Photoshop - Một vài điều cần biết về Kỹ Thuật Digital Imaging

Mở File ra, việc đầu tiên phải làm là :Hãy tự hỏi mình là nên dùng Color

Profile nào cho đúng với mục đích: Nếu dùng để in ấn khổlớn cho việc trình bày triển

lãm nhiếp ảnh nghệthuật, dựthi tranh giải nhiếp ảnh, làm Wedding Album. Trust me

– nên set Working color profile to Adobe RGB1998. - Adobe RGB1998 có không

gian màu rộng mởhơn nhiều so với đàn em nhỏsRGB (Hence the s stand for small),

Đặc biệt cường độcác kênh màu green-cyan phần midtones của Adobe RGB1998

chứng tỏsựtrỗi vượt hơn hẳn so với đàn em sRGB. Ngoài ra các kênh màu magentas,

oranges, và yellows, bên highlights, các màu huy hoàng rực rỡnày cần thiết cho các

hình ảnh bi thương, sáng toảhào quang của cảnh hoàng hôn mà sRGB không thể đạt

đến!!! Màu Dark green xanh đậm của rừng lá cây cũng hơn hẳn sRGB.

pdf59 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Photoshop - Một vài điều cần biết về Kỹ Thuật Digital Imaging, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Photoshop - Một vài điều cần biết về Kỹ Thuật Digital Imaging! (Phần 1) A-Adobe RGB1998 vs sRGB, When to sharpen the image File. Khi nào và lúc nào ? Xin chào và ra mắt cả nhà. Nhận thấy một số câu hỏi có liên quan đến sao cho (Workflow in photoshop) Em mạo muội múa rìu qua mắt thợ với thành ý là làm sao để khỏi tốn thì giờ mà đạt chất lượng cao trong việc sử dụng Photoshop. Mong mọi người cùng góp ý: Nào ta bắt đầu. 1- Mở File ra, việc đầu tiên phải làm là :Hãy tự hỏi mình là nên dùng Color Profile nào cho đúng với mục đích: Nếu dùng để in ấn khổ lớn cho việc trình bày triển lãm nhiếp ảnh nghệ thuật, dự thi tranh giải nhiếp ảnh, làm Wedding Album. Trust me – nên set Working color profile to Adobe RGB1998. - Adobe RGB1998 có không gian màu rộng mở hơn nhiều so với đàn em nhỏ sRGB (Hence the s stand for small), Đặc biệt cường độ các kênh màu green-cyan phần midtones của Adobe RGB1998 chứng tỏ sự trỗi vượt hơn hẳn so với đàn em sRGB. Ngoài ra các kênh màu magentas, oranges, và yellows, bên highlights, các màu huy hoàng rực rỡ này cần thiết cho các hình ảnh bi thương, sáng toả hào quang của cảnh hoàng hôn mà sRGB không thể đạt đến!!! Màu Dark green xanh đậm của rừng lá cây cũng hơn hẳn sRGB. Cốt yếu của Adobe RGB1998 Working Color Space không chỉ nhắm vào sự thể hiện màu sắc trên các màn hình Monitors mà còn bao phủ lên, vượt tiêu chuẩn các gam màu CMYK mà các Color Printers hiện đại đang dùng để in ấn trên hành tinh. Hướng về tương lai, nếu bạn thích làm việc với 16 bits colors và biết đâu trong tương lai gần sẽ ra đời một loại printers mới dùng để in ấn với 16 bits thì tiện quá! Đây là điều có thể xảy ra lắm chứ. Ngược lại nếu không cần những tông màu mạnh mẽ trên. Thì sRGB sẽ là điều lựa chọn cuả bạn. 2-Nhưng nếu chỉ để dùng cho việc trình bày trang web hoặc tất cả những gì liên quan tới Internet thì việc Set Color Profile to sRGB là thích hợp hơn cả. sRGB có khoảng cách không gian gian màu nhỏ hơn - Bởi vì chủ trương của 2 tập đoàn Microsoft và HP khi đề xuất và tiêu chuẩn hoá sRGB là để làm việc với Internet. Các files hình ảnh cần được download hoặc upload với tốc độ nhanh chứ không cần chất lượng cao của