Phát triển chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Phát triển chương trình giáo dục là một quá trình liên tục nhằm hoàn

thiện không ngừng chương trình giáo dục cho phù hợp với trình độ phát triển của kinh

tế-xã hội, khoa học và công nghệ, của đời sống xã hội Trước yêu cầu đổi mới căn

bản nền giáo dục, đào tạo bài viết đề xuất xây dựng, phát triển chương trình đào tạo

và bồi dưỡng giáo viên tại Trường CĐSP Nghệ An, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

phổ thông hiện nay.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phát triển chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện đang có thời lượng là 10 TC. Hiện nay, theo công văn số 3056/BGDĐT-GDĐH ngày 19 tháng 7 năm 2019 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị thì các môn Lý luận chính trị sẽ được cơ cấu lại thành 5 môn học cụ thể: Triết học Mac-Lenin (3 tín chỉ); Kinh tế chính trị Mác-Leenin (2 tín chỉ); Chủ nghĩa xã hội khoa học (2 tín chỉ); Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (2 tín chỉ); Tư tưởng Hồ Chí Minh (2 tín chỉ) nhưng mới chỉ áp dụng cho các trường đại học còn các trường cao đẳng vẫn thực hiện chương trình cũ. Theo chúng tôi, với CTĐT trình độ cao đẳng, Bộ giáo dục và Đào tạo nên có sự điều chỉnh nội dung và thời lượng cho phù hợp. - Với các học phần chuyên môn nghiệp vụ chung (Tâm lý, Giáo dục), qua khảo sát CTĐT của một số trường CĐSP, chúng tôi thấy khối lượng kiến thức mà các trường CĐSP đưa vào chủ yếu xoay quanh các học phần: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, Giáo dục học đại cương, Lý luận giáo dục ... mà chưa có các học phần gắn với việc hình thành năng lực sư phạm theo yêu cầu chuẩn đầu ra như Kỹ năng giao tiếp, Bài tập NCKH, Đánh giá trong giáo dục, Phát triển năng lực dạy học... Hướng điều chỉnh của chúng tôi là gộp 5 học phần nêu trên thành 2 học phần Tâm lý học (3TC) và Giáo dục học (3 TC) để dành thời lượng cho các học phần rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp và thực hành sư phạm. - Với các học phần chuyên môn nghiệp vụ riêng cũng giảm số giờ lý luận, tăng thực hành. - Với các học phần chuyên ngành tăng cường các học phần mới, các học phần tích hợp trên cơ sở giảm tải kiến thức hàn lâm. Căn cứ vào chương trình, sách giáo khoa phổ thông và việc khảo sát công việc thực tiễn của GV Tiểu học, THCS, chúng tôi thấy một số học phần đại cương không liên quan nhiều đến việc dạy học, do vậy chúng tôi đề xuất loại bỏ khỏi CTĐT. Bên cạnh đó, cần đưa vào CTĐT các học phần đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình mới như: Hoạt động trải nghiệm; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Đánh giá trong giáo dục,... Tên các học phần cũng cần thay đổi nhằm thể hiện rõ mục tiêu hình thành năng lực cho người học. Nội dung các học phần cũng cần được cấu tạo lại sao cho thật sát với thực tế phổ thông, lấy định hướng nghề nghiệp làm cơ sở xây dựng các module kiến thức trong học phần. Trên tình thần đó, chúng tôi định hướng biên soạn CTCT theo 3 nhiệm vụ dạy học chính nhằm trả lời cho 3 câu hỏi: + Học phần này sẽ phục vụ gì cho việc dạy ở Tiểu học, THCS? Để trả lời cho câu hỏi này, HP yêu cầu SV khảo sát thực tiễn SGK phổ thông để nắm bắt những yêu cầu Kỷ yếu hội thảo khoa học 369 cụ thể của việc giảng dạy nội dung kiến thức của học phần trong chương trình Tiểu học, THCS sau này. Modul kiến thức này chiếm khoảng 10% - 15% số tiết của HP. + Để thực hiện nhiệm vụ ấy cần huy động kiến thức và kỹ năng gì? Trả lời cho câu hỏi này chính là thực hiện mục tiêu kiến thức và kỹ năng của học phần (khoảng 50% số tiết của HP). + Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn như thế nào? (Thực hành chuyên môn nghiệp vụ: khoảng 35% - 40% số tiết của HP). 