Quy trình xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm Hóa học ở cấp trung học phổ thông dựa theo cách tiếp cận của phương pháp nghiên cứu bài học

Bài tập thực nghiệm hóa học (BTTNHH) đóng vai trò quan trọng

giúp học sinh lĩnh hội nhanh kiến thức lý thuyết, đồng thời phát triển năng lực

thực nghiệm hóa học và bồi dưỡng năng lực khoa học tự nhiên. Tuy nhiên,

đang tồn tại nhiều thách thức đối với giáo viên trong việc làm sao để xây

dựng hệ thống BTTNHH đạt hiệu quả xét trên cả hai khía cạnh gồm các yêu

cầu chung về nguyên tắc xây dựng BTTNHH và khả năng sử dụng chúng

trong dạy học Hóa học. Dựa trên cách tiếp cận của phương pháp nghiên

cứu bài học, bài báo này đề xuất Quy trình xây dựng hệ thống BTTNHH cho

chương trình mỗi khối học đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra mới theo Dự thảo

Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các ý kiến đánh giá về Quy trình đề xuất được đưa ra bởi một số giáo viên

có kinh nghiệm sau khi áp dụng thử Quy trình cũng đã được trình bày trong

bài viết.

pdf13 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Quy trình xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm Hóa học ở cấp trung học phổ thông dựa theo cách tiếp cận của phương pháp nghiên cứu bài học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
241 QUY TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM HÓA HỌC Ở CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DỰA THEO CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TS. Vũ Thị Thu Hoài Phạm Thị Tình Tóm tắt: Bài tập thực nghiệm hóa học (BTTNHH) đóng vai trò quan trọng giúp học sinh lĩnh hội nhanh kiến thức lý thuyết, đồng thời phát triển năng lực thực nghiệm hóa học và bồi dưỡng năng lực khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, đang tồn tại nhiều thách thức đối với giáo viên trong việc làm sao để xây dựng hệ thống BTTNHH đạt hiệu quả xét trên cả hai khía cạnh gồm các yêu cầu chung về nguyên tắc xây dựng BTTNHH và khả năng sử dụng chúng trong dạy học Hóa học. Dựa trên cách tiếp cận của phương pháp nghiên cứu bài học, bài báo này đề xuất Quy trình xây dựng hệ thống BTTNHH cho chương trình mỗi khối học đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra mới theo Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các ý kiến đánh giá về Quy trình đề xuất được đưa ra bởi một số giáo viên có kinh nghiệm sau khi áp dụng thử Quy trình cũng đã được trình bày trong bài viết. Từ khóa: phương pháp nghiên cứu bài học; bài tập thực nghiệm hóa học; quy trình xây dựng; năng lực thực nghiệm hóa học 1. Mở đầu Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất và hợp chất. Hoá học đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội. Tại cấp trung học phổ thông (THPT), môn Hoá học giúp học sinh có được những tri thức cốt lõi về Hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống. Hoá học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như Vật lí, Sinh học, Y dược và Địa chất học. Bởi vậy, các bài tập thực nghiệm (BTTN) đóng vai trò trung tâm, vô cùng quan trọng trong dạy học Hóa học. Sử dụng BTTN giúp học PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 242 sinh (HS) phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện tư duy từ lí thuyết đến thực tiễn cũng như phát triển kĩ năng làm việc và kỹ năng thực hành thí nghiệm. BTTN giúp rèn luyện khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, tạo sự say mê học tập Hoá học cho HS; giúp giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong lao động: rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực, sáng tạo, chính xác, khoa học; rèn luyện tác phong lao động có tổ chức, có kế hoạch, có kỉ luật, có văn hoá Theo [4], BTTN nên là một phần tích hợp không thể thiếu của mỗi bài giảng lý thuyết trên lớp. Tuy nhiên, việc xây dựng và triển khai các BTTNHH trong quá trình dạy học thường chưa đáp ứng mục tiêu được xác định ban đầu trong chương trình đào tạo [5]. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông cho môn Hóa học 2018 (sau đây gọi chung là Dự thảo 2018), trong đó đã nêu rõ chuẩn đầu ra mới và nội dung chi tiết cho mỗi bài học trong các chương trình học khối lớp 10, 11 và 12 nhằm giúp HS phát triển được các phẩm chất và năng lực chung cũng như năng lực đặc thù của môn Hóa học [1]. Vận dụng các triết lý của phương pháp nghiên cứu bài học – một hoạt động phát triển chuyên môn đang được áp dụng hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới, bài báo này đề xuất một quy trình xây dựng hệ thống các BTTNHH cho toàn chương trình một khối học, đáp ứng chuẩn đầu ra mới theo Dự thảo 2018 [1]. Các nội dung chính bao gồm: (1) Xác định mục tiêu đào tạo và yêu cầu của BTTNHH; (2) Xác định các dạng BTTNHH; (3) Quy trình xây dựng hệ thống BTTNHH; (4) Các Ma trận khung và Ma trận chi tiết cho hệ thống BTTNHH lớp 11; và (5) Các ý kiến đánh giá ưu và nhược điểm của quy trình đề xuất được đưa ra bởi một số giáo viên có kinh nghiệm sau khi áp dụng thử quy trình này. 2. Nội dung 2.1. Tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu bài học (NCBH) Trong lĩnh vực phát triển chuyên môn, gần đây, phương pháp NCBH đã thu hút nhiều quan tâm của các nhà giáo dục và các học giả trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam [2]. NCBH là một phương pháp cải thiện năng lực nghề nghiệp của GV thông qua nghiên cứu cải tiến các hoạt động dạy học ở từng bài học cụ thể. Trong quá trình này, các GV gặp nhau thường xuyên trong một khoảng thời gian dài (có thể từ một tháng đến một năm) để cùng làm việc về phần thiết kế, thực hiện, kiểm tra, và cải tiến một hoặc nhiều bài học cần nghiên cứu. Theo tài liệu [3], phương pháp NCBH thường gồm sáu bước: (1) Hợp tác lập kế hoạch cải tiến một bài học; (2) Quan sát việc thực hiện bài học; (3) Thảo luận về bài học; (4) Sửa đổi, cải thiện bài học; (5) Tiến hành dạy các phiên bản mới của bài học; và (6) Chia sẻ ý kiến và quan điểm lên các phiên bản sửa đổi. 243 Dưới đây chúng tôi trình bày thảo luận các vấn đề liên quan đến việc xây dựng hệ thống BTTNHH dựa trên cách tiếp cận của phương pháp NCBH. 2.2. Khái niệm BTTNHH Bài tập thực nghiệm là các bài tập chứa đựng các thông tin xuất phát từ các hiện tượng, tình huống diễn ra trong phòng thí nghiệm, quá trình sản xuất, cuộc sống hằng ngày và môi trường tự nhiên đã được đơn giản hóa, lý tưởng hóa nhưng vẫn chứa đựng các yếu tố quan trọng của thực tiễn. Những bài tập hóa học này thường đưa thêm các điều kiện, giả thiết phù hợp, hạn chế những yếu tố không cần thiết cho phép người học tiếp cận với các vấn đề hóa học theo ý đồ của người dạy. 2.3. Xác định mục tiêu đào tạo của BTTNHH BTTNHH là một trong những phương tiện có hiệu quả để tăng cường và định hướng hoạt động tư duy và phát triển năng lực thực nghiệm cho HS. Theo Dự thảo 2018 [1], môn Hóa học cần phát triển học sinh được 05 phẩm chất chung (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm), 03 năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo), và 03 năng lực đặc thù (năng lực nhận thức kiến thức hoá học, năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học, và năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn). Các năng lực cần pháp triển cho HS thông qua các BTTNHH cần được xác định rõ ràng trước khi xây dựng hệ thống BTTNHH cho toàn chương trình một khối học. Đặc biệt, hiện nay vấn đề phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đang trở thành chủ đề nóng, cấp bách toàn cầu, nhóm nghiên cứu cho rằng nhận thức về các vấn đề đó cần sớm trang bị và phát triển cho HS bậc phổ thông; bởi vậy các BTTNHH cũng cần hướng đến mục tiêu quan trọng này. 2.4. Xác định các yêu cầu của BTTNHH Để đáp ứng các yêu cầu chuẩn đầu ra mới trong Dự thảo 2018, nội dung và phương thức thực hiện BTTNHH cần được xem xét trên cả mức độ riêng rẽ mỗi câu hỏi và mức độ hệ thống bài tập toàn khối học như Hình 1. Mức độ 1: Mức độ riêng rẽ, nội dung và phương thức mỗi BTTNHH cần đáp ứng các yêu cầu sau: - Nội dung BTTNHH phải gắn liền với thực tiễn, đời sống, xã hội, cộng đồng. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh [4]. QUY TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM HÓA HỌC Ở CẤP TRUNG HỌC... PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 244 - Nội dung BTTNHH cần chứa đựng các yếu tố phát triển các kĩ năng thực hành gồm kỹ năng tiến hành thí nghiệm, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hợp tác và giao tiếp, kỹ năng thu thập và xử lý dữ liệu, và kỹ năng phân tích và viết báo cáo kết quả. Để từ đó giúp học sinh làm quen với tác phong làm việc khoa học, rèn luyện đức tính cẩn thận, kiên nhẫn, làm việc nguyên tắc, và củng cố niềm tin vào khoa học. - Nội dung BTTNHH phải chứa đựng các yếu tố phát triển tư duy, cần chú ý tạo cơ hội cho học sinh được đọc, tiếp cận, trình bày thông tin về những vấn đề thực tiễn cần đến kiến thức hoá học và đưa ra giải pháp; để từ đó rèn luyện các kĩ năng giải quyết vấn đề cho học sinh: phát hiện vấn đề; lập kế hoạch nghiên cứu; giải quyết vấn đề (thu thập, trình bày thông tin, xử lí thông tin để rút ra kết luận); đánh giá kết quả giải quyết vấn đề; nêu giải pháp khắc phục, cải tiến. - BTTNHH cần chú ý tạo cho học sinh cơ hội huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới. Cần chú ý tổ chức các hoạt động so sánh, phân loại, hệ thống hoá kiến thức; vận dụng kiến thức đã được học để giải thích các sự vật, hiện tượng hay giải quyết vấn đề đơn giản; qua đó, kết nối được kiến thức mới với hệ thống kiến thức đã học. - Cuối cùng, phương thức thực hiện BTTNHH cần phù hợp với điều kiện thực tiễn. Các cở sở đào tạo nên vận dụng, phát triển chương trình cho phù hợp với đặc điểm điều kiện của trường, vùng miền và đối tượng học sinh. BTTNHH cần phù hợp năng lực của giáo viên, năng lực của học sinh, cơ sở vật chất phòng thí nghiệm của trường học, và các điều kiện khác (ví dụ bài tập theo phương thức tham quan thực nghiệm cần xem xét các điều kiện để có thể tổ chức buổi tham quan đạt yêu cầu). Mức độ 2: Mức hệ thống, giáo viên cần thiết xây dựng các bài tập thực nghiệm sao chúng có tính hệ thống-liên thông, có tích logic, và bổ sung nhau. Tính hệ thống – liên thông nhau nghĩa là các bài tập toàn khóa cần hợp lý; tránh trùng lặp nhiều về phương thức thực hiện; các bài tập sau cần kế thừa, liên thông kiến thức và kỹ năng thực hành từ các bài tập trước; tránh quá tập trung phát triển một năng lực nào đó mà lại thiếu tập trung phát triển các năng lực khác cho Hình 1. Các yêu cầu của BTTNHH 245 học sinh. Tính logic nghĩa là các bài tập toàn khóa cần đảm bảo hợp lý, cần phát triển các kiến thức và kỹ năng thực nghiệm cho học sinh từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, tránh ra các bài tập thực nghiệm phức tạp ngay từ những bài học đầu tiên của khóa học. Tính bổ sung nhau nghĩa là các bài học cần có sự kế thừa đồng thời cần bổ trợ nhau để phát triển kiến thức và năng lực yêu cầu cho học sinh. Mỗi kiến thức hay mỗi năng lực yêu cầu rất có thể sẽ cần nhiều bài tập thực nghiệm với nội dung khác nhau và phương thức thực hiện khác nhau. Tính bổ sung hệ thống còn để đảm bảo rằng hệ thống bài tập thực nghiệm toàn khóa sẽ lưu tâm và phát triển toàn bộ các năng lực yêu cầu, không bỏ sót năng lực nào cho đến khi kết thúc khóa học. 2.5. Xác định các dạng BTTNHH Nhằm hỗ trợ việc xây dựng hệ thống BTTNHH hiệu quả, cần phân biệt các dạng bài tập xét đồng thời cả về khía cạnh người thực hiện, hình thức thực hiện, và tính khả thi trông bối cảnh dạy học THPT. Nhìn chung có thể phân biệt 3 dạng chính gồm (1) BTTN thông qua thực hành thí nghiệm; (2) BTTN thông qua mô phỏng thí nghiệm, hiện tượng, và (3) BTTN thông qua hoạt động tham quan thực tế. Hình 2 trình bày tổng quát các dạng BTTNHH được xác định. Dạng 1: BTTN được thực hiện thông qua thực hành thí nghiệm Dạng 1a: Thí nghiệm bởi giáo viên trên lớp. Là thí nghiệm do GV trực tiếp thực hiện, trình bày trước học sinh; là một trong các hình thức thí nghiệm quan trọng nhất trong dạy học hóa học ở trường phổ thông. Ưu điểm của nó là nhanh, dụng cụ được chuẩn bị chu đáo, có chọn lọc, thường ít và đơn giản; và có khả năng thực hiện những thí nghiệm phức tạp. Dạng 1b: Thí nghiệm bởi giáo viên trong phòng thí nghiệm. Đối với những hoá chất độc hại hay chất có thể gây nổ thì phương thức này là lựa chọn tối ưu. Dạng 1c: Thí nghiệm được thực hiện bởi từng cá nhân trong phòng thí nghiệm. Giáo viên yêu cầu từng HS phải tiến hành các thí nghiệm riêng lẻ trong phòng thí nghiệm dưới giám sát của giáo viên và trợ giảng, sau đó học sinh viết báo cáo kết quả. Hình 2. Các dạng BTTNHH QUY TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM HÓA HỌC Ở CẤP TRUNG HỌC... PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 246 Dạng 1d: Thí nghiệm được thực hiện bởi học sinh theo từng nhóm trong phòng thí nghiệm. Với phương thức này, một số HS thay nhau làm thí nghiệm, số còn lại quan sát, theo dõi, thảo luận nhóm; đấy là cách tổ chức học rất hiệu quả, cần phát triển. Dạng 1e: Thí nghiệm ngoại khoá. Thường được tổ chức trong các buổi ngoại khoá, trong các ngày hội hoá học vui. Dạng 1f: Học sinh thực hiện thí nghiệm ở nhà. Trong những trường hợp cho phép, GV có thể giao nội dung, hướng dẫn cách tiến hành để HS thực hiện các thí nghiệm ở nhà. Dạng 2. BTTN thông qua mô phỏng Đây là hình thức phù hợp cho những thí nghiệm phức tạp, khó thực hiện, thời gian tiến hành lâu, hay thí nghiệm độc hại. Dạng 2a: BTTN thông qua các băng hình, video quay lại quá trình thí nghiệm của người khác, hoặc một quá trình hiện tượng tự nhiên. Thường dùng với những quá trình xảy ra chậm, cần nhiều thời gian hoặc những thí nghiệm mà độ an toàn thấp. Khi giải bài tập này, HS cần theo dõi đoạn video và vận dụng kiến thức đã học để trả lời. Dạng 2b: BTTN thông qua mô phỏng quá trình thí nghiệm bằng lời nói, trình bày viết. Đây là dạng BTTN mà HS cần sử dụng kiến thức và kĩ năng thực hành đã có để trình bày cách tiến hành các thao tác thí nghiệm mà không phải làm thí nghiệm. Dạng 2c: BTTN thông qua mô phỏng thí nghiệm bằng hình vẽ. Khi giải dạng bài tập này HS cần tư duy về kiến thức hoá hoc, có kiến thức thực hành và phải dùng hình vẽ để giải. Dạng 2d: BTTN thông qua mô phỏng thí nghiệm qua các video được tạo lập bởi các phần mềm (thí nghiệm ảo). Dạng 3. BTTN thông qua hoạt động tham quan thực tế (đến các nhà máy sản xuất (3a), xem các hiện tượng thực tế (3b)). 