Phát triển đội ngũ giáo viên cho giáo dục 2030

 Bài viết này trình bày quan điểm của OECD và Việt Nam về nhiệm vụ

chuẩn bị cho các học sinh sẽ tốt nghiệp phổ thông sau năm 2030. Những học sinh

này phải được trang bị những phẩm chất và năng lực phù hợp để bước vào cuộc

sống đang thay đổi nhanh chóng. Việc hình thành những phẩm chất và năng lực

này cần được các giáo viên và các nhà quản lý trường học đưa vào các chương

trình giáo dục.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên cho giáo dục 2030, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triỂn đỘi ngŨ giáo viên Cho giáo dụC 2030 ThS.NCS. Mai Quang Huy1 Tóm tắt: Bài viết này trình bày quan điểm của OECD và Việt Nam về nhiệm vụ chuẩn bị cho các học sinh sẽ tốt nghiệp phổ thông sau năm 2030. Những học sinh này phải được trang bị những phẩm chất và năng lực phù hợp để bước vào cuộc sống đang thay đổi nhanh chóng. Việc hình thành những phẩm chất và năng lực này cần được các giáo viên và các nhà quản lý trường học đưa vào các chương trình giáo dục. Từ khóa: OECD, Giáo dục 2030, Giáo viên. ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những mục tiêu của công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đang được tiến hành tại Việt Nam là: “Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đưa ra các mục tiêu về phẩm chất và năng lực cho những học sinh tốt nghiệp sau năm 2030. Để thực hiện mục tiêu này, giáo dục Việt Nam cũng phải trả lời các câu hỏi mà khối OECD đã nêu lên cho mục tiêu giáo dục 2030 của họ: Học sinh ngày nay cần những kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị nào để phát triển và để hình thành thế giới của họ? Làm thế nào để các hệ thống giảng dạy có thể phát triển những kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị đó một cách hiệu quả? Nếu câu hỏi thứ nhất đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì câu hỏi thứ hai vẫn đang là một vấn đề đặt ra cho phát triển đội ngũ giáo viên hiện nay. Trên thế giới, các nước và các tổ chức quốc tế đã nêu lên những quan điểm và giải pháp cho câu hỏi này như là một nội dung cơ bản của giáo dục 2030. Bài viết trình bày dựa trên các quan điểm của OECD, từ đó nêu những khuyến nghị cho giáo dục Việt Nam. 1 Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, Điện thoại: 0904.326.283. Email: huymq@vnu.edu.vn. Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành468 NỘI DUNG Quan điểm quốc tế về giáo dục 2030 Quá trình toàn cầu hóa, tiến bộ khoa học – công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra những thách thức chưa từng có về xã hội, kinh tế và môi trường. Đồng thời, chính những yếu tố đó cũng đang cung cấp vô số cơ hội mới để thăng tiến con người. Lớp trẻ đang đứng trước tương lai không chắc chắn; vì vậy họ phải được chuẩn bị tốt và sẵn sàng. Các trường học phải chuẩn bị cho học sinh của mình những công việc còn chưa được tạo ra, các công nghệ chưa được phát minh để giải quyết các vấn đề của tương lai. Giáo dục nhà trường phải hình thành ở người học những phẩm chất và năng lực cần thiết cho thế kỷ 21. Tầm nhìn mới đối với giáo dục Các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế đã có những hành động thiết thực để tìm ra định hướng cho sự phát triển giáo dục cho thời gian sắp tới. Một trong những hoạt động tiêu biểu có thể kể đến là Diễn đàn Giáo dục Thế giới 2015 do UNESCO cùng với UNICEF, World Bank, UNFPA, UNDP, UN Women và UNHCR phối hợp tổ chức tại Incheon, Hàn Quốc, từ ngày 19 đến 22 tháng 5 năm 2015 với sự tham gia của hơn 1.600 người từ 160 quốc gia, trong đó có hơn 120 Bộ trưởng, những người đứng đầu các cơ quan và quan chức của các tổ chức đa phương và song phương, đại diện của xã hội dân sự, hiệp hội dạy học, thanh niên và đại diện khu