Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong
công tác quản lý nói chung cũng như trong công tác kế toán nói
riêng tại các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ ngày càng phổ biến.
Tuy nhiên, tùy theo điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh của
mỗi doanh nghiệp mà mức độ ứng dụng CNTT trong công tác kế
toán cũng khác nhau. Nội dung này tập trung nghiên cứu thực
trạng ứng dụng CNTT trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp
vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố (TP) Đà Nẵng nhằm chỉ ra sự
khác biệt trong việc tổ chức công tác kế toán khi ứng dụng CNTT ở
các mức độ khác nhau. Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra một số
giải pháp nhằm nâng cao việc việc ứng dụng CNTT trong công tác
kế toán ở mức độ sử dụng phần mềm MS Excel.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nghiên cứu thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CITA 2016 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” 285
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC DN VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG
STUDYING THE SITUATION OF INFORMATION TECHNOLOGY APPLICATION IN
ACCOUNTING TASK IN SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN DANANG
Vũ Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Thu Ngân
Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin - Đại học Đà Nẵng;
Email: vttmai@cit.udn.vn; nttngan@cit.udn.vn
Tóm tắt - Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong
công tác quản lý nói chung cũng như trong công tác kế toán nói
riêng tại các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ ngày càng phổ biến.
Tuy nhiên, tùy theo điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh của
mỗi doanh nghiệp mà mức độ ứng dụng CNTT trong công tác kế
toán cũng khác nhau. Nội dung này tập trung nghiên cứu thực
trạng ứng dụng CNTT trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp
vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố (TP) Đà Nẵng nhằm chỉ ra sự
khác biệt trong việc tổ chức công tác kế toán khi ứng dụng CNTT ở
các mức độ khác nhau. Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra một số
giải pháp nhằm nâng cao việc việc ứng dụng CNTT trong công tác
kế toán ở mức độ sử dụng phần mềm MS Excel.
Từ khóa - kế toán; ứng dụng công nghệ thông tin; mức độ;
vừa và nhỏ; thực trạng.
Abstract - The application of information technology in
general management and accounting task, in particular, in small
and medium businesses is increasingly popular. However, the
level of application of information technology in the accounting
task is definitely different, it depens on the conditions of
production and business of each enterprise. This research
focuses on the situation and application of information technology
in accounting work in small and medium enterprises in Da Nang
city to point out the differences in the organization of accounting
work while adapting information technology in different levels.
Meanwhile, the research also presents some measures in order
to improve the application of information technology with level of
using MS Excel.
Key words - acounting; application of information technology;
level; small and medium; situation.
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, số lượng DN vừa và nhỏ trên địa bàn TP Đà
Nẵng chiếm tỷ trọng khá lớn. Cụ thể, theo số liệu thống
kê của Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố: tính đến thời điểm
tháng 06/2015, trên địa bàn TP Đà Nẵng có hơn 12.500
doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động (chiếm 98% tổng số
lượng DN đang hoạt động) với tổng vốn đăng ký hơn
64.000 tỷ đồng. Vì vậy, hoạt động kinh doanh hiệu quả
của những DN này sẽ góp phần lớn trong việc tăng nguồn
thu cũng như giải quyết việc làm cho người lao động tại
TP Đà Nẵng.
Một trong những giải pháp góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động của DN chính là việc ứng dụng CNTT
trong công tác quản lý nói chung và trong công tác kế
toán nói riêng. Tuy nhiên, không phải bất kỳ doanh
nghiệp nào cũng phát huy được hiệu quả của việc ứng
dụng CNTT trong công tác kế toán. Vì vậy, việc nghiên
cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong công tác kế toán tại
các DN vừa và nhỏ trên địa bàn TP Đà Nẵng nhằm tìm ra
giải pháp nâng cao hiệu quả việc ứng dụng đó là cần thiết.
2. Tổng quan về việc ứng dụng CNTT trong công tác
kế toán
2.1. Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng
dụng CNTT
Việc tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng
dụng CNTT thực chất là việc sử dụng phần mềm vào việc
tổ chức, phân tích, xử lý dữ liệu, cung cấp thông tin về tài
sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của tài sản
trong các tổ chức. Thông tin cung cấp có thể ở dạng thông
tin tổng hợp (báo cáo tài chính) và thông tin chi tiết (báo
cáo kế toán quản trị). Những thông tin này được các cấp
quản lý trong DN và các đối tượng bên ngoài sử dụng để
ra các quyết định liên quan đến đầu tư, cho vay, kiểm soát
và sử dụng hiệu quả các tài sản trong DN.
