Phương pháp thực hiện đề tài Nghiên cứu khoa học - Trịnh Văn Bều (Phần 1)

Khoa học là một hoạt động xã hội đặc biệt của con người. Sự phát triển

của khoa học là một trong những cơ sở quan trọng của sự phát triển xã hội. Với

bất kỳ quốc gia nào, muốn giàu có và cường thịnh đều phải dựa vào các thành

tựu của khoa học. Vì thế, nghiên cứu khoa học là một trong những công việc có

tầm quan trọng đặc biệt. Hiện nay, không chỉ ở trong các trường đại học, các

viện nghiên cứu mà ở mọi cơ sở sản xuất, trên những cách đồng hay trong nhà

máy, xí nghiệp, hoạt động nghiên cứu khoa học đều đang được nhiều người hết

sức quan tâm. Trong các trường đại học, nghiên cứu khoa học đang là một hoạt

động quan trọng góp phần đào tạo nên những con người có bản lĩnh, có khả

năng sáng tạo, biết hòa nhập và thích ứng với cuộc sống. Tuy nhiên, công việc

nghiên cứu không chỉ đòi hỏi nỗ lực và sự quyết tâm mà còn cần được thực hiện

theo những phương pháp khoa học

pdf19 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phương pháp thực hiện đề tài Nghiên cứu khoa học - Trịnh Văn Bều (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
U TRA, THU THẬP THÔNG TIN 14 3.2.1. Quan sát Quan sát là phương pháp sử dụng một cách có chủ định, có kế hoạch, các giác quan cùng với ngôn ngữ viết và các phương tiện kỹ thuật (máy ảnh, quay phim, camera, máy ghi âm...) để ghi nhận, thu thập những thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu. 3.2.2. Trò truyện, phỏng vấn Đây là phương pháp đặt ra những câu hỏi cho người đối thoại, dựa vào câu trả lời của họ để trao đổi, hỏi thêm nhằm thu thập các tin tức liên quan đến việc nghiên cứu. Kết quả phỏng vấn sẽ rất giá trị nếu chọn đúng đối tượng có thể cung cấp thông tin chính xác, những người trong cuộc, người có nhiều kinh nghiệm, am tường về vấn đề cần tìm hiểu. Khi tiến hành phỏng vấn cần chú ý: - Chuẩn bị trước các câu hỏi phục vụ cho mục đích điều tra, các gợi ý cần thiết nếu đối tượng khó trả lời. - Thời gian, địa điểm, khung cảnh của cuộc phỏng vấn. - Trang phục và tác phong của người phỏng vấn cần phù hợp với đối tượng phỏng vấn. - Rút ngắn khoảng cách, tạo sự tin tưởng, không khí cởi mở, dễ thổ lộ cho người trả lời. - Cách ứng xử: biết quan sát, lắng nghe, im lặng, kiên nhẫn, không tỏ thái độ cá nhân, bình luận hay tranh luận về nội dung cần tìm hiểu. - Phải biết đánh giá và sàng lọc các thông tin thu được. Nếu có thể phỏng vấn được nhiều đối tượng thì thông tin sẽ chính xác hơn. 3.2.3. Điều tra bằng phiếu câu hỏi Đây là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn người nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó (thường các câu hỏi được in thành phiếu). Đây là một công cụ quan trọng để thu thập thông tin, là chiếc cầu nối giữa người nghiên cứu với người trả lời. Nếu câu hỏi được soạn thảo tốt sẽ cho ta thông tin đầy đủ, chính xác, tin cậy. Ngược lại thì khả năng thu thập thông tin sẽ giảm, có khi còn bị méo mó, xuyên tạc, không đúng thực tế. 3.2.3.1. Các loại câu hỏi dùng trong điều tra a) Câu hỏi mở: có nhiều cách trả lời khác nhau và thường khó trả lời, người viết được tự do trả lời nhưng phải suy nghĩ và tìm cách diễn đạt. Câu hỏi mở cho ta biết khá đầy đủ các khía cạnh của vấn đề nghiên cứu mà nhiều khi ta không dự đoán hết được. Nó thường được dùng trong việc tìm kiếm, phát hiện những ý tưởng mới, hoặc để xây dựng các câu hỏi đóng. Tuy nhiên kết quả thu được gây nhiều khó khăn trong việc xử lý thống kê. Đôi khi không thu được câu trả lời nếu người viết thiếu nhiệt tình hay không có thời gian. b) Câu hỏi đóng: luôn kèm theo những câu trả lời đã được chuẩn bị trước, người viết chỉ cần đánh dấu vào các ô có sẵn nên dễ trả lời, mất ít thời gian, đỡ phải suy nghĩ căng thẳng. Câu hỏi này đảm bảo tốt tính khuyết danh và thuận tiện trong việc xử lý thống kê. Tuy nhiên nó đòi hỏi tất cả các khía cạnh của vấn đề nghiên cứu phải được thể hiện đầy đủ để cho người trả lời có thể lựa chọn được phương án phù hợp. Câu hỏi đóng cũng bao gồm cả câu hỏi xác nhận có hoặc không và câu hỏi dạng ma trận, câu hỏi tìm hiểu về mức độ cao thấp (mức độ quan trọng, mức độ khó khăn, mức độ ảnh hưởng, mức độ đồng ý: đồng ý, đồng ý một phần, không có ý kiến, không đồng ý) Ví dụ: Bạn hãy cho biết về mức độ cần thiết và tác dụng của các hoạt động rèn kĩ năng dạy học của sinh viên 15 Stt Hoạt động rèn kĩ năng Cần thiết Tác dụng 1 Đọc diễn cảm 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 2 Phát biểu trước lớp 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 3 Xeminar, thuyết trình 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 4 Kể chuyện trên lớp 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 5 Tóm tắt nội dung bài học 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 6 Đặt câu hỏi 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 7 Làm việc theo nhóm ghép đôi 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 8 Làm việc theo nhóm lớn 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 9 Hỏi đáp theo hình thức “Vui để học” 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 0 Viết thu hoạch sau TTSP 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 c) Câu hỏi hỗn hợp: câu hỏi đã có một số phương án trả lời, nhưng còn bỏ trống để người trả lời điền thêm các phương án khác. Ví dụ: Bạn hãy cho biết động cơ học tập của bạn hiện nay: - Vì truyền thống, danh dự của gia đình  - Vì ham mê nghiên cứu, tìm tịi khoa học  - Yêu thích nghề giáo viên  - Rất muốn trở thành giáo viên giỏi  - Cần có một tấm bằng đại học  - Rất muốn phấn đấu vươn lên  - Chưa xác định được động cơ  - Động cơ khác (nếu có xin bạn hãy chỉ rõ): ....................................................................... d) Câu hỏi phân tầng: chia đối tượng nghiên cứu ra thành những nhóm khác nhau, sau đó có những câu hỏi riêng cho từng nhóm. Ví dụ: Bạn có tham khảo thêm tài liệu ngoài giáo trình : a. Thường xuyên  b. Tham khảo khi giáo viên yêu cầu  c. Không tham khảo do : c1. Không có tài liệu  c2. Không có thời gian  3.2.3.2. Thiết kế phiếu điều tra 16 Một phiếu điều tra thường có 3 phần: giới thiệu mở đầu, phần nội dung chính và phần cám ơn. a) Phần giới thiệu nên có: - Tên người hay tổ chức đứng ra nghiên cứu, mục đích điều tra. Cần làm cho người viết phiếu thấy việc tham gia là có ích và quan tâm đến vấn đề nghiên cứu bằng cách nêu rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc trả lời. - Có thể tìm hiểu một vài thông tin sơ lược về người viết phiếu như độ tuổi, giới tính, trình độ ... tùy theo yêu cầu của việc nghiên cứu. Tuy nhiên cần đảm bảo tính khuyết danh, giữ bí mật, an toàn và tạo sự tin tưởng cho người viết phiếu. - Có thể kèm theo hướng dẫn cách điền, ghi phiếu, cách trả lời. b) Phần nội dung chính bao gồm các câu hỏi để thu thập thông tin. Các câu hỏi nên xếp theo một trật tự logic, theo từng nhóm vấn đề, thứ tự thời gian, từ bao quát đến cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp... Tuy nhiên đôi khi người ta lại chú ý đến yếu tố tâm lí hơn là trật tự về nội dung. Các câu hỏi tiếp xúc, dương tính nên để ở đầu. Các câu hỏi khó, phức tạp và câu hỏi nhạy cảm nên để cuối cùng. c) Cuối cùng là phần cám ơn, có thể giới thiệu địa chỉ của người nghiên cứu để khi cần thiết có thể trao đổi thông tin. 3.2.3.3. Những yêu cầu khi soạn phiếu điều tra 1. Xác định trước mục đích và nội dung cần điều tra, số câu hỏi với từng nội dung. 2. Các câu hỏi cần bao quát hết nội dung điều tra, những nội dung quan trọng cần nhiều câu hỏi, có thể dùng câu hỏi phụ để kiểm chứng. 