vực tư nhân. Diễn đàn đã thông qua Tuyên bố Incheon Education 2030, đưa ra một tầm nhìn mới cho giáo dục trong những năm tới: “Tầm nhìn mới là biến đổi cuộc sống thông qua giáo dục, vai trò quan trọng của giáo dục được nhìn nhận là động lực chính của sự phát triển và trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đã được đề xuất. Tầm nhìn mới này đã được đề cập trong Mục tiêu phát triển bền vững thứ 4 là “Đảm bảo giáo dục chất lượng toàn diện và công bằng và thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người” và các mục tiêu tương ứng. Nó mang tính biến đổi và phổ quát, liên quan đến các hoạt động chưa hoàn thành của chương trình nghị sự Giáo dục cho mọi người và các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ liên quan đến giáo dục, và giải quyết các thách thức đối với giáo dục toàn cầu và mỗi quốc gia. Nó được truyền cảm hứng từ một tầm nhìn nhân văn về giáo dục và phát triển dựa trên quyền và nhân phẩm; công bằng xã hội; hòa nhập; sự bảo vệ; đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ và dân tộc; và chia sẻ trách nhiệm”. Khung học tập OECD 2030 đưa ra tầm nhìn được chia sẻ như sau: “Trẻ em bước vào trường phổ thông năm 2018 sẽ cần phải từ bỏ quan niệm rằng tài nguyên là vô hạn và sẽ được khai thác; các em sẽ cần phải coi trọng sự thịnh vượng chung, sự bền vững và hạnh phúc. Các em sẽ cần có trách nhiệm và được trao quyền, đặt sự hợp tác lên trên sự phân chia và tính bền vững trên mức tăng ngắn hạn. Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 469 Trước một thế giới ngày càng biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ, giáo dục có thể tạo ra sự khác biệt như là mọi người chấp nhận những thách thức mà họ phải đối mặt hay họ bị chúng đánh bại. Và trong một thời đại được đặc trưng bởi sự bùng nổ kiến thức khoa học mới và một loạt các vấn đề xã hội phức tạp, điều phù hợp là chương trình giáo dục nên tiếp tục phát triển, có lẽ theo những cách triệt để”. Thiết kế lại chương trình giáo dục Theo các nghiên cứu của OECD, để chuẩn bị cho tương lai, mỗi cá nhân phải học cách suy nghĩ và hành động theo cách tích hợp hơn, có tính đến các mối liên kết và mối quan hệ giữa các ý tưởng, logic và vị trí mâu thuẫn hoặc không tương thích, từ các quan điểm ngắn hạn và dài hạn. Nói cách khác, họ phải học cách trở thành những người suy nghĩ có tính hệ thống. Cũng cần phát triển ở họ sự tò mò, trí tưởng tượng, khả năng phục hồi và tự lập; sự tôn trọng và đánh giá cao ý tưởng, quan điểm và giá trị của người khác; họ phải đương đầu với thất bại, sự từ chối, và phải tiến về phía trước khi gặp khó khăn. Mỗi người cần có ước mơ, hoài bão lớn, không chỉ dừng ở việc có được một công việc tốt và thu nhập cao; mà còn phải quan tâm đến sự thịnh vượng của bạn bè và gia đình, cộng đồng của họ và cho cả hành tinh của chúng ta. Bên cạnh những yêu cầu trên, Dự án OECD Education 2030 đã xác định thêm ba năng lực dưới đây, gọi là “Năng lực chuyển đổi”, nhằm cùng nhau giải quyết nhu cầu ngày càng tăng của lớp trẻ để trở thành những con người sáng tạo, có trách nhiệm và có nhận thức. Tạo giá trị mới: Các nguồn tăng trưởng mới là rất cần thiết để đạt được sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện và bền vững hơn. Đổi mới có thể cung cấp các giải pháp quan trọng, với chi phí hợp lý cho các tình huống khó xử về kinh tế, xã hội và văn hóa. Để chuẩn bị cho tương lai, mọi người cần phải có khả năng suy nghĩ sáng tạo, phát triển sản phẩm và dịch vụ, công việc, quy trình và phương pháp, cách nghĩ và cách sống, doanh nghiệp, lĩnh vực, mô hình kinh doanh và mô hình xã hội mới. Ngày càng có nhiều sự đổi mới không phải từ các cá nhân suy nghĩ và làm việc một mình, mà thông qua hợp tác và cộng tác với những người khác