Phương pháp tạo hình Cao đẳng mầm non

I. Khái niệm chung về HĐTH

 1.1 Khái niệm chung về HĐTH ở trường MN

 HĐTH là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo, nó phản ánh hiện thực cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật, trong đó con người không chỉ khám phá và lĩnh hội thế giưới mà còn cải tạo nó theo quy luật của cái đẹp, gửi gấm vào đó tình cảm và linh hồn của người nghệ sĩ

 1.2. Quan hệ của bộ môn tạo hình với bộ môn khác

 Môn tạo hình có MQH với các môn học khác như: Hát múa, trò chơi, lQVT, KPKH, Tiếng Việt, LQTPVH những môn học này có MQH chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau.

 

ppt49 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Phương pháp tạo hình Cao đẳng mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH I. Khái niệm chung về HĐTH 1.1 Khái niệm chung về HĐTH ở trường MN HĐTH là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo, nó phản ánh hiện thực cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật, trong đó con người không chỉ khám phá và lĩnh hội thế giưới mà còn cải tạo nó theo quy luật của cái đẹp, gửi gấm vào đó tình cảm và linh hồn của người nghệ sĩ 1.2. Quan hệ của bộ môn tạo hình với bộ môn khác Môn tạo hình có MQH với các môn học khác như: Hát múa, trò chơi, lQVT, KPKH, Tiếng Việt, LQTPVH những môn học này có MQH chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. 1.3. Ý nghĩa của HĐTH đối với sự phát triển toàn diện của trẻ 1.3.1. Giáo dục trí tuệ HĐTH có QH chặt chẽ với với việc nhận thức cuộc sống xung quanh, vì muốn biết cuộc sống xung quanh cần phải nhận thức về nó Đầu tiên làm quen với tính chất của nguyên liệu, sau đó nhận thức được MQH giữa hành động và kết quả. Để có thể thể hiện vật một cách chuẩn mực, cần phải có khái niệm chính xác về nó, cần phải nhìn thấy được đặc điểm đặc trưng của vật, hình dáng, màu sắc của vật và quan hệ giữa các chi tiết. Trẻ phải học cách quan sát, phân tích, đánh giá so sánh vật này với vật khác và ghi nhớ để tái tạo lại trong tác phẩm tạo hình. Trong quá trình hĐTH trẻ khai thác được kinh nghiệm sử dụng một số dụng cụ hoạt động, điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ. 1.3.2 Giáo dục đạo đức Góp phần giáo dục cho trẻ biết yêu cái đẹp, cái tốt, củng cố những tình cảm tốt đẹp đã có ở trẻ Quá trình hoạt động tạo hình và kết quả của nó làm cho trẻ vô cùng sung sướng, hạnh phúc, điều đó cung cấp thêm niềm vui sống, trẻ thêm yêu, thêm gắn bó với những gì đã và đang thể hiện với cuộc sống xung quanh Trong giờ tạo hình sẽ hình thành những đức tính tốt như: tính tích cực, tự chủ, thích quan sát, biết lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ Việc tổ chức nhận xét sản phẩm của mọi người sẽ rèn luyện cho trẻ thành người biết quan tâm đến dến kết quả của bạn, biết đánh giá kết quả công bằng.1.3.3. Giáo dục thẩm mỹ Giờ học tạo hình tạo ĐK thuận lợi cho việc phát triển cảm xúc ở trẻ, sự phận tích các tính chất của vật như: hình dạng, cấu tạo, kích thước, màu sắc, vị trí trong không gian thúc đẩy sự phát triển của quá trình tri giác và khả năng nhận thức của trẻ.1.3.4. Giáo dục thể lực Tất cả các giờ tạo hình được tổ chức đều có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển thể lực của trẻ Các giờ TH có khả năng tạo nên trạng thái hưng phấn, sảng khoái, ảnh hưởng tốt tới hệ thần kinh và hoạt động của cơ thể nói chung. Giờ học TH tạo ĐK phát triển cơ tay của trẻ đặc biệt là bàn tay và các ngón tay, điều đó quan trọng trong việc học tiếng Việt ở trường phổ thông. 