Phân tích và liệt kê một số nội dung có thể tích hợp trong chương trình Khoa học Lớp 4, 5

1. Các khái niệm:

1.1. Giáo dục giới tính:

Là quá trình trang bị những hiểu biết cần thiết đúng đắn, lành mạnh về tính dục, các vấn

đề liên quan đến giới tính, giới để hình thành, phát triển và hoàn thiện những phẩm chất

riêng của bản thân; biết hành động chăm sóc và bảo vệ chính mình an toàn trong các

mối quan hệ, phòng tránh lạm dụng tình dục; hình thành kỹ năng giao tiếp ứng xử lịch

sự, văn minh trong quan hệ với người khác.

1.2. Tích hợp:

- Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc

các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống

nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.

- Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu,

giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một

kế hoạch dạy học”.

- Dạy học tích hợp là định hướng về nội dung và phương pháp dạy học, trong đó giáo

viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc

nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình

thành những kiến thức, kĩ năng mới, phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là

năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.

pdf14 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phân tích và liệt kê một số nội dung có thể tích hợp trong chương trình Khoa học Lớp 4, 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH VÀ LIỆT KÊ MỘT SỐ NỘI DUNG CÓ THỂ TÍCH HỢP TRONG CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC LỚP 4, 5 1. Các khái niệm: 1.1. Giáo dục giới tính: Là quá trình trang bị những hiểu biết cần thiết đúng đắn, lành mạnh về tính dục, các vấn đề liên quan đến giới tính, giới để hình thành, phát triển và hoàn thiện những phẩm chất riêng của bản thân; biết hành động chăm sóc và bảo vệ chính mình an toàn trong các mối quan hệ, phòng tránh lạm dụng tình dục; hình thành kỹ năng giao tiếp ứng xử lịch sự, văn minh trong quan hệ với người khác. 1.2. Tích hợp: - Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. - Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. - Dạy học tích hợp là định hướng về nội dung và phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. 2. Phân tích các nội dung tích hợp trong môn Khoa học lớp 4: 2.1. Chủ đề: “Con người và sức khỏe” 2.1.1. Các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng đối với cơ thể Chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong sự phát triển và cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. Có 4 nhóm chất dinh dưỡng chính (dựa theo chất dinh dưỡng chứa trong thức ăn): - Chất bột đường (gạo, bột mì, ngũ cốc): cung cấp năng lượng và duy trì nhiệt độ cơ thể. - Chất đạm (thịt, cá, tôm, trứng, sữa, ): xây dựng cấu trúc của cơ thể; duy trì, tái tạo tế bào,... - Chất béo (dầu, mỡ, bơ): hòa tan các vitamin tan trong dầu mỡ (Vitamin A, D, E, K) giúp cơ thể hấp thu và sử dụng tốt các vitamin này - Vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả,...): cung cấp các chất cần thiết để cơ thể phát triển. Ngoài ra còn có chất xơ và nước chứa trong nhiều loại thức ăn. - Mỗi loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khác nhau, không có một loại thức ăn nào có thể cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. - Tất cả các chất mà cơ thể cần phải lấy từ nhiều nguồn thức ăn khác nhau. Để có sức khỏe tốt, chúng ta phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn. 2.1.2. Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng - Bệnh suy dinh dưỡng (thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng): cơ thể nhẹ cân, thấp còi, gầy còm so với những người cùng lứa tuổi. - Bệnh còi xương (thiếu hụt vitamin D cùng canxi và kali): xương yếu, mềm, chân vòng kiềng và những dị tật về xương. - Bệnh béo phì (thừa chất): tăng cân quá mức so với các bạn cùng lứa tuổi - Rối loạn cương dương: thường ở nam giới bị bệnh béo phì - Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: chất béo dư thừa trong cơ thể làm rối loạn nội tiết tố và khiến kinh nguyệt xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn so với dự kiến. 2.1.3. An toàn trong cuộc sống: Phòng tránh đuối nước Quy tắc chống xâm hại tại bể bơi tại bể bơi: - Không ăn mặc quá hở hang, không gần gũi quá mức với người lạ, kể cả những người thân họ hàng. - Không ở trong phòng kín thay đồ với người lạ. - Không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do. - Không đi sử dụng ăn uống của người lạ đưa. - Không để cho người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào người mình. - Không cho ai có quyền tùy tiện động chạm, sờ mó vào chỗ kín của cơ thể hoặc bất kỳ hành động thô lỗ nào với các em. - Tin vào linh tính của bản thân khi thấy điều gì không bình thường cần cảnh giác và chủ động nghĩ cách phòng tránh để thoát ra khỏi tình huống đó. 2.2. Chủ đề: Nấm và vi khuẩn” 2.2.1. Nấm gây hại Một số bệnh do nấm gây ra ở bộ phận sinh dục: - Bệnh nấm Candida (ở nam và nữ): gây ngứa, nóng rát, phát ban đỏ, - Bệnh nấm bẹn: nổi lên những đám da có hình tròn, màu hồng nhạt hoặc đỏ ửng gây ngứa ngáy, khó chịu. Một số biện pháp phòng tránh bệnh do nấm gây ra ở bộ phận sinh dục: - Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là bộ phận sinh dục - Không tắm ở nơi có nguồn nước ô nhiễm - Không mặc quần áo quá chật, ẩm ướt, quần ôm sát cơ quan sinh dục 3. Phân tích các nội dung tích hợp trong môn Khoa học lớp 5: 3.1. Chủ đề: “Con người và sức khỏe” 3.1.1. Sự sinh sản và phát triển ở người Về đặc điểm sinh học: - Ở nam, xuất hiện râu, cơ quan sinh dục bên ngoài gồm dương vật và tinh hoàn. Dương vật đóng vai trò bài tiết nước tiểu và quan hệ tình dục. Tinh hoàn đóng vai trò sản xuất tinh trùng và tiết ra hormone sinh dục testosterone. - Ở nữ, cơ quan sinh dục bên ngoài gồm âm hộ (môi lớn ở ngoài và môi nhỏ ở trong) và màn trinh. Cơ quan sinh dục tạo ra trứng. Ngực phát triển. Có thể mang thai và cho con bú. Về đặc điểm xã hội: Nam có xu hướng mạnh mẽ và hoạt bát, nữ trở nên dịu dàng. Bình đẳng giới: tôn trọng bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt giới tính khi chơi chung , được hưởng thụ quyền về học tập, vui chơi, hay thành quả cùng đạt được. Một số thuật ngữ liên quan đến quá trình hình thành cơ thể người: - Thụ tinh là sự kết hợp giữa giao tử đực (tinh trùng) với giao tử cái (trứng) tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi, phôi phát sinh ra cơ thể mới. - Quy trình thụ tinh: Tinh trùng -> trứng -> hợp tử -> phôi (cơ thể mới) Một số giai đoạn phát triển chính của con người: - Tuổi ấu thơ: + Từ 2-6 tuổi, khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ phát triển, trẻ biết đi, chạy nhảy, bắt đầu tự lập trong quần áo, việc nhà. + 6-10 tuổi, trẻ nghịch ngợm, thích khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh, đây là thời kỳ thay răng. - Tuổi dậy thì: + Thay đổi về mặt sinh lí. • Nữ vú nhô lên, hông nở nang. Xuất hiện kinh nguyệt. • Ở nam, bắp tay to ra, vai hở, bụng hông thon lại, chiều cao tăng nhanh. Hiện tượng cương cứng dương vật, mộng tinh, vỡ giọng. Lông xuất hiện nhiều hưn bạn nữ. + Thay đổi về mặt tâm lí: Có ý thức hơn về giới tính, và cho rằng mình không còn nhỏ. - Tuổi trưởng thành: cảm thấy bản thân đã sẵn sàng lập gia đình và chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình và người thân. Giai đoạn này thường rơi vào 20-45 tuổi. 3.1.2. Chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì Về thể chất: Vệ sinh kinh nguyệt (ở bạn nữ) và bộ phận sinh dục ngoài (ở bạn nam): - Đối với bạn nữ: khi đến kì kinh nguyệt, trong một ngày cần thay băng ít nhất 4 lần, vệ sinh sạch sẽ vùng kín khi thay, lựa chọn đồ thoải mái, vận động nhẹ hoặc uống thuốc giảm đau nếu quá đau khi hành kinh, ăn uống hợp lí nhiều rau và thịt đỏ, hạn chế chất kích thích, đồ lạnh - Đối với bạn nam: vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày mỗi khi tắm rửa, đại tiểu tiện và sau khi xuất tinh, mộng tinh Vệ sinh và chăm sóc cơ thể: - Thay đồ lót hằng ngày, đồng thời giặt sạch và phơi đồ lót ở nơi có ánh nắng để tiêu