Quan niệm của G. W. F. Hegel về quyền lực nhà nước trong tác phẩm “Các nguyên lý của triết học Pháp quyền”

Bài viết làm rõ quan niệm của Hegel về quyền lực nhà nước

trong tác phẩm “Các nguyên lý của triết học pháp quyền”, đồng thời

bước đầu đánh giá ý nghĩa quan niệm của Hegel về quyền lực nhà

nước như là gợi mở đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền phù

hợp với nhu cầu thực tiễn của mỗi quốc gia hiện nay.

pdf12 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Quan niệm của G. W. F. Hegel về quyền lực nhà nước trong tác phẩm “Các nguyên lý của triết học Pháp quyền”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vƣơng. 54 2.3. Ý nghĩa hiện thời của quan niệm của Hegel về quyền lực Nhà nước Triết học là giá trị văn hóa tinh thần tinh túy nhất, là lịch sử đƣợc tái hiện dƣới hình thức tƣ tƣởng, hệ thống các vấn đề triết học làm nên diện mạo tinh thần của thời đại. Trong đó, hệ thống triết học của Hegel là sự thấu hiểu, sự phản ánh một cách bao trùm và sâu sắc nhất cả thời đại trong phạm vi tƣ tƣởng. Hệ thống triết học Hegel nói chung và hệ thống triết học pháp quyền nói riêng mà tiêu biểu là cuộc cách mạng Pháp là sự chuẩn bị cho cuộc cách mạng dân chủ tƣ sản ở Đức. Triết học pháp quyền Hegel là những gợi ý sâu sắc cho mô hình nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, việc làm rõ quan điểm triết học chính trị của Hegel có ý nghĩa cho phép không chỉ bảo vệ chủ nghĩa Mác mà còn nghiên cứu sâu sắc hơn cội nguồn và bản chất của Nhà nƣớc toàn trị, từ đó vạch ra con đƣờng khắc phục nó để xây dựng nhà nƣớc pháp quyền. Thứ nhất, quan niệm của Hegel về nhà nƣớc nói chung, quyền lực nhà nƣớc nói riêng là tƣ tƣởng về một Nhà nƣớc pháp quyền và trên hết là một nhà nƣớc phúc lợi, một nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân nhằm đảm bảo các quyền con ngƣời cũng nhƣ đem lại sự an lạc cho mọi công dân. Hegel chỉ rõ “Nhu cầu ở, mặc, sự cần thiết không để thực phẩm ở dạng thô nữa mà xử lý nó để ăn đƣợc cũng nhƣ phá vỡ tính trực tiếp tự nhiên của chúng, làm cho đời sống của con ngƣời không thuận tiện nhƣ đời sống của thú vật, - nhƣng điều ấy là cần phải nhƣ thế, vì con ngƣời là một thực thể mang tính tinh thần” [2, tr.557]. Hegel quan niệm con ngƣời là một sinh thể sống và trong chừng mực ấy con ngƣời có quyền sống, có nhu cầu bảo tồn sự sống của mình. Rõ ràng quyền sống là quyền thiêng liêng nhất của mỗi con ngƣời, là một trong những quyền cơ bản của con ngƣời. Do đó xã hội dân sự và nhà nƣớc có chức năng phải đảm bảo quyền sinh tồn của mỗi công dân. Hegel cho rằng nhà nƣớc có mục đích cao cả là đảm bảo quyền cơ bản của ngƣời dân, nó hợp nhất lợi ích phổ biến với lợi ích đặc thù, mục tiêu này đem lại an sinh phúc lợi, nếu nhƣ những mục đích của họ không đƣợc thỏa mãn thì bản thân nhà nƣớc không đứng vững. Nhà nƣớc không coi lợi ích của những cá nhân riêng biệt là mục đích tối cao của sự tồn tại của nó, nói cách khác nhà nƣớc là một thể thống nhất của lợi ích cá nhân riêng biệt và lợi ích chung của cộng đồng và nó không phải phục tùng lợi ích của cá nhân. 55 Thứ hai, trong tƣ tƣởng của Hegel, một nhà nƣớc Tốt/Thiện còn cần phải là một nhà nƣớc mạnh và cần phải có một hệ thống pháp luật chặt chẽ, trong đó hiến pháp có quyền lực cao nhất nhằm để bảo vệ lợi ích chung của nhân dân, của công dân và nó đƣợc cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật. Một nhà nƣớc Tốt là một N nhà nƣớc đạo đức, tức là nói tới đạo đức của đội ngũ quan lại, đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là vai trò của ngƣời đứng đầu. Đạo đức trong quan niệm của Hegel chẳng qua là quyền và lợi ích chung của nhân dân, của công dân. Quyền đó phải đƣợc bảo đảm bởi một hệ thống pháp luật mà cao nhất là Hiến pháp chính trị - là linh hồn, là lý tính của nhà nƣớc. Theo Hegel, để đảm bảo quyền tự do của công dân cũng nhƣ sự an lạc cho họ phải thông qua một hệ thống pháp luật rành mạch, ông cho rằng luật pháp hay pháp luật đối với mọi công dân nhà nƣớc pháp quyền phải là “luật pháp của họ, đƣợc họ biết và có giá trị hiệu lực đối với họ và nhằm bảo vệ họ” [2, tr.598]. Thứ ba, trong quan niệm của Hegel về quyền lực nhà nƣớc là tƣ tƣởng về thực hiện chức năng quản lý xã hội của nhà nƣớc bằng pháp luật. Ở đây thể hiện sự hiện hữu của Hiến pháp và Bộ luật dân sự đƣợc thông qua bởi ý chí chung của công dân, nhằm chống chuyên quyền, độc quyền cũng nhƣ bảo đảm các quyền cơ bản của con ngƣời. Về thực chất triết học pháp luật của Hegel nói chung và quan niệm về nhà nƣớc nói riêng chính là sự thể hiện ý chí và nguyện vọng của giai cấp tƣ sản Đức trong cuộc chiến tranh chống lại chế độ phong