Nghiên cứu sàng lọc kháng thể bất hệ hồng cầu ở bệnh nhân bị bệnh máu tại viện huyết học - Truyền máu tw (2004-2005)

Máu rất quan trọng và cần thiết cho sự sống, nhờ có máu mà nhiều người bệnh

đã được cứu sống, máu quan trọng như vậy nhưng truy ền máu cũng có thể gây ra

những tai biến nghiêm trọng nếu các nguyên tắc về an toàn truy ền máu không được

tôn trọng. Sự phát hiện ra nhóm máu hệ ABO, Rh và các hệ nhóm máu hồng cầu

khác đã giúp cho việc truyền máu hiệu quả và an toàn hơn. Tại các nước tiên tiến an

toàn truy ền máu đã được thực hiện một cách triệt để, nhóm máu của hệ ABO, Rh,

và một số nhóm máu khác, sàng lọc kháng thể bất thường (KTBT) [5], [6], [7].

Trong khi đó tại nước ta việc thực hiện an toàn truy ền máu về mặt miễn dịch còn rất

hạn chế, chúng ta mới chỉ định nhóm máu hệ ABO, làm phản ứng chéo ở điều kiện

nhiệt độ phòng thí nghiệm, do vậy việc sinhkháng thể bất thường ở những bệnh

nhân đã truy ền máu nhiều lần là khó tránh khỏi [1]. Để đảm bảo an toàn truy ền máu

về mặt miễn dịch thì sàng lọc kháng thể bất thường cho bệnh nhân được truyền máu,

đặc biệt bệnh nhân đã truy ền máu nhiều lần là rất cần thiết. Chúng tôi tiến hành đề

tài với hai mục tiêu sau:

1. Xác định tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu tại Viện Huyết học truyền

máu trung ương (2004-2005)