qua việc sử dụng kiến thức hiện có để tạo ra kiến thức mới. Các cấu trúc làm nền tảng cho năng lực này bao gồm khả năng thích ứng, sự sáng tạo, óc tò mò và tư tưởng cởi mở. Giải quyết tình trạng căng thẳng và khó xử: Trong một thế giới đặc trưng bởi sự bất bình đẳng thì điều bắt buộc là phải dung hòa các quan điểm và lợi ích khác nhau. Trong môi trường đó, đòi hỏi mỗi người nhất là người trẻ phải thành thạo trong việc xử lý căng thẳng, tình trạng khó xử và sự thỏa hiệp, ví dụ tạo sự cân bằng giữa công bằng và tự do, giữa tự chủ và cộng đồng, giữa đổi mới và liên tục, giữa hiệu quả và Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành470 quá trình dân chủ. Việc tạo sự cân bằng giữa các nhu cầu cạnh tranh hiếm khi được thực hiện bằng một giải pháp duy nhất. Các cá nhân cần phải suy nghĩ theo cách tích hợp hơn để tránh kết luận vội vàng và phải nhận ra sự kết nối. Trong một thế giới phụ thuộc và xung đột lẫn nhau, mọi người có thể bảo đảm thành công hạnh phúc của bản thân, gia đình và cộng đồng bằng cách phát triển khả năng hiểu nhu cầu và mong muốn của người khác. Để chuẩn bị cho tương lai, các cá nhân phải học cách suy nghĩ và hành động theo cách tích hợp hơn, có tính đến liên kết và quan hệ giữa các ý tưởng, logic và vị trí mâu thuẫn hoặc không tương thích, từ các quan điểm ngắn hạn và dài hạn. Nói cách khác, họ phải học cách trở thành những người suy nghĩ có tính hệ thống. Có trách nhiệm là điều kiện tiên quyết của hai năng lực kia. Các cá nhân có thể tự suy nghĩ và làm việc với người khác khi đối phó với điều mới, không giống như trước, đa dạng và không rõ ràng. Tính công bằng, sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề đòi hỏi khả năng xem xét hậu quả sẽ xảy ra của hành động, cách đánh giá rủi ro và chấp nhận trách nhiệm đối với các sản phẩm trong công việc của nhóm. Điều này cho thấy ý thức trách nhiệm, sự trưởng thành về đạo đức và trí tuệ, theo đó một người có thể phản ánh và đánh giá hành động của bản thân theo kinh nghiệm, theo các mục tiêu cá nhân và xã hội, theo những gì họ đã được dạy và được nghe, và những gì đúng hay sai. Mỗi cá nhân cần đặt ra và trả lời các câu hỏi liên quan đến các tiêu chuẩn, giá trị, ý nghĩa và giới hạn để có thể hành động một cách đạo đức. Trọng tâm của năng lực này là việc tự điều chỉnh, bao gồm tự kiểm soát, hiệu quả, trách nhiệm, giải quyết vấn đề và khả năng thích ứng. Những năng lực chuyển đổi vừa nói trên nhìn chung là phức tạp, có liên quan mật thiết với nhau nhưng mỗi người có thể học để có được chúng. Khung học tập OECD 2030 đưa ra quan điểm huy động kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị thông qua quá trình phản ánh, dự đoán và hành động nhằm phát triển các năng lực liên quan cần thiết này để tham gia vào thế giới. Để đảm bảo khung học tập mới có thể thực hiện được, các năng lực chuyển đổi và các khái niệm quan trọng khác đã được cấu trúc thành một tập hợp các yếu tố cụ thể như sự sáng tạo, tư duy phản biện, trách nhiệm, khả năng phục hồi, năng lực cộng tác. Đội ngũ giáo viên và các nhà quản lý trường học có thể tích hợp chúng tốt hơn vào chương trình giáo dục. Do đó, một nền tảng kiến thức để thiết kế lại chương trình giáo dục cũng đã được xây dựng. Trong công việc này tại các quốc gia thành viên, OECD Education 2030 đã xác định được năm thách thức chung: 1. Giáo dục nhà trường phải đối mặt với nhu cầu và yêu cầu của phụ huynh, trường đại học và nhà tuyển dụng, các trường học đang phải đối phó với tình trạng quá tải chương trình giảng dạy. Đã đến lúc các nhà trường phải chuyển trọng tâm Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 471 của học sinh từ “dành nhiều thời gian hơn cho việc học” sang “dành thời gian học tập có chất lượng”. 