Nhận thức của sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh đối với giảng viên nước ngoài và giảng viên Việt Nam trong các lớp kỹ năng biện luận tại Đại học Hutech

Việc kết hợp giảng dạy của người bản ngữ trong chương trình học ngôn ngữ là một điều rất cần thiết trong

việc nâng cao chất lượng đào tạo lẫn hiệu quả học tập. Trong thực tế, việc sinh viên tiếp nhận việc kết

hợp này như thế nào, có suy nghĩ gì thực sự là điều người quản lý chương trình cần phải hiểu nhằm đánh

giá được tính hiệu quả của chương trình. Trong bài báo này, tác giả tìm hiểu về nhận thức của sinh viên

đối với giáo viên nước ngoài ( NEST) và giáo viên Việt nam ( NNEST) trong các lớp học kỹ năng biện

luận nhằm làm cơ sở cho việc điều chỉnh chương trình trong tương lai.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nhận thức của sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh đối với giảng viên nước ngoài và giảng viên Việt Nam trong các lớp kỹ năng biện luận tại Đại học Hutech, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
539 NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN NƢỚC NGOÀI VÀ GIẢNG VIÊN VIỆT NAM TRONG CÁC LỚP KỸ NĂNG BIỆN LUẬN TẠI ĐẠI HỌC HUTECH ThS. Phạm Quỳnh Trang Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh TÓM TẮT Việc kết hợp giảng dạy của người bản ngữ trong chương trình học ngôn ngữ là một điều rất cần thiết trong việc nâng cao chất lượng đào tạo lẫn hiệu quả học tập. Trong thực tế, việc sinh viên tiếp nhận việc kết hợp này như thế nào, có suy nghĩ gì thực sự là điều người quản lý chương trình cần phải hiểu nhằm đánh giá được tính hiệu quả của chương trình. Trong bài báo này, tác giả tìm hiểu về nhận thức của sinh viên đối với giáo viên nước ngoài ( NEST) và giáo viên Việt nam ( NNEST) trong các lớp học kỹ năng biện luận nhằm làm cơ sở cho việc điều chỉnh chương trình trong tương lai. Từ khóa: Giảng dạy nhóm ( Team teaching),Kỹ năng Biện Luận ( debate skill), NEST, NNEST. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiếp xúc với ngữ liệu thực (Authentic input) rất quan trọng trong việc học ngoại ngữ. Nói cách khác, việc người học được giao tiếp với người bản ngữ sẽ rút ngắn được khoảng cách giữa sách vở và đời thực khiến người học sẽ càng tự tin trong giao tiếp. Nhận thức được điều này, Khoa Tiếng Anh đã phân bổ thêm giờ cho giáo viên nước ngoài (NEST) vào chương trình đào tạo và đạt đến khoảng 10% thời lượng chương trình. Đặc biệt với kỹ năng nghe nói, Khoa Tiếng Anh đã mạnh dạn áp dụng hình thức giảng dạy nhóm (Team teaching) cho bốn cấp độ nghe nói của chương trình. Cụ thể là đối với nghe-nói 1 và 2, giáo viên nước ngoài (Giảng dạy phần nói, giáo viên Việt Nam phụ trách phần kỹ năng nghe và đối với môn kỹ năng thảo luận (Discussion skill) và kỹ năng tranh luận (Debate skill) cả giáo viên nước ngoài (NEST) và giáo viên Việt Nam (NNEST) cùng dạy một kỹ năng. Chương trình này đã được áp dụng qua 3 năm. Tác giả nhận thấy đối với cấp độ nghe nói 1 và 2 do khoa Tiếng Anh sử dụng giáo trình cho phần nghe và nói cũng khác nhau và yêu cầu đánh giá cho hai phần này cũng khác nhau nên sinh