Phát triển năng lực tự học Toán cho học sinh Lớp 12 với sự hỗ trợ của điện thoại di động

Quan điểm dạy học tích hợp là một định hướng trong đổi mới căn bản và toàn diện

giáo dục, là một bước chuyển từ cách tiếp cận nội dung giáo dục sang tiếp cận năng lực

nhằm đào tạo con người có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề

trong thực tiễn cuộc sống. Mục đích của dạy học tích hợp là hình thành và phát triển năng

lực của người học. Các thành phần tham gia tích hợp là loại tri thức hoặc các thành tố của

quá trình dạy học. Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới

hạn trong tri thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển

các lĩnh vực năng lực như năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã

hội

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông

(CNTT&TT), đã có một số nghiên cứu ứng dụng CNTT&TT trong dạy học nói chung và

tự học riêng trong đó máy tính điện tử được sử dụng như một công cụ hữu ích. Ngày nay,

với sự phát triển của công nghệ, các thiết bị kỹ thuật số cầm tay với đặc tính nổi trội là

tính di động ngày càng trở nên tinh xảo. Việc khai thác các thiết bị kỹ thuật số cầm tay

trong giáo dục đào tạo đã mở ra một hình thức học tập mới: Học tập di động.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phát triển năng lực tự học Toán cho học sinh Lớp 12 với sự hỗ trợ của điện thoại di động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 168 Phát triển năng lực tự học Toán cho học sinh lớp 12 với sự hỗ trợ của điện thoại di động Trịnh Thị Phương Thảo* Tóm tắt Nội dung bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu ban đầu về việc khai thác một số ứng dụng trên điện thoại di động giúp phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 trong môn Toán. Từ khóa: Học tập di động; M-Learning; Năng lực tự học; Tự học Toán. 1. Đặt vấn đề Quan điểm dạy học tích hợp là một định hướng trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, là một bước chuyển từ cách tiếp cận nội dung giáo dục sang tiếp cận năng lực nhằm đào tạo con người có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Mục đích của dạy học tích hợp là hình thành và phát triển năng lực của người học. Các thành phần tham gia tích hợp là loại tri thức hoặc các thành tố của quá trình dạy học. Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong tri thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực như năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT), đã có một số nghiên cứu ứng dụng CNTT&TT trong dạy học nói chung và tự học riêng trong đó máy tính điện tử được sử dụng như một công cụ hữu ích. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, các thiết bị kỹ thuật số cầm tay với đặc tính nổi trội là tính di động ngày càng trở nên tinh xảo. Việc khai thác các thiết bị kỹ thuật số cầm tay trong giáo dục đào tạo đã mở ra một hình thức học tập mới: Học tập di động. Sử dụng MTĐT trong tự học không cho phép việc tự học được diễn ra mọi lúc, mọi nơi, thậm chí diễn ra ngay cả khi người học di chuyển như việc sử dụng ĐTDĐ. Mặt khác nếu sử dụng ĐTDĐ thì việc tương tác giữa GV với HS, giữa các HS với nhau sẽ phong phú, đa dạng và thân thiện hơn vì ĐTDĐ nhỏ gọn dẽ dàng cho việc mang theo khi di chuyển. * Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 169 Do đó việc khai thác một số chức năng của điện thoại di động (ĐTDĐ)- một thiết bị số cầm tay hết sức phổ biến trong việc phát triển năng lực tự học Toán cho HS lớp 12 THPT là cần thiết. Nội dung của bài báo sẽ đề cập đến vấn đề này. 2. Nội dung nghiên cứu. 2.1. Năng lực tự học Toán và vấn đề bồi dưỡng năng lực tự học Toán cho học sinh lớp 12 THPT 2.1.1 Năng lực tự học toán Năng lực là một thuộc tính quan trọng của nhân cách. Hiện