1.4. Đặc điểm phát triển khả năng tạo hình của trẻ 0-6 tuổi 1.4.1. Giai đoạn tiền tạo hình Giai đoạn đầu tiên trong trong giai đoạn phát triển các khả năng TH ở trẻ, lần đầu tiên trẻ có trong tay một chất liệu nào đó: giấy, bút màu, đất nặn trong ngôn ngữ SP người ta goi đây là giai đoạn tiền tạo hình bởi ở đây trẻ chưa thể hiện vật, thậm chí chưa có ý định và mong muốn thể hiện gì. Giai đoạn này có vai trò quan trọng đáng kể bởi trẻ được làm quen với tính chất của chất liệu TH, trẻ có thể lĩnh hội được một số hành động với vật liệu TH như: cách cầm bút, vạch những nét trên giấy, cách làm mềm viên đất1.4.2. Giai đoạn tạo hình Sản phẩm của trẻ ở giai đoạn này có đặc điểm sau: Sự thể hiện các vật trong bức vẽ hoặc nặn rất đơn giản, trong đó không những thiếu các chi tiết mà còn đôi khi cả một phần của những đặc điểm chủ yếu, nguyên nhân là do trẻ chưa có tư duy phân tích tổng hợp. Sang tuổi MGL đã có khả năng thể hiện một số động tác đơn giản của con ngườiVí dụ: chơi bóng- cánh tay giơ cao 1.5 Những phương pháp và thủ pháp hướng dẫn HĐTH trong trường MN1.5.1. Phương pháp quan sát*Sử dụng mẫuMẫu được hiểu là những vật hoặc hiện tượng được thể hiện trong quá trình quan sát trực tiếpMẫu có hình dáng đơn giản, các chi tiết rõ ràngMẫu cần đặt ở vị trí cao cho tất cả trẻ nhìn thấy: mẫu có thể là đồ chơi, các vật như cành cây, hoa, quả các loại nhưng không dùng mẫu là các con vật sống. Mẫu được để trong suốt giờ học Để trẻ nắm được tính chất và đặc điểm của vật mẫu, GV cần nắm được các phương pháp khảo sát vật nhằm hướng sự chú ý của trẻ vào hình dáng, kích thước, các chi tiết, tư thế, mầu sắc của vật. Quá trình khảo sát có thể chia thành 5 giai đoạn:+ Tri giác toàn diện+ Khảo sát có phân tích+ Xác định tương quan giữa các phần lớn và nhỏ+ Xác định màu sắc+ xem xét toàn bộ mẫu* Xem xét vật đầu giờ học Vào đầu giờ học GV cho trẻ xem xét một số vật có liên quan đến nội dung giờ học, cô và trẻ cùng nhau xác định tên gọi, đặc điểm đặc trưng của một số vật và có thể đề nghi trẻ nhắc lại một số kỹ năng thể hiện những vật phức tạp. Mục đích là nhằm cung cấp, gợi ý nội dung miêu tả, giúp trẻ nhớ lại một số cách thức miêu tả, phục hồi khái niệm của trẻ * Sử dụng hình mẫu -Hình mẫu là những bức vẽ thể hiện các kiểu trang trí( trang tró hình vuông, tròn) hoặc các hình vẽ theo kiểu sơ đồ - Trong trường mẫu giáo không nên sử dụng hình vẽ theo kiểu sơ đồ bởi nó ảnh hưởng không tốt đến khả năng sáng tạo của trẻ - Trong trường MG hình mẫu thường được sử dụng trong vẽ, trang trí với mục đích dạy cách xây dựng học tiết phát triển khuynh hướng nghệ thuật. Qua hình mẫu