Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng các loại rau rừng dùng làm thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh

Đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng hai loại rau rừng dùng làm thực phẩm tại

thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp

công nghệ cao. Mục tiêu của đề tài là xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng rau bầu đất và

sâm đất ba cạnh tại Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: cây bầu đất được trồng

với khoảng cách cây x khoảng cách hàng là 15 cm x 20 cm và trồng với khoảng cách cây x

khoảng cách hàng 20 cm x 20 cm đối với cây sâm đất ba cạnh. Cả hai loại cây đều không cần

sử dụng NAA để kích thích hom ra rễ, sử dụng nền giâm là 50% mụn dừa + 30% tro trấu +

20% phân hữu cơ để cho ra số rễ nhiều nhất và chiều dài rễ cao nhất, và sử dụng phân bón với

liều lượng 80 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O trên 1 ha để có năng suất và chất lượng cao.

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng các loại rau rừng dùng làm thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trồng khác nhau Khoảng cách trồng Chiều cao cây (cm) Năng suất thực thu (m2) 15 cm x 20 cm 37,65 1,32 a 20 cm x 20 cm 38,20 1,29 a 20 cm x 25 cm 38,37 1,02 b 25 cm x 25 cm 40,76 0,98 b Ft 1,44ns 34,75** CV (%) 5,91 5,19 Ghi chú: Trong cùng một cột, các trị số có cùng ký tự đi kèm khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê; ns khác biệt không có ý nghĩa; ** khác biệt rất có ý nghĩa (mức α = 0,01) Bảng 6. Chiều cao và năng suất của sâm đất ba cạnh 45 NST ở khoảng cách trồng khác nhau Khoảng cách trồng Chiều cao cây (cm) Năng suất thực thu (kg/m2) 15 cm x 20 cm 26,22 b 2,60 b 20 cm x 20 cm 28,96 a 3,24 a 20 cm x 25 cm 29,8 a 2,75 b 25 cm x 25 cm 30,39 a 2,57 b Ft 10,47** 6,63* CV (%) 3,95 8,58 Ghi chú: Trong cùng một cột, các trị số có cùng ký tự đi kèm khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê; * khác biệt có ý nghĩa (mức α = 0,05); ** khác biệt rất có ý nghĩa (mức α = 0,01) Bảng 6 cho thấy, ở các khoảng cách trồng khác nhau, chiều cao cây của sâm đất ba cạnh khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê, cao nhất là khoảng cách 25 cm x 25 cm (30,39 cm) và thấp nhất ở khoảng cách 15 cm x 20 cm (26,22 cm). Năng suất thực thu có sự khác biệt giữa các khoảng cách khác nhau, cao nhất ở khoảng cách 20 cm x 20 cm (3,24 kg/m2) và thấp nhất ở khoảng cách 25 cm x 25 cm (2,57 kg/m2). Do đó, khoảng cách 20 cm x 20 cm được sử dụng trong các thí nghiệm tiếp theo của sâm đất ba cạnh. Nội dung 3: Xác định liều lượng đạm, lân và kali thích hợp cho cây bầu đất, húng chanh, quế vị và sâm đất ba cạnh. Thí nghiệm 1: Xác định liều lượng đạm và lân thích hợp cho cây bầu đất và sâm đất ba cạnh. Năng suất thực thu của bầu đất không khác biệt nhiều về mặt thống kê (Bảng 7). Năng suất trung bình cao nhất ở nghiệm thức bón 80 kg N và từ 60 đến 100 kg P2O5. Trong đó, năng suất cao nhất ở nghiệm thức bón 80 kg N + 60 kg P2O5 (1,40 kg/m2) và thấp nhất ở nghiệm thức bón 60 kg N + 40 kg P2O5 (1,02 kg/m2). Các nghiệm thức còn lại không khác biêt về mặt thống kê. Kỷ yếu Hội nghị khoa học 80 Bảng 7. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và lân đến năng suất của bầu đất 45 NST Đơn vị tính: kg/m2 Liều lượng N (kg/ha) (yếu tố A) Liều lượng P2O5 (kg/ha) (yếu tố B) Trung bình A 40 60 80 100 60 1,02 d 1,18 bcd 1,30 abc 1,30 abc 1,20 B 80 1,11 cd 1,40 a 1,38 ab 1,36 abc 1,31 A 100 1,13 bcd 1,30 abc 1,27 abc 1,33 abc 1,26 AB 120 1,28 abc 1,27 abc 1,34 abc 1,30 abc 1,30 AB Trung bình B 1,14 B 1,29 A 1,32 A 1,32 A CV = 9,60 FA = 2,03* FB = 6,43* FAB = 0,87* Ghi chú: Trong cùng một nhóm giá trị trung bình, các trị số có cùng ký tự đi kèm khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê; * khác biệt có ý nghĩa (mức α = 0,05) Bảng 8. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và lân đến năng suất của sâm đất ba cạnh 45 NST Liều lượng N (kg/ha) (yếu tố A) Liều lượng P2O5 (kg/ha) (yếu tố B) Trung bình A 40 60 80 100 60 2,29 d 2,34 d 2,60 d 2,58 d 2,46 B 80 2,70 cd 3,42 a 3,26 ab 3,17 abc 3,13 A 100 3,19 abc 3,20 abc 2,78 bcd 2,61 d 2,95 A 120 2,72 bcd 3,21 abc 3,49 a 3,20 abc 3,15 A Trung bình B 2,73 B 3,04 A 3,04 A 2,89 AB CV = 6,71 FA = 15,83** FB = 3,30* FAB = 2,78* Ghi chú: Trong cùng một nhóm giá trị trung bình, các trị số có cùng ký tự đi kèm khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê; * khác biệt có ý nghĩa (mức α = 0,05) ** khác biệt rất có ý nghĩa (mức α = 0,01) Năng suất thực thu của sâm đất ba cạnh ở các liều lượng N và P2O5 khác nhau có sự khác biệt về mặt thống kê (bảng 8). Năng suất trung bình cao nhất ở những nghiệm thức bón 80 - 120 kg N và 60 - 80 kg P2O5. Trong đó, năng suất cao nhất ở nghiệm thức bón 80 kg N + 60 kg P2O5 (3,42 kg/m2) và thấp nhất ở nghiệm thức bón 60 kg N + 40 kg P2O5 (2,29 kg/m2). Thí nghiệm 2: Xác định liều lượng kali thích hợp cho cây bầu đất và sâm đất ba cạnh. Bảng 9. Ảnh hưởng của kali đến năng suất và chất lượng bầu đất ở 45 NST Liều lượng K2O (kg/ha) Năng suất thực thu (kg/m2) Hàm lượng nitrat (mg/kg) Hàm lượng lipid (%) Hàm lượng protein (%) 40 1,31 ab 1176 0,20 1,35 60 1,34 a 1225 0,22 1,43 80 1,22 bc 1260 0,25 1,57 Kỷ yếu Hội nghị khoa học 81 100 1,18 c 1290 0,25 1,50 Ft 5,92* CV (%) 4,83 Ghi chú: Trong cùng một cột, các trị số có cùng ký tự đi kèm khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê; * khác biệt có ý nghĩa (mức α = 0,05) Năng suất thực thu của bầu đất khi bón các liều lượng kali khác nhau có sự khác biệt về mặt thống kê (Bảng 9), cao nhất là nghiệm thức bón kali với liều lượng 60 kg/ha (1,34 kg/m2), thấp nhất ở liều lượng 100 kg/ha (1,18 kg/m2). Hàm lượng nitrat trong bầu đất dao động từ 1.176 đến 1.290 mg/kg và không vượt quá ngưỡng cho phép (.1500 mg/kg). Hàm lượng lipid trong bầu đất dao động từ 0,2 đến 0,25%, cao nhất ở liều lượng kali được bón là 80 – 100 kg/ha. Hàm lượng protein trong bầu đất dao động từ 1,35 đến 1,57%, cao nhất ở nghiệm thức bón kali với liều lượng 80 kg/ha. Năng suất thực thu của sâm đất ba cạnh ở 45 NST khi bón các liều lượng kali khác nhau thì khác nhau (Bảng 10), cao nhất là nghiệm thức bón kali với liều