Nội dung tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng
dụng CNTT chủ yếu được tác giả đề cập ở nghiên cứu
này là công tác tổ chức chứng từ và cập nhật chứng từ,
công tác tổ chức công tác quản lý sổ sách và báo cáo kế
toán cũng như công tác tổ chức nhân sự và bộ máy kế
toán phải đảm bảo các yếu tố căn bản cụ thể như sau:
(1) Về công tác tổ chức chứng từ và cập nhật chứng từ
khi ứng dụng CNTT phải:
Thứ nhất, phải đảm bảo tính khoa học trong việc quản
lý đối tượng kế toán: Cho phép xây dựng và khai báo các
bộ mã: mã chứng từ; các bộ mã tài khoản, mã vật tư, mã
nhà cung cấp, mã nhân viên, mã tài sản cố định, một
cách khoa học, có mối liên hệ giữa mã chi tiết với mã
tổng hợp tương ứng.
Thứ hai, phải đảm bảo tính chính xác khi thực hiện
các phương pháp kế toán theo quy định: tính giá, hạch
toán chênh lệch, xử lý số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết.
Thứ ba, phải đảm bảo tính cập nhật các phương pháp
kế toán, chế độ kế toán theo quy định hiện hành.
Thứ tư, phải đảm bảo tính linh hoạt trong việc cho
phép lựa chọn các phương pháp kế toán, hình thức ghi sổ,
phương pháp lập báo cáo tài chính,
Thứ năm, phải đảm bảo tính chuyên nghiệp (tự động
hóa cao) của quá trình cập nhật chứng từ kế toán khi thực
hiện xử lý bút toán sai, tự động thực hiện bút toán phân
bổ, kết chuyển, xử lý bút toán trùng
(2) Về công tác quản lý sổ sách và báo cáo kế toán khi
ứng dụng CNTT phải:
Thứ nhất, phải thể hiện tính đầy đủ trong việc cho
phép lập, in hệ thống sổ kế toán theo quy định như báo
286 Vũ Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Thu Ngân
cáo tài chính và theo yêu cầu quản trị nội bộ như báo cáo
quản trị.
Thứ hai, phải thể hiện tính chính xác khi truy xuất số
liệu trên các báo cáo, sổ tổng hợp và báo cáo, sổ chi tiết,
kể cả khi thay đổi các phương pháp, hình thức kế toán.
Thứ ba, phải thể hiện được tính tương thích khi cho
phép hệ thống báo cáo, sổ sách truy xuất dữ liệu dưới
dạng Excel, Access, PDF,
Thứ tư, phải đảm bảo tính linh hoạt khi cho phép
người sử dụng sửa đổi các biểu mẫu, báo cáo phù hợp với
yêu cầu quản lý hoặc biểu mẫu báo cáo tài chính khi có sự
sửa đổi, bổ sung từ phía cơ quan quản lý nhà nước.
Thứ năm, sổ sách và báo cáo khi truy xuất phải có tính
thẩm mỹ theo đánh giá của doanh nghiệp
(3) Về công tác tổ chức nhân sự và bộ máy kế toán khi
ứng dụng CNTT phải:
Thứ nhất, phải đảm bảo tính hợp lý trong việc quản lý
nhân sự kế toán và phân quyền công tác kế toán giữa các
phần hành.
Thứ hai, phải có sự linh hoạt và đồng bộ của hệ thống
ứng dụng cho phép luân chuyển thông tin giữa đơn vị cấp
dưới và đơn vị cấp trên.
2.2 Các mức độ ứng dụng CNTT trong DN vừa và nhỏ
Các DN có quy mô vừa và nhỏ hiện nay ứng dụng
CNTT trong công tác kế toán chủ yếu ở các mức độ sau:
thứ nhất, sử dụng phần mềm ứng dụng MS Excel; thứ hai,
sử dụng phần mềm đóng gói hoặc theo yêu cầu; thứ ba, sử
dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP (Enterprise
Resource Planning).