3.4. Chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng “mở” CTĐT phải được xây dựng theo hướng mở nhằm đáp ứng nhu cầu lựa chọn của người học. Theo đó, bên cạch các học phần bắt buộc (cần có), cần xây dựng nhiều học phần tự chọn (nên có) để tăng tính mềm dẻo cho chương trình. Tính “mở” cũng cần được thể hiện trong đề cương chi tiết (ĐCCT) các học phần, nhất là các học phần chuyên môn nghiệp vụ. Chẳng hạn, trong ĐCCT học phần PPDH bộ môn, cần dành 01 chương với tên gọi: Dạy học bộ môn - những vấn đề cập nhật. Với việc xây dựng chương trình như vậy, học phần yêu cầu GV bộ môn PPDH phải luôn bám sát thực tiễn phổ thông và những yêu cầu đổi mới theo từng năm học. 3.5. Chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng liên thông với trình độ cao hơn Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng, Nhà trường cần bám sát các chương trình đào tạo trình độ đại học cùng ngành tại các trường Đại học có uy tín như: Đại học SP Hà Nội, Đại học Vinh, Đại học SP Huế nhằm liên kết, đảm bảo tính liên thông giữa chương trình đào tạo trình độ cao đẳng và chương trình đào tạo trình độ đại học, tạo điều kiện cho sinh viên học liên thông sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng được thuận lợi. Mạnh dạn đề xuất ký kết hợp tác đào tạo theo dạng 3+1, nghĩa là đào tạo 3 năm trình độ CĐSP được cấp bằng cao đẳng, sau đó có thể học thêm 01 năm tại các trường có đào tạo ĐHSP để được cấp bằng Cử nhân sư phạm. 3.6. Phát triển chương trình bồi dưỡng theo hướng tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới Để xây dựng và thực hiện các chương trình bồi dưỡng giáo viên một cách phù hợp, khả thi thì cần quan tâm đặc biệt đến việc trải nghiệm thực tế của giảng viên các trường sư phạm. Trong những năm qua, Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An đã thực hiện tốt kế hoạch thực tế phổ thông cho giảng viên của Nhà trường bằng nhiều hình thức khác nhau. Giảng viên tiếp cận các trường phổ thông để tìm hiểu thực tế giáo dục để có cở sở xây dựng và thực hiện bồi dưỡng cho giáo viên các cấp sát với nhu cầu thực tế. Bên cạnh các chương trình đã được nhà trường xây dựng từ lâu, những năm gần đây Nhà trường đã liên tục điều chỉnh các chương trình và xây dựng các chương trình mới, các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên các cấp. Và để đáp ứng với chương tình giáo dục phổ thông mới tốt nhất, Nhà trường sẽ tiếp tục xây dựng các chương trình như: Bồi dưỡng giáo viên dạy môn tiếng Việt cho học sinh tiểu học; Bồi dưỡng giáo viên dạy môn Toán cho học sinh tiểu học; Bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện, thiết bị cho giáo Kỷ yếu hội thảo khoa học370 viên các trường Tiểu học, THCS; Bồi dưỡng các chuyên đề về tư vấn tâm lý học đường; các hoạt động trải nghiệm 4. Kết luận và kiến nghị Qua phân tích lý luận và đánh giá thực tiễn quá trình xây dựng và phát triển chương trình đào tạo tại trường CĐSP Nghệ An hiện nay, chúng tôi nhận thấy sự điều chỉnh, bổ sung các chương trình trình độ cao đẳng và các chương trình bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí các cấp hiện nay nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới là hợp lí. Trong quá trình phát triển chương trình đào đạo, bồi dưỡng cần tập trung các định hướng chính như: phát triển chương trình theo hướng tiếp cận phát triển năng lực nghề; kế thừa và phát triển CTĐT hiện hành và cập nhật yêu cầu mới của GDPT; có cơ cấu tỉ lệ hợp lý giữa các khối kiến thức. Đồng thời hướng tới việc kiểm định các chương trình đào tạo, nhất là các chương trình mũi nhọn của Nhà trường. Tài liệu tham khảo 1. Thông tư 29/2018/TT-BGDĐT ngày 24/12/2018 của Bộ GD&ĐT Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên; quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên. 2. Báo cáo Tự đánh giá của trường CĐSP Nghệ An, tháng 4/2019. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015, Những vấn đề chung về phát triển CTĐT giáo viên, Tài liệu tập huấn. 4. Hoàng Thanh Tú, Ninh Thị Hạnh, Phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Giáo dục, tập 33, số 2, 2017 5. Chương trình đào tạo hiện hành của Trường CĐSP Nghệ An.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_chuong_trinh_dao_tao_va_boi_duong_giao_vien_tai_t.pdf
Tài liệu liên quan