Nghiên cứu tinh sạch và xác định một số hoạt tính sinh học của fucoidan từ rong sụn Kappaphycus alvarezii

Trong nghiên cứu này, tiến hành các nghiên cứu phương pháp kết tủa fucoidan từ rong sụn

(Kappaphycus alvarezii), sau đó tinh sạch fucoidan bằng phương pháp sắc ký trao đổi ion, thử hoạt

tính chống oxy hóa bằng phương pháp DPPH và ABTS, hoạt tính kháng khuẩn (Bacillus cereus,

Escherichiacoli) và kháng mốc (Aspergillus niger, Aspergillus flavus) từ các phân đoạn thu được. Các

phân đoạn được chọn khi qua sắc ký trao đổi ion có độ tinh sạch cao từ 49.02% - 61.14%. Tổng hàm

lượng fucoidan sau tinh sạch với hiệu suất thu hồi đạt 60.99%. Ngoài ra, phân đoạn fucoidan sau sắc

kí trao đổi ion còn có hoạt tính kháng khuẩn (Bacillus cereus, Escherichiacoli) với MIC là 380 μg/ml

và kháng mốc (Aspergillus niger, Aspergillus flavus) với MIC lần lượt là 680 μg/ml và 580 μg/ml,

khả năng bắt gốc tự do DPPH với IC50 đạt 303.51 (μg/ml), ABTS với IC50 đạt 299.97 μg/ml

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 21/05/2022 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu tinh sạch và xác định một số hoạt tính sinh học của fucoidan từ rong sụn Kappaphycus alvarezii, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo khoa học khoa Công nghệ thực phẩm 2018 NGHIÊN CỨU TINH SẠCH VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA FUCOIDAN TỪ RONG SỤN KAPPAPHYCUS ALVAREZII Lê Thị Mỹ Ngọc1, Nguyễn Thị Minh Chi1, Nguyễn Phạm Cẩm Tiên1, Hoàng Thị Ngọc Nhơn1 1 Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm Tp. HCM *Email: myngocdhtp198@gmail.com Ngày nhận: 7/7/2018; Ngày chấp nhận: .../ 2018 ABSTRACT Trong nghiên cứu này, tiến hành các nghiên cứu phương pháp kết tủa fucoidan từ rong sụn (Kappaphycus alvarezii), sau đó tinh sạch fucoidan bằng phương pháp sắc ký trao đổi ion, thử hoạt tính chống oxy hóa bằng phương pháp DPPH và ABTS, hoạt tính kháng khuẩn (Bacillus cereus, Escherichiacoli) và kháng mốc (Aspergillus niger, Aspergillus flavus) từ các phân đoạn thu được. Các phân đoạn được chọn khi qua sắc ký trao đổi ion có độ tinh sạch cao từ 49.02% - 61.14%. Tổng hàm lượng fucoidan sau tinh sạch với hiệu suất thu hồi đạt 60.99%. Ngoài ra, phân đoạn fucoidan sau sắc kí trao đổi ion còn có hoạt tính kháng khuẩn (Bacillus cereus, Escherichiacoli) với MIC là 380 μg/ml và kháng mốc (Aspergillus niger, Aspergillus flavus) với MIC lần lượt là 680 μg/ml và 580 μg/ml, khả năng bắt gốc tự do DPPH với IC50 đạt 303.51 (μg/ml), ABTS với IC50 đạt 299.97 μg/ml. Từ khóa: fucoidan, rong sụn, tinh sạch, hoạt tính sinh học 1. GIỚI THIỆU Rong sụn thuộc ngành tảo đỏ đây là loài rong biển có giá trị kinh tế cao. Trong rong sụn hàm lượng nước chiếm 77 - 91% còn lại là phần trăm chất khô. Trong chất khô chứa chủ yếu là glucid, protein, chất khoáng, lipip, sắc tố, enzim và cacbohydrat Hàm lượng cacbohydrate dao động từ 50- 60% và thường tập trung chủ yếu ở thành tế bào gồm có cellulose và các loại đường có hoạt tính sinh học [1]. Nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về cách khai thác các hợp chất quý này. Fucoidan là một sulfate polysacharide dị thể với thành phần cấu tạo hết sức phức tạp. Fucoidan đầu tiên được phân lập xác định là một polysacharide có chứa L-fucose và D-xylose. Fucoidan là một hợp chất đa dạng về công thức cấu tạo nên có nhiều hoạt tính sinh học đáng được quan tâm như: kháng đông tụ máu, kháng huyết khối, kháng virut, chống kết dính tế bào, chống tạo mạch (antiangiogenic), kháng viêm, kháng u, kháng bổ thể (anticomplementary), điều biến hệ miễn dịch,...[2]. Do đó, fucoidan đã trở thành đề 234 Lê Thị Mỹ Ngọc, Nguyễn Thị Minh Chi, Nguyễn Phạm Cẩm Tiên, Hoàng Thị Ngọc Nhơn tài thu hút được các nhà khoa học trên thế giới với tiềm năng ứng dụng rất lớn trong các lĩnh vực như thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ dưỡng và dược liệu. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu Rong sụn tươi (Kappaphycus alvarezii) được thu nhận ở Khánh Hòa. Rong được rửa sạch nhiều lần bằng nước và loại bỏ các tạp chất bằng rây, sấy đối lưu ở 600C, nghiền thành bột bằng máy xay khô. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm Dịch trích: Cân 120g rong cho vào cốc và ngâm với ethanol 80% trong 12 giờ. Trích ly bã với dung môi HCl (1.38M) 1:40 (w/v), nhiệt độ 880C trong 3.5 giờ. Kết tủa dịch trích 1 giờ với TCA ở nhiệt độ lạnh, sau đó ly tâm 5000 vòng/phút trong 15 phút loại tủa protein để thu dịch trích ly fucoidan [3]. 2.2.2. Khảo sát phương pháp kết tủa trước tinh sạch fucoidan Phương pháp 1 (tủa 1 giai đoạn): Tiến hành kết tủa fucoidan từ dịch trích với ethanol 99%. Thêm cồn 99% vào bình chứa dịch trích với tỉ lệ 70: 29 (w/w) để nồng độ cồn trong dung dịch đạt 70% trong 12 giờ (4oC) để kết tủa fucoidan, sau đó ly tâm thu tủa fucoidan [4]. Phương pháp 2 (tủa 2 giai đoạn): Kết tủa fucoidan với ethanol 99%. Thêm cồn 99% vào bình chứa dịch trích với tỉ lệ 30:69 (w/w) để nồng độ cồn trong dung dịch là 30%, giữ ở nhiệt độ lạnh trong 4 giờ rồi ly tâm loại tủa thu dịch. Tiếp tục thêm cồn 99% vào dịch (29:40 w/w) để nồng độ cồn là 70%, giữ ở 40C trong 12 giờ để kết tủa fucoidan, ly tâm 5000 vòng/phút 15 phút, thu tủa fucoidan [4]. 2.2.3. Khảo sát quá trình tinh sạch fucoidan bằng phương pháp sắc kí trao đổi ion Thực hiện nhồi cội sắc ký trao đổi ion với 3g DEAE – Cellulose. Cân 1g tủa hòa với 5ml đệm, ly tâm lấy dịch cho vào cột, cho từ từ đệm vào cột trao đổi ion (∅1cm, dài 12cm) điều chỉnh tốc độ dòng 5ml/10phút. Rửa giải lần lượt bằng dung dịch đệm bổ sung NaCl. Ở mỗi nồng độ NaCl tiến hành rửa giải 30ml, tăng nồng độ muối NaCl cao hơn để tiếp tục quá trình rửa giải cho đến nồng độ cuối. Các loại đệm được khảo sát (tris-HCl, phosphate, acetate), nồng độ muối rửa giải được khảo sát (0.5M, 1M, 1.5M, 2M). Fucoidan được thu theo từng phân đoạn, mỗi phân đoạn 10ml. Hút 0.1ml dịch ở mỗi phân đoạn + 0.9ml nước cất hai lần cho vào ống nghiệm và tiến hành xác định hàm lượng fucoidan. 