến hành lấy mẫu nước theo đủng quy định. Sau khi đã thực hiện các bước trên, lực lượng tham gia tiến hành mời đại diện khách sạn X, chính quyền địa phương đến chứng kiến việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của Công ty đồng thời lập biên bản làm việc ghi nhận lại toàn bộ diễn biến sự việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của khách sạn X. Yêu cầu chủ khách sạn đào đường ống ngầm đã lắp đặt trái phép, có sự chứng kiến của lực lượng tham gia và chính quyền địa phương. Trong quá trình lập biên bản, tổ công tác yêu cầu khách sạn X xuất trình toàn bộ giấy đăng ký kinh doanh, đánh giá tác động môi trường của dự án khách sạn, sơ đồ đường ống, quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải và các giấy tờ thủ tục có liên quan đến công tác chấp hành pháp luật bảo vệ môi trưòng của công ty. Tiến hành ghi lời khai của công nhân trực vận hành hệ thống xử lý nước thải để làm rõ hành vi vi phạm. Bước 3: Xử lý vi phạm. Sau khi đã điều tra làm rõ sai phạm của khách sạn X và có kết quả phân tích mẫu môi trường xác định hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của khách sạn X. Lực lượng Cảnh sát phòng, chổng tội phạm về môi trường tiên hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đôi với khách sạn. Trong trường hợp đại diện công ty không chịu ký vào biên bản vi phạm hành chính thì mời chính quyền địa phương hoặc 02 người dân chứng kiến theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty. - Sơ kết, rút kinh nghiệm và đăng ký, nộp lưu hồ sơ XP tại C53. TÌNH HUỐNG 60 Theo tin CTVBM báo cáo: Công ty chế tạo máy biến thế H bán dầu thải cho công ty D với số lượng 80 tấn, nhưng được biết công ty D không có giấy phép vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại; phương tiện vận chuyển dầu thải là 10 xe tải, đia điểm giao hàng là tại kho hàng của công ty H nằm trong khuôn viên công ty. Trinh sát xác minh và nắm thêm đươc thông tin về ngày, giờ diễn ra việc giao hàng. Trinh sát đã lâp kế hoạch kiểm tra kho của công ty H, trình lãnh đao phê duyệt. Khi tổ công tác đi đến đia điểm của công ty H để tiến hành kiểm tra theo kê hoach thì xe ô tô chở tổ công tác bị chậm do tắc đường nên không đến địa điểm đúng như dự kiến, do vậy hoạt động giao nhận hàng giữa hai bên đã diễn ra, xe chở dầu đã di chuyển khỏi công ty. Tuy vây, tổ công tác phát hiện 1 xe ô tô tải bị nổ lốp đang dừng sửa chữa cách cổng công ty H 500m, theo thông tin cơ sở cung cấp thì chiếc xe này là của công ty D chở dầu thải đi từ công ty H ra thì bị nổ lốp. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG: Phương án 1: Tổ trưởng tổ công tác báo cáo lãnh đạo để xin ý kiến và đề xuất tạo tình huống để kiểm tra xe ô tô về các nội dung: giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại, giấy phép lái xe, chứng minh thư nhân dân, hóa đơn vận chuyển hàng hóa... và thu thập các tài liệu khác có liên quan, tiến hành lấy lời khai của lái xe. Nếu các tài liệu thu thập được phù hợp với thông tin CSBM cung cấp thì tiến hành làm việc với công ty H theo kê hoạch đã được lãnh đạo phê duyệt. Phương án 2: Tổ trưởng trực tiếp báo cáo lãnh đạo, đề xuất kiểm tra các giấy tờ liên quan: Giấy phép lái xe, giấy phép vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại, giấy chứng minh nhân dân, hóa đơn... sau đó lấy giấy giới thiệu đến làm việc với công ty D, thu thập các tài liệu liên quan đến hợp đồng mua bán dầu thải của công ty H, sau đó tiêp tục làm việc vối công ty H theo kê hoạch đã trình lãnh đạo phê duyệt. TÌNH HUỐNG 61 Khi ra quyết định xử phạt vi pham hành chính bằng hình thức phạt tiền thì cơ sở không chấp hành nộp phạt. Vậy có giải pháp nào để buộc cơ sở chấp hành hình phạt? Thẩm quyền quyết đinh cưỡng chế thỉ hành quyết định xử phạt vi pham hành chính đươc quy định như thế nào? XỬ LÝ TÌNH HUỐNG: Điều 64 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2008 quy định: “Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 57 của Pháp lệnh này hoặc trường hợp phập luật có quy định khác; Quá thời hạn được quy định tại khoản 1 Điều này mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.” Điều 67 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2008 quy định: Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới: Chủ tịch Ủỷ ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh; Trưởng đồn Công an, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục trưởng Cục cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục trưởng Cục Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng; Cục trưởng Cục cảnh sát biển; Cục trưỏng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Cục trưởng Cục Thuế; Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường; Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước; người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh; Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước; Chánh thanh tra chuyên ngành cấp sở, Chánh thanh tra chuyên ngành bộ, cơ quan ngang bộ; Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa, Giám đốc cảng vụ hàng không; Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh toà Tòa án nhân dân tối cao; Trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, Trưỏng cơ quan thi hành án cấp quân khu.” TÌNH HUỐNG 62 Trong quả trình xác minh xử lý vu việc, các đơn vị thuộc C49 có nhất thiết phải thông báo hoặc phối hợp với PC49 địa phương và các cơ quan chức năng nơi có vụ việc xảy ra không? Môi quan hệ giữa các đơn vị thuộc C49 với PC49 địa phương được quy định như thế nào? TRẢ LỜI TÌNH HUỐNG: Trong quá trình xác minh, xử lý vụ việc, các đơn vị thuộc C49 không nhất thiết phải thông báo hoặc phối hợp với PC49 địa phương nơi xảy ra vụ việc. Các đơn vị thuộc C49 có phối hợp, hay không phối hợp khi giải quyết các vụ vi phạm pháp luật về môi trường trên địa bàn các địa phương là căn cứ vào tính chất từng vụ việc cụ thể và yêu cầu nghiệp vụ, đảm bảo đúng pháp luật, khách quan. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, C49 có trách nhiệm giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng, chổng tội phạm tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát Phòng, chống tội phạm về môi trường trong cả nước thực hiện các chủ trương, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng. Mối quan hệ phốỉ hợp giữa C49 và PC49 địa phương là mối quan hệ giữa đơn vị nghiệp vụ cấp trên và đơn vị nghiệp vụ cấp dưới, do đó khi xét thấy cần thiết C49 sẽ yêu cầu PC49 các địa phương phôi hợp giải quyết công việc. TÌNH HUỐNG 63 Công tác kiểm tra của lực lương Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đối với hoạt động của tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường đươc quy định như thế nào. Khi tiến hành kiểm tra công tác chấp hành pháp luật về môi trường tại một cơ sở sản xuất kinh doanh có nhất thiết phải ra quyết định kiểm tra không? Thẩm quyền ký quyết đị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbai_tap_tinh_huong_3661.docx
Tài liệu liên quan