3

2. Xác định tỷ lệ KTBT liên quan đến tuổi, giới, số lần truyền máu và chẩn

đoán lâm sàng

pdf11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu sàng lọc kháng thể bất hệ hồng cầu ở bệnh nhân bị bệnh máu tại viện huyết học - Truyền máu tw (2004-2005), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 NGHIÊN CỨU SÀNG LỌC KHÁNG THỂ BẤT HỆ HỒNG CẦU Ở BỆNH NHÂN BỊ BỆNH MÁU TẠI VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TW (2004-2005) Tóm tắt báo cáo Qua sàng lọc KTBT cho 244 BN bị bệnh máu tại Viện HHTM trung ương 2004- 2005, chúng tôi rút ra các kết luận sau: 1. Tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương qua thực hiện xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường là 8,9%. 2. Tỷ lệ KTBT có liên quan đến tuổi, giới, số lần truyền máu, thành phần máu truyền và chẩn đoán lâm sàng. Sumary Through identifying irregular antibody of 244 blood disease patients hospitalized at National Institute of Heamtology and Blood Transfusion in 2004 and 2005, we have the following remarks: 1. Proportion of patients with irregular antibody is 9,8% 2. There were relationships of proportion of patients with irregular antibody among age groups, sex, number of times receiving blood and types of 2 clinical diagnosis, but the significant relationship was found only among types of clinical diagnosis. I. Đặt vấn đề: Máu rất quan trọng và cần thiết cho sự sống, nhờ có máu mà nhiều người bệnh đã được cứu sống, máu quan trọng như vậy nhưng truyền máu cũng có thể gây ra những tai biến nghiêm trọng nếu các nguyên tắc về an toàn truyền máu không được tôn trọng. Sự phát hiện ra nhóm máu hệ ABO, Rh và các hệ nhóm máu hồng cầu khác đã giúp cho việc truyền máu hiệu quả và an toàn hơn. Tại các nước tiên tiến an toàn truyền máu đã được thực hiện một cách triệt để, nhóm máu của hệ ABO, Rh, và một số nhóm máu khác, sàng lọc kháng thể bất thường (KTBT) [5], [6], [7]. Trong khi đó tại nước ta việc thực hiện an toàn truyền máu về mặt miễn dịch còn rất hạn chế, chúng ta mới chỉ định nhóm máu hệ ABO, làm phản ứng chéo ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm, do vậy việc sinh kháng thể bất thường ở những bệnh nhân đã truyền máu nhiều lần là khó tránh khỏi [1]. Để đảm bảo an toàn truyền máu về mặt miễn dịch thì sàng lọc kháng thể bất thường cho bệnh nhân được truyền máu, đặc biệt bệnh nhân đã truyền máu nhiều lần là rất cần thiết. Chúng tôi tiến hành đề tài với hai mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu tại Viện Huyết học truyền máu trung ương (2004-2005) 3 2. Xác định tỷ lệ KTBT liên quan đến tuổi, giới, số lần truyền máu và chẩn đoán lâm sàng. II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 1. Đối tượng nghiên cứu: 244 bệnh nhân (BN) bị bệnh máu tuổi từ 10 -86 tuổi, nằm điều trị tại khoa bệnh máu Viện HHTM trung ương từ 10/2004 đến 5/2005 bao gồm: 70 BN Leucemie cấp và kinh, 38 BN xuất huyết giảm TC, 26 BN RLST, 40 BN suy tuỷ xương, 21 BN thiếu máu, 10 BN hemophilia và 38 BN bị bệnh máu khác. 2. Vật liệu và thuốc thử:  10 ml máu của các bệnh nhân trên được lấy vào một ống nghiệm không chống đông, ly tâm tách huyết thanh để làm xét nghiệm sàng lọc KTBT ngay hoặc bảo quản tại quầy lạnh – 30°C cho đến khi được tiến hành xét nghiệm.  Thuốc thử: - Panel hồng cầu đa giá và đơn giá của ngân hàng máu Singapore, của hãng Diamed bao gồm kháng nguyên của các hệ Rh, Kell, Duffy, Kidd, Lutheran, MNSs, P1, Mia, Xg, Lewis. - Huyết thanh Coombs, anti D, đệm Liss và các kháng huyết thanh chuẩn để xác định nhóm máu của hãng BIO-RAD 3. Phương pháp nghiên cứu: 3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang 4 3.2. Tiến hành kỹ thuật: Huyết thanh của bệnh nhân bị bệnh máu được sàng lọc kháng thể bất thường với Panel hồng cầu của ngân hàng máu Singapore, của hãng Diamed bằng kỹ thuật ống nghiệm ở 22°C, 37 °C, Coombs gián tiếp. Kết quả được nhận định bằng mắt thường và trên kính hiển vi quang học. 3. Xử lý các kết quả nghiên cứu bằng các phương pháp thống kê toán học III. Kết quả nghiên cứu và bàn luận: 3.1. Đặc điểm KTBT ở BN bị bệnh máu Bảng 3. 1. Tỷ lệ KTBT (%) ở bệnh nhân bị bệnh máu Số mẫu nghiên cứu Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) 244 24 9,8 Tỷ lệ kháng thể bất thường ở bệnh nhân bị bệnh máu là 9,8%, kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Trịnh Xuân Kiếm (1990: 11,4 %), Bùi Thị Mai An (1995:13,04 % ), Trần Thị Thu Hà (1999: 12,76%) và Nguyễn Thị Thanh Mai (2000: 27,4%) [1], [2], [3], [4]. Sở dĩ kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các so với tác giả trên là do đối tượng nghiên cứu khác nhau. Chúng tôi nghiên cứu trên 5 bệnh nhân bị bệnh máu, trong khi đó các tác giả trên nghiên cứu ở bệnh nhân được nhận máu nhiều lần. Bảng 3. 