Nghiên cứu vấn đề chi phí không chính thức nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của khánh hòa

Nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng dựa trên dữ liệu của VCCI và điều tra khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để xác định các nguyên nhân cơ bản của vấn đề chi phí không chính thức mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư phải tri trả của tỉnh Khánh Hòa. Kết quả phân tích thực trạng cho thấy chỉ số "Chi phí không chính thức” xếp ở vị trí tương đối thấp, khoảng 30 - 40/63 tỉnh/thành. Để cải thiện chỉ số thành phần này, theo khảo sát 700 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, chính quyền tỉnh Khánh Hòa nên chú trọng vào các vấn đề: (i) Công khai hóa các thông tin, quy trình thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư; (ii) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; (iii) Đào tạo, luân chuyển cán bộ công chức và xây dựng cơ chế hợp lý để gia tăng thu nhập hợp pháp; (iv) Xây dựng chương trình đào tạo hàng năm cho doanh nghiệp; (v) Thực hiện nghiêm chương trình phòng chống tham nhũng

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 11/05/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu vấn đề chi phí không chính thức nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của khánh hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 76 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC NHẰM CẢI THIỆN CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) CỦA KHÁNH HÒA STUDING UNOFFICAL COSTS TO ENHANCE PROVINCIAL COMPETITIVENESS INDEX (PCI) OF KHANH HOA Lê Thị Hồng Yến1, Nguyễn Thị Hà Trang2 Ngày nhận bài: 11/4/2014; Ngày phản b iện thông qua: 16/6/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014 TÓM TẲT Nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng dựa trên dữ liệu của VCCI và điều tra khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để xác định các nguyên nhân cơ bản của vấn đề chi phí không chính thức mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư phải tri trả của tỉnh Khánh Hòa. Kết quả phân tích thực trạng cho thấy chỉ số "Chi phí không chính thức” xếp ở vị trí tương đối thấp, khoảng 30 - 40/63 tỉnh/thành. Để cải thiện chỉ số thành phần này, theo khảo sát 700 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, chính quyền tỉnh Khánh Hòa nên chú trọng vào các vấn đề: (i) Công khai hóa các thông tin, quy trình thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư; (ii) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; (iii) Đào tạo, luân chuyển cán bộ công chức và xây dựng cơ chế hợp lý để gia tăng thu nhập hợp pháp; (iv) Xây dựng chương trình đào tạo hàng năm cho doanh nghiệp; (v) Thực hiện nghiêm chương trình phòng chống tham nhũng. Từ khóa: PCI, chi phí không chính thức, Khánh Hòa ABSTRACT Based on data from VCCI and the enterprise’s survey in Khanh Hoa province, this study analyzes the current status of unoffi cal costs for enterprises and investers to indentify main causes. Results from VCCI show that the index of information access and transparancy for enterprises and investers is rather low, around the 30 - 40/63 of provinces/cities. To improve this index, the results from the survey of 700 enterprises say that Khanh Hoa should focus on problems: (i) Publicizing information and administrative procedure and processing for enterprises and investers; (ii) Speeding up administrative reform; (iii) Training, rotating staff and establishing mechanism for increasing legal earned income for staff; (iv) Buiding training program for enterprises; and (v) Implementing seriously program against corruption. Keywords: PCI, unoffi