ảnh. sRGB thường có độ compression cao dạng *.Jpg 8 bits. Vậy mục đích đã rõ rồi, bạn cần fải set color profile trong photoshop cho đúng. Muốn biết cách set cho đúng thì đã có các bài viết rất chi tiết, mạch lạc của các tác giả Teddyloves : Xong các phần căn bản trên , nào bây giờ ta hãy bắt đầu: 1-Việc trước tiên phải làm ngay là: Enlarge Photo Image, Muốn IN ra size nào thì hãy làm việc với size dó? Muốn In ra khổ 50x75cm, 300 PPI ? Hãy phóng lớn ngay bây giờ, nhưng nên chừa trừ ra 5% bề ngang, 5% bề dọc! Tại sao ? – Nhà In thường không để ý lắm, nên khi hình chủ thể, ảnh quá gần với border line thì khi in, nếu KTV không coi lại thì hình sẽ dễ bị crop mất đầu mất chân ! Những ai làm frame cho hình thì biết việc chừa ra 5% cho khung hình là điều cần thiết. Nhớ Set resolution (200~300 PPI) Tại sao ta phải phóng lớn hình cho đúng size ? – Okay – Common sense- Dễ hiểu: Không ai dùng ảnh với dung lượng Resolution THẤP chẳng hạn 800x600 (5x6cm) để chỉnh sửa cho thật tốt, thật đẹp rồi cuối cùng mới phóng đại lên size 20”x30” =(50x75cm) để đưa đi in!!!! Phần Hai - Thần chưởng Camera RAW 4.3.1 Thần chưởng Camera RAW 2-Bước thứ 2 - -Cần làm ngay là dùng phím tắt CTRL + L hoặc bấm chuột [Image->Adjustments->Levels ] để làm Cân bằng trắng. (While Balance) – Em không đi vào chi tiết phần này vì đã có nhiều tác giả viết rất là súc tích và mạch lạc rồi. Các bác có thể tham khảo một trong những bài này này của tác giả : nhvma : “ Cân bằng trắng (white balance), dễ thôi! “ Riêng đối với các bác có CS3 thì nên dùng chức năng Camera RAW 4.3.1 để mở File RAW và làm các thao tác Edit White Balance, Cân bằng trắng, khử Noise, chỉnh tông màu từng kênh riêng, căn tăng giảm khẩu độ (Exposure), cùng các chức năng khác. Xong, ưng ý rồi mới click vào hộp chọn Open Image (Nằm bên dưới, phía phải của màn hình) để thực thụ bước vào CS3. Camera RAW 4.3.1 là một chức năng mới toanh, thuộc loại võ nghệ hiếm quý trong CS3. Cái này dùng để Pre-xử lý RAW, JPG files rất powerfull, chính xác! với Mã lực khống chế 16 bits, đổi tone màu rất sắc và ngọt. Tab thứ tư tính từ bên trái sang còn có 1 chức năng [Convert to Gray scale] nặng ký, dùng để chuyển đổi hình màu ra Black & White tuyệt! Chức năng này cho phép ta làm phép phù thuỷ đến 8 tông màu riêng biệt như Reds/Oranges/Yellows/Greens/Aquas/Blues/Purples/Magentas/ - Các bác nào thích Black & White thì khỏi phải rên rỉ đi kiếm đâu chi cho mệt. Tất cả đều ẩn mình ở đây để chờ được khám phá! Nếu bạn muốn thử công lực của Camera RAW 4.3.1 xử lý JPEG File! Được thôi, Bạn hãy làm các thao tác sau đây: Khởi động CS3- Click chuột [Edit->Preferences->File handling…] Trong cửa sổ [File Compatibility] có hộp [Prefer Adobe Camera RAW for JPEG Files.] Click check mark để chọn phần này. Xong, bấm OK để thoát. Chỉ thế thôi - Bây giờ bạn bấm CTRL+O, chọn JPEG File để mở Files. - Xem hình: -------------- Voilà, Xin mời bạn bước vào Camera RAW 4.3.1 để khám phá sự kỳ diệu của 16 bits. Muốn tham khảo thêm về Camera RAW 4.3.1. Bạn hãy đọc bài của tác giả Spider77 biên tập với tựa đề: “Chỉnh tone màu ám xanh – phim nhựa “, rất hay. Coi như xong phần PRE-Edit nhé, Rồi cũng xong phần Enlarge Photo Image, đã nói ở trên ! Gosh! Enough lý thuyết! dài dòng quá làm các bác ngán ngẩm rồi! – Sorry. :) Dưới đây là hình phụ đề Enlarge Image: Tới đây xin bước ra ngoài đề một chút để mách nướccùng các bác. Nếu các bác không thích phần Enlarge Photo Image của photoshop, nên tìm Alien Skin Blow Up… plug-in . Võ nghệ cũng khá cao cường lắm đó. (Các bác thông cảm, em phải tuân thủ theo nội quy của Forum nhá:) ! Sorry! Mà nó thiếu gì trên kia kìa! ) 3- Bước thứ 3: CTRL+J và Khử Noise! Tin em đi, Hãy Zoom in 100% thì sẽ thấy Digital noises, rất nhiều đấy! Cẩn thận, khử noises cũng đồng nghĩa là dùng Filter -> Blur! Nếu không khéo hình sẽ rất soft! Sau khi khử Noises rồi processor trong máy bạn sẽ làm việc bớt vất vả hơn nhiều, tốc độ máy sẽ tăng lên nhiều, nhất là khi phải dùng đến những bộ lọc Filters cầu kỳ! - (Mách nước: Em nghe nói là bộ plug-in của nhà Imagenomic Noiseware Professional khá quá đi chớ! :) )Từ đây bạn có thể dùng các thao tác post-edit khác tuỳ sự đòi hỏi của tấm hình nhé. – Coi như xong tất cả phần chỉnh sửa nhé. 4- Save: lưu File bằng dạng *.psd và để qua một bên cho an toàn! 5- Flatten Image: Lưu tất cả layers, alpha chanel, rồi nén lại (Flatten Image) hình trở thành 1 layer mà thôi. Đó là 1 mặt hình đơn phẳng (flat image) 6- Bây giờ ta mới nên sử dụng lệnh Filter – Sharpen.-USM Đây là cách em thường nghịch: 1) Dùng phím tắt CTRL+J để nhân thêm một layer mới (Cho an toàn) 2) Click chuột : Filter->Sharpen->Unsharp Mask Chọn Amount 33%, Radius 1.0 Pixels, threshold level = 0 xong click OK. 3) Dùng phím tắt CTRL+F, đây là em chơi thêm lần nữa ấy thôi vì lần đầu chọn amount có 33%. Chưa đủ thế mạnh của độ sắc nét. Cái này cũng còn tuỳ từng ảnh và tuỳ các bác chọn sao cho hợp lý! 4) Click chuột vào hộp thoại của layer và chọn chế độ hoà trộn (blending mode) là Luminosity (nằm dưới cùng). Xong phần Sharpen Image....Quan sát xem hình có đủ sắc cạnh chưa? Chắc là khá hơn rồi đấy! -------- 6- Nhớ Flatten Image again! Photoshop - Một vài điều cần biết về Kỹ Thuật Digital Imaging! (Phần 2) Screen Resolution Vs Print Resolution Perfect! Bạn la lên, Oh. Nhìn đã quá! Cái tấm hình mà bạn mất thì giờ chụp, O bế bằng photoshop và bây giờ kết quả nhìn quá sức đẹp đẽ và huy hoàng. Ưng ý quá rồi! Thế là bạn hí hửng mang đi ra nhà in, hoặc in ngay bằng máy in của bạn. Nhưng ô kià sao nhìn lạ thế nhỉ! Rõ là nó được nhìn thấy rõ ràng và sắc sảo với độ view zoom 100% trên màn ảnh kia mà! Nhưng…. Bạn quên rằng trước khi được in bằng printer thì hình ảnh (images) này phải được máy in Printer xử lý bằng CMYK mode . Driver của Printer sẽ tiếp nhận images và điều chỉnh kích thước (size) cùng hoán chuyển tông màu (RGB sang CMYK colors) để in. Vì thế chưa chắc hình ảnh in ra lại được rõ ràng như thể ta nhìn thấy chúng trên màn hình computer nếu bạn không biết cách chỉnh sửa một vài chi tiết. Để có được một hình ảnh thấy được huy hoàng đẹp rực trên Monitors và ta cũng muốn nó đẹp như thế khi in, hay ít là đạt 75% so với màn hình khi được in ra trên giấy! Tức nhỉ, làm sao bây giờ? Xin thưa: Bạn phải biết cách làm sao để so sánh được sự khác biệt của hình ảnh sẽ được in bằng printers (output images) với hình ảnh hiện lên trên màn hình monitors! – Bài