viên có cảm giác hai phần này độc lập. Tuy nhiên, ở hai học phần Kỹ năng Thảo luận (Discussion Skill) và Kỹ năng Tranh luận (Debate Skill) do cả NEST và NNEST cũng sử dụng một giáo trình, cùng một cách đánh giá hoàn thành môn nên sinh viên có biểu hiện ―Ngầm so sánh‖ giữa NEST và NNEST. Tác giả muốn tìm hiểu về nhận thức của sinh viên về NEST và NNEST về hai khía cạnh liên quan đến NEST và NNEST gồm phong thái giảng dạy (Teaching behavior) và tương tác (Classroom performance) trong lớp học nhằm làm cơ sở chỉnh sửa cho chương trình tốt hơn. 2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CĂN BẢN VỀ NEST VÀ NNEST 2.1. NEST và NNEST Người bản ngữ và phi bản ngữ được định nghĩa rất khác nhau và chưa có một sự thống nhất nào về khái niệm này. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự phát triển của công nghệ khiến cho tốc độ toàn cầu hóa ngày càng cao dẫn đến quan niệm về người Tiếng Anh bản ngữ là người sinh ra ở các quốc gia như Mỹ, Canada và Anh và người phi bản ngữ là người ở các quốc gia còn lại bị nghi ngờ (Ellis, 2002; 540 Mahboob, 2004, Medyes, 1994). Một trường phái khác lại cho rằng có thể phân biệt người bản ngữ và phi bản ngữ bằng những yếu tố như người đó đắc thụ ngôn ngữ từ thủa ấu thơ, tức là sử dụng ngôn ngữ đó như tiếng mẹ đẻ. Ngược lại, người phi bản ngữ là người đang học ngôn ngữ như ngôn ngữ thứ hai và sẽ không bao giờ đạt đến trình độ như người bản ngữ do quá trình thụ đắc ngôn ngữ của người bản ngữ hoàn toàn khác với người học ngôn ngữ (Medgyes, 1999; Davies, 2004; Braine, 1999). Trong bối cảnh giảng dạy Tiếng Anh, giáo viên bản ngữ Tiếng Anh (NEST) được hiểu là người đến từ các quốc gia như Mỹ ,Úc, Anh, Canada, Newzealand, Ireland Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất của họ. NNEST là giáo viên bản địa giảng dạy Tiếng Anh. Đối với khoa Tiếng Anh – Hutech, đội ngũ NEST gồm 3 thầy cô có quốc tịch Canada, Anh, và Ireland. Tất cả đều có trình độ cử nhân trở lên, một cô giáo đã làm việc tại khoa được 2 năm liên tục, 2 giáo viên còn lại làm việc được 1 năm. 2.2. Nhận thức về NEST và NNEST của ngƣời học trong các nghiên cứu trƣớc đây Nhiều học giả đã tiến hành nghiên cứu về nhận thức của người học về NEST và NNEST. Một trong những nghiên cứu nổi bật được thực hiện bởi Samimy & Brutt Griffler (1999) trên 177 sinh viên không chuyên ngành Tiếng Anh ở nhiều nước khác nhau như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Surinam, Togo... Kết quả khảo sát cho thấy người học đánh giá NEST là thoải mái, ngôn ngữ trôi chảy và chính xác, áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, sử dụng Tiếng Anh thường ngày và hướng giảng dạy vào mục tiêu giao tiếp. Ngược lại, NNESTs tập trung vào sách giáo khoa nhiều hơn, hiểu biết trình độ sinh viên nhiều hơn và đặc biệt là hướng việc dạy vào mục tiêu kiểm tra. Khi bàn về điểm yếu của 2 nhóm, NEST bị đánh giá quản lý lớp không tốt, không bám sát thời gian phân bổ chương trình và NNESTs thường bị xem là phát âm chưa chuẩn, phương pháp giảng dạy cứng nhắc, thiếu hiểu biết về văn hóa các nước nói Tiếng Anh. Trong bối cảnh giảng dạy Tiếng Anh ở