Quy tắc xuất xứ

Xuất xứ hàng hóa

1.1. Các khái niệm

1.1.1. Origin: Xuất xứ hàng hóa được hiểu là địa danh chỉ nơi sản xuất, khai thác, chế biến ra hàng hóa đó.

1.1.2. Certificate of origin (C/O): là văn bản do một cơ quan có thẩm quyền cấp cho một lô hàng để xác nhận xuất xứ của lô hàng đó.

 

ppt54 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 928 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Quy tắc xuất xứ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy tắc xuất xứPGS.TS Nguyễn Hoàng ÁnhEmail: nguyenhoanganh@ftu.edu.vnKhái niệm chungXuất xứ hàng hóa1.1. Các khái niệm1.1.1. Origin: Xuất xứ hàng hóa được hiểu là địa danh chỉ nơi sản xuất, khai thác, chế biến ra hàng hóa đó.1.1.2. Certificate of origin (C/O): là văn bản do một cơ quan có thẩm quyền cấp cho một lô hàng để xác nhận xuất xứ của lô hàng đó. Khái niệm chung1.2. Ý nghĩa Thể hiện chất lượng của hàng hóaLà cơ sở để xác định quy trình thủ tục HQ, nhất là thuế suất và hạn ngạch.Khẳng định vị trí của quốc gia trên thị trường QT.Có thể trở thành công cụ cạnh tranh hữu hiệu. Khái niệm chung1.3. Các loại C/OForm A: sử dụng để hưởng quy chế GSPForm B: sử dụng khi HĐ yêu cầuForm C: Sử dụng trong ASEAN theo PTAForm D: Sử dụng trong ASEAN theo CEPT trong khuôn khổ AFTA Khái niệm chungForm E: Sử dụng trong buôn bán giữa ASEAN và Trung quốc trong khuôn khổ ACFTAForm T: giành cho hàng dệt may buôn bán giữa 2 nước có ký HĐ dệt may với nhau.C/O cho hàng thủ côngForm O & X dùng cho cà phê Khoản 14 Điều 3 Luật Thương mại Việt Nam có đưa ra khái niệm: - “Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó”.Khoản 2, 3 Điều 3 Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 đưa ra 2 khái niệm:“Quy tắc xuất xứ ưu đãi” là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có thoả thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan; "Quy tắc xuất xứ không ưu đãi" là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa ngoài quy định tại “Quy tắc xuất xứ ưu đãi”.“Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản do tổ chức có thẩm quyền thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên những qui định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa”. (Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP)Đặc điểm của C/O:C/O được cấp cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể; C/O chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xác định theo một qui tắc xuất xứ cụ thể Qui tắc này phải được nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận.C/O theo qui tắc xuất xứ không ưu đãi - C/O mẫu B (cấp cho hàng XK) theo qui tắc xuất xứ không ưu đãi- C/O cho hàng cà phê (theo qui định của ICO)C/O mẫu A (cấp cho hàng XK đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP); C/O hàng dệt thủ công mỹ nghệ (VN-EU);C/O mẫu D (theo CEPT giữa các nước ASEAN);C/O mẫu S (VN-Lào; VN- Campuchia); C/O mẫu E (ASEAN - Trung Quốc); C/O mẫu AK (ASEAN - Hàn Quốc); C/O mẫu AJ (ASEAN - Nhật Bản). Quy tắc xuất xứ theo GSP2. Quy tắc xuất xứ theo GSPQuy tắc 1: Tiêu chuẩn xuất xứ (origin criteria)Xuất xứ toàn bộ (wholly manufactured & obtained product)Xuất xứ có thành phần NK (product with an import content)Quy tắc 2. Xuất xứ toàn bộLà những sản phẩm hoàn toàn được trồng trọt, khai thác, thu hoạch từ nước XK hoặc được sản xuất từ những sản phẩm nói trênQuy tắc xuất xứ theo GSPGồm 10 loại:Khoáng sản được khai thác tại nước đó. Nông sản được thu hoạch tại nước đó. Động vật được sinh ra và chăn nuôi tại nước đó. Sản phẩm từ các động vật đã nêu trên. Các sản phẩm thu được do săn bắn hoặc đánh bắt ở nơi đó. Các sản phẩm thu được do đánh cá trên biển và hải sản do tàu của nước đó đánh được từ biển.Quy tắc xuất xứ theo GSP7. Các sản phẩm được chế biến hay sản xuất trên tàu của nước đó từ các sản phẩm trên.8. Các nguyên liệu đã qua sử dụng thu nhặt