Phần mềm ứng dụng MS Excel
Phần mềm ứng dụng excel là một chương trình ứng
dụng, một workbook có chứa nhiều sheet (bảng tính), là
công cụ đắc lực hỗ trợ cho công việc kế toán khi mà
doanh nghiệp chưa sử dụng phần mềm. Với phần mềm
ứng dụng excel, kế toán có thể thiết kế các cơ sở dữ liệu
kế toán trên các sheet khác nhau để lưu trữ, cập nhật danh
mục tài khoản, danh mục các đối tượng chi tiết, số dư đầu
kỳ cũng như dữ liệu phát sinh trong kỳ Từ đó, dựa vào
các hàm IF, VLookup, HLookup, Or, And, Sum, SumIf
để thiết kế và thực hiện công thức in ra các sổ sách, báo
cáo theo yêu cầu một cách dễ dàng, chính xác. Ngoài ra,
MS Excel còn có các liên kết nội, liên kết ngoại và
chartsheet giúp cập nhật dữ liệu nhanh chóng và tự động
hóa đưa vào các phần hành kế toán cũng như: vẽ đồ thị,
phân tích dễ dàng nhanh chóng. Với những đặc tính trên,
phần mềm MS Excel cho phép kế toán viên dễ dàng thực
hiện công tác kế toán trên máy tính với mức chi phí đầu
tư hầu như bằng không. Tuy nhiên, để đạt được yêu cầu
cao trong công tác kế toán khi ứng dụng CNTT thì phần
mềm ứng dụng Excel còn nhiều điều cần phải bàn đến.
Phần mềm kế toán
Phần mềm kế toán là một chương trình lập trình sẵn,
sử dụng dữ liệu đầu vào là các chứng từ phiếu nhập kho,
xuất kho, hóa đơn xử lý và in ra là các báo cáo tài chính
một cách tự động, chính xác, nhanh chóng. Phần mềm kế
toán gồm có 2 loại: phần mềm đóng gói và phần mềm
theo yêu cầu. Phần mềm kế toán thể hiện các điểm nổi
trội hơn khi dùng MS Excel:
- Tính chuyên nghiệp: Toàn bộ hệ thống sổ sách của
doanh nghiệp được lập tự động và in ấn sạch sẽ, đẹp và
nhất quán.
- Tính cộng tác: Phần mềm kế toán có đầy đủ các phần
hành: kế toán tiền, kế toán tài sản cố định, công cụ dụng
cụ, kế toán lương, kế toán hàng tồn kho, kế toán công nợ,
kế toán giá thành, nên có thể sử dụng đầu ra của phần
hành này làm đầu vào của phần hành kia.
Phần mềm ERP
ERP là phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp, cho
phép DN tự kiểm soát được trạng thái nguồn lực của
mình: kiểm soát tốt thông tin khách hàng, quá trình sản
xuất và cung cấp hàng hóa dịch vụ; kiểm tra chất lượng,
quản lý dự án; kiểm soát lượng tồn kho; kiểm soát thông
tin tài chính kế toán; chuẩn hóa về hoạt động tài chính
kế toán.
Khi sử dụng phần mềm ERP tại DN thì sẽ thấy được
những ưu điểm vượt trội hơn so với phần mềm kế toán:
- ERP chỉ là một phần mềm duy nhất và tích hợp các
module thực hiện các chức năng tương tự như các phần
mềm quản lý rời rạc.
- Thông tin giữa các phòng ban, bộ phận trong một
DN được kết nối với nhau. ERP là phần mềm mô phỏng
và quản lý các hoạt động của DN theo quy trình. Một quy
trình hoạt động của DN bao gồm nhiều bước, mỗi bước
thực hiện một chức năng nào đó, mỗi bước có hệ thống
thông tin hoặc dữ liệu đầu vào và có kết quả là hệ thống
thông tin hoặc dữ liệu đầu ra. Thông tin đầu vào của bước
này là thông tin đầu ra của bước trước đó; thông tin đầu ra
của bước này cũng là thông tin đầu vào của bước kế tiếp...