diệt mầm bệnh. - Thường xuyên rửa tay, rửa mặt, tắm rửa sạch sẽ, có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều tiết tuyến mồ hôi (nếu cần). - Thay đổi chế độ ăn, tăng lượng trái cây và rau, bổ sung canxi cho cơ thể, - Thực hiện chế độ học tập hoạt động và nghỉ ngơi hợp lí, ngủ đủ giờ, luyện tập thể thao và giữ tinh thần thoải mái. Về tinh thần: Các biện pháp để hạn chế việc thủ dâm: - Tăng cường các hoạt động tham gia các hoạt động thể chất, chơi môn thể thao mới hoặc học một kỹ năng mới, chẳng hạn như chơi nhạc cụ hoặc hội họa. - Thường xuyên bổ sung trái cây tươi, rau quả có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết. - Mặc quần áo thoải mái, đi ngủ đủ giấc, Sử dụng internet an toàn: - Hướng dẫn trẻ sử dụng internet một cách an toàn tránh tiếp xúc với những trang web không chính thống, không phù hợp với lứa tuổi, không nên đăng những thông tin cá nhân lên mạng (họ tên, địa chỉ gia đình, số điện thoại, mật khẩu,) - Cân bằng thời gian sử dụng thiết bị điện tử và các hoạt động học tập, vui chơi khác của trẻ. Những lợi ích khi giữ vệ sinh cơ thể: - Làm tăng tính thẩm mĩ, sự tự tin -> tạo sự thiện cảm, ấn tượng tốt đối với mọi người dễ dàng mở rộng mối quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh - Hình thành các thói quen tốt: đánh răng, rửa mặt, rửa tay, - Tạo tinh thần thoải mái, vui vẻ, giữ được sức khỏe tốt, sức đề kháng tốt. - Phòng tránh các bệnh liên quan đến răng miệng, bộ phận sinh dục, và các bệnh viêm nhiễm liên quan đến toàn cơ thể và các bệnh tật khác như dịch bệnh Covid-19 hiện nay,. Những tác hại khi không giữ vệ sinh cơ thể: - Gây mất tự tin khi giao tiếp với người khác -> tâm trạng bất thường, hay bực dọc, thậm chí có thể bị khủng hoảng về tâm lí. - Bị người khác trêu chọc, cười đùa, và hạn chế tiếp xúc với chính mình. - Sức đề kháng kém, dễ bị các bệnh liên quan đến răng miệng, bộ phận sinh dục,.. và các bệnh khác liên quan đến toàn cơ thể, Khi đến độ tuổi dậy thì, cả nam và nữ đều có một số biểu hiện thay đổi nhất định về cơ thể và tinh thần. Điều này có thể khiến cho một số bạn bị “sốc” và khó tiết chế được tâm trạng, cảm xúc của bản thân mình, Thế nên, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân là giữ vệ sinh cơ thể. 3.1.3. An toàn trong cuộc sống: Phòng tránh bị xâm hại Bảo vệ sự toàn vẹn của cá nhân và phản đối mọi sự xâm hại: - Sự an toàn của học sinh là ưu tiên tối thượng. - Khi học sinh an toàn, vui vẻ và được giúp đỡ, các em có thể học tập, trưởng thành, phát triển sự tự tin và sức mạnh nội tại cần thiết để thành công ở bất kỳ đâu. - Một môi trường an toàn sẽ mang đến không chỉ thành tích học tập tốt mà còn giúp hình thành một công dân có bản lĩnh vững vàng về xã hội, đạo đức, văn hóa, tinh thần. Vì thế, học sinh cần được tìm hiểu về quyền được an toàn, bảo vệ sự toàn vẹn của cá nhân, cảm giác được sự an toàn và phản đối mọi sự xâm hại. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục: - Theo quy định của pháp luật: trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục. Mọi hành vi xâm phạm đến trẻ em đều bị trừng trị theo quy định của pháp luật. - Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về tôn trọng nhân phẩm, toàn vẹn thân thể và quyền được bảo vệ khỏi bị tấn công. Trách nhiệm của các chính phủ là đảm bảo luật pháp duy trì và tôn trọng những quyền này. Cha mẹ và những người lớn khác có trách nhiệm cho trẻ biết về các quyền của trẻ, tôn trọng trẻ trong mối quan hệ với trẻ và với người khác. Nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục: - Trẻ đi vào ngõ vắng, trời tối - Đứng đợi bố mẹ một mình ngoài đường - Mất cảnh giác khi cho rằng việc hàng xóm, người thân trong gia đình sẽ không lạm dụng tình dục mình. Một số biện pháp phòng tránh xâm hại ở trẻ em: - Dạy trẻ quy tắc bàn tay giao tiếp qua 5 ngón tay: là một trong những quy tắc cực kì quan trọng trong việc giúp trẻ nhận thức được sự quan trọng trong từng mối quan hệ được tiếp xúc thế nào và từ đó ngăn ngừa trẻ bị xâm hại bởi những người không đáng