2. Cải cách chương trình giáo dục thường bị chậm về thời gian giữa công nhận, ra quyết định, thực hiện và tác động. Khoảng cách giữa mục tiêu của chương trình giáo dục và thành quả học tập đạt được nói chung còn khá lớn. 3. Để học sinh tham gia vào việc học và có được sự hiểu biết sâu sắc hơn thì nội dung chương trình phải có chất lượng cao. 4. Trong khi đổi mới, chương trình giáo dục cần phải đảm bảo sự công bằng: tất cả học sinh phải được hưởng lợi từ những thay đổi về xã hội, kinh tế và công nghệ chứ không chỉ là một số ít người được chọn. 5. Để thực hiện hiệu quả việc cải cách, việc lập kế hoạch và điều chỉnh một cách thận trọng là rất quan trọng và cần thiết. Nhằm tạo ra sự thống nhất trong các nước thành viên, OECD Education 2030 đã đề xuất các nguyên tắc cho những thay đổi trong chương trình giáo dục và hệ thống giáo dục. 1. Thiết kế khái niệm, nội dung và chủ đề Chương trình giáo dục nên được thiết kế hướng đến học sinh để thúc đẩy họ, và công nhận những kiến thức, kỹ năng, thái độ, giá trị họ đã có. Các chủ đề cần tạo ra các thách thức và cho phép suy nghĩ và phản ánh một cách sâu sắc. Ở mỗi lớp học có thể đưa ra một số lượng tương đối nhỏ các chủ đề để đảm bảo độ sâu của chúng và chất lượng học tập của học sinh. Các chủ đề có thể trùng lặp để củng cố các khái niệm quan trọng. Các chủ đề nên được sắp xếp theo trình tự để phản ánh logic của ngành học hoặc môn học mà từ đó chúng được lấy ra, cho phép tiến triển từ các khái niệm cơ bản đến nâng cao qua các giai đoạn và độ tuổi. Chương trình giáo dục phải phù hợp với thực tiễn giảng dạy và đánh giá. Trong khi chưa có các công nghệ để đánh giá nhiều kết quả mong muốn, các thực tiễn đánh giá khác nhau có thể là cần thiết cho các mục đích khác nhau. Các phương pháp đánh giá mới nên được phát triển để đánh giá kết quả và hành động của học sinh mà không phải lúc nào cũng có thể đo lường được. Nên ưu tiên cao hơn cho những kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị có thể học được trong một bối cảnh và chuyển giao cho người khác. Học sinh nên được cung cấp một loạt các chủ đề và dự án để lựa chọn, và họ cũng có cơ hội đề xuất các chủ đề và dự án của riêng họ, với sự hỗ trợ để đưa ra các lựa chọn đúng đắn. 2. Quy trình thiết kế Giáo viên nên được trao quyền để sử dụng kiến thức, kỹ năng và chuyên môn của họ để thực hiện chương trình giáo dục một cách hiệu quả. Người học nên có thể Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành472 liên kết kinh nghiệm học tập của họ với thế giới thực và có ý thức về mục đích học tập của họ. Điều này đòi hỏi học tập tích hợp và hợp tác cùng với việc nắm vững kiến thức dựa trên môn học. Người học cần có cơ hội khám phá xem một chủ đề hoặc khái niệm có thể liên hệ và kết nối với các chủ đề hoặc khái niệm khác trong môn học, giữa các môn học, và với cuộc sống thực bên ngoài trường học. Khái niệm “chương trình giáo dục” nên được phát triển từ “xác định trước và tĩnh” sang “thích nghi và động”. Các trường học và giáo viên cần có thể cập nhật và sắp xếp chương trình giảng dạy để phản ánh các yêu cầu đang phát triển của xã hội cũng như nhu cầu học tập của cá nhân. Để đảm bảo quyền sở hữu của mình trong quá trình thực hiện, giáo viên, học sinh và các bên liên quan khác nên sớm tham gia vào việc phát triển chương trình giáo dục. Đổi mới giáo dục và chương trình giáo dục phổ thông mới ở Việt Nam Công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Việt Nam được tiến hành từ thập niên thứ hai của thế kỷ 21 với quan điểm chỉ đạo: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” theo xu thế chung trên thế giới. Đổi mới giáo dục hướng đến mục tiêu: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”, bằng cách “Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc”. Những