Tuy nhiên, phần mềm ERP cũng có những hạn chế
nhất định:
- Thời gian triển khai và sử dụng có thể kéo dài: Do
nhiều lý do khác nhau: quy trình kinh doanh của doanh
nghiệp, mức độ sẵn sàng sử dụng hệ thống, văn hóa làm
việc của doanh nghiệp,
- Chi phí đầu tư cao: Một giải pháp hỗ trợ cho việc
quản trị nguồn lực DN lên đến vài chục ngàn đô la không
phải là quá đắt so với những giá trị mà nó đem lại. Tuy
nhiên, chi phí đầu tư quá cao thường là do khả năng của
hệ thống không đáp ứng được yêu cầu của DN trong việc
kiểm soát các nguồn lực.
- Sự phụ thuộc vào nhà cung cấp và triển khai: Phần
lớn các ứng dụng ERP được hiểu theo dạng “phần mềm
may đo”, nghĩa là được làm ra cho một mục đích cụ thể
của doanh nghiệp. Nếu nhà triển khai ngừng việc hỗ trợ
sản phẩm, hệ thống sẽ nhanh chóng không thể đáp ứng
các yêu cầu của DN và không được phát triển tiếp.
- Khó phát hiện sai sót: dữ liệu chỉ được nhập một lần
tại bộ phận đầu tiên của một quy trình nào đó và dữ liệu
sẽ được tự động chuyển sang các phòng ban khác. Vì vậy,
nếu có sai sót trong quá trình nhập liệu sẽ khó phát hiện và
việc sai sót sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình của DN.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CITA 2016 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” 287
3. Thực trạng ứng dụng CNTT trong công tác kế toán
tại các DN vừa và nhỏ trên địa bàn TP Đà Nẵng
Để hiểu rõ thực trạng ứng dụng CNTT trong công tác
kế toán tại các DN vừa và nhỏ trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Tác giả đã thực hiện khảo sát bằng cách phát 55 phiếu
điều tra trực tiếp và gửi 70 email đến giám đốc hoặc kế
toán trưởng của đơn vị cần khảo sát. Kết quả, tác giả đã
nhận được hơn 100 kết quả phản hồi trong đó có hơn 90
kết quả được cho là hợp lệ.
Việc khảo sát thực trạng công tác ứng dụng CNTT
chủ yếu được tác giả thực hiện đánh giá chung việc ứng
dụng CNTT trong kế toán và đánh giá chi tiết việc ứng
dụng CNTT trong công tác kế toán thông qua việc tổ chức
và cập nhật chứng từ, quản lý sổ sách và báo cáo kế toán,
tổ chức nhân sự và bộ máy kế toán. Ngoài ra, tác giả còn
thực hiện khảo sát về mức độ ứng dụng CNTT cao hay
thấp giữa các phần hành kế toán.
Qua khảo sát về các chỉ tiêu chung của việc ứng dụng
CNTT trong công tác kế toán. Tác giả nhận thấy, hầu hết
các DN khi ứng dụng CNTT trong công tác kế toán dù ở
mức độ nào đi chăng nữa cũng thấy việc ứng dụng thật dễ
dàng và có thể nâng cấp ứng dụng. Tuy nhiên, tính ổn
định, bảo mật và tương thích có sự khác nhau giữa các
mức độ ứng dụng (Xem Kết quả bảng 1).
Qua Bảng 1 ở dưới ta có thể thấy được: tính ổn định,
tính bảo mật và tính tương thích của phần mềm ứng dụng
Excel được đánh giá thấp hơn so với các phần mềm khác
và phần mềm ERP.
Xét về tổ chức chứng từ và cập nhật chứng từ ở các
mức độ ứng dụng CNTT, tác giả nhận thấy rằng hầu hết ở
các phần mềm khi thực hiện việc tổ chức chứng từ và cập
nhật chứng từ đều đảm bảo tính khoa học và tính chính
xác, dẫn đầu là các phần mềm kế toán và phần mềm ERP.
Bên cạnh đó, qua kết quả của bảng phân tích ANOVA
(Bảng 2) cũng thấy được việc cập nhật chứng từ một cách
linh hoạt và chuyên nghiệp ở phần mềm ứng dụng Excel
kém, khác xa ở mức đánh giá khá cao với các phần mềm
kế toán và phần mềm ERP.
