Sinh trưởng của một số loài cây bản địa trồng dưới tán rừng tự nhiên nghèo tại tỉnh Thanh Hóa

Kết quả đánh giá sinh trưởng của 11 loài cây bản địa: Lim xanh (Erythrophleum fordii Olive), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Sến mật (Madhuca pasquieri), Vàng tâm (Manglietia conifera), Săng lẻ (Lagerstroemiatomentsa Presl), Giổi găng (Paramichelia baillonii), Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy), Dẻ thơm (Castanea sativa), Sấu (Dracontomelum mangiferum), Chẹo tía (Engelhardtia roxburghiana Wall), Trám trắng (Canarium album Raeusch) trồng sau 2 năm trong 6 mô hình thử nghiệm. Kết quả cho thấy tất cả các loài cây đều có tỷ lệ sống từ 82% trở lên và không có cây xấu. (i) mô hình tại huyện Quan Sơn, cây Lát hoa có D0 và Hvn tăng lên cao nhất là 6,85 mm và 62,51 cm, tiếp đến là Vàng tâm (6,38 mm và 51,84 cm) và Sến mật thấp nhất là 5,52 mm và 48,21 cm; (ii) mô hình tại huyện Lang Chánh, D0 và Hvn lớn nhất là 6,53 mm và 60,45 cm (Lát hoa), 6,09 mm và 50,66 cm (Vàng tâm) và Giổi găng nhỏ nhất (5,48 mm và 52,57 cm); (iii) mô hình tại huyện Như Xuân, cây Lim xanh có D0 và Hvn lớn nhất là 6,93 mm và 65,45 cm), tiếp theo là Săng lẻ (5,48 mm và 52,57 cm), thấp nhất là Trám trắng (2,98 mm và 20,47 cm); (iv) mô hình tại huyện Cẩm Thủy, cây Lát hoa lớn nhất (6,46 mm và 68,82 cm), tiếp theo là Giổi xanh (6,23 mm và 58,86 cm) và thấp nhất là Lim xanh (5,26 mm và 54,74 cm); (v) mô hình tại huyện Thạch Thành, cây Sấu có D0 và Hvn tăng lớn nhất là 5,96 mm và 62,53 cm, tiếp theo là 5,66 mm và 56,74 cm (Giổi xanh), thấp nhất là 4,08 mm và 42,26 cm (Lim xanh); (vi) mô hình tại huyện Như Thanh, cây Lim xanh có giá trị D0 và Hvn lớn nhất là 7,28 mm và 66,24 cm, tiếp đến là cây Sấu (5,87 mm và 63,32 cm) và thấp nhất là Dẻ thơm (3,43 mm và 22,48 cm). Kết quả đánh giá ban đầu cho thấy 11 loài cây trồng đều sinh trưởng khá ổn định, có sự khác nhau nhưng có thể nói đây là các loài cây triển vọng cho trồng bổ sung làm giàu rừng tại khu vực nghiên cứu

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sinh trưởng của một số loài cây bản địa trồng dưới tán rừng tự nhiên nghèo tại tỉnh Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Dẻ thơm dưới tán rừng là có sự sai khác rõ rệt. 3.10. Sinh trưởng của cây Sấu dưới tán rừng phục hồi sau KNTS Cây Sấu trồng dưới tán rừng phục hồi sau KNTS tại 2 mô hình tại Thạch Thành, Như Thanh được tổng hợp ở bảng 12. Bảng 12. Sinh trưởng của cây Sấu 2 tuổi trồng dưới tán rừng tại mô hình Chỉ tiêu sinh trưởng Tình hình sinh trưởng cây Sấu Do (mm) Hvn (cm) TT Huyện N/ha Do ΔDo Hvn ΔHvn Tỷ lệ sống (%) Tốt (%) TB (%) Xấu (%) 1 Như Thanh 160 5,87 2,93 63,32 31,66 92 94 6 0 2 Thạch Thành 160 5,96 2,98 62,53 31,26 94 91 9 0 Cây Sấu trồng ở mô hình tại 2 huyện: Như Thanh, Thạch Thành có tỷ lệ sống trung bình từ 92% (Như Thanh) - 94% (Thạch Thành). Số lượng cây loại tốt đạt 91% (Thạch Thành) - 