trẻ biết cách sắp xếp các chi tiết học tiết, cách phối hợp màu * Sử dụng tranh Tranh được sử dụng với những mục đích: - Củng cố khái niệm về những sự vật, hiện tượng gần gũi - Giải thích các phương tiện và cách miêu tả + Đối với trẻ MGB, tranh được sử dụng để giúp trẻ nhận biết các svht cần miêu tả nhưng không có ĐK để quan sát trực tiếp + Trẻ MGN có thể nhận thức được quan hệ giữa các nhận vật trong tranh, hành động của vật( đang làm gì) + Trẻ MGL có thể sử dụng tranh để cho trẻ làm quen với một vài phương pháp miêu tả ở trên mặt phẳng - Quá trình xem và phân tích tranh được tiến hành trước giờ học hoặc đầu giờ học không nên để tranh suốt giờ học bởi vì như vậy trẻ sẽ vẽ lại một cách máy móc, sự sao chụp này rất có hại vì trẻ sẽ vẽ mà không hiểu tại sao , điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kỹ năng tạo hình và khả năng sáng tạo của trẻ - Đôi khi trong giờ học có thể cho trẻ xem lại tranh với mục đích củng cố lại một vài chi tiết nào đó, sau đó cất đi. * Cách hướng dẫn của cô Làm Mẫu bằng điệu bộ và làm mẫu trên vật liêu - Làm mẫu bằng điệu bộ:( dùng tay vẽ trên không gian hình dáng cơ bản của vật) có thể khôi phục lại trí nhớ của trẻ về hình dáng chủ yếu của vật nếu như nó đơn giản. Trẻ càng nhỏ thì trình bày động tác tay có ý nghĩa càng lớn, MGB cô có thể cầm tay hướng dẫn cho trẻ vẽ nếu thấy cần thiết - Làm mẫu trên vật liệu toàn bộ vật( lên bảng): phương pháp này được sử dụng khi cung cấp những kỹ năng mới, thường sử dụng lớp mẫu giáo bé và trong các giờ dạy theo mẫu 1.5.2. Phương pháp dùng lời*Đàm thoại Vào đầu giờ học cô và trẻ cùng nhau trò chuyện, trao đỏi về đề tài sẽ tiến hành. Mục đích của đàm thoại là gợi lại trong trí nhớ của trẻ những hình ảnh đã cảm thụ từ trước( đàm thoại ngắn gọn không quá 3 phút) nhưng có nội dung và tình cảm*Sử dụng những hình ảnh văn học Những câu chuyện kể, câu đố có thể sử dụng để cung cấp kiến thức, biểu tượng cho trẻ về nội dung cần vẽ*Phương pháp chỉ dẫn và giải thích của cô giáoGiải thích nhiệm vụ của giờ học và cách tiến hành công việcLời chỉ dẫn của cô giáo đồng thời với trực quan, miêu tảĐối với MGN, MGL lời chỉ dẫn cũng có thể sử dụng độc lập gợi cho trẻ nhớ lại những phương pháp cần thiết khi vẽKhi nhận xét nên nhẹ nhàng, khéo léo chỉ ra ưu, khuyết điểm của trẻ 1.5.3 Phương pháp thực hành Nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của trẻ, muốn cho kiến thức trở nên sâu sắc, những hành động trở thành kỹ năng, kỹ xảo cần phải biết áp dụng chúng, ôn lại và luyện tập trong các dạng hoạt động khác nhau 1.6. Tổ chức cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật1.6.1. Tranh minh họa cho sách1.6.2Các tác phẩm hội họa và đồ họa1.6.3. Các tác phẩm điêu khắc nhỏCHƯƠNG 2 HƯỚNG DẪN TẠO HÌNH THEO CÁC THỂ LOẠI I. Hướng dẫn trẻ vẽ ở trường MNHướng dẫn vẽ theo mẫu1.1 Trẻ từ 2-3 tuổi-Trẻ từ 2-3 tuổi vẽ còn vụng về, tay đưa bút chưa có sự kiểm tra của thị giác. -Trẻ từ 3-4 tuổi vẽ bắt đầu có hình thù, chú ý đến hình mẫu, thích vẽ theo ý thích, hình vẽ tự do *Nội dung-Trẻ 2-3 tuổi: Làm quen với nguyên liệu vẽ và