cial costs, Khanh Hoa 1 ThS. Lê Thị Hồng Yến, 2 Nguyễn Thị Hà Trang: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, chính quyền cấp tỉnh đã được giao quyền tự chủ trong các quyết định điều hành kinh tế địa phương thì việc các tỉnh cạnh tranh với nhau để thu hút đầu tư là một điều tất yếu. Cải thiên môi trường kinh doanh để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ở các tỉnh tụt hậu và duy trì tăng trưởng ở các tỉnh năng động để nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi tỉnh, và sâu xa hơn là để tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia đã thúc đẩy sự ra đời của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong năm 2005. Hiện tại, chỉ số PCI, được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố thường niên, đã là một thước đo uy tín để theo dõi và đánh giá tình hình điều hành kinh tế và cải cách hành chính của chính quyền địa phương. Trong bảng tổng hợp chỉ số PCI của cả nước qua các năm, chúng ta dễ nhận thấy sự thay đổi vị trí xếp hạng liên tục của các tỉnh trong cả nước. Như vậy, chính quyền của rất nhiều tỉnh đã và đang nỗ lực điều điều chỉnh chính sách hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của địa phương mình [1-2]. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 77 Trong các tỉnh miền Trung, Khánh Hòa là một trong các địa phương có nhiều nỗ lực cải thiện chỉ số PCI, tuy nhiên theo nhận định chung thì sự thay đổi trong những năm qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Một trong những yếu tố làm cho PCI của Khánh Hòa ít được cải thiện là chỉ số thành phần “Chi phí không chính thức” vẫn chưa được đánh giá cao trong mối tương quan chung của cả nước. Đây là chỉ số thành phần dù không chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhưng có ảnh hưởng đến nhiều chỉ số thành phần khác và đặc biệt ảnh hưởng đến sự bền vững của việc cải thiện môi trường đầu tư và tăng trưởng kinh tế địa phương trong dài hạn [4]. Để xây dựng các giải pháp quản lý có hiệu quả nhằm hạn chế được vấn đề chi phí không chính thức đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư của tỉnh Khánh Hòa, nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích thực trạng dựa trên dữ liệu của VCCI và điều tra khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để xác định các nguyên nhân cơ bản cho vấn đề chi phí không chính thức của tỉnh Khánh Hòa. II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý thuyết Nghiên cứu sử dụng cơ sở lý thuyết về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được thiết kế và điều tra hàng năm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ở tất cả các tỉnh/thành trong cả nước kể từ năm 2005. Cụ thể, chỉ số thành phần “Chi phí không chính thức” phân tích chi phí mà DN phải bỏ ra để chi trả các khoản phí không chính thức, tiền phạt và các khoản phí bất thường khác trong điều kiện hoạt động kinh doanh bình thường [1-3]. 2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu, báo cáo của VCCI giai đoạn 2005 - 2012 và dữ liệu sơ cấp được thu thập từ các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2013. Quy mô mẫu gồm 700 doanh nghiệp được xác định theo công thức của Yamane (1967): n = N/(1+N*e2) cho một tổng thể hữu hạn đã được xác định trước (với n: số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu, N: mẫu tổng thể của địa bàn nghiên cứu; e: mức độ chính xác mong muốn). Các doanh nghiệp được khảo sát ở các địa bàn sẽ được chọn theo tỷ lệ tương ứng với tỷ trọng số lượng, loại hình doanh nghiệp và ngành nghề sản xuất kinh doanh trên địa bàn đó. Phương pháp điều tra khuyết danh với Phiếu phỏng vấn phát cho doanh nghiệp và được thu lại một tuần sau đó [3]. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng các phương pháp (i) chuyên gia: thực hiện trong phỏng vấn sâu với chuyên gia VCCI, doanh nghiệp, nhà khoa học; (ii) điều tra xã hội học: sử dụng trong thực hiện điều tra doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế; (iii) tổng hợp, thống kê, so sánh, quy nạp [3]. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Chỉ số thành phần ”Chi phí không chính thức” chỉ chiếm trọng số ở mức trung bình (10%) trong 9 chỉ số thành phần cấu thành chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, PCI [1-3]. Nhưng đây lại là chỉ số quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến cảm nhận của doanh nghiệp và nhà đầu tư đối với môi trường kinh doanh. Chỉ số này liên quan rất chặt chẽ với thành phần Tính minh bạch và tiếp cận thông tin (chiếm trọng số tới 20%). Vì vậy, về mặt dài hạn, cải thiện chỉ số này sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với việc gia tăng năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững kinh tế của Tỉnh. Bảng 1. Điểm số và thứ hạng của chỉ số Năm Chỉ số PCI Chi phí không chính thức Điểm số Thứ hạng Điểm số Thứ hạng 2005 54,08 29 6,43 20 2006 55,33 17 6,51 26 2007 52,42 40 5,38 63 2008 52,12 36 6,66 31 2009 58,66 30 5,69 38 2010 56,75 40 6,49 24 2011 59,11 34 6,33 43 2012 58,82 24 6,73 26 2013 57,49 34 6,52 34 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo PCI thường niên của VCCI [4] Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 78 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Theo đánh giá của VCCI, năm 2006, chỉ số tổng hợp PCI của Khánh Hòa đạt vị thế tương đối cao so với mặt bằng chung cả nước ở vị thứ 17 với 55, 33 điểm đánh giá. Giai đoạn 2007 - 2011, chỉ số PCI của Khánh Hòa giao động từ thứ 30 - 40 trong 63 tỉnh thành của cả nước. Năm 2012, Khánh Hòa có sự tăng trưởng tốt về thứ hạng với vị trí 24/63 tỉnh/thành trong cả nước, cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây. Dù vậy, Khánh Hòa lại trở về vị trí thường thấy của mình ở thứ hạng từ 30 - 40, cụ thể là 34, trong năm 2013. Trong chỉ số tổng hợp PCI của Khánh Hòa, Chi phí không chính thức (CPKCT) là lĩnh vực yếu của tỉnh Khánh Hòa. Điểm số CPKCT của Khánh Hòa luôn luôn thấp hơn 7,00. Do vậy, kết quả xếp hạng của chỉ số này từ năm 2006 đến 2011 đều thấp hơn 20 (riêng năm 2005, Khánh Hòa xếp thứ 20). Năm 2011, tỉnh Khánh Hòa chỉ xếp hạng 43/63 tỉnh/thành. Năm 2012 đạt thứ 26 nhưng lại giảm điểm và rơi xuống vị trí thứ 34/63 tỉnh thành trong cả nước. Như vậy, phân tích về kết quả chỉ số CPKCT của Khánh Hòa trong giai đoạn 2006 - 2012 cho thấy, cứ qua mỗi năm xếp thứ hạng thấp, Khánh Hòa lại có sự nỗ lực thay đổi để gia tăng thứ hạng, nhưng rồi sau đó, lại phải đối diện với việc giảm điểm và kéo theo đó là vị trí xếp hạng tụt xuống ở năm kế tiếp. Điều này phản ánh thực tế, trong nhiều năm qua, chính quyền tỉnh Khánh Hòa dù rất cố gắng, nhưng sự nỗ lực vẫn chưa liên tục, và thực sự vẫn chưa tìm được hướng giải quyết triệt để nhằm cải thiện điểm số CPKCT. Kết quả này phản ảnh một thực tế là các nỗ lực cải thiện điểm và thứ hạng đối với chỉ số này của Khánh Hòa là chưa liên tục, thống nhất và bền vững. Khi xem xét cụ thể hơn chỉ số thành phần chi phí không chính thức, Khánh Hòa đã cải thiện tốt được tiêu chí “doanh nghiệp trả hoa hồng để đạt được các hợp đồng từ các cơ quan Nhà nước”. Cụ thể từ giai đoạn 2005 - 2009 tỷ lệ các doanh nghiệp đồng ý với nhận định này ở mức khá cao, qua đến năm 2010, Khánh Hòa đã tích cực giảm được so với năm 2009 với tỷ lệ 46,59% doanh nghiệp đồng ý với nhận định này. Đến năm 2011, Khánh Hòa đã tạo được bước ngoặc khi vừa giảm được tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý với nhận định này rất nhiều so với 2 năm trước, vừa thấp hơn so với mức trung vị cả nước. Năm 2012, con số này của Khánh Hòa là 35,62% thấp hơn mức trung vị cả nước là 40,38%. Với tiêu chí “cán bộ tỉnh sử dụng các quy định riêng để trục lợi”, trong hai năm 2006 và 2007, tiêu chí này của Khánh Hòa luôn bị đánh giá là cao hơn mức trung vị cả nước và biên độ ngày càng nới rộng. Nhưng giai đoạn 2008 - 2011, mặc dù tiêu chí này của Khánh Hòa vẫn bị đánh giá là cao hơn so với mức trung vị cả nước nhưng biên độ đã thu hẹp lại từ 2% - 4%. Hy vọng trong những năm tiếp theo, Khánh Hòa sẽ có các giải pháp mạnh hơn để có thể cải thiện được tiêu chí này. Kết quả đánh giá của VCCI năm 2012 cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp ở Khánh Hòa cho rằng DN trong ngành trả chi phí không chính thức là 52,73%, trong khi đó năm 2011 là 59,55%; điều này có nghĩa là cứ 10 doanh nghiệp được hỏi thì có khoảng 5 doanh nghiệp công nhận có tồn tại chi phí không chính thức theo khảo sát của VCCI. Kết quả khảo sát với 700 DN trong nghiên cứu này cho thấy có gần một nửa số doanh nghiệp cho rằng họ phải trả chi phí không chính thức hàng năm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả này là tương đối đồng nhất với kết quả điều tra của VCCI đối với chỉ số này của Khánh Hòa. Cuộc khảo sát này cũng cho thấy phần lớn các doanh nghiệp thường phải trả các chi phí không chính thức phổ biến nhất, gồm: - Các thủ tục về đất đai - Tiếp cận các khoản vốn vay của nhà nước - Chi phí không chính thức cho hoạt động thanh tra/kiểm tra - Giảm thiểu thời gian làm thủ tục hành chính - Đạt được các hợp đồng với cơ quan nhà nước và tăng tốc độ giải ngân - Lại quả cho cán bộ ngân hàng - Xin các giấy phép kinh doanh khác - Làm thủ tục đăng ký kinh doanh Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cho biết thêm các loại chi phí chính thức khác mà doanh nghiệp thường phải chi trong quá trình hoạt động như: (i) bồi dưỡng cho cán bộ chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động; (ii) bồi dưỡng cho kiểm toán; (iii) mua quà cáp để tạo mối quan hệ với cán bộ. Như vậy, các doanh nghiệp trong tỉnh đang phải chịu những loại chi phí không chính thức làm gánh nặng chi phí kinh doanh của họ tăng lên. Vậy hiệu quả của việc chi ra những loại chi phí này có đạt được các kỳ vọng như mong muốn của doanh nghiệp hay không. Kết quả khảo sát doanh nghiệp cho thấy có tới trên 63% số doanh nghiệp cho rằng họ đạt được mục đích khi chi ra các khoản chi phí không chính thức (24,6% luôn luôn; 38,5% trong phần lớn trường hợp). Chỉ có 11,3% số doanh nghiệp trả lời không hoặc ít khi đạt được mục đích như mong muốn. Còn lại là không có ý kiến. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 79 Tóm lại, các loại chi phí không chính thức đang có một vị trí nhất định trong hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Nhìn chung việc cải thiện chỉ số chi phí không chính thức còn khá hạn chế và chưa liên tục, bền vững. Hầu như các tiêu chí bị đánh giá là cao hơn mức trung vị của cả nước, mặc dù đã có cải thiện qua các năm, phản ánh tình trạng tồn tại các khoản chi trả phi chính thức còn rất phổ biến. Những tồn tại này đang có những tác động xấu đến môi trường hoạt động của các doanh nghiệp, làm hạn chế năng lực cạnh tranh của tỉnh. Những nguyên nhân sau đây giải thích tại sao chi phí không chính thức vẫn còn rất phổ biến tại Khánh Hòa. (1) Doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn khi tìm kiếm các thông tin về thủ tục đăng ký kiểm duyệt (ĐKKD) trên website của Sở Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) tỉnh Khánh Hòa và các Sở, ban ngành có liên quan. Hiện