tin. - Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm. - Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác. - Dạy trẻ tránh xa những người lạ cố làm thân. - Dạy trẻ không cho người lạ mặt vào nhà. - Báo ngay cho cha mẹ hoặc người tin cậy khi trẻ bị đe doạ hoặc không thích bất kì người nào. Ngoài ra, có một số quy tắc khác như quy tắc 3 bước của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc UNFPA, quy tắc đồ lót, 3.2. Chủ đề: Nấm và vi khuẩn” 3.2.1. Vi khuẩn gây hại v Một số bệnh do vi khuản gây ra ở bộ phận sinh dục và phòng bệnh đường sinh dục do vi khuẩn gây ra. - Các bệnh do vi khuẩn gây ra: Lậu, giang mai, hạ cam, bệnh trùng roi đường sinh dục, bệnh Chlamydia, bệnh nấm đường sinh dục, - Hậu quả: Vô sinh, mang thai ngoài tử cung, nguy cơ mắc bệnh ung thư , - Phòng tránh: Kiêng không quan hệ tình dục, có sự chung thủy từ hai phía không quan hệ bên ngoài, dùng bao cao su, không dùng chung kim tiêm,.. 4. Kế hoạch dạy học: “Chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì – Lớp 5” I. Mục tiêu: Sau khi học bài này HS đạt được: 1. Phẩm chất • Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung • Năng lực tự chủ và tự học: Tự làm được những việc của mình trong lớp và trong nhóm theo sự phân công, hướng dẫn • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. 2.2. Năng lực đặc thù • Nêu được những việc cần và không cần làm để chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. • Giải thích được sự cần thiết phải giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là ở tuổi dậy thì. • Có ý thức và kĩ năng thực hiện vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài. • Thực hiện được những việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. II. Chuẩn bị: Video clip: Vũ điệu rửa tay: https://www.youtube.com/watch?v=ctF5aMV05kM. Chăm sóc cơ thể tuổi dậy thì: https://www.youtube.com/watch?v=7kRtbCA6xt0. Hình ảnh, ppt III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động mong đợi ở HS Hoạt động khởi động: Mục tiêu: Tạo không khí hứng thú, vui tươi tích hợp với mục tiêu chủ đề Chiếu video: “Vũ điệu rửa tay” Ghen cô vy. • Như chúng ta biết trong thời điểm hiện nay chúng ta đang đối diện với một loại dịch bệnh hết sức nguy hiểm là COVID - 19. Và điều chúng ta phải làm là chăm sóc sức khỏe cho bản thân để có thể trạng tốt nhất đối diện với dịch bệnh. • Thế nên, hôm nay chúng ta sẽ đến với bài học “Chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì” nhé. HS quan sát và nhảy theo nhạc. Hoạt động 1: Khám phá Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. PP, KTDH: Khăn phủ bàn Chia cả lớp thành các nhóm mỗi nhóm gồm 4 thành viên HS hoạt động theo nhóm Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa Giáo viên đưa ra câu hỏi và nhiệm vụ cho các nhóm: • Nêu những việc nên và không nên làm để chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. Trong khoảng 3 phút, HS suy nghĩ về câu hỏi và ghi lại ý kiến vào ô mang số của mình. Kết thúc thời gian thảo luận cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất câu trả lời. Nhóm 1 và 2 sẽ thảo luận: Những việc nên làm để chăm sóc bảo vệ sức khỏe về thể chất Nhóm 3 và 4 sẽ thảo luận: Những việc không nên làm để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe về thể chất Nhóm 5 và 6 sẽ thảo luận: Những việc nên làm để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe về tinh thần Nhóm 7 và 8 sẽ thảo luận: Những việc không nên làm để chăm sóc bảo vệ sức khỏe về tinh thần HS ghi ý kiến vào ô mang số của mình HS chia sẻ, thảo luận và thống nhất câu trả lời. Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn: Những việc nên làm: • Tập thể dục, thể thao, các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh Chiếu video cho HS xem và gợi ý HS đưa ra kết luận. Kết luận: Để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần, chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh; không sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu, bia, ma tuý, ; không xem phim ảnh và sách báo không lành mạnh,... • Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh Những việc không nên làm: • Dùng nhiều thời gian để chơi các trò chơi điện tử, máy tính • Sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá... HS đưa ra kết luận. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành Mục tiêu: - Có ý thức và kĩ năng thực hiện vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài - Giải thích được sự cần thiết phải giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là ở tuổi dậy thì. Chia cả lớp thành 2 nhóm Nhóm nam và Nhóm nữ Nhiệm vụ của từng nhóm: - GV chuẩn bị những hình ảnh về các đồ dùng. - HS thi nhau lấy những vật dụng mà mình cho là cần làm để vệ sinh thân thể - Nhóm nào lấy được nhiều đồ dùng nhất và Hoạt động theo nhóm Học sinh lắng nghe và thảo luận Từng học sinh sẽ lần lượt di chuyển để lấy từng đồ dùng Lưu ý mỗi bạn chỉ được di chuyển 1 lần một đồ dùng và quay về đập tay bạn kế tiếp. Dự đoán kết quả Nhóm nam lấy những đồ dùng cần thiết phục vụ cho việc vệ sinh cơ thể cho nam. chính xác nhóm đó sẽ chiến thắng - Nếu hai nhóm có số đồ dùng bằng nhau thì nhóm nào hoàn thành nhanh nhất nhóm đó sẽ chiến thắng. . Nhóm nữ lấy những đồ dùng cần thiết phục vụ cho việc vệ sinh cơ thể cho nữ. .. Dự đoán kết quả của HS: • Đối với bạn nữ: khi đến kì kinh nguyệt, cần thay băng ít nhất 4 lần/ngày, vệ sinh sạch sẽ vùng kín, lựa chọn đồ thoải mái, vận động nhẹ • Đối với bạn nam: vệ sinh bộ phận sinh dục mỗi khi tắm rửa, đại tiểu tiện và sau khi xuất tinh, mộng tinh Dự đoán kết quả của HS: • Đối với bạn nữ: khi đến kì kinh nguyệt, cần thay băng ít nhất 4 lần/ngày, vệ sinh sạch sẽ vùng kín, lựa chọn đồ thoải mái, vận động nhẹ, uống thuốc Cho các nhóm đính hình ảnh lên bảng nhóm của nhóm mình. - Quan sát hình ảnh và cho biết các em nghĩ đến những hoạt động nào để vệ sinh cơ thể? Sau đó, cho HS nêu “Những lợi ích và tác hại của việc giữ vệ sinh cơ thể?” giảm đau (nếu cần), ăn nhiều rau và thịt đỏ, hạn chế chất kích thích, đồ lạnh • Đối với bạn nam: vệ sinh bộ phận sinh dục mỗi khi tắm rửa, đại tiểu tiện và sau khi xuất tinh, mộng tinh Lợi ích • Hình thành thói quen tốt: đánh răng, rửa tay, tắm rửa • Tinh thần thoải mái, vui vẻ, giữ được sức khỏe tốt,... Tác hại • Bị người khác trêu chọc, cười đùa, và hạn chế tiếp xúc với chính mình. • Sức đề kháng kém, dễ bị các bệnh liên quan đến răng miệng, bộ phận sinh dục,.. và các bệnh tật khác, Sau khi thảo luận học sinh ghi vào bảng nhóm và treo lên. Đại diện từng nhóm lên thuyết trình về phần mà nhóm mình đã thảo luận. Các bạn còn lại quan sát và nhận xét Kết luận: Ở bất cứ lứa tuổi nào, chúng ta cũng cần giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên tắm giặt, gội đầu, thay quần áo. Ở tuổi dậy thì, các tuyến nhờn, tuyến sinh dục đang phát triển, chúng ta phải thay quần áo lót, tắm rửa bằng nước sạch và xà phòng tắm hằng ngày, đặc biệt là bộ phận sinh dục. Với nữ, khi hành kinh cần thay băng vệ sinh ít nhất 4 lần trong ngày. Khi đến độ tuổi dậy thì, cả nam và nữ đều có một số biểu hiện thay đổi nhất định về cơ thể và tinh thần. Thế nên, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân là giữ vệ sinh cơ thể. Hoạt động 3: Vận dụng Mục tiêu: Thực hiện được những việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn: Các bạn về nhà tự thiết kế cho mình một thời gian biểu trong đó có những việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì trong một tuần HS lắng nghe và thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên Những việc cần làm Thời gian 6h- 6h30 Thứ 2 Vệ sinh ăn sáng Thứ 3 .. Sau khi thực hiện xong thời gian biểu cho bản thân. GV sẽ giao nhiệm vụ kế tiếp: GV sẽ phát cho HS mỗi học sinh một con dấu. Thực hiện được việc làm nào sẽ đóng dấu vào việc làm ấy. Sau 1 tuần GV sẽ thu các phiếu lại. Tuyên dương các bạn hoàn thành tốt Chủ nhật HS hoàn thành xong sẽ nộp lại phiếu cho GV.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_va_liet_ke_mot_so_noi_dung_co_the_tich_hop_trong_c.pdf
Tài liệu liên quan