biết cách cầm bút vẽ. Dạy trẻ các kỹ năng: nét thẳng dọc, thẳng ngang, hình tròn khép kín Dạy trẻ làm quen với màu: xanh, đỏ, vàng, biết chọn màu theo ý thích và di màu thành mảng1.2 Trẻ 3-4 tuổi: -Nội dung dạy theo chủ đề, vẽ các đường nét, sắp xếp đường vẽ trên tranh -Dạy trẻ phối hợp các đường nét thể hiện đặc điểm chính của đối tượng -Dạy trẻ cách xếp hình vào giữa tờ giấy - Cung cấp cho trẻ một số biểu tượng đơn giản về đồ vật, con vật gần gũi thông qua việc quan sát và miêu tả bằng lời -Cho trẻ làm quen với một số tranh ảnh ở dạng đơn lẻ hoặc trên tranh có đề tài đơn giản * Phương pháp hướng dẫnTổ chức theo giờ họcTrẻ 2-3 tuổi học theo nhóm từ 10-15 trẻ, thời gian học từ 10-15 phútTrẻ 3-4 tuổi tổ chức học theo lớp, thời gian học từ 15-20 phútChuẩn bị cho giờ họcCung cấp biểu tượng cho trẻChuẩn bị trực quan và đồ dùng học tập cho trẻ1.3 Trẻ 4-5 tuổi Dạy trẻ thể hiện các vật có dạng hình tròn và hình vuông góc, truyền đạt cấu tạo, hình dáng chủ yếu của các chi tiếtDạy trẻ sử dụng màu như một phương tiện truyền cảm nghệ thuậtPhát ttriển khả năng bố cục( vẽ vật ở trung tâm tờ giấyHoàn thiện các kỹ năng kỹ thuật trong việc tô màuDạy trẻ thể hiện mối quan hệ tỉ lệ giữa các phần1.4 Trẻ 5-6 tuổi-Dạy trẻ biết truyền đạt đúng hình dáng của vật, kích thước và vị trí các phần-Dạy trẻ thể hiện một số động tác đơn giản-Thể hiện cảm xúc về màu sắc-Phát triển các kỹ năng, kỹ thuật* Hướng dẫn trên giờ vẽHoạt động 1: Quan sát mẫu, hướng dẫn kỹ năng vẽ- Giáo viên sử dụng thủ thuật có liên quan đến nội dung bài học nhằm gây hứng thú: bài hát, thơ, chuyện kể- Đàm thoại về chủ đề có liên quan đến nội dung bài họcGiới thiệu bài và giao nhiệm vụKhảo sát mẫu, giải thích mẫu: cho trẻ xem và đàm thoại mẫu giúp trẻ nắm được hình dáng, kích thước, màu sắc vị trí của đối tượngCô giáo làm mẫu cách thể hiện: GV làm mẫu kết hợp với hướng dẫn kỹ năng tạo tạo hìnhGiáo dục theo nội dung bài họcHoạt động 2: Trẻ thực hiện ( chiếm 2/3 thời gian của tiết học) - Cho trẻ về bàn thực hiện- GV bao quát, hướng dẫn, nhắc nhỡ trẻ khi gặp khó khănHoạt động 3: Nhận xét sản phẩmGv cho tất cả trẻ treo sản phẩm lên để cả lớp quan sát và nhận xét( chọn một số sản phẩm đẹp và chưa đẹp nhận xét 2. Hướng dẫn trẻ vẽ theo đề tài 2.1 Nội dung2.1.1Trẻ 4-5 tuổiDạy trẻ cách thể hiện 2-3 vật có quan hệ với nhauCho trẻ làm quen với phương thức thể hiện không gian trên mặt phẳng( Thể hiện vài vật trên một đường thẳng hoặc bố trí vật trên khắp tờ giấyDạy trẻ thể hiện MQH giữa các vật đúng mối tương quan tỷ lệ giữa các vật phù hợp với vị trí của chúng trong không gian.Tùy theo lứa tuổi nhiệm vụ này được thực hiện với mức độ phức tạp dầnVí dụ: vẽ ngôi nhà cạnh một cái cây và một cái ghế2.1.2 Trẻ 5-6 tuổi- Ở lứa tuổi này, nội dung tranh của trẻ phong phú hơn, trẻ không chỉ thẻ hiện nhân vật chính trong mà cả bôi cảnh xung quanh, nhiệm vụ đào tạo được nâng cao hơn-Phát triển kỹ năng thể hiện bố cục nhiều tầng trong không gian- Dạy trẻ thể hiện MQH giữa các vật thông qua hành động của vật và vị trí của chúng trong không gian, truyền đạt đúng mối