các nước Đông Nam Á, có nghiên cứu cho thấy NEST được hoan nghênh hơn NNEST vì họ tin tưởng vào khả năng ngôn ngữ của NEST mặc dù người học gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp với NEST (Tsoe, 2013). Những nghiên cứu khác lại chỉ ra khuynh hướng chọn giáo viên theo môn học hay kỹ năng cụ thể để học với NEST và NNEST. Học viên thích học về phát âm, nghe nói, văn hóa đối với NEST và kỹ năng đọc, viết, ngữ pháp đối với NNEST (Alseweed, 2012; Torres (2004); Xiaoru (2008); Demir‘s (2011)). 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Để tìm hiểu về nhận thức của sinh viên về NEST và NNEST, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng mô tả (Descriptive quantitative research). Bảng câu hỏi likert scale questionnaire được áp dụng cho 130 sinh viên viên năm 2 đang học môn kỹ năng tranh luận. Bên cạnh việc khảo sát, tác giả còn phỏng vấn mỗi lớp 5 sinh viên (Tổng cộng là 15 sinh viên ) để làm rõ hơn những chi tiết của bảng khảo sát. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH 4.1. Nhận thức của sinh viên đối với phong cách giảng dạy của NEST và NNEST Phong cách giảng dạy bao gồm các yếu tố như sự đa dạng của các phương pháp giảng dạy, sự chu đáo trong việc chuẩn bị bài giảng, sự nhiệt tình của giáo viên trong việc giải đáp thắc mắc của sinh viên, mục tiêu giảng dạy vv. Thông qua 2 bảng thống kê trên NNEST và NEST đều nhận được phản hồi tốt về mặt nhiệt tình trong giảng dạy, chuẩn bị bài giảng chu đáo và luôn giải đáp thắc mắc cho sinh viên khi học. Tuy nhiên, về sự đa dạng về phương pháp giảng dạy thì NNEST được đánh giá tốt hơn NEST. Điều này có thể được lý giải thông qua trình độ về chuyên môn của hai nhóm. NNEST thường được đào tạo bài bản về giảng dạy với 541 gần như 100% đều có bằng thạc sỹ về phương pháp giảng dạy hoặc được huấn luyện khá kỹ về phương pháp giảng dạy. Hơn nữa với ý thức nghề nghiệp, NNEST thường xuyên cập nhật về chuyên ngành giảng dạy thông qua các hội thảo, talkshow online lẫn offline. Ngược lại, NEST thường chọn công việc giảng dạy như một công việc tạm thời, và chỉ qua một khóa ngắn hạn về phương pháp giảng dạy. NNEST NEST 1. GV sử dụng nhiều phương pháp dạy và các hoạt động khác nhau 89.3% 84.4% 2. GV sử dụng nhiều tài liệu khác nhau 86.2% 85.6% 3. GV chuẩn bị bài kỹ. 93.1% 85.1% 4. GV nhiệt tình trong giảng dạy 87.7% 85.4% 5. GV luôn phản hồi ngay sau khi SV hỏi bài 85.4% 80.1% 6. GV tập trung vào bài kiểm tra 80.1% 70.1% 7. GV nhiệt tình sửa lỗi cho SV ( lỗi ngữ pháp, phát âm) 90.7% 70.3% 8. GV tập trung vào các kỳ thi 80.1% 66.4% Về yếu tố sử dụng tài liệu đa dạng cả NEST và NNEST đều nhận được đánh giá gần bằng nhau. Do đặc thù môn biện luận cần giáo viên hướng dẫn sinh viên rèn luyện đưa ra chứng cứ cho lập luận nên việc sử dụng đa dạng tài liệu là điều dễ hiểu. Điều này cũng tương ứng với việc sinh viên đánh giá 2 nhóm giảng viên chuẩn bị bài chu đáo tốt (Trên 85%). Tuy vậy, NNEST vẫn được nhận xét là chuẩn bị bài kỹ lưỡng hơn NEST. Đối với những sinh viên được phỏng vấn thêm về vấn đề này, họ cho biết NNEST thường chuẩn bị bài trên slide chiếu, phát handout cho