Bảng 1: Bảng thống kê mô tả các chỉ tiêu ứng dụng CNTT
trong công tác kế toán giữa các phần mềm
Bảng 2: Bảng thống kê mô tả công tác tổ chức chứng từ và cập
nhật chứng từ ở các phần mềm kế toán
288 Vũ Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Thu Ngân
Xét về tổ chức công tác quản lý sổ sách và báo cáo kế
toán ở các mức độ ứng dụng CNTT: Qua kết quả phân
tích ở bảng bên dưới (Bảng 3), hầu hết đều có sự khác
biệt giữa các mức độ ứng dụng CNTT trong tổ chức công
tác quản lý sổ sách và báo cáo kế toán ngoại trừ tính linh
hoạt. Việc tổ chức công tác quản lý sổ sách và báo cáo kế
toán xét về khía cạnh đầy đủ, chính xác, tương thích được
đánh giá ở mức yếu, tính thẩm mỹ được đánh giá ở mức
trung bình đối với phần mềm ứng dụng Excel. Còn đối
với các phần mềm kế toán và phần mềm ERP được đánh
giá ở mức khá.
Bảng 3: Bảng thống kê mô tả Tổ chức công tác quản lý sổ sách
và báo cáo kế toán ở các phần mềm
Về công tác tổ chức nhân sự và bộ máy kế toán được
đánh giá cao về tính đồng bộ và linh hoạt đối với các phần
mềm kế toán và phần mềm ERP trong khi đối với phần
mềm Excel chỉ đảm bảo ở mức độ trung bình. Và hầu hết
ở các phần mềm ứng dụng CNTT trong công tác kế toán
đều đảm bảo tính hợp lý ở mức cao được thể hiện ở bảng
bên dưới (Bảng 4).
Bảng 4: Bảng thống kê mô tả Công tác tổ chức nhân sự
và bộ máy kế toán
Ngoài việc khảo sát để đánh giá việc ứng dụng CNTT
trong công tác kế toán ở mức độ chung cũng như chi tiết
nêu trên, tác giả còn thực hiện đánh giá mức độ ứng dụng
CNTT cao hay thấp theo các phần hành kế toán như: Kế
toán tiền mặt, Kế toán tiền gửi, Kế toán công nợ, Kế toán
hàng tồn kho, Kế toán công cụ dụng cụ, Kế toán tài sản cố
định, Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương,
Qua kết quả thống kê mô tả (Bảng 5), tác giả nhận thấy
các phần hành kế toán vốn bằng tiền, công nợ, bán hàng
và xác định kết quả kinh doanh đều ứng dụng ở mức độ
khá cao; các phần hành kế toán còn lại ứng dụng ở xung
quanh mức độ trung bình và khá. Điều này chứng tỏ các
DN có quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn TP Đà Nẵng đã
tận dụng được gần như hầu hết công suất cũng như tính
năng của các phần mềm kế toán mang lại phục vụ cho
công tác kế toán của DN mình.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CITA 2016 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” 289
Bảng 5: Bảng thống kê mô tả Mức độ ứng dụng CNTT
ở các phần hành kế toán
4. Kết luận
Tùy theo điều kiện hoạt động của mỗi DN mà lựa
chọn mức độ ứng dụng CNTT trong công tác kế toán cho
phù hợp. Qua thực tế khảo sát mức độ ứng dụng CNTT
trong công tác kế toán tại các DN vừa và nhỏ trên địa bàn
TP Đà Nẵng cũng đã thấy được việc ứng dụng CNTT
theo các phần hành khai thác tương đối tốt. Với ba mức
độ ứng dụng CNTT trình bày ở trên thì mức độ ứng dụng
ở phần mềm MS Excel còn nhiều hạn chế nhưng lại là
mức độ mà nhiều DN vừa và nhỏ lựa chọn, chiếm 48%
trong tổng số DN được điều tra. Vì vậy, có 2 giải pháp
góp phần nâng cao việc ứng dụng CNTT trong công tác
kế toán cho các DN này ở mức độ sử dụng phần mềm MS
Excel mà tác giả đề xuất là:
Thứ nhất, DN nên chuyển sang mức độ ứng dụng
phần mềm kế toán bằng cách lựa chọn phần mềm đóng
gói với giá thành thấp nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu
của đơn vị.