tương quan giứa các vật phù hợp với vị trí của chúng trong không gian2.2 Phương pháp hướng dẫn Hoạt động 1: Quan sát mẫu, hướng dẫn kỹ năng vẽ- Giáo viên sử dụng thủ thuật có liên quan đến nội dung bài học nhằm gây hứng thú: bài hát, thơ, chuyện kể- Đàm thoại về chủ đề có liên quan đến nội dung bài học- Cho trẻ quan sát một số tranh ảnh và cho trẻ nhận xét về hình dáng, kích thước, màu sắc, vị trí của đối tượng trong tranhHỏi ý tưởng của trẻ sẽ vẽ gì? Khi vẽ trẻ sử dụng những gì?Giáo dục theo nội dung bài họcHoạt động 2: Trẻ thực hiện ( chiếm 2/3 thời gian của tiết học - Cho trẻ về bàn thực hiện- GV bao quát, gợi ý, hướng dẫntrẻ khi gặp khó khănHoạt động 3: Nhận xét sản phẩmGv cho tất cả trẻ treo sản phẩm lên để cả lớp quan sát và nhận xét( chọn một số sản phẩm đẹp và chưa đẹp nhận xét3. Hướng dẫn trẻ vẽ theo ý thích 3.1 Nội dung3.1.1. Trẻ 3-4 tuổiCho trẻ làm quen với một số dụng cụ cần thiết cho hoạt động vẽ và học cách sử dụng chúngHọc cách thể hiện đường thẳng, đường cong tròn Dạy trẻ cách thể hiện một vài vật đơn giản có dạng các đường thẳng, hình tròn thể hiện những đặc điểm cơ bản và màu sắc của chúng( ông mặt trời, quả bóng bay)Biết phân biệt, gọi tên các hình cơ bảnLàm quen với một số chất liệu tạo hình như: giấy, đất nặn, bút chì màuTrẻ biết vạch lên giấy những nét chì đậm nhạt2.1.2 Trẻ 4-5 tuổi- Dạy trẻ thể hiện các vật có dạng hình tròn, hình vuông, truyền đạt cấu tạo, hình dáng chủ yếu cuả các chi tiết- Dạy trẻ cách sử dụng màu như một phương tiện truyền cảm nghệ thuậtPhát triển khả năng bố cục( vễ ở trung tâm tờ giấy)Dạy trẻ thể hiện MQH tỷ lệ giữa các phần 2.1.3. Trẻ 5-6 tuổi- Dạy trẻ biết truyền đạt đúng hình dáng của vật, kích thước và vị trí của các phần- Dạy trẻ thể hiện một số động tác đơn giản của nhân vật và lột tả được đặc điểm riêng3.2 Phương pháp hướng dẫn Hoạt động 1: Trò chuyện- Giáo viên sử dụng thủ thuật có liên quan đến nội dung bài học nhằm gây hứng thú: bài hát, thơ, chuyện kể, trò chơi- Trò chuyện về chủ đề có liên quan đến nội dung bài học- Cho trẻ quan sát một số tranh ảnh, clip và cho trẻ nêu ý kiến về nội dung của đối tượng trong tranh bằng cách đàm thoạiGợi ý để trẻ nói về ý tưởng của trẻ sẽ vẽ gì? Khi vẽ trẻ sử dụng những gì?Giáo dục theo nội dung bài họcHoạt động 2: Trẻ thực hiện ( chiếm 2/3 thời gian của tiết học - Cho trẻ về bàn thực hiện- GV bao quát, gợi ý, hướng dẫntrẻ khi gặp khó khănHoạt động 3: Nhận xét sản phẩmGv cho tất cả trẻ treo sản phẩm lên để cả lớp quan sát và nhận xét( chọn một số sản phẩm đẹp và chưa đẹp nhận xét 2. Hướng dẫn trẻ nặn ở trường MN 2.1 Hướng dẫn trẻ 2-3 tuổi*Đặc điểm lứa tuổiTrẻ 3 tuổi đã phát triển khả năng bắt chước các hành động, khả năng phối hợp động tác phát triển hơnTrẻ có thể phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các hình thức học cơ bản điều này cho phép có thể dạy trẻ học nặnMặc dù vậy dự phối hợp động tác của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ chưa đủ khả năng kiểm tra hoạt động của tay bằng mắt, khả năng chú ý còn chưa bền vững* Nội dung, phương pháp - Hình thành ở