nay, trên website của Sở KH-ĐT tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa đăng tải và có đường link một cách đầy đủ đến các thông tin cần thiết để các DN có thể tự tìm kiếm cũng như hiểu rõ hơn về thủ tục ĐKKD, đặc biệt là trình tự làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Mặc dù Phòng ĐKKD của Sở KH-ĐT tỉnh Khánh Hòa có niêm yết các thông tin hướng dẫn về thủ tục ĐKKD nhưng không phải DN nào cũng đọc hiểu các thông tin trên. Chính vì vậy, doanh nghiệp thường tìm đến bên môi giới để có thể giải quyết hồ sơ một cách nhanh nhất. (2) Các DN hoạt động kinh doanh cần đến các giấy phép con nhưng thời gian chờ đợi quá dài. Trong thực tế, giấy phép có rất nhiều loại như: Giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký, thẻ, phê duyệt, bằng, cũng có thể là quyết định hành chính như văn bản xác nhận, quyết định, giấy xác nhận, văn bản chấp thuận. Thông thường các loại giấy phép con được quy định trong các nghị định và phần lớn là do các Bộ quản lý chuyên ngành đặt ra trên cơ sở các luật, pháp lệnh. Nội dung các quy định này không tránh khỏi thiên hướng tạo thuận lợi cho bộ, ngành, đẩy khó khăn cho DN. Giấy phép thể hiện điều kiện kinh doanh của ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có giấy phép. Vì vậy, về mặt pháp lý, những ngành nghề kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải được quản lý bằng giấy phép và điều kiện hoặc tiêu chí làm căn cứ để cấp hoặc không cấp giấy phép phải do luật, pháp lệnh hoặc nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định. Chính các loại giấy phép con này lại chiếm thời gian rất lớn của DN so với việc ĐKKD. (3) Việc tiếp cận và am hiểu các thủ tục hành chính là vấn đề khó khăn đối với hầu hết các DN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Thực sự, trong quá trình hoạt động kinh doanh, bất cứ DN nào cũng phải thường xuyên đối mặt với các thủ tục hành chính. Vấn đề hiện nay là có quá nhiều thủ tục hành chính còn khó hiểu, rườm rà mà không phải bất cứ DN nào cũng có thể hiểu một cách thấu đáo nhất. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, công sức và đạt được kết quả một cách nhanh nhất doanh nghiệp xem chi phí không chính thức như là một công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn đề này. (4) DN gặp phải nhũng nhiễu từ phía các cán bộ công chức (CBCC) khi đến các cơ quan nhà nước. DN vừa và nhỏ có những hạn chế rất lớn trong việc nắm bắt các thông tin cũng như tìm lời giải đáp cho những khó khăn và vướng mắc khi gặp phải. Nhiều vấn đề phức tạp, các doanh nghiệp không nắm bắt hết các quy định là cơ hội để một bộ phận cán bộ có thể gây sách nhiễu đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng cho đội ngũ CBCC, sự chênh lệch về tiền lương và chế độ ưu đãi nói chung giữa khu vực nhà nước với khu vực ngoài quốc doanh dẫn đến việc phát sinh động cơ tham nhũng đối với CBCC. Đồng thời, khi tiền lương và những lợi ích vật chất có được từ công việc hiện tại không đủ để thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của bản thân và gia đình, người có chức vụ, quyền hạn dễ có xu hướng tìm kiếm những lợi ích bất chính do chính chức vụ và quyền hạn của họ tạo ra. (5) Tính minh bạch, công khai còn yếu kém trong khâu mời thầu, đấu thầu và triển khai thực hiện gói thầu. Theo quy định, các gói thầu thường được công khai rộng rãi trên các báo và các website của các Sở, ban ngành. Tuy nhiên, các chủ đầu tư càng “úp mở” thông tin về gói thầu bao nhiêu thì các nhà thầu càng phải tốn nhiều khoản phí “không tên”, để rồi sau đó, sẽ được hạch toán vào giá gói thầu. Sự thiếu minh bạch thông tin là kết quả tiêu cực khi những quy định về Hồ sơ mời thầu, điều kiện