Thứ hai, tác giả đề xuất một số phương pháp góp phần
nâng cao hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong công tác kế
toán khi dùng phần mềm MS Excel:
- Kế toán viên phải cài mật khẩu (gồm cả chữ, số và
ký hiệu) cho file dữ liệu kế toán để nâng cao tính bảo mật
cho dữ liệu kế toán trên phần mềm Excel. Tuy nhiên, việc
cài đặt này có thể bị phá hủy bởi một số phần mềm. Vì
vậy, ngoài việc cài đặt mật khẩu cho file dữ liệu, Kế toán
viên cũng cần phải cài đặt mật khẩu cho máy tính và thay
đổi mật khẩu định kỳ để tăng tính bảo mật cho máy tính
cũng như dữ liệu lưu trong máy được an toàn.
- Trong công tác tổ chức kế toán trên phần mềm ứng
dụng MS Excel, Kế toán viên cần chú ý:
+ Xây dựng và mã hóa các đối tượng quản lý trong cơ
sở dữ liệu kế toán phải đảm bảo nhận diện rõ ràng đối
tượng cần quản lý, được biểu diễn bằng những ký tự ngắn
gọn, thể hiện được nhiều thuộc tính của đối tượng. Ví dụ,
đối với phiếu thu, Tài sản cố định là máy móc phát sinh
trong kỳ sẽ được mã hóa như sau:
PT 01 16 0001
Phiếu thu Tháng 2 số cuối Năm STT của PT
ABC 01 16 01
Tên viết tắt
của tài sản
Tháng 2 số cuối Năm STT của TS
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu gồm: sheet chứa dữ liệu
phát sinh (Cơ sở dữ liệu phát sinh), sheet chứa tài khoản
và số dư, sheet theo dõi khách hàng và số dư, sheet theo
dõi nhà cung cấp và số dư, sheet theo dõi hàng tồn kho
và số dư (Danh mục từ điển tổng hợp) theo cấu trúc
như sau:
Dữ liệu phát sinh: gồm có các cột Ngày ghi sổ, Mã
chứng từ, Tên chứng từ, Ngày chứng từ, Tài khoản nợ,
Chi tiết nợ, Tài khoản có, Chi tiết có, Số tiền phát sinh
NGS MACT TENCT NGAYCT TKN CTN TKC CTC STPS
Danh mục tài khoản tổng hợp được thiết kế để
quản lý tài khoản cũng như số dư cuối mỗi tháng của DN
gồm Mã tài khoản tổng hợp, Mã tài khoản chi tiết, Tên tài
khoản, Dư nợ đầu năm, Dư có đầu năm, Phát sinh nợ và
phát sinh có từ tháng 1 đến tháng 12.
MATKTH MATKCT TENTK DUNODAU DUCODAU PSNO01 PSCO01
DUNO
01
DUCO
01
. PSNO12 PSCO12 DUNO12 DUCO12
Ba là, Kế toán viên có thể sử dụng công thức được
tích hợp sẵn trong phần mềm hoặc dùng kết hợp với ngôn
ngữ lập trình VBA để truy xuất ra các chứng từ, báo cáo,
sổ sách theo yêu cầu.
Qua việc phân tích thực trạng ứng dụng CNTT trong
công tác kế toán tại DN vừa và nhỏ trên địa bàn TP Đà
Nẵng, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong công tác kế toán
ở mức độ sử dụng phần mềm MS Excel. Tuy nhiên,
nghiên cứu vẫn còn hạn chế khi chưa đề cập đến việc
nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong công tác kế toán
ở mức độ phần mềm kế toán và phần mềm ERP.
Tài liệu tham khảo
[1] TS Nguyễn Mạnh Toàn, ThS Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2011), Hệ
thống thông tin kế toán, NXB Tài chính.
[2] ThS Mai Hoàng Hải, ThS Lê Anh Tuấn (2014), Khảo sát thực trạng
ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức công tác kế toán tại các
doanh nghiệp xây dựng có quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.
[3] Vũ Thị Tuyết Mai (2016), Nghiên cứu các mức độ ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác kế toán hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo
NCKH khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế.
[4]
nghiep-nho-va-vua-d28579.html.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_thuc_trang_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_con.pdf