trẻ hứng thú đối với hoạt động nặn -Cho trẻ làm quen với chất liệu nặn và học cách sử dụng chúng, lĩnh hội những kỹ năng, kỹ thuật: Từ miếng đất lớn lấy ra miếng đất nhỏ, nhào trộn, gộp lại-Dạy trẻ nặn những hình đơn giản từ kỹ năng lăn dọc, xoay tròn, ấn bẹt- Trong những giờ học đầu tiên, cô cho trẻ làm quen với những tính chất của vật liệu sau đó dạy trẻ nặn hình trụ bằng cách lăn đất giưuã 2 lòng bàn tay hoặc trên bảng gỗ, sau đó dạy trẻ xoay tròn miếng đát thành hình khối tròn, tiếp theo nặn hình tròn dẹt bằng cách ấn bẹt hình khối tròn. Sau khi trẻ đã tiếp thu cách nặn những hình chủ yếu, có thể cho trẻ nặn một số vật đơn giản có găn 2 bộ phận với nhau2.2 Trẻ 3-4 tuổi Đặc điểm lứa tuổiCác quá trình tâm lý phát triền hơn, đặc biệt là phát triển tư duy, trẻ có thể nhận biết được đặc điêm của vật, hiểu được những đặc điểm đơn giản giữa các vật*Nội dung , phương pháp-Dạy trẻ nặn một số vật có dạng hình tròn hoặc hình trụ, thể hiện những đặc điểm riêng của chúng( cam, quýt, cà rốt, của cải( - Dạy trẻ thể hiện vật có vài bộ phận như: câu nấm, thỏ, gà con- Dạy trẻ một số kỹ năng mới như làm lõm, nặn bát đĩa2.3 trẻ 4-6 tuổi*Đặc điểmKhả năng hoạt động của ngón tay linh hoạt hơn. Tư duy, trí nhớ, khả năng tưởng tượngvà sự tập trung chú ý của trẻ phát triển hơnNội dung dạy trẻ nặn lứa tuổi này nâng cao hơn. Dạy trẻ nặn người, và vật từ một khối đất nguyên*Nội dungCho trẻ quan sát hình dáng chùng của vật sau đó hướng sự chú ý của trẻ vào từng bộ phận, chi tiết- MGL cho trẻ nhận xét về hình dáng, đặc điểm của từng bộ phận3. Hướng dẫn trẻ xé, cắt ở trường MN3.1. Trẻ 2-3 tuổiĐầu tiên cô cho trẻ làm quen với các dạng hình học( Hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật), cung cấp cho trẻ những kiến thức về màu sắc như màu xanh , đỏ, vàng, đen, trắngDạy trẻ cách dán giấy bằng hồ dán. Vì trẻ chưa đủ khả năng dùng kéo nên đầu tiên cho trẻ dán hình đã cắt sẵnHướng dẫn cho trẻ kỹ năng dán: quét hồ lên mặt trái của hình cần dán, đặt hình lên chỗ dán, dùng hai tay miết nhẹ.3.2 trẻ 3-4 tuổiPhát triển ở trẻ kỹ năng xé và cắt( đường thẳng, đường tròn, cắt theo giấy gấp đôi, xé theo các hình nhất định)Phát triển khả năng trình bày bố cục3. trẻ 4-6tuổiLớp mẫu giáo nhỡ khi dạy GV vừa sử dụng hinh cắt sẵn, vừa tiến hành dạy trẻ tự cắt bằng kéo. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng là dạy trẻ biết cách sử dụng kéoNhững giờ học sử dụng kéo GV nên chia theo nhóm nhỏ để dẽ quan sátGV hướng dẫn trẻ cách cầm kéo cho đúng, cách cắt so cho giấy đứt gọn không bị ráchỞ MG nhỡ, GV có thể sử dụng PP sử dụng mẫu. Khi phân tích mẫu ngoài hình dáng và màu sắc cô cần hướng chú ý của trẻ vào kích thước và số lượng các chi tiếtKhi nhận xét sản phẩm GV cùng trẻ phân tích về các mặt như : nội dung, hình thức thể hiện và cách dán cẩn thận hay cẩu thảMẫu giáo lớn thường sử dụng hình thức làm việc tập thể, mỗi trẻ một phần công việc4. LẬP KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH THEO CÁC THỂ LOẠIĐề tài:Thể loại:Lứa tuổi:Thời gian:Người dạyMục tiêuBiết sử dụng vật liệu để tạo ra sản phẩm đẹpPhối hợp các kỹ năng để tạo ra sản phẩm và gọi tênCó thái độ học tập nghiêm túc, ý thức được cái đẹpII. Chuẩn bịCô: Đồ dùng dạy học, nguyên vật liệu, phương tiện dạy họcTrẻ: Đồ dùng học tâp, nguyên vật liệuHoạt động1: Quan sát , hướng dẫn kỹ năng- Gây hứng thú bằng một số thủ thuât: trò chơi, câu đố, chuyện kể..