tại nước đó, chỉ dùng để tái chế.9. Đồ phế thải từ các hoạt động công nghiệp tại nước đó.10. Các hàng hóa được sản xuất từ các sản phẩm từ mục 1 – 9. Quy tắc xuất xứ theo GSPQuy tắc 3. Xuất xứ có thành phần NKLà những sản phẩm được sản xuất tại nước được hưởng ưu đãi GSP, bằng toàn bộ hoặc một phần nguyên vật liệu NK, kể cả những nguyên vật liệu không xác định được nguồn gốc.Sản phẩm được coi là có xuất xứ tại QG này khi đã qua gia công chế biến đầy đủ. (sufficient working & processing) Quy tắc xuất xứ theo GSPCông việc không thuộc gia công chế biếnBảo quản hàng hóa trong khi lưu khoLau chùi, sàng lọc phân loại, chia cắtThay đổi bao bì hay ghép các lô hàngGắn nhãn mác, đóng góiGá ráp các sản phẩmGá ráp các bộ phận thành thành phẩmGiết mổ động vật Quy tắc xuất xứ theo GSP Tiêu chuẩn gia công chế biếnProcess criterion: Các nước EU, Nhật Bản, Nauy... coi gia công chế biến đầy đủ là việc sản phẩm được chuyển từ hạng mục thuế quan này sang hạng mục thuế quan khác.Ví dụ: gỗ xẻ thuộc hạng mục HS 44.07, Véc ni là HS 32.09... nhưng ghế bành thuộc hạng mục HS 73.18 Quy tắc xuất xứ theo GSP Percentage criterion: Các nước khác như Canada, Mỹ, Nga và Đông Âu lại quy định tỷ trọng tối đa hàng NK được phép có trong sản phẩm.Ví dụ: Australia: 50%, Canada: 40%, Mỹ: 35%, EU 40 – 50%... giá EXW.Nga, Đông Âu: 50%, Nhật bản 40 – 50% giá FOBQuy tắc xuất xứ theo GSPQuy tắc 4: Quy tắc tính gộp (Cumulative origin)Tính gộp giá trị xuất xứ từ các nước hưởng ưu đãi để thỏa mãn các quy định về xuất xứ.Có 2 cách cộng gộp:Nga, Đông Âu, Canada, New Zealand, Australia cho phép cộng gộp toàn thể các nước được hưởng ưu đãiEU, Mỹ chỉ cộng gộp theo khu vực như ASEAN, CACM, ANDEAN, CARICOM... Quy tắc xuất xứ theo GSP Quy tắc 5: Quy tắc bảo trợ (Preference – giving country content)Theo quy tắc này, phần nguyên liệu từ nước NK sẽ được tính gộp vào phần nguyên liệu của nước XK để xác định xuất xứ.Các nước EU, Mỹ, Canada, Australia, Nga, Đông Âu đều áp dụng quy tắc này. Nhật bản có áp dụng nhưng hạn chếQuy tắc xuất xứ theo GSPQuy tắc 6: Quy tắc vận tải (Rules of Transport)Phải được vận chuyển thẳng từ nước XK sang nước NKNếu quá cảnh không được qua gia công chế biến.Quy tắc 7: Quy tắc bằng chứng (Documentary evidence)Phải xuất trình C/O form A trong thời hạn quy địnhMột số nước yêu cầu có through B/LQuy tắc xuất xứ theo CEPT3. Quy tắc xuất xứ theo CEPTHiệp định ASEAN 1995 quy định:Quy tắc 1: Các điều kiện xác định xuất xứHàng có xuất xứ thuần túy (wholly produced or obtained)Hàng có xuất xứ không thuần túy ( not - wholly produced or obtained)Quy tắc 2: Hàng có xuất xứ thuần túy: là hàng được sản xuất, thu hoạch toàn bộ tại nước XK.Quy tắc xuất xứ theo CEPTQuy tắc 3:Xuất xứ không thuần túyHàng được coi thỏa mãn quy chế CEPT là phải có ít nhất 40% hàm lượng xuất xứ từ nước XK (tính theo giá FOB).Quy tắc 4: Quy tắc cộng gộp (cumulative rule)- Hàm lượng ASEAN trong sản phẩm không ít hơn 40% theo giá FOB.Quy tắc xuất xứ theo CEPTQuy tắc 5: Quy tắc vận tải trực tiếp:Hàng phải được chuyển thẳng từ nước XK sang nước NK, hoặc quá cảnh qua một nước thứ ba, cũng thuộc ASEAN.Nếu nước thứ 3 không thuộc ASEAN thì phải thỏa mãn các điều kiện:Vì lý do địa lýKhông mua bán, sử dụng tại đóKhông gia công chế biếnQuy tắc xuất xứ theo CEPTQuy tắc 6: Quy tắc bao bìCó thể tính riêng để xét xuất xứ như hàng hóa, hoặc xét chung với hàng.Quy tắc 7: Quy tắc bằng chứngPhải xuất trình C/O form D, gồm 1 bản gốc, 3 bản saoOriginal (violet) & duplicate, triplicate, quadruplicate (orange).Quy tắc xuất xứ theo CEPT1.5. Quy tắc xuất xứ theo ACFTABao gồm:Tiêu chuẩn xuất xứQuy tắc cộng gộpTiêu chí cụ thể về mặt hàngThao tác và chế biến tối thiểuQuy tắc vận tải trực tiếpQuy tắc bằng chứngGiấy chứng nhận hàng hoá Mẫu E là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (viết tắt là C/O) cấp cho hàng hoá Việt