2.2.4. Thử hoạt tính chống oxy hóa Phương pháp DPPH Trên nguyên tắc DPPH có khả năng tạo ra các gốc tự do bền trong dung dịch EtOH bão hoà. Khi cho 235 Nghiên cứu tinh sạch và xác định một số hoạt tính sinh học của fucoidan từ rong sụn kappaphycus alvarezii chất thử nghiệm vào hỗn hợp, chất có khả năng làm trung hoà hoặc bao vây các gốc tự do sẽ làm giảm cường độ hấp thụ ánh sáng của các gốc tự do DPPH. Cho 10 mg thuốc thử DPPH vào cốc có dán giấy bạc bên ngoài, đậy kín. Bổ sung thêm lượng methanol tinh khiết. Lấy 0.15 mL mẫu cho vào ống nghiệm đã bịt kín bằng giấy bạc. Bổ sung 2.85 mL dung dịch thuốc thử DPPH đã chuẩn bị ở trên. Lắc đều và ủ trong tối 30 phút. Đo mật độ quang tại bước sóng 517 nm [5]. Phương pháp ABTS ABTS là một gốc tự do bền phát quang màu xanh ở 734 nm. Khi chất chống oxi hóa vào dung dịch chứa ABTS+, chúng sẽ khử ion này thành ABTS. Trộn 0.1ml mẫu với 1.0 ml dung dịch ABTS. Pha loãng mẫu ở nồng độ (39.38, 78.77, 157.54, 315.08, 630.13µg/ml). Đo độ giảm độ hấp thu của dung dịch ở 734nm để xác định hoạt tính của chất chống oxi hóa trong sự so sánh với chất chuẩn Trolox trong môi trường kali persulfate gốc ABTS có thể bền 2 ngày ở nhiệt độ phòng trong tối [6]. 2.2.5. Xác định hoạt tính kháng kháng mốc, kháng khuẩn Ống giống vi khuẩn/ nấm mốc được cấy chuyển vào môi trường TSA (pancreatic digest of casein, soy peptone, sodium chloride, agar)/PDA (potato extract, glucose, agar) để tạo ra các khuẩn lạc/mốc thuần riêng rẽ. Dùng que cấy vô trùng lấy 1 khuẩn lạc/mốc hòa tan vào 9ml nước muối sinh lý vô trùng và trộn đều bằng máy trộn Vortex, mật độ tế bào của dịch huyền phù được xác định bằng phương pháp đếm hồng cầu, điều chỉnh mật độ tế bào trong dịch huyền phù đạt 106 CFU/ml [2]. Hút 2 ml dịch huyền phù chứa vi khuẩn có nồng độ 106 CFU/ml cho vào mỗi đĩa thạch. Dùng que cấy trang vô khuẩn, trang đều trên mặt thạch sao cho vi khuẩn/nấm mốc khuếch tán đầy trên mặt thạch. Để khô ở nhiệt độ phòng trong 30 phút. Nhỏ 10 µl dịch sau tinh sạch đã được pha loãng ở mỗi nồng độ khác nhau vào đĩa thạch. Mỗi nồng độ lặp lại 3 lần, các đĩa thạch được ủ ở 32oC/24h. Đường kính vùng ức chế được đo bằng thước đo đơn vị mm. 2.2.6. Xác định hoạt tính kháng đông máu Hoạt động chống đông của fucoidan được xác định theo phương pháp USA pharmacopia: Hút 0.8 ml dung dịch fucoidan qua DEAE phân đoạn 1M từng nồng độ (600, 500, 400 𝜇g/ml). Hút 0.8 ml dung dịch natri heparin chuẩn (0.7 đơn vị USP/0.8 ml) và 0.8 ml dung dịch muối 96% cho lần lượt vào từng ống nghiệm. Bổ sung thêm vào trong mỗi ống đã chuẩn bị trên 1 ml huyết tương và 0.2 ml dung dịch CaCl2 (1%). Đồng nhất hỗn hợp dung dịch trong từng ống. Ghi lại các thời gian máu được đông [7]. 