nay, khái niệm năng lực được các nhà tâm lý học đưa ra theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên có thể nhận thấy một điểm chung ở các hướng tiếp cận đó là: Năng lực là khả năng thực hiện một loại hoạt động nhất định nào đó của con người và năng lực được hình thành, phát triển và có thể quan sát được trong quá trình con người giải quyết các yêu cầu đặt ra. Với cách quan niệm như trên thì ta có thể quan niệm năng lực tự học là những thuộc tính tâm lý đảm bảo thành công cho việc tự học của mỗi cá nhân. Theo các chuyên gia, năng lực tự học được thể hiện qua việc chủ thể tự xác định đúng đắn động cơ học tập cho mình, có khả năng tự quản lý việc học của mình, có thái độ tích cực trong các hoạt động để có thể tự làm việc, điều chỉnh hoạt động học tập và đánh giá kết quả học tập của chính mình để có thể độc lập làm việc và làm việc hợp tác với người khác [2]. Trong đó năng lực tự học Toán là điều kiện tâm lý để hoạt động tự học Toán diễn ra. Nếu HS không có năng lực tự học Toán thì không thể có hoạt động tự học Toán. Tuy nhiên, nếu chỉ có năng lực tự học Toán mà thiếu các yếu tố khác như động cơ, mục đích, ý chí, hứng thú tự học thì hoạt động tự học Toán sẽ không diễn ra hoặc có diễn ra nhưng không đạt được hiệu quả mong muốn. Như vậy, năng lực tự học Toán không chỉ là điều kiện tâm lý để có hoạt động tự học Toán mà còn là mục đích của hoạt động tự học Toán. Điều cần lưu ý là năng lực tự học Toán được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động tự học Toán. Thực tế tổ chức hoạt động tự học Toán cho thấy: kết quả tự học phụ thuộc vào năng lực tự học của mỗi HS. Để hoạt động tự học của HS đạt được mục đích, GV cần chú trọng bồi dưỡng phát triển năng lực tự học cho HS, chẳng hạn có thể sử dụng đồng bộ các biện pháp sư phạm sau: Động cơ hóa hoạt động học tập của HS; phát triển các kỹ năng, thao tác và hoạt động trí tuệ phù hợp với năng lực tự học Toán của HS; rèn luyện những kỹ năng học tập cơ bản phù hợp với nhiệm vụ tự học của HS; tổ chức hoạt động tự học hợp lý [1] 2.1.2. Vấn đề bồi dưỡng năng lực tự học Toán cho học sinh Theo Nguyễn Cảnh Toàn, Thái Duy Tuyên ([3], [4]), để bồi dưỡng năng lực tự học Toán cho HS, GV có thể thực hiện các biện pháp sau: (1) Khuyến khích HS chủ động trong việc xây dựng kế hoạch tự học: GV yêu cầu HS đối chiếu vốn kiến thức, kỹ năng mà bản thân đã tích lũy được với chuẩn kiến thức kỹ năng môn Toán để từ đó HS tự xác định mục tiêu cũng như nhiệm vụ tự học một cách cụ DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 170 thể cho bản thân. Tiếp theo căn cứ vào quỹ thời gian và khả năng của bản thân, HS sẽ xây dựng kế hoạch tự học một cách phù hợp. (2) Đánh giá cao kết quả làm việc độc lập của HS: Năng lực làm việc độc lập của HS trong quá trình tự học được thể hiện qua nhiều góc độ, ví dụ: HS mở hướng dẫn và cố gắng hoàn thành bài tập; HS chỉ xem lời giải hoặc “cầu cứu” sự giúp đỡ của GV và các bạn sau khi đã cố gắng hết sức. HS không phụ thuộc một cách máy móc vào cách giải quyết vấn đề được giới thiệu trong HLĐT... Thực tế cho thấy, khi HS độc lập tự học thì thường có xu hướng mong muốn được kiểm tra kết quả, cách giải quyết vấn đề của mình là chính xác hay không? Trong giờ giảng, GV cần khuyến khích HS đưa ra nhận xét kết quả của mình và đánh giá cao cả về ý thức lẫn kết quả tự học của HS trước lớp để tăng thêm động lực tự học cho HS. (3) Yêu cầu HS phải thực hiện các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh: GV cần cài đặt trong nhiệm vụ tự học Toán các yêu cầu đòi hỏi HS khi làm việc phải thực hiện các hoạt động tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh... Mặt khác, do HS được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau nên HS phải thực hiện việc so sánh, tổng