Quan niệm của Khổng Tử về đạo làm người và ý nghĩa hiện thời của nó

Trong xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay nhiều vấn đề về đạo đức

được được đặt ra, và ý nghĩa của học thuyết về đạo làm người của Khổng Tử trong

thời đại mới như hiện nay có ý nghĩa rất lớn với công cuộc giáo dục con người của đất

nước. Trong bài viết này tác giả phân tích nội dung cơ bản của học thuyết về đạo làm

người của Khổng Tử và trên cơ sở đó nêu lên ý nghĩa của học thuyết này trong việc

giáo dục đạo đức cho con người trong thời đại mới.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Quan niệm của Khổng Tử về đạo làm người và ý nghĩa hiện thời của nó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i những yếu tố mang tính nền tảng cuộc sống của Khổng Tử bị cho là lỗi thời lạc hậu không phù hợp với xu thế hiện đại của cuộc sống. Nhưng tồn tại xã hội hiện nay đang ngày càng cho thấy mức độ phù hợp, cấp thiết và vai trò rất quan trọng của học thuyết về đạo làm người của Khổng Tử trong bối cảnh hiện nay, muốn phát triển đất nước vững mạnh, muốn xã hội ổn định và trật tự thì phải đưa được những quan niệm những yếu tố nền tảng của cuộc sống trong học thuyết này vào giảng dạy sâu rộng trong nền giáo dục nước nhà. Ba yếu tố quốc gia – gia đình – cá nhân phải được xây dựng một cách chặt chẽ, vì chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau chỉ khi mỗi một cá nhân đều tốt thì mới có thể xây dựng gia đình tốt được, gia đình là chỗ dựa tinh thần nơi đó phải đầy ấp tiếng cười phải có sự sẽ chia, có sự quan tâm và đùm bọc lẫn nhau. Khi tạo lập một gia đình mà chưa ý thức được vai trò vị trí cũng như trách nhiệm của mỗi người bên trong gia đình đó thì nó sẽ nhanh chóng đổ vỡ, nơi đấy sẽ là nơi áp lực nhất, mệt mỏi nhất, chán nản nhất và từ là một nơi luôn được khát khao có được sẽ trở thành một nơi chán ghét nhất. Phải xây dựng gia đình vững chắc, từ gia đình vững chắc mới có thể thể xây dựng quốc gia giàu mạnh và vững bền. Vận dụng yếu tố “chính danh” trong học thuyết chúng ta phải giáo dục cho mỗi người ý thức được vai trò và vị trí của bản thân mình, trong từng môi trường khác nhau thì vai trò vị trí của mình là những gì rồi từ đó mới dẫn dắt và điều chỉnh hành vi của bản thân mình cho phù hợp. Như trong nhà với vai trò là người con thì phải hiếu thuận với cha mẹ ông bà, biết yêu thương đùm bọc anh chị em, với cộng thì phải biết tình làng nghĩa xóm giúp đỡ tương trợ nhau, là người học trò phải kính trọng biết ơn thầy cô, với quốc gia thì phải luôn là người công dân tốt nỗ lực vì non sông phát triển bền vững. Với vai trò là người chồng người vợ trong gia đình phải thương yêu nhau thật lòng giữ lòng dạ thủy chung son sắc một lòng, là người cha người mẹ phải yêu thương chăm sóc và giáo dục con cái đúng đắn, còn với vai trò là một người công dân hãy ra sức dựng xây cho quê hương, đất nước vững bền. “Nhân” lòng thương người, đối đãi với người khác chân thành, ủng hộ điều hay chia sẽ với nhau điều tốt, những điều tốt đẹp mình mong muốn thì cũng biết rằng người khác cũng mong muốn, điều không tốt thiệt thòi mình không muốn thì cũng đừng đem đến cho người khác không ai có quyền đem đến đau thương cho người khác. Điều này rất quan trọng vì nó