Outsider Art là sáng tác nghệ thuật được tạo ra bởi những người bên ngoài dòng chính thống. Sự chú ý đến Outsider Art xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 khi các nghệ sỹ tiên phong phương Tây quay lưng lại với giá trị mỹ học truyền thống của nghệ thuật hàn lâm cổ điển, tìm kiếm nguồn cảm hứng từ tranh, tượng nguyên thủy; điêu khắc châu Phi, nghệ thuật phương Đông huyền bí, tranh vẽ của trẻ em, thậm chí nghệ thuật của những người điên. Ở phương Tây, từ những năm 1940 Jean Dubuffet1 nỗ lực sưu tầm các tác phẩm của những người tự học, bệnh nhân tâm thần, kẻ nghiện rượu, tù nhân và chỉ ra giá trị thẩm mỹ nội tại của chúng. Tiếp theo, nhiều nhà nghiên cứu của Pháp, Anh, Mỹ xuất bản các công trình nghiên cứu chuyên sâu về Outsider Art từ khái niệm, lịch sử, ảnh hưởng Outsider Art đến sáng tác nghệ thuật của một số nghệ sỹ hiện đại. Sức hấp dẫn của Outsider Art nằm ở sự tinh khiết, nguyên sơ đứng bên ngoài những đường lối vạch định theo các sử gia nghệ thuật. Ngày càng có nhiều người quan tâm đến Outsider Art trên phương diện nghiên cứu tâm lý học và nghệ thuật. Tuy nhiên, Outsider Art cùng những vấn đề liên quan còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Bài viết này có mục đích giới thiệu một vài nét khái quát về “Outsider Art”, Art Brut nguồn gốc của Outsider Art và một số nghệ sỹ Outsider Art tiêu biểu của thế giới.
11 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 857 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sáng tác nghệ thuật bên ngoài dòng chính thống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p chí. Đề tài trong sáng tác của Darger được rút ra từ các sự kiện trong sách báo trộn lẫn với những câu chuyện kinh thánh. Sáng tác của Henry Darger trở thành một trong những ví dụ tiêu biểu về Outside Art. Bảo tàng Nghệ thuật dân gian Mỹ đã tôn vinh Henry Darger là một trong những nghệ sỹ bên ngoài dòng chính thống quan trọng của thế kỷ XX.
Nek Chand, người Ấn Độ (sinh năm 1924)
Nek Chand là một nghệ sỹ tự học nổi tiếng với công trình vườn đá rộng tới mười tám mẫu ở thành phố Chandigarh, Ấn Độ. Đặc biệt đam mê với chất liệu đá, trong thời gian rảnh rỗi Nek thu thập đá rồi bí mật tạo ra những tác phẩm điêu khắc trang trí cho một khu đất nằm ở phía Bắc của thành phố. Ngoài các loại đá tự nhiên Nek Chand còn thu thập vật liệu từ các ngôi làng bị phá hủy trong quá trình phát triển đô thị của Chandigarh để làm các tác phẩm điêu khắc. Ngoài Kamla, vợ Nek và một vài người bạn đáng tin cậy, không ai được biết những gì Nek đang làm. Ngày qua ngày, ông làm việc vào ban đêm dưới ánh sáng tạo ra từ những chiếc lốp xe cháy vì sợ rằng các quan chức địa phương sẽ phát hiện và ngăn cấm. Không giống như các thành phố khác của Ấn Độ, Chandigarh đã được hoạch định cẩn thận và chỉ được xây dựng khi có phép, nhưng dần dần vườn tượng với gần hai nghìn tác phẩm điêu khắc kích cỡ khác nhau đã bị khám phá. Và Nek lo lắng trước nguy cơ khu vườn sẽ bị phá bỏ. Theo một số tài liệu cho biết, Nek đã mời Sharma, kiến trúc sư trưởng của thành phố đến thăm khu vườn đá năm 1969. Thoạt tiên, Sharma từ chối do quá bận rộn nhưng sau sự kiên trì của Nek, ông đồng ý đến tham quan khu vườn. Ngưỡng mộ trước công việc Nek đã làm, Sharma quyết tâm giúp để khu vườn đá và công lao của Nek được công nhận. Năm 1972, lời hứa của Sharma trở thành hiện thực. Tuy nhiên, theo sách hướng dẫn du lịch do thành phố Chandigarh xuất bản thì câu chuyện được kể khác đi. Theo đó, khu vườn được phát hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu về bệnh sốt rét của chính phủ. Sau đó, khu vườn được khuyến cáo cần lưu giữ và bảo quản trong hình thức hiện tại của nó, không nên có bất kỳ sự can thiệp của các kiến trúc sư hay nhà quy hoạch thành phố.