3. Số câu hỏi cần vừa phải (với từng đối tượng và từng trường hợp cụ thể). Nếu quá ít lượng thông tin thu được sẽ hạn chế, quá nhiều gây căng thẳng thần kinh. Cần xem xét, cân nhắc kỹ tác dụng của từng câu hỏi (đem lại thông tin nhiều hay ít, có hướng vào mục đích cần điều tra không), loại bỏ những câu hỏi không cần thiết, kém chất lượng. Những câu hỏi có nội dung gần trùng nhau nên gộp lại thành một câu hoàn chỉnh. 4. Câu hỏi cần ngắn gọn, chính xác, đơn nghĩa, đảm bảo mọi đối tượng đều hiểu như nhau. 5. Câu hỏi phải dễ hiểu, phù hợp với trình độ đối tượng để sau khi phát phiếu không cần giải thích gì thêm. 6. Mỗi câu hỏi chỉ nên tập trung vào một phạm vi hẹp, một vấn đề rất cụ thể để dễ trả lời, không mất nhiều thời gian. 7. Nên hạn chế việc dùng các câu hỏi mở (mất thời gian suy nghĩ và tìm cách diễn đạt, khó khăn với những người khả năng diễn đạt bị hạn chế). Nếu dùng loại câu hỏi này thì phải khêu gợi được hứng thú của người trả lời. 8. Câu hỏi cần gây chú ý và nhiệt tình của đối tượng. Tạo tâm lý nhẹ nhàng, thoả mái, làm cho đối tượng muốn trả lời. 9. Hình thức phiếu câu hỏi cần đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học vì nó ảnh hưởng đến sự nhiệt tình của người viết phiếu. Khi cần có thể thêm hình vẽ minh hoạ để gây hứng thú, giảm bớt căng thẳng. 10. Trước khi điều tra diện rộng cần làm thử để chỉnh sửa các câu có chất lượng kém. 3.2.4. Phương pháp chuyên gia Đây là phương pháp sử dụng trình độ trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định, tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề nghiên cứu. Cần chú ý chọn đúng các chuyên 17 gia am hiểu về vấn đề nghiên cứu, có phẩm chất trung thực, khách quan khoa học. Để lấy ý kiến chuyên gia có thể thông qua hội nghị, hội thảo, phỏng vấn hay phiếu điều tra 3.2.5. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động Đây là phương pháp dựa vào các sản phẩm hoạt động để hiểu về đối tượng nghiên cứu. Ta biết rằng mọi sản phẩm của hoạt động do con người tạo ra đều ít nhiều mang dấu ấn cá nhân về năng lực, phẩm chất của người đó. Ví dụ như dựa vào vở ghi và vở bài tập của học sinh ta có thể biết được khả năng học tập và những nét tính cách của học sinh đó như: có yêu thích môn học, cẩn thận hay cẩu thả, nghiêm túc học tập hay qua loa chiếu lệ ... 3.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM Thực nghiệm là phương pháp có giá trị cao trong việc phát hiện cái mới, kiểm tra giả thuyết cũng như khẳng định tính khách quan của kết quả nghiên cứu. Thực nghiệm đặc biệt quan trọng và không có phương pháp nào thay thế được trong các bộ môn khoa học thực nghiệm. Trong nghiên cứu người ta thường phân biệt thí nghiệm và thực nghiệm khoa học: 1. Thí nghiệm: làm thử theo các nguyên tắc, điều kiện đã được xác định để nghiên cứu (thường được tiến hành trong các phòng thí nghiệm). 2. Thực nghiệm khoa học: chủ động gây ra hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện được khống chế nhằm xác định mối liên hệ nhân quả giữa từng nhân tố tác động đến kết quả. 3.