này làm cái việc giải thích về Screen Resolution. Cách chỉnh sửa Resolution PPI sao cho đúng. Đây chỉ là một phần giải thích nhỏ ngoài vấn đề mà bạn phải hiểu thêm về Color Managements, Monitor Calibration and Gamma, và Printer calibration…. Nhức đầu ghê! Bạn ơi dù muốn hay không, khi đã trót dại mê nó rồi! Nghề chơi thật lắm công phu đó bạn! Bạn đang phải đối diện dealing với các dạng Output colors của hình ảnh đấy. Monitor của bạn phóng hình lên cho mắt bạn thấy bằng hệ Adobe RGB1998 hoặc sRGB. Nhưng khi xuống bản in, Printer của bạn dùng CMYK (Cyan-Magenta- Yellow-Black). Nếu bạn vẫn chưa hiểu thì xin nói thêm: Sau khi đã có hình ảnh Input từ (Scanners, Digital cameras). CMM (Color Management Module) sẽ phóng hình lên màn Monitors cho mắt chúng ta được nhìn thấy bằng hệ RGB! (Công ty Adobe làm). (CMM = Photoshop hay các softwares khác) và sau đó khi ta ra lệnh in. Máy printers sẽ tiếp nhận và dùng CMYK để in trên giấy. (Papers). Hai hệ này khác nhau về nhiều điều mà bạn không cần phải biết nhiều chi tiết, chỉ cần biết rằng dù khác nhau như Âm và Dương nhưng lại làm việc chặt chẽ với nhau vô cùng mật thiết để tạo cho thế giới Computer những phòng Digital labs ngay trên máy bạn. RGB và CMYK đang đối thoại bằng hai ngôn ngữ khác nhau . Hãy cứ hiểu RGB/CMYK như ta hiểu cái khác biệt giữa Âm và Dương, giữa Ánh sáng và bóng tối. Màn hình monitors thì sử dụng các nguồn ánh sáng để tạo ra màu sắc (ta tạm gọi là Màu sắc Dương tính - additive colors). Ngược lại máy in (Printers) thì lại dùng mực in hấp thụ ánh sáng để tạo ra màu sắc in trên giấy trắng (tạm gọi là Màu sắc Âm tính - subtractive colors). Color_add_subtract.jpg - Thôi nhé, thế cũng tạm đủ cho phần color này còn nếu bạn muốn đào sâu thêm về Colors thì sẽ viết về topic này trong tương lai. Screen Resolution – Cách Chỉnh độ PPI trên màn hình chính xác! Trở lại topic trên. Nhiều lần và nhiều nơi, chúng ta thường gặp hàng chữ Screen resolution=72 PPI. Vậy nó mang ý nghĩa gì? – PPI là chữ tắt của Pixcel per inch. Thưa bạn, thời của màn hình 72 PPI đã quá xưa rồi, nó thực sự đã đi vào dĩ vãng. Đó là thời kỳ màn hình của những năm 1983, 1984 kia, có khi bạn chưa có mặt trên hành tinh này nữa! – Bây giờ thế giới chúng ta đã có những bước tiến nhảy vọt khá xa. Các Monitors hiện có trên thị trường có sức phát ra từ 96~120 PPI theo tiêu chuẩn trung bình. Thế nên muốn biết Monitor bạn đang sử dụng có bao nhiêu PPI thì hãy làm như sau đây: Click Start->Control Panel->Display->Settings hoặc right-click on the Windows wallpaper (Nền của destop), rồi click on Properties, Settings… và nhìn xuống khung cửa sổ có chữ : Screen resolution như hình minh họa dưới đây : Hãy ghi xuống số Screen Resolution của bạn như hình trên là 1680x1050 pixels. Kế tiếp là tìm 1 cái thước và đo chiều ngang cùng chiều đứng của monitor như hình bên dưới, Được bao nhiêu Inches chiều ngang x chiều dọc – Ghi xuống vào tờ giấy. - Rồi chưa, bây giờ ta động não một chút nhé. Làm một phép tính mà đứa con nít học lớp 4 cũng làm được ấy mà. Dễ thôi! – Nào: Lấy số Resolution ngang của màn hình là 1680 (theo thí dụ trên) chia cho trị số bề ngang của màn hình 17 (inch). Hoặc lấy số Resolution bề dọc 1050 chia