mục tiêu này vừa thể hiện tính lịch sử, tính thời đại vừa thể hiện tính dân tộc, tính giai cấp của giáo dục Việt Nam hướng đến năm 2030. Đối với các công dân sẽ rời nhà trường phổ thông ngay sau năm 2030, định hướng cho sự phát triển của họ là: “ tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành p hẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hướng tới việc hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; những năng lực cốt lõi bao gồm những năng lực chung là năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; những Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 473 năng lực đặc thù gồm năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Bên cạnh đó, góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh. Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở thực hiện theo phương châm giáo dục toàn diện và tích hợp; giáo dục trung học phổ thông thực hiện phương châm phân hóa, chương trình học có thêm các môn học và chuyên đề học tập lựa chọn. Trong quá trình triển khai chương trình, “các trường xây dựng kế hoạch giáo dục riêng cho trường mình một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa phương, bảo đảm mục tiêu và chất lượng giáo dục”. Việc thực hiện quan điểm, mục tiêu, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng như thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt ra những thách thức cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục của nhà trường, trong việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và giáo dục và đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Nhằm chuẩn bị cho các công dân sẽ rời ghế nhà trường phổ thông vào năm 2030, các nước trên thế giới đã nêu lên tầm nhìn đối với giáo dục, khẳng định vai trò của giáo dục trong việc chuẩn bị cho lớp trẻ bước vào cuộc sống. Các nước OECD đã xác định cần chuẩn bị cho lớp trẻ những năng lực nào và bằng cách thức như thế nào. Để thực hiện điều này, vai trò quan trọng thuộc về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường trong việc phát triển chương trình giáo dục. Tại Việt Nam, việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã xác định những phẩm chất và năng lực của những học sinh sẽ tốt nghiệp phổ thông sau năm 2030. Để thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018, rất cần đến vai trò của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường. Đội ngũ này cần được trao và thể hiện rõ tính tự chủ trong các hoạt động của mình, thành thạo các kỹ năng của thế kỷ 21, có khả năng đưa những vấn đề của thời đại, ở trong nước và địa phương vào chương trình giáo dục của nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông: Chương trình tổng thể. Ban hành theo Thông tư số 32/ 3018 ngày 26/ 12/ 2018. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết 29) về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Hà Nội, 2013. Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành474 3. OECD, The Future of Education and Skills: Education 2030, OECD, 2018. 4. Education 2030: Incheon Declaration and Framework for Action for the implementation of Sustainable Development Goal 4. UNESCO, 2016. TEACHERS DEVELOPMENT FOR EDUCATION 2030 Abstract: This paper presents the OECD and Vietnam’s views on the task of preparing students who will graduate from high school after 2030. These students must be equipped with appropriate qualities and competencies to enter rapidly changing life. The formation of these qualities and capacities should be included in school curriculum developed by teachers and school administrators. Keywords: OECD, Education 2030, Teacher.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_doi_ngu_giao_vien_cho_giao_duc_2030.pdf
Tài liệu liên quan