Sáng tạo của Nek nhận được sự ủng hộ của những người dân Chandigarh. Năm 1976, khu vườn đá chính thức được khánh thành, chịu sự quản lý của chính quyền. Nek được thành phố trả lương để tiếp tục sáng tác các tác phẩm điêu khắc cho khu vườn đá. Dự án của Nek có thể xem là một trong những chương trình tái chế vật liệu phế thải lớn nhất ở châu Á. Ngoài những sáng tạo xi măng và bê tông, ông cũng tạo nên số lượng lớn động vật và búp bê từ vải, quần áo cũ. Bên cạnh chất thải đô thị, Nek còn sử dụng các vật liệu tự nhiên. Chẳng hạn, ông đã tạo ra những tác phẩm điêu khắc từ rễ của cây, xây dựng thác nước từ sự kết hợp hàng ngàn hòn đá lớn nhỏ khác nhau. Mọi người gọi công trình của Nek Chand là “The Garden Rock” có nghĩa là “vườn đá”. Tuy nhiên, Nek Chand đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn rằng, đó là ước mơ không phải một khu vườn đá lạnh, là những lời thơ của Nek với đá. Khi khu vườn với những tác phẩm điêu khắc độc đáo trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến, nghệ thuật của Nek bắt đầu nhận được sự chú ý. Sau một cuộc triển lãm tổ chức tại Paris năm 1980, Nek Chand đã được trao Grande Médaille de Vermeil. Tiếp đó, Ann Lewin, Giám đốc Bảo tàng trẻ em Washington DC đã mời Nek Chand xây dựng một khu vườn cho bảo tàng. Chính phủ Ấn Độ trao tặng ông danh hiệu Padam Shri vào năm 1984, một năm sau khi tác phẩm điêu khắc trong khu vườn đá trở thành hình minh họa trên tem bưu chính của Ấn Độ.
Kỹ thuật ghép mảnh đã giúp Nek tạo nên khu vườn đá với những bức tượng ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc. Chai lọ, gạch vỡ và đá tự nhiên là những thành phần chính được Nek sử dụng để tạo ra một thế giới độc đáo. Nek nhìn thấy trong đá và vật liệu phế thải những nhân vật của mình như kẻ vương giả, người bình thường và các động vật. Bên cạnh đó, Nek còn thiết kế các con đường, thác nước, sân, cổng vòm khiến khu vườn đá trở thành một mê cung phức tạp. Từ một nhà điêu khắc tự học, một nghệ sỹ Outsider, Nek đã trở thành một kiến trúc sư có tầm nhìn bao quát mang tính quy mô. Có ý kiến cho rằng mặc dù Nek không bao giờ biết đến cá nhân Le Corbusier, nhưng ông đã quan sát các phương pháp xây dựng của Le Corbusier chặt chẽ, đặc biệt là sử dụng trí tưởng tượng của ông về bê tông. Một trong những tính năng của những tòa nhà được Le Corbusier thiết kế trong thành phố Chandigarh là những đường cong chảy của bê tông, xây dựng bằng khuôn ván phức tạp để giữ các vật liệu lỏng. Nek đã phát triển kỹ thuật của Corbusier trong khu vườn đá bằng cách sử dụng một khuôn ván lớn được thiết kế từ thùng dầu phế thải để sản xuất bê tông tạo nên các kết cấu bề mặt khác nhau. Thông qua khu vườn đá kỳ diệu của Nek, người ta nhận thấy ảnh hưởng của một trong những kiến trúc sư vĩ đại nhất của thế kỷ XX đến một nghệ sỹ Outsider Art đương đại.
Nghiên cứu về Outsider Art, một mặt góp phần giới thiệu những sáng tác của các nghệ sỹ bên ngoài dòng nghệ thuật chính thống. Mặt khác, nó cũng là sự cố gắng chính thức hóa Outsider Art. Những sáng tác của hình thức nghệ thuật này không chỉ hấp dẫn bởi vẻ đẹp kỳ dị, bí ẩn, nguyên sơ mà còn trở thành các trường hợp nghiên cứu hấp dẫn trong lịch sử tâm thần học và nghệ thuật.
BTTM.2011
Chú thích:
1. Jean Dubuffet (1901-1985) là họa sỹ và điêu khắc gia Pháp.
2. Outsider Art là khái niệm mang nghĩa rộng, chỉ sáng tác của những người tự học, bệnh nhân tâm thần, người nghiện rượu, tù nhân...