hiện diện hầu hết trong các lĩnh vực của đời sống như học tập, vui chơi, lao động, trong mọi hoạt động của mình chúng ta điều phải tương tác với người khác nếu chúng ta cứ mãi tư lợi chỉ tranh thủ giành lấy những điều mình muốn có mà không nghĩ đến người khác thì chẳng bao lâu sau chúng ta sẽ bị đào thải khỏi sự phát triển của cuộc sống trở thành người đơn độc và chắc chắn sẽ là kẻ thất 187 bại. Phải giáo dục được suy nghĩ này trong thái độ của mỗi con người ngay từ khi còn nhỏ, biết nghĩ cho mình thì cũng nên nghĩ cho người khác, tranh thủ quyền lợi cho mình những phải nghĩ cho quyền lợi người khác, phải sớm ngăn ngừa thói ích kỷ tư lợi cá nhân trong cuộc sống thì mới mong có được một cuộc sống tốt đẹp thật sự. “Lễ” cần giữ lễ nghi truyền thống phong tục của tổ tiên, xây nền văn hóa tiên tiến phù hợp với thời đại phát triển nhưng phải đậm đà bản sắc dân tộc như lễ nghi thờ cúng, nhớ ơn ông bà, kẻ nhỏ kính trọng người lớn.Ngăn chặn việc hội nhập dồn dập làm mất đi truyền thống văn hóa dân tộc, một khi các văn hóa từ bên ngoài hội nhập nhanh và mạnh thông qua giao lưu kinh tế và sự phát triển như bão táp của mạng lưới thông tin thì văn hóa của các nơi, các quốc gia khác sẽ tiến vào nước ta mạnh mẽ và ồ ạc khiến chúng ta không thể kiểm soát và điều tiết cho phù hợp với đặc thù văn hóa nước nhà thì dẫn đến việc hiểu sai về văn hóa mới dẫn đến các hành vi sống sai lệch với truyền thống nước nhà làm mất đi vẽ đẹp vốn có của bản sắc dân tộc, khiến văn hóa nước nhà ngày một mờ nhạt và mất đi các giá trị, dẫn đến không thể gìn giữ và truyền lại cho con cháu đời sau, văn hóa là linh hồn của dân tộc hay đúng hơn là những linh hồn tốt đẹp bên trong của mỗi con người sẽ dẫn dắt và điều chỉnh hành vi của mỗi người cần phải nuôi dưỡng và bồi đắp không thể xem nhẹ. Tình yêu, sự thủy chung một lòng là “nghĩa” trong tình yêu phải thật lòng tìm hiểu nhau đến với nhau bằng những động cơ trong sáng không vì ham muốn cục bộ nhất thời mà đến với nhau vì đấy là nền móng của một gia đình hạnh phúc, trong cuộc sống vợ và chồng cần thực hiện đúng vai trò trách nhiệm của mình, phải làm đúng bổn phận của mình, trọn đạo phu thê một lòng yêu thương nhau, đây là nền tảng tinh thần trong cuộc sống của mỗi người, tạo ra niềm vui, tạo ra động lực để hoạt động trong cuộc sống. Tiếp theo là chữ “tín” phải coi trọng giá trị bản thân thân mình bằng việc giữ đúng lời hứa, coi trọng lời nói của mình, hãy học cách để bản thân mình là người có trách nhiệm, là người đáng tin cậy mà người khác có thể coi trọng và giao phó cho trách nhiệm cũng như nhiệm vụ, có như thế thì bản thân mới tồn tại lâu dài trong cuộc sống. “Trí” phải học tập không ngừng, không ngừng gia tăng về tri thức và kỹ năng chỉ có khi có tri thức vững thì mới có thể lĩnh hội những phẩm chất cần thiết để làm người, là người kém hiểu biết thì làm sao sống tuân thủ theo đạo lý sống theo khuôn mẩu của đạo đức, phải không ngừng trang bị đa dạng các loại tri thức của nhân loại phát triển năng lực bản thân, hướng con người đi vào đạo đức và nhân văn, học đi đôi với hành, học đạo đức, hiểu đạo đức, rèn luyện để hình thành đạo đức và làm theo đạo đức, đây là quá trình rèn luyện lâu dài cần được côi trọng và quan tâm sát sao của