2.3. Phương pháp phân tích 2.3.1. Xác định hàm lượng fuoidan Thêm 1 ml dung dịch fucoidan ở mỗi nồng độ vào ống nghiệm, làm lạnh ở 4⁰C (2-3 phút). Thêm 4.5 ml acid sunfuric (85%), đun sôi trong 10 phút, sau đó để nguội, thêm 0.3 ml acid cysteine hydrochloric 0.1% vào ống nghiệm, ủ trong bóng tối trong 2 giờ, sau đó đo độ hấp thụ trên quang phổ kế ở 396 nm 236 Lê Thị Mỹ Ngọc, Nguyễn Thị Minh Chi, Nguyễn Phạm Cẩm Tiên, Hoàng Thị Ngọc Nhơn và 430 nm. Mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần. Xác định hàm lượng fucoidan có trong mẫu bằng phương pháp đo quang phổ UV-VIS ở 390 nm và 430 nm, theo đường chuẩn 𝒚 = 𝟎, 𝟎𝟎𝟕𝟒𝒙 + 𝟎, 𝟎𝟎𝟓𝟗 [8]. Xác định độ tinh khiết: TK= 𝒎𝒇𝒖𝒄𝒐𝒊𝒅𝒂𝒏 𝒎𝒄𝒉ấ𝒕 𝒌𝒉ô 2.4. Phương pháp xử lý số liệu Mỗi thí nghiệm được tiến hành lặp lại ba lần, kết quả được trình bày ở dạng giá trị trung bình ± giá trị sai số. Kết quả được tính toán bằng phần mềm Microft Office Excel 2010 và phần mềm thống kê JMP. Kết quả phân tích ANOVA với độ tin cậy 95%, so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức qua phép thử LSD. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết tủa trước tinh sạch fucoidan Thực hiện trích ly fucoidan theo quy trình (mục 2.2.1) thu được dịch trích có hàm lượng fucoidan 44.25 (μg/ml). Hàm lượng và độ tinh khiết của fucoidan trong tủa thực hiện theo hai phương pháp: Bảng 3.1. Hiệu quả của phương pháp kết tủa fucoidan STT Tên phương pháp Hàm lượng (𝜇g/ml) Độ tinh khiết (%) 1 Phương pháp 1 163.631 13.528 2 Phương pháp 2 191.378 19.474 Hàm lượng và độ tinh khiết fucoidan có trong tủa của phương pháp 2 (tủa 2 giai đoạn) cao hơn phương pháp 1 (tủa 1 giai đoạn) (bảng 2.1). Tác giả T.Marudhupandi và cộng sự (2014) cũng đã sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu về fucoiddan trong rong biển [4]. 3.2. Tinh sạch fucoidan bằng phương pháp sắc ký trao đổi ion Ảnh hưởng của loại đệm và nồng độ muối NaCl rửa giải được thể hiện trong hình 3.1. Hình 3.1. Ảnh hưởng của loại đệm (a) và nồng độ muối rửa giải (b) đến hàm lượng và độ tinh (a) (b) 8.24 518.30 141.58 10.0510.90 59.03 32.31 10.04 0 20 40 60 80 0 100 200 300 400 500 600 0.5 1 1.5 2 Đ ộ t in h k h iế t (% ) H àm l ư ợ n g fu co id an ( µ g lm l) 623.56 540.68 473.5659.58 45.84 41.12 0 20 40 60 80 0 200 400 600 800 Đệm tris- HCl Đệm phosphat Đệm acetate Đ ộ t in h k h iế t (% ) H àm l ư ợ n g f u co id an (µ g lm l) 237 Nghiên cứu tinh sạch và xác định một số hoạt tính sinh học của fucoidan từ rong sụn kappaphycus alvarezii Từ hình 3.1a cho thấy, đệm tris-HCl cho kết quả tốt hơn hai loại đệm còn lại. Với nồng độ rửa giải 1M cho kết quả độ tinh khiết cao nhất (59.03%) so với 2 loại đệm còn lại và có sự khác nhau có ý nghĩa (p<0.05). Hàm lượng thu nhận được ở nồng độ NaCl 1M là cao nhất (518.30 𝜇𝑔/ml) (hình 3.1b). 3.3. Hoạt tính kháng oxy hóa của fucoidan từ rong sụn Kết quả DPPH hoạt tính kháng oxy hóa của tủa fucoidan (chưa qua tinh sạch bằng DEAE) bảng 3.1. Bảng Error! No text of specified style in document..1. Kết quả thử hoạt tính của Fucoidan trong rong sụn theo phương pháp DPPH, ABTS Nồng độ (µg/ml) Phương pháp DPPH Phương pháp ABTS 39.38 15.91 ± 1.61 14.92± 3.81 78.77 27.61± 3.44 29.49± 6.99 157.54 42.15 ± 1.81 43.75± 5.38 315.08 57.02 ± 1.49 58.42 ± 4.32 630.13 69.97 ± 1.12 70.05 ± 1.71 IC50 IC50=303.51± 1.65 (µg/ml) IC50=299.97+ 