3. Naive Art: phong cách nghệ thuật hồn nhiên, ngây thơ.
4. Visionary Art là nghệ thuật thể hiện những điều thần bí, dự báo, chứa đựng tính siêu hình và thường khai thác chủ đề về cái chết, cái tôi, hình ảnh nguyên mẫu thần thoại hay các biểu tượng..
5. Folk Art chỉ nghệ thuật của những người dân địa phương tự học theo lối truyền nghề. Folk Art ngược lại với nghệ thuật bác học.
6. Walter Morgentaler (1882 - 1965) là bác sĩ của bệnh viện Waldau, Thụy Sĩ.
7. Hans Prinzhorn (1886 - 1933) là một nhà nghiên cứu nghệ thuật, đồng thời là bác sỹ tâm thần người Đức.
8. Emil Kraepelin (1856 - 1926) là một bác sỹ tâm thần người Đức. Ông đã đúc kết những qui luật tiến triển lâm sàng của nhiều bệnh tâm thần và phân loại các bệnh tâm thần thành những đơn thể riêng biệt, tạo điều kiện nghiên cứu dễ dàng các bệnh tâm thần về các mặt bệnh nguyên, bệnh sinh, tiên lượng, điều trị v.v...
9. André Breton (1896 - 1966) nhà văn và nhà thơ người Pháp.
10. Michel Tapié (1909 - 1987) là nhà phê bình và sưu tập nghệ thuật người Pháp.
11. André Malraux (1901-1976), nhà hoạt động, chính trị gia người Pháp.
12. COBRA là một phong trào tiền phong hoạt động ở châu Âu từ 1949 đến 1951. Tên gọi này do Christian Dotremont đặt ra vào năm 1948. Chữ COBRA viết tắt từ các chữ cái đầu tiên tên các thành phố của các thành viên trong nhóm: Copenhagen (Co), Brussels (Br), Amsterdam (A). Được thành lập bởi Karel Appel (họa sỹ, điêu khắc gia Hà Lan), Constant (họa sỹ Hà Lan), Corneille (họa sỹ Hà Lan), Christian Dotremont (nhà thơ, họa sỹ Bỉ) và Asger Jorn (họa sỹ, điêu khắc gia Đan Mạch). Phương pháp làm việc của nhóm COBRA mang tính tự phát và thử nghiệm, lấy cảm hứng từ các bức vẽ của trẻ em, từ hình thức nghệ thuật nguyên thủy và từ công việc của Paul Klee và Joan Miró. Tuy chỉ tồn tại trong vài năm nhưng đã tổ chức các Cobra định kỳ, một loạt hoạt động hợp tác giữa thành viên và hai triển lãm quy mô lớn được tổ chức tại Bảo tàng Stedelijk ở Amsterdam (1949) và Palais des Beaux-Arts ở Liège (1951).
13. STOARC được thành lập vào năm 2008 với sự đóng góp của Stuart Purvis và Peter Fay: Stuart Purvis với bộ sưu tập tranh vẽ trên giấy của những nghệ sỹ đã từng tham gia dự án nghệ thuật ở Melbourne và Peter Fay với những tác phẩm điêu khắc của Jose dos Santos, nghệ sỹ Outsider Art người Bồ Đào Nha. Jose dos Santos, sống trong ngôi làng nhỏ của Arega. Ông không biết đọc hay viết và hoàn toàn là một nghệ sỹ tự học. Tuy nhiên, trong những năm cuối của cuộc đời mình ông đã sáng tác những tác phẩm điêu khắc tuyệt vời.
14. Osiris là vị thần cai quản thế giới bên kia, đồng thời còn là vị thần bảo vệ sự sống, cây cỏ và cũng là điều khiển việc dâng nước sông Nile. Các pharaoh Ai Cập thường mong được gặp Osiris sau khi chết với niềm tin rằng Osiris giúp họ hưởng sự sống vĩnh cửu. Người Ai Cập tin rằng họ sẽ được Osiris bảo trợ sau khi chết nếu thực hiện đầy đủ các nghi thức ma thuật.
15. Hyeronymus Bosh (1450-1516) là họa sỹ người Hà Lan, nổi tiếng với những tranh vẽ hư ảo, kỳ dị.
16. Ảnh trong bài sử dụng từ nguồn Internet.
Tài liệu tham khảo:
1. Colin Rhodes (2000), Outsider Art: Spontaneous Alternatives (World of Art). Publisher: Thames & Hudson.
2. Dictionnaire Encyclopédique De La Peinture. 1994 Booking International Paris.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- outsider_art_sang_tac_ngh_thut_ben_n_8369.doc