nam để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là “Hiệp định khung ACFTA”) được ký tại Phnômpênh - Campuchia ngày 4/11/2002. Hàng hoá được cấp Giấy chứng nhận Mẫu E là các hàng hoá đáp ứng điều kiện về xuất xứ quy định tại Hiệp định khung ACFTA Bộ giấy chứng nhận Mẫu E được cấp bao gồm một (01) bản chính và ba (03) bản sao.Sau khi nhận được hồ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận Mẫu E trong vòng-         2 giờ làm việc đối với các trường hợp thông thường;-         4 giờ làm việc nếu cần cung cấp thêm các tài liệu cần thiết Chia làm 2 loại chính:Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ trên lãnh thổ 1 bên (Wholly obtained product) (Quy tắc 3)  So với CEPT, không có gì khác biệt.Hàng hoá không có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trên lãnh thổ 1 bên (Not wholly produced or obtained) (Quy tắc 4)Ít nhất 40% hàm lượng sản phẩm có xuất xứ từ 1 bênTổng giá trị nguyên vật liệu, 1 phần hoặc cả sản phẩm có xuất xứ từ bên ngoài lãnh thổ của 1 bên (không phải là thành viên của ACFTA) không quá 60% giá FOB sản phẩm nhưng quy trình cuối cùng thực hiện trên lãnh thổ 1 Bên. “hàm lượng ACFTA” không ít hơn 40% Giá FOB (Giá FOB - Giá trị nguyên vật liệu không có xuất xứ ACFTA - Giá trị nguyên vật liệu không xác định được xuất xứ)/ Giá FOBGiống với CEPT ở chỗ đều là ít nhất 40% giá trị sản phẩm xuất xứ từ một bên. Tổng hàm lượng ACFTA (có nghĩa là cộng gộp toàn bộ, được áp dụng đối với tất cả các Bên) của sản phẩm cuối cùng (được coi là có xuất xứ tại bên gia công, chế biến) không nhỏ hơn 40% giá FOB. CEPT quy định hàng hóa có hàm lượng giá trị khu vực(“hàm lượng giá trị ASEAN” hay” hàm lượng giá trị khu vực (RVC) không dưới 40%).Tương tự với ACFTA.QUY TẮC 6: TIÊU CHÍ CỤ THỂ VỀ MẶT HÀNG QUY TẮC 7: THAO TÁC VÀ CHẾ BIẾN TỐI THIỂU QUY TẮC 8: VẬN CHUYỂN HÀNG TRỰC TIẾP QUY TẮC 9: QUY CHẾ ĐÓNG GÓIQUY TẮC 10: PHỤ KIỆN, LINH KIỆN VÀ PHỤ TÙNGQUY TẮC 11: CÁC YẾU TỔ TRUNG GIANQUY TẮC 12: GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨCác quy tắc này về cơ bản không khác quy tắc xuất xứ của CEPTQuy tắc bằng chứng: quy định form khác nhau:D và E (đều 1 bản gốc, 3 bản sao và do cơ quan chính phủ cấp). Nhưng màu các bản là khác nhauForm D: original (violet) & duplicate, triplicate, quadruplicate (orange).Form E: original (beige) & duplicate, triplicate, quadruplicate (light green)Công thức tính hàm lượng xuất xứ không thuần túy.CEPT có 2 công thức tính RVC =(Chi phí nguyên vật liệu ASEAN +Chi phí nhân công trực tiếp+Chi phí phân bổ trực tiếp+Chi phí khác+Lợi nhuận)/Trị giá FOB *100%Hoặc Công thức gián tiếp RVC =Trị giá FOB-Trị giá của nguyên vật liệu, phụ tùng hoặc hàng hoá không có xuất xứ /Trị giá FOB *100%Công thức của ACFTA: ACFTA chỉ có 1 công thức tính gián tiếp Hàm lượng ACFTA =(FOB – nguyênvật liệu không có xuất xứ ACFTA)/ FOB * 100% >= 40% ACFTA chỉ có 1 công thức tính gián tiếp Hàm lượng ACFTA =(FOB – nguyênvật liệu không có xuất xứ ACFTA)/ FOB * 100% >= 40% Có sự khác biệt trong QUY TẮC CỤ THỂ MẶT HÀNG (PSR) .Theo Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa các Chính phủ của các nước thành viên ASEAN và Chính phủ Hàn Quốc (Hiệp định AKFTA) là Hiệp định đã được ký kết chính thức tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 24 tháng 08 năm 2006. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu AK (C/O Mẫu AK) là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá do Tổ chức cấp C/O Mẫu AK cấp. 1. Thời hạn cấp C/O Mẫu AK không quá ba ngày làm việc kể từ thời điểm Người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. 