hợp... để lựa chọn được các cách giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất. (4) Yêu cầu HS thường xuyên đánh giá sự tiến bộ của bản thân: Ngoài đánh giá của GV, HS cần phải thường xuyên thực hiện việc tự đánh giá kết quả tự học của mình một cách tự giác bằng các hình thức: - Thực hiện các bài tập, đề kiểm tra; - Sau khi hoàn thành các bài tập có trợ giúp, HS phải tiếp tục giải quyết các bài tập trong SGK, SBT để tự kiểm tra thực chất việc nắm và vận dụng kiến thức vào giải bài tập của mình. (5). Khuyến khích HS tranh luận và trình bày quan điểm của mình: Ngoài hình thức tổ chức cho HS tranh luận, trình bày quan điểm cá nhân trên cơ sở kết quả tự học trong các giờ lên lớp, GV cần khuyến khích HS tham gia tranh luận, bảo vệ quan điểm của mình. 2.2. Phát triển năng lực tự học Toán cho HS lớp 12 THPT với sự hỗ trợ của ĐTDĐ. 2.2.1. Góp phần tạo động cơ tự học cho học sinh: Với sự hỗ trợ hệ thống học liệu trên ĐTDĐ, nhiệm vụ tự học của HS được thiết kế và ủy thác một cách linh hoạt dưới các hiệu ứng đa phương tiện có tác dụng như đòn bẩy, làm nảy sinh động cơ tự học. Trong quá trình tự học, HS liên tục được tiếp cận với nguồn tài nguyên, thông tin hỗ trợ đúng lúc, đúng chỗ giúp HS lần lượt hoàn thành từng nhiệm vụ một, điều này làm tăng khả năng tự tin cho HS để HS tiếp tục xuất hiện động cơ, mong muốn tiếp tục được kết nối, nhận nhiệm vụ mới. HS không còn những “khoảng thời gian nhàn rỗi” với những nhiệm vụ học tập dở dang mà say mê, khám phá từ vấn đề này sang vấn đề khác và tiếp tục chiếm lĩnh tri thức mới với sự hỗ trợ của người Thầy “ảo” ẩn mình dưới các trang web. DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 171 Ví dụ nội dung của mô đun Bài tập có hướng dẫn (trong hệ thống M-learning hỗ trợ HS lớp 12 tự học toán trên trang web mlearningvn.com) bao gồm các bài tập được thiết kế theo cấu trúc phân nhánh. Lời giải mỗi bài tập được chia thành các ý nhỏ (mỗi ý nhỏ là một “thách thức” về kiến thức, kỹ năng đối với HS). Để vượt qua “thách thức” này và chuyển đến chinh phục “thách thức” kế tiếp bắt buộc HS phải trả lời đúng toàn bộ một số câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ được quy định trong “thách thức”, nếu HS gặp khó khăn ở bước nào thì có thể kích chuột để xem lại lý thuyết, tham khảo các gợi ý, hướng dẫn (hình 1). Các bài tập ở mô đun này không có lời giải trọn vẹn, đầy đủ. Ít nhất HS cũng phải biết làm theo các gợi ý, hướng dẫn chi tiết để hoàn thiện lời giải. 2.2.2. Tạo điều kiện giúp HS thường xuyên đánh giá sự tiến bộ của bản thân Việc đánh giá kết quả tự học của HS có thể triển khai với các hình thức quen thuộc vẫn được sử dụng trong dạy học Toán, tuy nhiên điểm khác biệt trong kiểm tra đánh giá kết quả tự học của HS với sự hỗ trợ của ĐTDĐ là: - Việc đánh giá kết quả tự học xảy ra song song với quá trình tự học của HS, cụ thể: Vừa tự học, HS vừa tự trả lời các câu hỏi trắc nghiệm để tự mình đánh giá và điều chỉnh phương án tự học. Mặt khác, kết quả tự học của mỗi HS sẽ được kiểm định thông qua quá trình trao đổi, tương tác giữa HS với HS trong quá trình tự học. - Việc đánh giá được thực hiện từ nhiều phía vào nhiều thời điểm kể cả việc đánh giá trực tuyến do GV, các HS tham gia tự học và bản thân HS. Trong quá trình HS tự học, căn cứ vào mục tiêu tự học, GV có thể tiếp tục giao bổ sung nhiệm vụ tự học cho HS qua phiếu học tập hoặc qua hệ thống theo định hướng phân hóa, nâng cao dần yêu cầu. Ví dụ: Sau khi đã nắm được lý thuyết và tìm hiểu việc vận dụng lý thuyết vào giải bài tập qua các ví dụ đi kèm, HS bắt đầu thử sức mình với các bài tập có hướng dẫn, gợi ý cách giải quyết (hình 2). Hình 1 DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 172 Sau khi tiếp tục củng cố hoàn thiện hệ thống