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ THÔNG TIN Xử lí thông tin là công việc của nhà nghiên cứu nhằm chuyển các thông tin thu được ban đầu thành các kết luận có ý nghĩa và tính chính xác cao hơn. Người ta thường sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp tổng hợp và khái quát hoá - Các phương pháp toán học: sử dụng toán thống kê, các thang đo và logic toán học. Hiện nay người ta thường dùng phần mềm SPSS for Windows (Statistical Package for social sciences) để xử lý các thông tin thu được trên máy vi tính. Phần mềm này rất tiện lợi, cho ta kết quả chính xác và nhanh chóng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sử dụng được phần mềm này đòi hỏi phải có phương tiện và thời gian. Với các nghiên cứu đơn giản thông thường, khi so sánh kết quả học tập giữa 2 lớp thực nghiệm và đối chứng, người ta xử lý thống kê toán học theo các bước sau: 1- Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích. 2- Vẽ đồ thị các đường lũy tích. 3- Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập. 4- Tính các tham số thống kê đặc trưng (trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên, sai số tiêu chuẩn...). 3.4.1. Bảng phân phối tần số và tần suất Bảng phân phối tần số và tần suất là bảng ghi số lần xuất hiện của từng điểm số xi và tỷ lệ % của điểm số đó trong tổng thể nghiên cứu. 3.4.2. Bảng phân phối tần suất lũy tích Để biết tần suất của tất cả các điểm xi từ một giá trị nào đó trở xuống (hoặc trở lên) người ta cộng dồn tần xuất của điểm số xi với tần suất của tất cả các điểm số nhỏ hơn (hoặc lớn hơn) xi và được tần suất lũy tích của điểm xi trở xuống (hoặc trở lên). Ví dụ: 18 Bảng 3.1. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích của một thực nghiệm Số SV đạt điểm xi % SV đạt điểm xi %SV đạt điểm xi trở xuống Điểm xi T.N ĐC T.N ĐC T.N ĐC 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 2 0 1 0 2,17 0 2,17 3 1 2 2,08 4,35 2,08 6,52 4 1 5 2,08 10,87 4,16 17,39 5 3 9 6,25 19,57 10,41 36,96 6 8 14 16,67 30,43 27,08 67,39 7 19 10 39,59 21,74 66,67 89,13 8 12 4 25,00 8,70 91,67 97,83 9 4 1 8,33 2,17 100,00 100,00 10 0 0 0 0 ∑ 48 46 100,00 100,00 Từ bảng phân phối tần suất lũy tích, dựa vào Excel ta có thể dễ dàng vẽ được đồ thị minh họa: Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích điểm số kết quả học tập của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm Các đường lũy tích rất thuận lợi trong việc so sánh, ví dụ nhìn vào đồ thị trên ta thấy số sinh viên đạt điểm 5 trở xuống ở lớp đối chứng và thực nghiệm chênh khá lớn (khoảng 30%). 0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 T.N ĐC 19 3.4.3. Trung bình cộng 1 1 2 2 11 2 .... 1 .... k k k i i ik n x n x n xx n x n n n n − = + + += =+ + + ∑ ni: tần số của các giá trị xi n: tổng của n1 + n2 + .... + nk 3.4.4. Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S Phương sai S2 là sai lệch bình phương trung bình giữa các giá trị quan sát bất kỳ với giá trị trung bình của dãy phân phối. Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S là các số đo độ phân tán của sự phân phối. S càng nhỏ số liệu càng ít phân tán. 2 2 1 i in x x s n −⎛ ⎞−⎜ ⎟⎝ ⎠= − ∑ 2( ) 1 i is n n x x −−= − ∑ 3.4.5. Hệ số biến thiên V Hệ số biến thiên V dùng để so sánh độ phân tán trong trường hợp 2 bảng phân phối có giá trị trung bình cộng khác nhau hoặc 2 mẫu có quy mô rất khác nhau. Nếu hệ số biến thiên càng nhỏ thì độ phân tán càng ít. 100%SV x −= × 3.4.6. Sai số tiêu chuẩn m Dựa vào sai số tiêu chuẩn m, ta sẽ tính được giá trị trung bình dao động trong khoảng x m −± với Sm n =

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphuong_phap_thuc_hien_de_tai_nghien_cuu_khoa_hoc_trinh_van_b.pdf
Tài liệu liên quan