2. Tỷ lệ bệnh nhân có KTBT xác định được bản chất Kiểu XH kháng thể Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Xác định được bản chất 14 58,33 Chưa xác định được bản chất 10 41,67 Tổng số 24 100 Trong số 24 bệnh nhân có KTBT dương tính, chúng tôi đã xác định được bản chất kháng thể của 14 mẫu cho tỷ lệ là 58,33%. Để việc xác định bản chất KTBT được tốt hơn trong giai đoạn tới chúng tôI cần triển khai thêm một số kỹ thuất như kỹ thuật pha loãng huyết thanh, kỹ thuật tách kháng thể… 3.2. Tỷ lệ KTBT liên quan đến tuổi, giới, số lần truyền máu, chẩn đoán lâm sàng Bảng 3. 3. Tỷ lệ KTBT liên quan đến tuổi 6 Nhóm tuổi Số mẫu NC Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) 10-20 28 2 7,14 21-40 89 7 7,86 41-60 70 6 8,57 > 60 57 9 15,79 Tổng số 244 24 9,8 (p=0,39) Ở nhóm bệnh nhân > 60 tuổi có tỷ lệ KTBT cao nhất (15,78%), nhận xét này của chúng tôi cũng chúng tôi phù hợp với nhân xét của Trần Thi Thu Hà (1999) [5]. Mặc dù có sự khác biệt của tỷ lệ KTBT giữa các nhóm tuổi nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,39. Bảng 3. 4. Tỷ lệ KTBT liên quan đến giới 7 Giới Số mẫu NC Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Nam 122 9 7,38 Nữ 122 15 12,29 Tổng số 244 24 9,8 (p=0,19) Tỷ lệ KTBT gặp ở nữ cao hơn ở nam, nhận xét này của chúng tôi phù hợp với nhân xét của Trần Thi Thu Hà; Nguyễn Thị Thanh Mai [3], [5]. Sở dĩ có kết quả trên là ở nữ ngoài truyền máu, kháng thể bất thường còn có thể xuất hiện do quá trình chửa đẻ. Mặc dù có sự khác biệt của tỷ lệ KTBT giữa nam vµ n÷ các nhóm tuổi nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,19. Bảng 3. 5. Tỷ lệ KTBT liên quan đến số lần truyền máu Số lần nhận máu Số mẫu NC Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Chưa truyền máu 20 0 0 8 Nhận máu < 5 lần 102 8 7 ,8 Nhận máu > 5 lần 122 16 13,2 Tổng số 244 24 9,8 (p=0,13) Những bệnh nhân chưa truyền máu thì không gặp kháng thể bất thường, Bệnh nhân truyền máu trên 5 lần thì có tỷ lệ KTBT cao hơn những bệnh nhân truyền máu dưới 5 lần, nhận xét này của chúng tôi cũng tương tự với nhân xét của Trần Thi Thu Hà [3]. Mặc dù có sự khác biệt của tỷ lệ KTBT giữa sè lÇn truyÒn m¸u nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,13. Bảng 3. 9. Tỷ lệ KTBT liên quan đến chẩn đoán lâm sàng Nhóm bệnh lý Số mẫu NC Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) TM 21 6 28,57 RLST 26 5 19,2 9 XHGTC 38 5 12,3 STX 40 5 12,5 LXM 70 2 2,9 Bệnh khác 38 1 2,6 Hemophilia 10 0 0 Tổng số 244 24 9,8 (p=0,005) Nhóm bệnh nhân thiếu máu, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân là có tỷ lệ KTBT cao nhất (28,57%). Sau đó thứ tự đến nhóm bệnh nhân được chẩn đoán RLST, xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tuỷ. Nhóm bệnh nhân hemophilia không gặp bệnh nhân nào có KTBT. Sự khác biệt của tỷ lệ KTBT giữa các nhóm bÖnh cã sù khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,005. Nhận xét này của chúng tôi phù hợp với nhận xét của các tác giả Bùi Thị Mai An (1995), Trần Thị Thu Hà (1999) [1], [5]. IV. Kết luận: 10 Qua sàng lọc KTBT cho 261 BN bị bệnh máu tại Viện HHTM trung ương bước đầu chúng tôi rút ra 2 kết luận sau: 1. Tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương (năm 2004-2004) qua thực hiện xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường là 9,8 %. 2. Tỷ lệ KTBT có liên quan đến tuổi, giới, số lần truyền máu và chẩn đoán lâm sàng. V. Kiến nghị Tại các cơ sở truyền máu nếu đủ điều kiện cơ sở vật chất và cán bộ cần triển khai xét nghiệm sàng lọc KTBT để nâng cao chất lượng an toàn truyền máu về mặt miễn dịch VI. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt: 1. Bùi Thị Mai An, Bạch Khánh Hoà, Nguyễn Thị Y Lăng, Nguyễn Triệu Vân, Đỗ Trung Phấn và cộng sự (1995), Kháng thể bất thường ở người cho máu và nhận máu nhiều lần tại Viện Huyết học Truyền máu, Y học Việt Nam số 9 tập 196, tr.35-39. 11 2. Trần Thị Thu Hà (1999), Nghiên cứu kháng thể bất thường hệ hồng cầu ở bệnh nhân nhận máu nhiều lần, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học. 3. Trịnh Xuân Kiếm, Bạch Quốc Tuyên, Trịnh Kim Ảnh (1990), Kháng thể bất thường, nguyên nhân phản ứng tan máu muộn tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Y học thực hành số 5 tập 228, tr.14-15. 4. Nguyễn Thị Thanh Mai (2005), Nghiên cứu các kháng thể bất thường kháng hồng cầu ở một số đối tượng tại Bệnh viện nhi trung ương, Luận án tiến sỹ sinh học, Tr. 11-20. Tiếng Anh 5. Denise M. Harmening (1999), Modern blood banking and transfusion practise, Book promotion & service, fourth edition, pp: 90-213. 6. Helmut Schenkel – Brunner (2000), Human Blood Groups- Chemical and Biochemical- Basis of Antigen specificifi, pp. 54-622. 7. Peter D. Issitt; Charla H. Issitt (1970), Applied Blood Group Serology, Spectra Biologicals, pp. 73-251

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf8_3508.pdf
Tài liệu liên quan