sinh viên thêm trong khi đó NEST dùng bảng đen là chính nên sinh viên có cảm giác NNEST chuẩn bị bài kỹ hơn. Đối với việc phản hồi ngay sau khi sinh viên hỏi, NNEST nhận được đánh giá cao hơn NEST. Đối với môn kỹ năng biện luận, những thắc mắc của sinh viên không chỉ ở ngôn ngữ mà còn cả tư duy logic. Việc sinh viên diễn đạt một luận điểm súc tích, gãy gọn bằng tiếng Việt còn khó khăn, huống hồ chi bằng tiếng Anh. NEST gặp khó khăn trong việc hiểu suy nghĩ của sinh viên hơn so với NNEST. Chính vì thế mà khi trả lời sinh viên, NEST mất thời gian hơn NNEST. Về vấn đề giảng dạy nhằm mục đích thi hết môn, phần lớn sinh viên nhận định NNEST tập trung giảng dạy để chuẩn bị cho thi giữa kỳ và cuối kỳ nhiều hơn NEST. NNEST thường xuyên kiểm tra đánh giá trong lớp, và sinh viên lại cảm thấy thích phương thức này tâm lý trọng điểm số vẫn còn rất cao trong sinh viên. Sinh viên cảm thấy ―an tâm‖ vì họ có nhiều cơ hội cải thiện điểm hơn. Trong những cuộc phỏng vấn nhỏ với sinh viên, sinh viên cho biết vì NNEST cho điểm khó hơn NEST nên sinh viên chịu khó đi học trong những buổi do NNEST giảng dạy hơn so với NEST. 4.2. Nhận thức của sinh viên đối với việc tƣơng tác của giáo viên trong lớp học NNEST NEST 1. GV thân thiện 91.5% 90.8% 2. GV thực sự quan tâm đến việc học của sinh viên 86.9% 83.1% 3. GV hiểu những khó khăn của sinh viên trong quá trình học 80% 73.1% 4. GV nghiêm khắc trong điểm danh và cho điểm. 56.9% 50.2% 5. GV thông cảm với lỗi của sinh viên 82,1 % 80% 6. GV là mẫu hình học Tiếng Anh 79.2% 82.3% 7. GV quản lý lớp tốt 89% 75,4% 542 Nhìn chung, sinh viên đều đánh giá giáo viên rất thân thiện và quan tâm đến việc học của sinh viên. Họ đề mong muốn sinh viên tiến bộ trong việc học tập của mình. Sinh viên cảm nhận NNEST quan tâm đến việc học tập của họ hơn chắc có lẽ vì cùng chung một ngôn ngữ mẹ đẻ và văn hóa. Nhiều NNEST luôn chủ trương vừa ―dạy‖ vừa ―dỗ ―, thậm chí phần dỗ còn nhiều hơn phần dạy. Chính vì thế mà đối với câu hỏi về hiểu về những khó khăn của sinh viên trong quá trình học, NNEST được đánh giá cao hơn so với NEST. Đối với câu hỏi ― GV cảm thông với lỗi của sinh viên‖, những sinh viên được phỏng vấn cho biết rằng NNEST hiểu được các sự thiếu hụt về cấu trúc, sai sót trong phát âm của sinh viên nên thường kiên nhẫn hơn trong việc sửa lỗi và cũng thường khuyến khích động viên sinh viên cải thiện. Về vấn đề quản lý lớp thể hiện qua câu hỏi số 4 và 7. Điểm danh, bao quát lớp trong các hoạt động, thường xuyên kiểm tra được tiến độ công việc của cá nhân và nhóm là những hoạt động điển hình của việc quản lý lớp. Về vấn đề này, sinh viên đánh giá NNEST cao hơn NEST. Nói cách khác sinh viên thường cho rằng NNEST ―khó chịu‖ hơn nên ít bỏ giờ của NNEST. Trong khi đó NEST thường ―dễ tính‖ hơn nên chỉ có những sinh viên khá tốt về ngôn ngữ đi học chăm chỉ và những sinh viên chưa đủ tự tin thường hay bỏ giờ vì họ cho rằng NEST sẽ không để ý và không nhớ tên để điểm danh. 5. KẾT LUẬN CHUNG Thông qua việc phân tích dữ liệu có thể thấy rằng đa số sinh viên đều đánh giá tốt đối với phong cách giảng dạy của cả NNEST và NEST. Tuy nhiên trong