1.75(µg/ml) Theo phương pháp DPPH: IC50 trung bình của fucoidan trong rong sụn (ICtb50=303.51± 1.65 µg/ml). IC50tb của Trolox (chất chống oxy hóa thương mại) là 50.79±1.43 (µg/ml). Theo phương pháp ABTS: IC50 tb = IC50=299.97+ 1.75 (µg/ml), chứng dương vitamin C: IC50 = 50.79±1.43 (µg/ml). Điều này chứng tỏ rằng khả năng kháng oxy hóa của phần kết tủa fucoidan kém hơn trolox và vitamin C. Wang và cộng sự (2009)[9] cho rằng tỷ lệ hoạt động bắt gốc tự do DPPH và sự ức chế của fucoidan thô, fucoidan thương mại từ Sigma là phụ thuộc vào hàm lượng. Bên cạnh khối lượng phân tử thì hàm lượng sulphate liên quan rất lớn đến hoạt tính chống oxi hóa của fucoidan. 3.4. Hoạt tính kháng khuẩn, kháng mốc của fucoidan từ rong sụn Xác định hoạt tính kháng khuẩn của fucoidan từ rong sụn Kết quả xác định vòng kháng khuẩn của dịch trích ly và sau tinh sạch fucoidan thể hiện qua bảng 3.2. Bảng 3.2. Kết quả đường kính vòng kháng khuẩn của dịch trích ly và dịch sau tinh sạch fucoidan Nồng độ mẫu pha loãng (µg/ml) Đường kính vòng kháng khuẩn (mm) Nồng độ mẫu pha loãng (µg/ml) Đường kính vòng kháng khuẩn (mm) Dịch trích ly fucoidan Dịch fucoidan tinh sạch B.cereus E.Coli B.cereus E.Coli 350 - - 280 - - 450 1.67 5.17 380 2.83 6.83 550 5.83 6.17 480 7.17 8.17 238 Lê Thị Mỹ Ngọc, Nguyễn Thị Minh Chi, Nguyễn Phạm Cẩm Tiên, Hoàng Thị Ngọc Nhơn 650 8.00 9.33 580 9.00 10.50 Từ bảng 3.2, dịch chiết fucoidan 550µg/ml, 450µg/ml có hiệu lực đối với E.Coli, đường kính vòng kháng khuẩn từ 5.17– 6.17 mm, đường kính vòng vô khuẩn lớn nhất là 9.33mm (650µg/ml). Đối với dịch fucoidan tinh sạch với các nồng độ 380µg/ml, 480µg/ml có hiệu lực đối với E.Coli, đường kính vòng kháng khuẩn từ 6.83– 8.17mm và nghiệm thức 580µg/ml cho kết quả cao nhất (10.50 mm). Điều đó cho thấy dịch tinh sạch fucoidan có khả năng kháng khuẩn tốt hơn cao chiết fucoidan. Đối với loài vi khuẩn Bacillus cereus ở nồng độ 650µg/ml, 550 µg/ml, 450 µg/ml của dịch chiết sau 24 giờ khảo sát và hiệu lực tương tự nhau với kết quả đường kính từ 1.67-8mm. Với các nồng độ 380 µg/ml, 480 µg/ml, 580 µg/ml sau 24 giờ khảo sát kết quả đường kính ghi nhận được trải dài từ 2.83- 9mm. Bacillus subtilis không bị ức chế mạnh bởi các loại cao chiết hay dịch fucoidan tinh sạch so với Escherichia coli. Điều này thấy các vi khuẩn Gram âm khá nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng từ các hiệu ứng kháng khuẩn hơn so với Gram dương. Như vậy, với cao chiết thì nồng độ 650 µg/ml ức chế tốt, còn với dịch tinh sạch thì nồng độ 580 µg/ml ức chế tốt Escherichia coli lẫn Bacillus cereus. Xác định thử hoạt tính kháng mốc Kết quả thử hoạt tính kháng mốc của dịch trích ly và sau tinh sạch fucoidan thể hiện trong bảng 3.3. Bảng 3.3 cho thấy dịch fucoidan tinh sạch được cô đặc có khả năng ức chế sự phát triển của các loại nấm mốc Aspergillus niger và Aspergillus flavus. Nồng độ ức chế tối thiểu và đường kính vòng kháng khuẩn của hai loại nấm mốc lần lượt là 680 μg/ml 11.17mm và 580 μg/ml 9mm. Dịch fucoidan tinh sạch có hoạt tính cao hơn dịch trích ban đầu (đường kính vòng kháng mốc) lớn hơn và dịch fucoidan tinh sạch có nồng độ thấp hơn dịch trích ban đầu đã ức chế được sự phát triển của nấm mốc. Bảng Error! No text of specified style in document..3. Kết quả đường kính kháng nấm mốc của dịch fucoidan tinh sạch Nồng độ mẫu pha loãng (µg/ml) Đường kính vòng kháng nấm (mm) Nồng độ mẫu pha loãng (µg/ml) Đường kính vòng kháng nấm (mm) Dịch trích ly fucoidan Dịch fucoidan tinh sạch A.niger A.flavus A.niger A.flavus 350 - - 380 - - 450 - - 480 - - 550 - 6 580 - 9 650 10 10 680 11.17 12.83 3.5. Hoạt tính kháng đông máu của fuoidan từ rong sụn Thực hiện quá trình kháng đông máu theo phương pháp USA pharmacopia (1985). Kết quả thử hoạt tính kháng đông máu của fucoidan trích ly từ trong sụn được trình bày theo bảng 3.4. 239 Nghiên cứu tinh sạch và xác định một số hoạt tính sinh học của fucoidan từ rong sụn kappaphycus alvarezii 240 Lê Thị Mỹ Ngọc, Nguyễn Thị Minh Chi, Nguyễn Phạm Cẩm Tiên, Hoàng Thị Ngọc Nhơn Bảng 3.4. Kết quả xác định kháng đông máu Mẫu Thời gian đông máu (phút) Dịch trích Dịch tinh sạch Heparin 28.21±0.13 28.21±0.13 Muối 7.31±0.31 7.31±0.31 600 μg/ml 10.27±0.46 22.52±1.17 500 μg/ml 7.37±0.81 17.91±0.78 400 μg/ml 5.97± 0.21 15.42± 0.61 Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy thời gian đông máu trung bình của dịch trích fucoidan là 10.27 phút ở 600 μg/ml, dịch sau tinh sạch là 22.52 phút ở 600 μg/ml, dung dịch muối NaCl (0.96%) 7 phút, heparin 28 phút. Thời gian đông máu giảm dần theo hàm lượng của fucoidan. Việc dịch trích fucoidan thể hiện được hoạt tính kháng đông do hàm lượng sulfate và khối lượng phân tử của fucoidan [2]. Hàm lượng sulfate càng cao, hoạt tính chống đông máu càng cao [10]. 4. KẾT LUẬN Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sắc ký trao đổi ion có hiệu quả trong việc tinh sạch fucoidan từ rong sụn đồng thời tổng hàm lượng fucoidan thu được sau tinh sạch khá cao. Ngoài ra dịch fucoidan sau khi tinh sạch còn có hoạt tính kháng khuẩn (B. cereus, E. coli) và kháng mốc (A. niger, A. flavus), đồng thời có khả năng chống oxy hóa. Như vậy có thể thấy, rong sụn là một nguồn nguyên liệu tiềm năng, giúp mở ra một hướng đi mới trong việc ứng dụng vào thực phẩm chức năng. TÀI LIỆU KHAM KHẢO [1] N. H. Dinh, "Rong mơ (Sargassum) ở vùng biển Hòn Chồng-Nha Trang," NXB KHKT, 1991. [2] B. Li, F. Lu, X. Wei, and R. Zhao, "Fucoidan: structure and bioactivity," Molecules, vol. 13, no. 8, pp. 1671-1695, 2008. [3] C. K. Veena, A. Josephine, S. P. Preetha, N. G. Rajesh, and P. Varalakshmi, "Mitochondrial dysfunction in an animal model of hyperoxaluria: a prophylactic approach with fucoidan," European journal of pharmacology, vol. 579, no. 1-3, pp. 330-336, 2008. [4] T. Marudhupandi, T. A. Kumar, S. L. Senthil, and K. N. Devi, "In vitro antioxidant properties of fucoidan fractions from Sargassum tenerrimum," Pakistan Journal of Biological Sciences, vol. 17, no. 3, p. 402, 2014. [5] K. Marxen, K. H. Vanselow, S. Lippemeier, R. Hintze, A. Ruser, and U.