- Củng cố hoặc cung cấp biểu tượng, kiến thức và kỹ năng cần thiết để trẻ hiểu nhiệm vụ- Cho trẻ quan sát mẫu và đàm thoại về mẫuCô làm mẫu kết hợp hướng dẫn kỹ năng( nếu thể loại mẫu). Nếu thể loại đề tai và ý thích cô không làm mẫu chỉ gợi ý cho trẻ nhận xét về màu sắc, kích thước của sản phẩmGiáo dục trẻ theo nội dung đề tàiHoạt động 2: Trẻ thực hiện( chiếm 2/3 thời gian tiết học) GV giao nhiệm vụ, quan sát, hướng dẫn riêng trẻ trong quá trình thực hiện sản phẩmHoạt động 3: Nhận xét sản phẩm( 3-5 phút)Cô và trẻ cùng nhận xét, phân tích sản phẩmIII. Tiến trình hoạt độngKiểm traLẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNHĐề tài: Động vậtThể loại: Vẽ theo đề tàiLứa tuổi: Mẫu giáo nhỡNhóm 1 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Xé dán thuyền trên biển (Đề tài) Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn Nhóm 1TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Vẽ con gà( Tiết mẫu)Lứa tuổi: Mẫu giáo bé Nhóm 2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Nặn con vật (Đề tài ) Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn Nhóm 2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Vẽ tàu hỏa(Tiết mẫu)Lứa tuổi: Mẫu giáo bé Nhóm 3 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Nặn củ cà rốt (Đề tài ) Lứa tuổi: Nhóm trẻ lớn Nhóm 3 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Xé dán lá cây theo ý thíchLứa tuổi: Mẫu giáo lớn Nhóm 4 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Cắt dán ngôi nhà theo ý thích Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn Nhóm 4 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Vẽ con vật( Đề tài)Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ Nhóm 1 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Xé dán xe ô tô (Tiết đề tài) Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn Nhóm 1TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Vẽ con mèo( Tiết mẫu)Lứa tuổi: Mẫu giáo bé Nhóm 2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Nặn quả cam (Tiết mẫu) Lứa tuổi: Nhà trẻ Nhóm 2TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Tạo con vật theo ý thíchLứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ Nhóm 3 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Vẽ ô tô tải (Tiết mẫu) Lứa tuổi: Mẫu giáo bé Nhóm 3TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Nặn quả(Tiết đề tài)Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn Nhóm 4 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Vẽ ông mặt trời (Tiết mẫu) Lứa tuổi: Mẫu giáo bé Nhóm 4TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH xé dán hoa (Tiết đề tài)Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptphuong_phap_tao_hinh_cao_dang_mam_non.ppt
Tài liệu liên quan