nhiều khía cạnh của phong cách như sự đa dạng về phương pháp, tài liệu học tập, nhiệt tình trong giảng dạy, NNEST vẫn nhận được sự đánh giá cao hơn NEST. Điều này phản ánh tính chuyên nghiệp trong giảng dạy của NNEST so với NEST. Việc NNEST được đào tạo bài bản hơn NEST là cách giải thích khách quan cho hiện tượng này. Đối với việc tương tác trong lớp học của cả 2 nhóm giáo viên, đa số sinh viên đều đồng ý cả hai nhóm giáo viên đều rất thân thiện, quan tâm đến sinh viên. Tuy vậy, về mức độ gần giũi, hiểu và thông cảm đối với khó khăn của sinh viên, NNEST vẫn được đánh giá cao hơn. Việc sinh viên chọn giờ học của NNEST hay NEST phụ thuộc vào nhiều yếu tố như động cơ học tập, tính cách v.v. Tuy vậy, đối với giờ giảng của NNEST sinh viên đến lớp nhiều hơn so với NEST có thể do NNEST chặt chẽ hơn trong việc quản lý lớp, và mối quan hệ giữ giáo viên và sinh viên gần giũi hơn . Đối với người quản lý, NEST và NNEST đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng nên việc kết hợp hai nhóm trong giảng dạy cần chú ý thêm về các điểm sau: – Đảm bảo cả hai nhóm đều hiểu rõ được mục tiêu đào tạo của môn học, các yêu cầu vè nội dung giảng dạy, cách thức đánh giá môn học nhằm giảm bớt sự chênh lệch trong đánh giá giữa hai nhóm. – Tăng cường sự liên lạc thông tin giữa hai nhóm nhằm hỗ trợ nhau trong việc quản lý lớp tốt hơn. – Tăng cường việc dự giờ lẫn nhau để học hỏi kinh nghiệm giảng dạy. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Alseweed.M.A(2012). University students‘ perception of the influence of native and non native teachers. English language teaching ,5(12),42-53. [2] Braine,G (1999) Non native educators in English language teaching.Mahwah, NJ: Erlbaum. [3] Davies, A(2004). The native speaker in applied linguistics. In A.Davies&C Elder( eds), the handbook of applied linguistics (pp.431-450). Oxford, UK: Blackwell [4] Demir,B (2011). Undergraduate FL learners‘ perception of native and non native language instructors. The international Journal of Research in Teacher Education, 1(1),1-29 543 [5] Mahboob,A( 2004). Native or Non native: what do students enrolled in an intensive English program think? In L. Kammhi-Stein (Ed), Learning and teaching form experience: perspective on nonnative English speaking professionals (pp.121-147). Ann Arbor, MI: University of Michigan Press. [6] Medgye,P (1992) Native or Non-native: Who‘s worth more? ELT Journal,46 (4). 340-349. [7] Samimy,K.K& Brutt-Griffler, J.(1999). To be a native speaker: Perceptions of ―non –native‖ students in a graduate TESOL program. In G Braine (Ed), Non native educators in English language teaching (pp.127-144). Mahwah: Laurence Erlbaum. [8] Torres,J (2004) Speaking up! Adult ESL students’ perceptions of Native and Non Native English Speaking Teachers. Unpublished MA Thesis, university of North Texas. [9] Xiaoru,C (2008).A survey : Chinese College Students‘ perceptions of Non Native English Teachers. CELEA Journal, 31(3),75-82.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhan_thuc_cua_sinh_vien_chuyen_nganh_tieng_anh_doi_voi_giang.pdf
Tài liệu liên quan