lượng 60 kg/ha (3,13 kg/m2), thấp nhất ở liều lượng 40 kg/ha (2,42 kg/m2). Hàm lượng nitrat trong sâm đất ba cạnh dao động từ 924 đến 951 mg/kg và không vượt quá ngưỡng cho phép (1.500 mg/kg). Hàm lượng lipid trong húng chanh dao động từ 0,25 đến 0,28%, cao nhất ở liều lượng kali được bón là 100 kg/ha. Hàm lượng protein trong húng chanh dao động từ 0,5 đến 0,57%, cao nhất ở nghiệm thức bón kali với liều lượng 100 kg/ha. Bảng 10. Ảnh hưởng của kali đến năng suất và chất lượng sâm đất ba cạnh ở 45 NST Liều lượng K2O (kg/ha) Năng suất thực thu (kg/m2) Hàm lượng nitrat (mg/kg) Hàm lượng lipid (%) Hàm lượng protein (%) 40 2,42 c 924 0,25 0,50 60 3,13 a 937 0,25 0,53 80 2,88 ab 942 0,27 0,56 100 2,73 bc 951 0,28 0,57 Ft 15,76** CV (%) 5,33 Ghi chú: Trong cùng một cột, các trị số có cùng ký tự đi kèm khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê; ** khác biệt rất có ý nghĩa (mức α = 0,01) KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Qua nội dung nghiên cứu khoa học chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Đối với bầu đất: không cần sử dụng NAA để kích thích hom ra rễ, sử dụng nền giâm là 50% mụn dừa + 30% tro trấu + 20% phân hữu cơ để cho ra số rễ nhiều nhất và chiều dài rễ cao nhất, trồng với khoảng cách cây x khoảng cách hàng là 15 cm x 20 cm và sử dụng phân bón với liều lượng 80 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O trên 1 ha có bổ sung thêm phân bò hoai mục với liều lượng 10 tấn/ha để có năng suất và chất lượng cao. Đối với sâm đất ba cạnh: không cần sử dụng NAA để kích thích hom ra rễ, sử dụng nền giâm là 50% mụn dừa + 30% tro trấu + 20% phân hữu cơ để cho ra số rễ nhiều nhất và chiều dài rễ cao nhất, trồng với khoảng cách cây x khoảng cách hàng 20 cm x 20 cm và sử dụng phân bón với liều lượng 80 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O trên 1 ha có bổ sung thêm phân bò hoai mục với liều lượng 10 tấn/ha để có năng suất và chất lượng cao. Đề nghị Tiếp tục sản xuất thử nghiệm bốn loại rau rừng Kỷ yếu Hội nghị khoa học 82 bầu đất và sâm đất ba cạnh trước khi sản xuất đại trà. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Tài Nguyên & Môi trường, Báo cáo tại hội nghị khoa học về đa dạng sinh học, Tổng cục môi trường, 11/2010. Võ Văn Chi và Trần Hợp, 1999. Cây cỏ có ích ở Việt Nam (tập 1), Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội. Phạm Văn Điển (chủ biên), 2005. Bảo tồn và phát triển thực vật cho Lâm sản ngoài gỗ, Nhà xuất bản Nông nghệp, Hà Nội. Trần Ngọc Hải, 2004. Kỹ thuật trồng một số cây đặc sản rừng và cây lâm sản ngoài gỗ. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Nirmal K. B., 1997. Biodiversity - People Interface in Nepal, Useful wild plants for forest conservation and health care. Useful wild plants for forest conservation and health care, Non-wood forest products No.11. GIFT & FAO, pp. 78-86. Viện Dược liệu (2000), Kế hoạch thực hiện đề án “Bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc”, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_mot_so_bien_phap_ky_thuat_trong_cac_loai_rau_rung.pdf
Tài liệu liên quan