-P. Hansen, "Determination of DPPH radical oxidation caused by methanolic extracts of some microalgal species by linear regression analysis of spectrophotometric measurements," Sensors, vol. 7, no. 10, pp. 2080-2095, 2007. [6] R. Re, N. Pellegrini, A. Proteggente, A. Pannala, M. Yang, and C. Rice-Evans, "Antioxidant activity applying an improved ABTS radical cation decolorization assay," Free radical biology and medicine, vol. 26, no. 9-10, pp. 1231-1237, 1999. 241 Nghiên cứu tinh sạch và xác định một số hoạt tính sinh học của fucoidan từ rong sụn kappaphycus alvarezii [7] S. P. Kamble, R. B. Gaikar, R. B. Padalia, and K. D. Shinde, "Extraction and purification of C-phycocyanin from dry Spirulina powder and evaluating its antioxidant, anticoagulation and prevention of DNA damage activity," Journal of Applied Pharmaceutical Science, vol. 3, no. 8, p. 149, 2013. [8] Z. Dische and L. B. Shettles, "A specific color reaction of methylpentoses and a spectrophotometric micromethod for their determination," Journal of Biological Chemistry, vol. 175, no. 2, pp. 595-603, 1948. [9] W. Mak, N. Hamid, T. Liu, J. Lu, and W. White, "Fucoidan from New Zealand Undaria pinnatifida: Monthly variations and determination of antioxidant activities," Carbohydrate polymers, vol. 95, no. 1, pp. 606-614, 2013. [10] L. Chevolot et al., "Further data on the structure of brown seaweed fucans: relationships with anticoagulant activity," Carbohydrate Research, vol. 319, no. 1-4, pp. 154-165, 1999. ABSTRACT PURIFICATION, BIOACTIVITY OF FUCOIDAN FROM KAPPAPHYCUS ALVAREZII Le Thi My Ngoc1, Nguyen Thi Minh Chi1, Nguyen Phạm Cam Tien1, Hoang Thi Ngoc Nhon1 1 Food technology faculty, Ho Chi Minh city university of Food Industry. *Email:myngocdhtp198@gmail.com Received: 7/7/2018; Accepted for publication: .../ 2018 In this study, the effects of prepitation fucowidan method were investigated Kappaphycus alvarezii. Fucoidan fractions which ere obtained after ion-exchange chromatography purifications were tested the antioxidants activity by DPPH and ABTS, as well as, antibacterial and antifungal activity. As a result, fractions which were collected from ion-exchange chromatography had remarkable proportion of purification from 49.02% - 61.14%, extraction yield was 60.99% for all fractions. Moreover, fucoidan fractions also had an antibacterial (Bacillus cereus, Escherichiacoli) and antifungal (Aspergillus niger, Aspergillus flavus) activities with the minimum inhibitory concentrations (MICs) were 380 μg/ml, 680 μg/ml and 580 μg/ml, respectively. Antioxidant activies by ABTS method reached 299.97 ± 1.75 µg/ml (IC50 value), whereas DPPH free radical scavenging activity with IC50 value was 303.51 ± 1.65 µg/ml. Keywords: fucoidan, Kappaphycus alvarezii, purifications, biological activity. 242

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_tinh_sach_va_xac_dinh_mot_so_hoat_tinh_sinh_hoc_c.pdf