2.6. Quy trình xây dựng hệ thống BTTNHH Như đã thảo luận ở trên, hệ thống BTTNHH cho chương trình một khối học cần thỏa mãn rất nhiều yêu cầu ở cả mức độ đơn lẽ và hệ thống để đạt các chuẩn đầu ra mới theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT. Việc xây dựng hệ thống BTTNHH như vậy là thách thức lớn cho từng cá nhân GV; việc huy động trí lực tập thể từ nhiều GV trong Tổ chuyên môn và cùng đúc rút kinh nghiệm sẽ rất hữu ích để giải quyết vấn đề. Bởi vậy, dựa trên tiếp cận phương pháp NCBH, bài viết đề xuất Quy trình xây dựng hệ thống BTTNHH với các bước như Hình 3. 247 Bước 1: Dựa trên Dự thảo 2018 và các điều kiện thực tiễn của trường, các GV của Tổ Hóa học họp, thảo luận để xác định chuẩn đầu ra năng lực yêu cầu cần phát triển cho HS thông qua các BTTNHH, xác định nội dung yêu cầu chung của BTTNHH, và xác định các dạng BTTNHH có thể triển khai. Bước này hoàn thành sau khoảng 2 - 3 buổi sinh hoạt chuyên môn. Bước 2: Các GV của Tổ Hóa học tiếp tục họp, thảo luận, dựa trên kết quả bước 1 để xây dựng thống nhất Ma trận khung hệ thống BTTNHH cho chương trình mỗi khối học. Ma trận khung cần đảm bảo phân bổ các BTTNHH một cách đồng đều, hợp lý nhằm đạt mục tiêu phát triển được tất cả các năng lực yêu cầu cho HS (đã được xác định ở bước 1). Bước này hoàn thành sau khoảng 2 - 3 buổi sinh hoạt chuyên môn. Bảng 1 trình bày minh họa Ma trận khung hệ thống BTTNHH chương trình lớp 11 đảm bảo phát triển, bồi dưỡng tất cả 07 năng lực cho HS. Bước 3: Dựa trên Ma trận khung đã có, mỗi GV xây dựng Ma trận chi tiết các BTTNHH cụ thể phù hợp với năng lực cá nhân, năng lực HS của lớp mình phụ trách và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường. Bước 4: GV tiến hành kiểm tra, đối sánh ma trận chi tiết với các yêu cầu của BTTNHH ở cả mức độ riêng rẽ và hệ thống. Bước 5: GV hoàn thiện các thiếu sót nếu có; sau đó xây dựng bài giảng dựa trên ma trận chi tiết hệ thống BTTNHH đã có và tiến hành hoạt động dạy học. Trong suốt quá trình này, GV sẽ phải tự đánh giá, ghi chép lại các ưu nhược điểm Hình 3. Quy trình xây dựng hệ thống BTTNHH QUY TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM HÓA HỌC Ở CẤP TRUNG HỌC... PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 248 của hệ thống BTTNHN. Tổ chuyên môn cũng sẽ thường xuyên tổ chức các hoạt động dự giờ, tập trung vào quan sát quá trình học của HS, đánh giá tính hiệu quả, và ghi chép các ưu nhược điểm của hệ thống BTTNHH. Quá trình này sẽ kéo dài trong vòng suốt 1 năm học. Bước 6: Vào cuối năm học, Tổ Hóa học sẽ họp, thảo luận chuyên môn để chia sẽ ý kiến và quan điểm về hệ thống BTTNHH mới; từ đó hoàn thiện hệ thống BTTNHH cho chương trình học mỗi khối học. 2.7. Các ma trận hệ thống BTTNHH Đi kèm Quy trình ở trên, chúng tôi trình bày Ma trận khung và Ma trận chi tiết các BTTNHH để giúp mỗi cá nhân GV dễ dàng hơn trong việc xây dựng hệ thống BTTNHH của riêng họ. Ma trận khung BTTNHH là kết quả thảo luận và thống nhất của tập thể các GV trong Tổ Hóa học; nó là một khung chung cho chương trình mỗi khối học mà từng cá nhân giáo viên dựa lên đó để xây dựng Ma trận chi tiết BTTNHH riêng cho mỗi lớp học họ phụ trách. Cấu trúc của Ma trận khung gồm: Cột 1 là tên mỗi bài học trong sách giáo khoa, cột 2 là các nội dung có thể xây dựng các BTTNHH cho bài học dựa theo Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ GD&ĐT. Cột 3 là các dạng BTTNHH có