2. Trong trường hợp cần tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thời hạn cấp C/O Mẫu AK đối với trường hợp này không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày Người đề nghị cấp nộp hồ sơ đầy đủ. Tiêu chí xuất xứ:Hàng hoá có xuất xứ thuần túyHàng hoá có xuất xứ không thuần túy: khi không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổCác công đoạn sản xuất hoặc chế biến phải được thực hiện liên tục tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu.Giống như quy định của CEPT- Sản xuất bên ngoài lãnh thổ ASEAN và Hàn Quốc nhưng có sử dụng nguyên vật liệu từ 1 nước và được tái nhập trở lại.→được hưởng ưu đãi thuế quan khi có sự đồng thuận của tất cả các bên.Hàng hóa có xuất xứ của một nước thành viên, được sử dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ của một nước thành viên khác để sản xuất ra một sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan sẽ được coi là có xuất xứ của nước thành viên nơi diễn ra công đoạn gia công, chế biến sản phẩm đó. 1. Hàng hóa không đạt tiêu chí xuất xứ về chuyển đổi mã số hàng hóa vẫn được coi là có xuất xứ nếu :a) Đối với hàng hóa không thuộc từ chương 50 đến chương 63 trong Danh mục mã HS, giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đạt tiêu chí xuất xứ đó không được phép vượt quá mười (10) phần trăm của tổng giá trị FOB của hàng hóa; b) Đối với hàng hóa thuộc từ chương 50 đến chương 63 trong Danh mục mã HS, trọng lượng của nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đạt tiêu chí xuất xứ đó không được phép vượt quá 10% của tổng trọng lượng hàng hóa; Tương tự như quy định của CEPT, chỉ khác về quy định cụ thể về hàng hoá.Form C/O: có quy định mẫu C/O AK nhưng không có quy định về màu sắc như với C/O form DCó sự khác biệt trong QUY TẮC CỤ THỂ MẶT HÀNG (PSR)Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản là Hiệp định được ký kết theo hình thức luân phiên giữa các nước ASEAN và Nhật Bản và đã được Việt Nam ký tại Hà Nội ngày 1/4/ 2008 (Hiệp định AJCEP).Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu AJ là C/O do Tổ chức cấp C/O cấp cho hàng hoá XK để hưởng ưu đãi theo HĐ AJCEP. Tiêu chí xuất xứ:Hàng hoá có xuất xứ thuần túyHàng hoá có xuất xứ không thuần túy: khi không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổCác công đoạn sản xuất hoặc chế biến phải được thực hiện liên tục tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu.Giống như quy định của CEPTa) Có hàm lượng giá trị khu vực (sau đây gọi tắt là “RVC”) không dưới 40% và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại nước thành viên đó; hoặcb) Tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hoá đó trải qua quá trình thay đổi mã số hàng hoá (sau đây gọi tắt là “CTC”) ở cấp bốn (04) số (chuyển đổi nhóm) thuộc Hệ thống Hài hoà. Công thức tính RVC:Tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hoá đó trải qua quá trình thay đổi mã số hàng hoá (sau đây gọi tắt là CTC) ở cấp bốn (04) số (chuyển đổi nhóm) thuộc Hệ thống Hài hoà (HS).a.) Đối với hàng hóa thuộc các chương 16, 19, 20, 22, 23, từ chương 28 đến chương 49, và từ chương 64 đến chương 97 thuộc Hệ thống Hài hoà, tổng trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đạt tiêu chí xuất xứ CTC đó không vượt quá mười (10) phần trăm của tổng trị giá FOB của hàng hóa;b) Đối với hàng hóa thuộc các chương 18 và 21 thuộc Hệ thống Hài hoà, tổng trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đạt tiêu chí xuất xứ CTC đó không vượt quá mười (10) phần trăm hoặc bảy (07) phần trăm của tổng trị giá FOB của hàng hóa, như quy định tại Phụ lục 2; hoặcc) Đối với hàng hóa thuộc từ chương 50 đến chương 63 thuộc Hệ thống Hài hòa, trọng lượng của nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đạt tiêu chí xuất xứ CTC đó không vượt quá mười (10) phần trăm của tổng trọng lượng hàng hóa;Form C/O: có quy định mẫu C/O AJ nhưng không có quy định về màu sắc như với C/O form DCó sự khác biệt trong QUY TẮC CỤ THỂ MẶT HÀNG (PSR)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptquy_tac_xuat_xu_7109.ppt
Tài liệu liên quan