mọi người và các thành phần khác như gia đình nhà trường và xã hội. Nhìn về góc độ giáo dục của nước ta hiện nay thì những đạo lý căn nguyên của Khổng Tử đưa vào giảng dạy rất hạn chế vì thời đại của nó, những bài học đạo đức của chúng ta hiện tại còn chủ yếu nói về lễ phép, hiếu thảo, giúp đỡ người khác, hay uống nước nhớ nguồn. Ta nên xác định việc giáo dục đạo đức cho con người là phải làm sao 188 để mỗi một người đều phải biết tự kiểm soát và xây dựng bản thân mình làm theo đạo đức, học theo nghĩa lý. Và đồng thời ở môi trường gia đình cha mẹ phải dạy cho con những tư tưởng những đạo lý để tôi rèn nhân cách cho con trẻ. Nhân cách là thứ phải rèn luyện qua thời gian lâu dài mới có thể hình thành được. Nếu chúng ta có thể sử dụng được những ưu điểm của học thuyết này vào thực tiễn giáo dục thì sẽ tạo được bước đột phá mạnh mẽ trong vấn giáo dục nhân cách cho con người. Trong xã hội hiện tại nếu mỗi một người điều có thể ý thức về bản thân mình, ý thức về vai trò trách nhiệm của mình thì cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn rất nhiều. Chúng ta nên loại bỏ suy nghĩ rằng học thuyết này đã lỗi thời và không phù hợp với cuộc sống hiện tại, để hình thành và phát triển nhân cách cũng như đạo đức cho con người ta cần có nhiều giải pháp song hành nhau và việc áp dụng những điểm mạnh và phù hợp của học thuyết này cũng là một giải pháp rất khả thi và có tác dụng rất lớn. 3. Kết luận Học thuyết về đạo làm người của Khổng Tử là một học thuyết rất tiến bộ trong bối cảnh lịch sử đương thời. Đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển xã hội qua hằng thế kỷ, những đức tính như “lễ, nghĩa, nhân, trí, tín” và yếu tố “chính danh” rất sát thực và điều phát huy vai trò của mình khi đào tạo nhân cách con người. Xác định cá nhân là yếu tố chủ đạo trong tồn tại xã hội, vì xã hội được cấu thành từ gia đình mà gia đình lại được cấu thành cá nhân, vì vậy chỉ khi nào mỗi cá nhân vững mạnh thì đất nước mới vững mạnh, tư tưởng lấy dân làm góc thể hiện rất rất rõ ràng. Khi mỗi người tự ý thức được vị trí, vai trò và nhiệm vụ của bản thân mình biết bản thân mình phải làm gì thì lúc đấy xã hội sẽ đi vào trật tự và ổn định có ổn định thì mới có sự phát triển bền vững. Và tác dụng to lớn của học thuyết này đã được thừa nhận và trong bối cảnh xã hội hiện tại nếu ta biết sử dụng những điểm mạnh của học thuyết này ứng dụng vào giáo dục và đời sống sẽ góp phần phát triển nền giáo dục, và ngày càng hướng cuộc sống đến chân – thiện – mỹ, tạo ra cuộc sống tốt đẹp và bền lâu cho con người trong cuộc sống hiện đại ngày nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Võ Văn Dũng (2011), Chữ Lễ của Khổng Tử và công dụng của nó , Văn hóa Nghệ An, 20/04. [2]. Khổng Tử (2003), Tứ thư (người dịch Dương Hồng), Nxb. Quân đội Nhân Dân, Hà Nội. [3]. Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ, Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình. [4]. Những lời dạy hay của Khổng Tử rất ý nghĩa và giá trị, https://hoasenphat.com/goc-suy-ngam/nhung-loi-day-cua-khong-tu-rat-y-nghia-va-gia- tri.html HOA SEN PHAT, [truy cập ngày 8/03/2019].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_niem_cua_khong_tu_ve_dao_lam_nguoi_va_y_nghia_hien_thoi.pdf