thể áp dụng. Bảy cột tiếp theo là bảy năng lực cần phát triển, bồi dưỡng cho HS; tập thể GV sẽ xác định những năng lực nào phù hợp, tương ứng với từng bài học. Trong Ma trận chi tiết, cột 1 là các BTTNHH cụ thể cho mỗi bài học. Cột 2 là dạng bài tập được xác định cụ thể phù hợp nhất cho mỗi BTTNHN. Bảy cột tiếp theo cũng là bảy năng lực tiềm năng có thể được phát triển cho HS từ từng BTTNHH cụ thể; xa hơn, mức độ đạt được đối với mỗi năng lực cũng được xác định bởi GV. Dưới đây chúng tôi trình bày ví dụ minh họa Ma trận khung và Ma trận chi tiết BTTN cho chương trình Hóa học lớp 11 (Bảng 1 và 2). Bảng 1: Ví dụ minh họa Ma trận khung xây dựng BTTNHH lớp 11 Bài học trong sách GK Nội dung có thể xây dựng các BTTN (dựa trên nội dung được nêu trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ GD&ĐT) Phương thức BTTN có thể năng lực chung 03 năng lực chuyên môn 03 NLC1 NLC2 NLC3 NLCM1 NLCM2 NLCM3 249 Bài 1: Khái niệm về cân bằng hoá học – Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới chuyển dịch cân bằng: (1) Phản ứng: 2NO2 N2O4 (2) Phản ứng thuỷ phân sodium acetate. 1b, 1d, 2a, 2b, 2c, 2d × × × × × Bài 2: Cân bằng trong dd nước - Ý nghĩa của pH trong thực tiễn; - Sử dụng các chất chỉ thị để xác định pH; - Thí nghiệm chuẩn độ acid – base; - Ý nghĩa thực tiễn cân bằng trong dung dịch nước của ion Al3+, Fe3+ và CO32-. 1a, 1c, 1d, 2a, 2b, 2d × × × × × × NLC1 - Năng lực tự chủ và tự học; NLC2 - Năng lực giao tiếp và hợp tác; NLC3 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; NLCM1 - Năng lực nhận thức kiến thức hoá học; NLCM2 - Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học; NLCM3 - Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn; PTBV, BĐKH, BVMT, SDNLHQ - phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng hiệu quả. QUY TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM HÓA HỌC Ở CẤP TRUNG HỌC... 250 Bảng 2: Ví dụ minh họa Ma trận chi tiết BTTNHH lớp 11 (được thực hiện bởi từng cá nhân giáo viên) Bài giảng Nội dung có thể xây dựng các BTTN Dạng BTTN- HH năng lực chung 03 năng lực chuyên môn 03 NLC1 NLC2 NLC3 NLCM1 NLCM2 NLCM3 M1 M2 M3 M1 M2 M3 M1 M2 M3 Bài 1: Khái niệm về cân bằng hoá học BTTN1 Phản ứng sản xuất vôi: CaCO3(r) ó CaO(r) + CO2(k), DH = 178kJ a. Hãy phân tích đặc điểm của phản ứng hóa học nung vôi. b. Từ đó, cho biết biện pháp kĩ thuật sử dụng để nâng cao hiệu suất quá trình nung vôi. 2b × × × × × PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 251 BTTN2 Sự thay đổi nhiệt độ, áp suất ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cân bằng củacác phản ứng hóa học sau: N2O4(k) ó 2NO2(k) 2b, 2d × × × × Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước BTTN1 Đổ dd chứa 1g HBr vào dd chứa 1g NaOH. Dung dịch thu được làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào sau đây? A. Đỏ. B. Xanh. C. Không đổi màu. D. Không màu. 1d × × × × Ghi chú: M1 – Mức độ “Biết”; M2 – mức độ “Hiểu”; M3 – mức độ “Áp dụng” theo Dự thảo 2018 của Bộ GD&ĐT. 2.8. Kết quả đánh giá Quy trình đề xuất Đã có 8 giáo viên có kinh nghiệm trên 05 năm dạy môn Hóa học ở Phổ thông áp dụng Quy trình đề xuất để xây dựng hệ thống BTTNHH cho chương trình khối QUY TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM HÓA HỌC Ở CẤP TRUNG HỌC... PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 252 học 11. Họ được yêu cầu đánh giá tính hiệu quả của Quy trình với các câu hỏi sau: (1) Quy trình đề xuất có giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xây dựng hệ thống BTTNHH đáp ứng yêu cầu theo Dự thảo 2018? Sử dụng