cho : 10.3/4 (in) = ta có trị số 98 PPI (Pixel Per Inch) Đó là trị số PPI của Monitor màn hình mà bạn đã set trong Windows đấy! – Ghi cái trị số PPI này của bạn xuống nhé. Quan trọng đấy! Thí dụ khác: Màn hình Labtop của bạn là Dell Inspiron/9300 có screen resolution set = 1440x900. Đo Monitor ta có bề ngang=14.5, dọc= 9 in vậy PPI của Labtop =100 PPI. (Monitor của bạn có thể có resolution khác với hai thí dụ này nhé) Screen_PPI.jpg - My Labtop monitor size – Hãy theo hình minh hoạ để điều chỉnh độ Screen Resolution của bạn. Khỏi cần phải dài dòng gì nữa vì quá dễ mà, nhìn thì thấy biết cách làm sao ngay thôi.! Ghi Chú : Cần phân biệt tất cả những trình bày về PPI của Screen monitor (Màn hình máy tính) ở trên không liên quan gì đến DPI (Dots per inch) của Printers cũng như không liên quan gì đến độ Resolution= PPI (Pixels/Inch) của Image Size trong Photoshop! The Screen Zoom Ratio Factor Trong Photoshop: Phần này nói về The Screen Zoom Ratio Factor trong Photoshop: - Không quan trọng lắm bạn có thể lướt qua, nhưng nếu bạn là người có óc tò mò và có tính cầu toàn khi edit hình ảnh thì topic này bạn cũng nên biết qua! Bắt đầu nhé : Đã chỉnh Screen Resolution cho đúng độ PPI rồi, nào bây giờ ta cần khám phá một điều quan trọng khác nữa. Đó là Screen Zoom Ratio trong Photoshop! – Hãy coi chừng! – Nhìn vào tấm hình có những đường thẳng đen trắng ở bên dưới và hãy đọc lời chú thích phiá dưới tấm ảnh. Bạn cũng nên làm 1 tấm ảnh như thế và zoom thử thì biết ngay! – Đây là illustrations của 3 màn hình đã được copy & paste gộp lại bỏ chung vào 1 để đỡ tốn bandwidth của diễn đàn. - thực ra nó là 3 cái thử nghiệm lệnh View với các độ zoom khác nhau trong photoshop! Zoom_ratio.jpg Kết quả cho thấy, hình bị nhiễu loạn và méo mó ở các độ view 33.3%, 66.7% - và giữa các khoảng đó! Vậy thì nếu chúng ta muốn view hình trên screen (RGB) với độ trung thực mà không bị méo mó (distort) thì nên chọn ở các levels sau đây 25%, 50%, 100%, 200%, 300%, 400%. – Don’t trust me, Hãy tin vào mắt bạn hơn là Photoshop! Cho tới khi Photoshop tìm ra được một thuật toán Algorithm hoặc công thức toán học, phương trình nào khá hơn để loại bỏ hoặc tăng các pixels trong lệnh zoom mà hình ảnh không bị méo mó đi, chứ như theo cái vesion của CS3 hiện tại thì bạn nên tin vào nhãn quan của chính mình hơn !!! - ACTUAL PRINT SIZE: Ở trên ta đã bàn về Screen Resolution và các cấp độ view trên màn ảnh trong photoshop hầu giúp ta biết cách dùng view ở phần trăm nào để có cái nhìn trung thực của hình ảnh. Giờ đây chúng ta cần ứng dụng nó để thử nghiệm độ sắc cạnh của tấm hình (tưởng tượng) sẽ được in ra bằng printer (Output image) Hãy: Mở file ra và click Image->Image size tìm độ PPI trong hình Pict_origine.jpg Hình trên cho ta thấy Resolution là 267 PPI, Hình sẽ được in ở size 12inx8in. Ở mọi điều kiện thường tình, nếu ta chọn PPI từ 220 , trở lên 267, 300, hay 360 là ta có thể yên tâm vì đã có một tấm hình sẽ được in ra tốt! – Bây giờ ta hãy lấy thông số Image Screen Resolution 267 chia cho actual print resolution = 100 (PPI) ( theo dõi ở bài trên)= ta sẽ có thông số tỉ lệ nhân = 2.67. (Monitor của bạn có thể có các con số khác!) Vậy 2.67 là trị số nhân của độ in thực thụ. – Xong, ta Click cancel để thoát. -Click Image->Duplicate và đặt tên cho File là : actual_print_size -Click Image->Image size, và đổi độ Resolution thành 100. () -Check mark - Bôi đen để chọn [Scale style], chọn [Constrain Proportion], chọn [Resample Image]:, tuỳ chọn Bicubic (best for smooth gradients) - Xong, Click OK. Thoát - (Theo dõi hình minh họa trên) Nào bây giờ hãy Zoom lên cho đúng độ 100% và so sánh với File Origin. Đây mới thực thụ là khung đích thực của tấm hình mà bạn sẽ in ra bằng printer! – Hình ảnh nhỏ hơn đi vì chúng ta phải (down sampling) nó, bạn đừng ngạc nhiên! - Nhưng Ah.... chưa xong đâu, bạn cần làm một thao tác cuối cùng trước khi đưa xuống Printer như sau: Xin giới thiệu Smart Sharpen Filter. SMART SHARPEN FILTER - Độ lý tưởng trong việc setting AMOUNT VÀ RADIUS Sharpen hình ảnh có nhiều phương thức. (USM) đã được trình bày ở bài trước bây giờ xin giới thiệu bạn một ứng dụng thứ hai trong bộ lọc Sharpen của Photoshop: SMART SHARPEN FILTER Nếu theo dõi từ đầu bài đến bây giờ. Chúng ta đã biết khi ta đưa lệnh in xuống printer, thì driver của Printer đó sẽ đón nhận (Intercept) hình ảnh từ (RGB mode) sang CMYK qua hệ điều hành CMM (Color Mamagement Module (trong trường hợp này là Photoshop)). Tiến trình này ảnh hưởng đến độ sắc sảo của hình và làm mềm (soft, mờ) hình đi !. Để khắc phục, ta sẽ ra lệnh cho một chức năng trong photoshop đi truy tầm những haloes thường nằm tụ tập ở các biên cạnh (edges) trong hình rồi tạo thêm độ dày để nâng tương phản cần thiết, giúp hình trông rõ hơn khi in ra giấy ! Để làm được điều này ta thử nghiệm hình ảnh bằng Smart Sharpen Filter với cái trị số nhân của độ in thực thụ (2.67). Cái trị số quan trọng này chúng tôi đã bàn ở trên nếu bạn có theo dõi từ đầu. Nào ta hãy làm: Trở lại, mở File gốc dạng *.TIF mà bạn đã lưu ở trên với 267 ppi. Đây chính là File mà bạn muốn in, (Không phải File actual_print_size vì File này dùng để thử nghiệm so sánh mà thôi) Click Menu Tab: Filter->Sharpen->Smart sharpen… Sửa lại Amount và Radius như sau: Amount=150% Radius = 0.7x2.67=1.87 (2.67 là tỉ lệ nhân khác biệt đã bàn ở trên, Monitor của bạn có thể cho ra 1 con số khác) Vậy Radius=1.87 pixels là con số chính sác. Hãy điền con số này vào ô Radius và click OK để photoshop làm việc. (Thoát) Chú thích: Amount=100% là độ nguyên gốc tấm ảnh khi chưa sharpen, tăng them 50% nữa để tạo haloes dày hơn. - Radius= (0.5~0.9) là độ trung bình tuỳ chọn của ảnh khi chưa sharpen. Tăng lên 1.87 pixels để tăng độ tương phản của haloes Nào, mời bạn xem hình illustration bên dưới. Eye_smart_sharpen.jpg - Đối với mắt nhìn qua monitor screen bây giờ ta có thể thấy sự khác biệt, tuy có hơi quá độ, quá sắc nét. Nhưng thưa bạn, tin tôi đi, chúng ta cần điều này để tấm hình output được in sắc nét để bù lại sự yếu kém tông màu khi chuyển xuống printer - Bạn thử đi xem nào! Tóm tắt: The Conventional Sharpening Work Flow.(Đây chưa phải là hay nhất, nhưng…) 1) Edit Image hình trên Monitor (RGB) bằng đủ mọi phương cách non- destructive. với các Layers độc lập riêng. 2) Flatten Image – Lưu tất cả layers, alpha chanel, paths etc bằng PSD format.