kiến lạc hậu, thiết lập trật tự mới tiến bộ hơn. Thứ tư, quyền lực nhà nƣớc theo Hegel đƣợc phân thành: quyền lực quốc vƣơng, quyền hành pháp, quyền lập pháp. Ở đây thể hiện sự phân công, phối hợp giữa ba cơ quan này là một điểm có tính nguyên tắc chỉ đạo đối với việc thiết kế mô hình tổ chức Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sự thống nhất là nền tảng, sự phân công và phối hợp phƣơng thức để đạt đƣợc sự thống nhất của quyền lực nhà nƣớc. Từ góc độ tổ chức quyền lực thống nhất đó, đƣợc cụ thể hóa thành (quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tƣ pháp) là sự thể hiện những phƣơng thức khác nhau để thực hiện quyền lực. Sự phân công của các nhánh quyền lực đó chỉ thực sự xuất hiện nhƣ một nhu cầu và khả năng hiện thực trong các nhà nƣớc dân chủ, nơi ở các mức độ khác nhau, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nƣớc, và quyền lực nhà nƣớc bắt nguồn từ nhân dân. 56 Thứ năm, Hegel là ngƣời đầu tiên đã nhìn ra những hạn chế tồn tại trong mô hình tam quyền phân lập của Montesquieu. Ông cho rằng việc kiểm soát quyền lực không chỉ đƣợc thực hiện từ phía nhà nƣớc mà còn chịu sự kiểm soát từ phía xã hội dân sự, từ phía nhân dân, ngƣời chủ của Nhà nƣớc. Hegel viết “Việc bảo vệ Nhà nƣớc và của những ngƣời cai trị chống lại sự lạm dụng quyền lực từ phía các cơ quan công quyền và các viên chức của chúng, một mặt, là trách nhiệm trực tiếp của hệ thống cấp bậc trong bộ máy nhà nƣớc, nhƣng mặt khác, nằm trong thẩm quyền chính đáng của những hội đoàn, những tổ chức địa phƣơng ngăn chặn không cho sự tùy tiện chủ quan của các cơ quan đƣợc can thiệp vào riêng của mình và bổ sung sự kiểm soát từ bên dƣới cho sự kiểm soát từ bên trên vốn không thể theo dõi đến tận cùng những hành vi cá nhân” [2, tr.771]. Hegel thấy hiệu quả tƣơng đối hạn chế của việc kiểm soát quyền lực từ bên trên bởi “có nhiều trở lực mà chủ yếu do lợi ích chung của các quan chức câu kết lại thành phe nhóm chống lại cấp trên lẫn dân chúng” [2, tr.771]. Từ đó cho thấy sự tồn tại và xung đột của các lợi ích nhóm gắn liền với các nhóm lợi ích khác nhau trong nhà nƣớc pháp quyền. 3. Kết luận Tóm lại, những giá trị nền tảng của tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền thể hiện trong chính quan niệm của Hegel về nhà nƣớc và pháp luật. Triết học pháp quyền nói chung và quan niệm của Hegel về nhà nƣớc nói riêng là sự tiếp nối và mở rộng những vấn đề pháp quyền đƣợc đặt ra và trong tƣ tƣởng của Arixtotle, các triết gia Khai sáng Pháp, Đức, Kant và Fichte. Bối cảnh kinh tế - chính trị xã hội Tây Âu và nƣớc Đức cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX là nguồn gốc sâu xa làm xuất hiện những trào lƣu tƣ tƣởng mới mà trong đó có Hegel ông đã mở ra một thời đại mới của tƣ duy (Tự do, đời sống đạo đức, Nhà nƣớc pháp quyền), trong bối cảnh đó đã đặt ra những vấn đề lý luận về Nhà nƣớc và pháp luật nhu cầu về một Nhà nƣớc pháp quyền cùng với Hiến pháp, về quyền cơ bản của con ngƣời trong nhà nƣớc về sự phân chia quyền lực nhà nƣớc. Về thực chất, triết học pháp luật Hegel nói chung và quan niệm về quyền lực nhà nƣớc nói riêng chính là sự thể hiện nguyện vọng và ý chí của giai cấp tƣ sản Đức đang lớn mạnh dần lên. Thực tiễn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam đặt ra nhiều vấn đề khó khăn về mặt lý luận, do đó nhận thức lý luận, tiếp thu có chọn lọc các giá trị phổ biến của Nhà nƣớc pháp quyền nói chung và từ thực tiễn lãnh đạo quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền 57 xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để giải quyết những vấn đề khó khăn về lý luận, chúng ta cần tiếp thu những tƣ tƣởng triết học về nhà nƣớc. Trong đó tƣ tƣởng triết học pháp quyền của Hegel về nhà nƣớc thông qua tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền. Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp (2002), Triết học pháp quyền của Hegel, Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2]. G. W. F. Hegel (2000), Các nguyên lý của triết học pháp quyền, do Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, Nxb. Tri thức, Hà Nội. [3]. Nguyễn Chí Hiếu (2008), “Tƣ tƣởng về “nhà nƣớc mạnh” của Hegel và thực tế hiện thực hóa nó ở Đức”, Tạp chí phát triển nguồn nhân lực, (số 4). [4]. C. Mác và Ph. Ăngghen (1997), Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hegel, Toàn tập, tập 1, Nxb, Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội. [5]. Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên, 2007), Lịch sử triết học, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_niem_cua_g_w_f_hegel_ve_quyen_luc_nha_nuoc_trong_tac_ph.pdf
Tài liệu liên quan