tham gia của nhà thầuv.v chưa được quy định chặt chẽ, cụ thể và công khai ngay từ giai đoạn mời thầu. Như vậy, vấn nạn tham nhũng đã bắt đầu từ giai đạn mời thầu. Chuyển sang giai đoạn đấu thầu, chính các DN và các chủ đầu tư có mối quan hệ thường “cấu kết” với nhau để mang lại lợi ích cho cả hai bên. Trong giai đoạn triển khai thực hiện gói thầu (hậu đấu thầu), hiện nay việc giải ngân khi thực hiện gói thầu vẫn thiếu tính minh bạch dẫn tới việc sử dụng vốn đầu tư kém hiệu quả, gây lãng phí, nhất là các dự án có sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 80 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Đây là chỉ số thành phần có trọng số trung bình (10%), nhưng Khánh Hòa bị xếp hạng tương đối thấp (khoảng thứ 40/63 tỉnh thành) trong giai đoạn 2009 - 2013. Thực sự, các loại chi phí không chính thức đang có một vị trí nhất định trong hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Nhìn chung việc cải thiện chỉ số chi phí không chính thức còn khá hạn chế và chưa liên tục, bền vững. Để cải thiện môi trường kinh doanh và phát triển kinh tế bền vững trong dài hạn, Khánh Hòa cần chú trọng và dành nhiều nỗ lực cải thiện chỉ số này. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn các doanh nghiệp trong tỉnh cho rằng chi phí không chính thức phát sinh trong các công việc liên quan đến (i) thực hiện các thủ tục hành chính - đặc biệt đối với các “giấy phép con” khi mà các doanh nghiệp Khánh Hòa thường tham gia kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ; (ii) thanh/kiểm tra; (iii) vay vốn; (iv) đấu thầu các hợp đồng của nhà nước. Các doanh nghiệp cũng thường chủ động chi phí cho quà cáp vào các dịp lễ tết để kết thân với cán bộ công chức. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề chi phí không chính thức là: (i) thủ tục hành chính rườm rà, khó hiểu và việc công khai, hướng dẫn các thủ tục này chưa rõ ràng, đầy đủ; (ii) các doanh nghiệp ngại mất thời gian và thực sự, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có trình độ hạn chế nên ngại đến cơ quan công quyền, thích làm tắt; (iii) một bộ phận cán bộ công chức còn nhũng nhiễu; (iv) công tác mời thầu, đấu thầu vẫn còn nhiều kẽ hở, thiếu minh bạch. 2. Kiến nghị Kết quả nghiên cứu cho thấy tính cấp thiết và các vấn đề trọng điểm mà Khánh Hòa cần phải thực hiện để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, PCI, từ đó xây dựng được hình ảnh tích cực hơn trong “con mắt” của doanh nghiệp và nhà đầu tư. Để cải thiện chỉ số thành phần “Chi phí không chính thức”, trong những năm tiếp theo, chính quyền tỉnh Khánh Hòa nên chú trọng vào các vấn đề: (i) công khai hóa các thông tin, quy trình thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư; (ii) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; (iii) Đào tạo, luân chuyển, nâng cao chất lượng cán bộ công chức và xây dựng cơ chế hợp lý để gia tăng thu nhập hợp pháp; (iv) Xây dựng chương trình đào tạo hàng năm cho doanh nghiệp; (v) Thực hiện nghiêm chương trình phòng chống tham nhũng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Nhật Thanh, 2010. Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dương, Luận văn Tiến sỹ. 2. Nguyễn Trường Sơn, 2009. Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Quảng Ngãi, Đề tài cấp tỉnh, Sở KHCN Quảng Ngãi. 3. Võ Tấn Thái và ctv, 2014. Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Khánh Hòa giai đoạn 2012 - 2020, Đề tài cấp tỉnh, đã nghiệm thu tháng 04, 2014, Sở KHĐT Khánh Hòa. 4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam từ năm 2005 đến 2012.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_van_de_chi_phi_khong_chinh_thuc_nham_cai_thien_ch.pdf
Tài liệu liên quan