- Turn off (khoá lại) maximize File Compatibility để làm nhỏ dung lượng File…Xong dùng Layer-Flatten image để làm xẹp tất cả hình ảnh thành 1 layers rồi lưu file với dạng TIFF [LZW] mode riêng biệt. (Để khỏi override file *.psd) 3) Resample – Chọn Print size (Nghĩa là chọn size khi ta in ảnh): Image- >Image size với check mark (turn on ở hộp tuỳ chọn) [Resample Image]. Chẳng hạn Document size muốn in ở 8x10 in at 300 ppi- Ghi nhớ Quan trọng: Ta chỉ nên down sampling xuống (hạ ppi) và check [Resample Image] rồi click OK. Chứ không nên(up sampling) tăng PPI lên vì không có lợi gì hết ngoại trừ một vài plug in có thuật toán nội suy siêu đẳng như Blowup của Alien Skin! Để cho bạn dễ hiểu hơn: nếu bức ảnh gốc chỉ có 100ppi mà bây giờ bạn muốn tăng nó lên 300 ppi! Và hy vọng nó sẽ làm phép lạ cho ta cũng có chất lượng cao như thế! No! Photoshop chưa làm được phép lạ để upsampling được đâu! – No…. Not yet. Chẳng thà uncheck [Resample Image] và chọn kích thước (dimension) lớn hơn (Ta sẽ có PPI thấp hơn!!!) 4) Sharpen & Convert! Cuối cùng và chỉ có lúc này ta mới sharpen the Image. TIP: Bao giờ cũng nên khử noise trước, rồi mới sharpen the Image để làm sắc cạnh hình sau, (quá trình này không thể bị đảo ngược). Có như thế ta mới cứu vãn lại được độ sắc cạnh của hình ảnh trong tiến trình resampling cũng như tiến trình đưa qua print resolution! (Vì nó làm soft hình) - Nếu in bằng laser hoặc high quality Inkjet thì để nguyên File TIFF này (vì vẫn còn là Adobe RGB1998 hoặc rRGB mode) để In. Nhưng nếu phải đưa ra những Ấn quán thương mại (For commercial reproduction, process color output ) – Chỉ có lần này ta mới chuyển đổi (Convert) qua dạng CMYK trước khi giao cho nhà In mà thôi. Tuyệt đối ta không convert sang CMYK nếu in bằng laser printer hay là inkjet printer hay là các loại local printer device in trực tiếp tại nhà bằng computer của chúng ta bao giờ!!! How to Save TIF Lossless File:- Cách Lưu File ở dạng TIF (CMYK / 8 bits) Click Image->Mode->Chọn CMYK Colors, chọn ->8 bits/Channel. File->Save as: Lưu File ở dạng TIFF. Chọn ô LZW (Lossless) – Click OK Xin chúc mừng, Bạn đã thành công và có một bức hình sắc nét, sẵn sàng gởi đi nhà in! – Mà khi nhà In nhận được, Open File ra coi thấy dạng TIF CMYK. Họ sẽ biết rằng bạn là công dân photoshop, hoặc ít ra cũng rất đúng với câu : He know what the heck he’s doing! So don’t mess around with his Files! Photoshop - Một vài điều cần biết về Kỹ Thuật Digital Imaging! (Phần 3) Digital Imaging - Pixel, Resolution, PPI, DPI A- Digital Image Resizing 1- Pixels and images 2- DPI - thuật ngữ dễ gây ngộ nhận với PPI. 3-Confusion - Confusion! B- Resolution và kích thước bản in. 5- Layers là gì - Cách dùng Layers để tạo màu RGB & CMYK A- Understanding RGB Working Color space: B- Không gian làm việc CMYK: (để biết sự tạo màu của Printer) 6- Nhận dạng PPI: 7- Printer / print sharpness 8- Resampling 9- Pixels and Resolution in Web Browser 10 - Cần bao nhiêu PPI để có một bản In chất lượng ? Mục đích của bài viết này là làm sáng tỏ một đôi điều để cho các bạn mới vào Kỹ thuật số (Digital Imaging) hiểu thêm một cách rõ ràng chắc chắn về những sự việc, những gì liên quan đến hình KTS. Trong đó điều dễ gây ngộ nhận nhất là kích thước của tấm ảnh. Và hễ nói về KTS thì có 3 điều căn bản cần phải nắm vững : Pixels, Size, Resolution. 