thang điểm đánh giá từ 1 (hoàn toàn không hiệu quả), 2 (ít hiệu quả), 3 (không rõ ràng tính hiệu quả), 4 (hiệu quả), và 5 (rất hiệu quả). (2) Đánh giá ưu và nhược điểm của Quy trình đề xuất? Kết quả thu được điểm đánh giá trung bình 4.1; thể hiện sơ bộ rằng Quy trình đề xuất có tính hiệu quả trong việc hỗ trợ GV xây dựng hệ thống BTTNHH đáp ứng yêu cầu theo Dự thảo 2018 của Bộ GD&ĐT. Các ý kiến đánh giá tập trung vào ưu điểm của Quy trình là nó giúp tận dụng được năng lực tập thể của các GV trong cùng trường tham gia vào việc xây dựng hệ thống BTTNHH cho chương trình mỗi khối học dựa trên kiến thức, trải nghiệm và đánh giá hoạt động giảng dạy thực tế. Quy trình cũng được đánh giá cao khi có tính linh động cho phép từng GV xây dựng được hệ thống BTTNHH phù hợp với điều kiện của từng lớp học mình phụ trách nhưng vẫn đồng thời đáp ứng yêu cầu đào tạo mới của Bộ GĐ&ĐT quy định. 3. Kết luận Bài viết đã trình bày thảo luận lên các vấn đề về việc xác định chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực cần phát triển cho HS thông qua các BTTNHH, xác định yêu cầu nội dung của BTTNHH ở cả hai mức độ riêng rẽ và mức độ hệ thống, và xác định các phương thức BTTNHH. Xa hơn, dựa trên các tiếp cận của phương pháp nghiên cứu bài học, bài báo cũng đã đề xuất Quy trình xây dựng hệ thống BTTNHH gồm 6 bước. Cơ bản, quy trình đề xuất đã nhận được các ý kiến tích cực, và thúc đẩy tiến hành các nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện Phương pháp hơn nữa. Tài liệu tham khảo [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Môn Hóa học. [2] Lê Thị Thu Hằng (2014). Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học: Công cụ đổi mới của nhà trường. Tạp chí Giáo dục số 323. [3] Nguyễn Mậu Đức, Hoàng Thị Chiên (2014). “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn của giáo viên thông qua mô hình nghiên cứu bài học ở Việt Nam”. Tạp chí Giáo dục số 335. [4] Millar, R. (2004). The role of practical work in the teaching and learning of science. High school science laboratories: Role and vision, 1-24. [5] Logar, A., Peklaj, C., & Savec, V. F. (2017). Effectiveness of Student Learning during Experimental Work in Primary School. Acta Chimica Slovenica, 64(3), 661-671. 253 A METHOD TO BUILD SYSTEMATICALLY EXPERIMENTAL QUESTIONS FOR TEACHING OF CHEMISTRY AT HIGH SCHOOLS BASED ON THE “LESSON STUDY” APPROACH Pham Thi Tinh1 Vu Thi Thu Hoai Abstract: Experimental questions play a very important role in helping students to gain understanding theoretical concepts, and at the same time to develop experimental skills and abilities and also to enhance nature science competencies. However, there exist many challenges facing teachers on how to prepare chemistry experimental questions to meet the general requirements in building experimental questions and effectively using of those questions in teaching. Based on the “lesson study” approach, this paper proposed a method to build systematically experimental questions for the Chemistry curriculum at the 11th grade. The method has been applied by some experiential teachers. Their comments on the method are also present at the end of the paper. Keywords: Lesson study; Chemistry teaching, experimental questions; method; chemistry experimental skills and abilities 1 Vietnam Education Publishing House Limited Company; University of Education; Email: pttinh222@gmail.com; Tel: 0975001972.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquy_trinh_xay_dung_he_thong_bai_tap_thuc_nghiem_hoa_hoc_o_ca.pdf
Tài liệu liên quan