tri thức phương pháp và nâng cao các kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập, HS sẽ tự kiểm tra đánh giá kết quả tự học của mình bằng việc đăng nhập hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Với mỗi câu hỏi trắc nghiệm, HS phải giải quyết vấn đề, bài tập ra giấy nháp để có cơ sở chọn phương án trả lời. Nếu trả lời đúng, HS sẽ tiếp tục được nhận một yêu cầu mới, thường là mức độ khó và yêu cầu cao dần (hình 3). Nếu trả lời không đúng, HS sẽ nhờ vào sự trợ giúp của “GV ảo”. Tuy nhiên, trong trường hợp này, hệ thống không đưa ra lời giải như các bài tập có hướng dẫn ở phần trên mà chỉ đưa ra các gợi ý cho HS cần phải đọc lại phần nào, nên xem lại ví dụ nào... Như vậy, HS sẽ phải tự mình nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ giải bài tập. Để nâng cao năng lực giải bài tập, sau khi hoàn thành tất cả các bài tập dưới dạng bài tập có hướng dẫn và trắc nghiệm, HS sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thành các bài tập đã được GV chọn lọc đưa vào (hình 4). 2.2.3. Khuyến khích HS tranh luận và trình bày quan điểm của mình Với sự hỗ trợ của M-learning, khái niệm nhóm HS cùng nhau tự học được mở rộng: Các HS này không nhất thiết phải cùng một lớp, một trường THPT mà sẽ là tập hợp các HS đang có cùng một quan tâm và động cơ muốn tìm hiểu một vấn đề, cùng tìm cách giải một bài tập... Các HS này không nhất thiết phải có mặt ở cùng một địa điểm cố định mà mỗi HS ở một địa điểm khác nhau, thậm chí cũng không nhất thiết phải truy cập mạng cùng một thời điểm. Trong quá trình tự học HS có thể sử dụng diễn đàn để tìm bạn chia sẻ, trao đổi những vướng mắc trong học tập. Với hình thức này đôi khi người GV có Hình 2 Hình 3 Hình 4 DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 173 thể đóng vai trò là một HS để châm ngòi cho một cuộc tranh luận, giúp HS có thể thể hiện quan điểm của mình (hình 5). 3. Kết luận. Điều kiện thực tiễn Việt Nam hiện nay hoàn toàn có thể đảm bảo cho việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ để hỗ trợ HS tự học Toán và phát triển năng lực tự học Toán cho HS, đồng thời GV và HS về cơ bản có đủ kĩ năng khai thác các ứng dụng trên ĐTDĐ để hỗ trợ cho việc dạy học và tự học. Chúng tôi đã thử nghiệm sư phạm việc thiết kế, biên tập nguồn HLĐT (được đăng tải tại địa chỉ mlearningvn.com) và sử dụng một số chức năng của ĐTDĐ hỗ trợ HS lớp 12 tự học toán. Bước đầu mang lại kết quả rất khả quan cho thấy việc sử dụng một số chức năng của ĐTDĐ hỗ trợ HS tự học Toán đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tự học góp phần nâng cao chất lượng tự học Toán cho HS. Trên cơ sở đó chúng tôi đang tiếp tục thử nghiệm trên diện rộng để khắc phục một số hạn chế về độ lớn màn hình hiển thị, bộ nhớ... của ĐTDĐ qua đó phát huy được hết các yếu tố tích cực của mô hình M-Learning. Mặt khác, việc sử dụng một số chức năng của ĐTDĐ hỗ trợ HS tự học Toán còn góp phần bồi dưỡng việc ứng dụng CNTT vào học tập, cuộc sống cho HS (đây là một trong những kỹ năng không thể thiếu được của con người lao động trong thế kỷ 21). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phạm Đình Khương (2006), Một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học toán của HS THPT, Luận án tiến sĩ Giáo dục học. [2]. Trịnh Quốc Lập (2010), Phát Triển năng lực tự học trong hoàn cảnh Việt Nam, ebsite Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG Hà Nội. [3]. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998), Quá trình dạy tự học, NXB Giáo dục Hà Nội. [4]. Thái Duy Tuyên (2003), Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh, Tạp chí Giáo dục, số 73. Hình 5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_nang_luc_tu_hoc_toan_cho_hoc_sinh_lop_12_voi_su_h.pdf
Tài liệu liên quan