1- Pixels của hình: thí dụ: - 3000x2000 pixels 2- Size, Kích thước khung hình: - 4” x 6” = 15.24cm x 10.16 cm 3- Resolution (độ phân giải): - 100 Pixels per inch (ppi) Cả 3 điều trên liên hệ mật thiết với nhau mà vì không hiểu chúng tương tác, liên hệ với nhau như thế nào nên gây ra không ít phân vân, lẫn lộn, hoặc chỉ hiểu một cách chung chung, đại khái, mù mờ rồi trở thành không nắm vững vấn đề!!! - Thế là chết tiêu rồi còn gì vì trọng tâm của bất cứ phần mềm edit hình ảnh KTS nào rồi cũng đều đi đến đích điểm này: Đó là sự thay đổi các pixcels, resolution, size (kích thước) của tấm ảnh. - Một số sách vở mà tôi đã đọc qua in bằng tiếng Việt lại nói quá phớt lờ về điều này đôi khi còn hướng dẫn sai lạc nữa! Cách chung, vì là kỹ nghệ KTS tương đối mới mẻ, thường ta phân vân không biết ppi ảnh hưởng tới kích thước của bức ảnh trên màn monitor như thế nào?! - . Vậy ta vào đề nhé: 1- Pixels and images Tổng quát: Hình ảnh KTS gồm những ô hình chữ nhật chứa đầy pixels giống như tấm hình nằm bên dưới. Pixel là từ viết tắt của “picture elements – tạm dịch nguyên tố ảnh”. Ảnh này có kích thuớc ngang dọc là 52x35 pixels; tổng cộng là 1820 pixels, đó là resolution của tấm ảnh. Hình này đã được phóng đại lên nhiều lần, mục đích là để chúng ta quan sát hình dạng những pixels ấy. Chúng hiện ra như những hình vuông nằm san sát bên nhau khi đượcc phóng đại lên như thế! Và để lưu giữ lại trong computer thì hình ảnh KTS đã được tiêu chuẩn hoá duới dạng thức trữ liệu data (bytes) trong bộ nhớ của máy vi tính hoặc duới dạng hồ sơ (Files) mà ta thuờng gặp đó là các dạng JPEG, TIF, BMP, PNG, GIF, RAW etc... A bit of Technical terms: Mỗi pixel gồm có 8 bits (1 byte) cho ảnh trắng đen (B&W) hoặc là 24 bits (3 bytes) cho ảnh màu. 1 byte cho màu Đỏ (Red), 1 byte cho màu Xanh (Green) và 1 byte cho màu Xanh da trời (Blue). 8 bits tương ứng với (mũ) 2x8 = 256 tonal levels (Cấp độ tông màu) (0-255 - Dùng để tạo mã số sRGB) Dạng ảnh 16-bit B&W và 48-bit color image (ảnh màu) cũng thế. Mỗi pixel tương ứng với (1 mã số trong những mã số của mũ) 2x16 = 65,536 tonal levels (cấp độ tông màu). Ảnh 16/48 bits cho ta chất luợng cao nhất khi chỉnh sửa. Bạn có thể lưu ảnh bằng 8/24 bits (files) duới dạng TIF. PSD. “Resolution” của ảnh là tổng số các pixels. thí dụ: 1600x2000 = 3.2 Megapixels, Tương ứng với 3.2 megabytes nằm trong máy vi tính thuộc dạng ảnh 8 bit B&W, hoặc là 9.6 Megabytes cho dạng ảnh màu có 24-bit (3 bytes/pixel). 2- DPI - thuật ngữ dễ gây ngộ nhận với PPI. Thuật ngữ “Resolution=72 DPI” rất dễ gây ngộ nhận. Ta cần phân biệt màn ảnh monitor screen resolution khác với image resolution. – Đã có một số nhà chuyên môn cho rằng resolution là độ mịn, độ phân giải, tích luợng của màn hình (screen resolution) hay của 1 ảnh (image). Nhưng hiểu theo cách đơn giản thì “Resolution” là tổng số các pixels của màn hình, hay của ảnh (image) bằng cách nhân (Pixels ngang x Pixels dọc). Hình ảnh chứa càng nhiều Pixels thì hình càng có nhiều chi tiết! (

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphotoshop_mot_vai_dieu_can_biet_4213.pdf
Tài liệu liên quan