94% (Như Thanh), không có cây sinh trưởng xấu. Sinh trưởng về đường kính gốc (D0) của Sấu 2 tuổi trung bình tăng từ 5,87 mm (Như Thanh) - 5,96 mm (Thạch Thành). Chiều cao vút ngọn dao động từ 62,53 cm (Thạch Thành) - 63,32 cm (Như Thanh). Kết quả kiểm tra sự sai khác về sinh trưởng của Sấu 2 tuổi dưới tán rừng cho thấy xác suất F (Sig.) =0,11 lớn hơn 0,05, chứng tỏ sinh trưởng về đường kính và chiều cao của Sấu dưới tán rừng là không có sự sai khác rõ rệt. 3.11. Sinh trưởng của cây Chẹo tía dưới tán rừng phục hồi sau KNTS Bảng 13. Sinh trưởng của cây Chẹo tía 2 tuổi trồng dưới tán rừng tại mô hình Chỉ tiêu sinh trưởng Chất lượng cây Do (mm) Hvn (cm) TT Huyện N/ha Do ΔDo Hvn ΔHvn Tỷ lệ sống (%) Tốt (%) TB (%) Xấu (%) 1 Thạch Thành 160 4,84 2,42 42,68 21,34 86 88 12 0 2 Như Thanh 160 4,70 2,35 40,55 20,27 89 90 10 0 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020 120 Sinh trưởng của loài cây Chẹo tía sau 2 năm trồng dưới tán rừng phục hồi sau KNTS tại 2 mô hình Thạch Thành và Như Thanh được tổng hợp ở bảng 13. Cây Chẹo tía trồng ở mô hình 2 huyện: Như Thanh, Thạch Thành có tỷ lệ sống trung bình từ 86% (Thạch Thành) - 89% (Như Thanh). Số lượng cây loại tốt đạt 88% (Thạch Thành) - 90% (Như Thanh), không có cây loại xấu. Sinh trưởng về đường kính gốc (D0) của Chẹo tía 2 tuổi trung bình từ 4,70 mm (Như Thanh) - 4,84 mm (Thạch Thành), chiều cao vút ngọn dao động từ 40,55 cm (Như Thanh) - 42,68 cm (Thạch Thành). Kết quả kiểm tra sự sai khác về sinh trưởng của Chẹo tía 2 năm tuổi dưới tán rừng có xác suất F (Sig.) =0,00 nhỏ hơn 0,05, chứng tỏ sinh trưởng về đường kính và chiều cao của Chẹo tía dưới tán rừng là có sự sai khác rõ rệt. 3.12. Sinh trưởng của cây Trám trắng dưới tán rừng tự nhiên phục hồi sau KNTS Sinh trưởng của Trám trắng trồng 2 năm tuổi dưới tán rừng tự nhiên phục hồi sau KNTS tại 2 mô hình được tổng hợp ở bảng 14. Bảng 14. Sinh trưởng của cây Trám trắng 2 tuổi trồng dưới tán rừng tại mô hình Chỉ tiêu sinh trưởng Tình hình sinh trưởng cây Trám trắng Do (mm) Hvn (cm) TT Huyện N/ha Do ΔDo Hvn ΔHvn Tỷ lệ sống (%) Tốt (%) TB (%) Xấu (%) 1 Như Xuân 160 2,98 1,49 20,47 10,23 83 72 28 0 2 Cẩm Thủy 160 5,54 2,77 42,86 21,43 89 88 12 0 Cây Trám trắng trồng ở mô hình 2 huyện Cẩm Thủy, Như Xuân có tỷ lệ sống đạt 89% (Cẩm Thủy), 83% (Như Xuân). Tỷ lệ cây loại tốt đạt 88% (Cẩm Thủy), 72% (Như Xuân) không có cây sinh trưởng xấu. Sinh trưởng về đường kính gốc (D0) của Trám trắng 2 tuổi trung bình tại Như Xuân 2,98 mm, Cẩm Thủy 5,54 mm; chiều cao vút ngọn tại Như Xuân là 20,47 cm, Cẩm Thủy là 42,86 cm. Kiểm tra sự sai khác về sinh trưởng của Trám trắng 2 tuổi dưới tán rừng cho thấy xác suất F (Sig.) =0,00 nhỏ hơn 0,05, chứng tỏ sinh trưởng về đường kính và chiều cao của Trám trắng dưới tán rừng là có sự sai khác rõ rệt. Bước đầu đánh giá Trám trắng có thể thích hợp với điều kiện tại Cẩm Thủy hơn là ở Như Xuân. 4. KẾT LUẬN Sau 2 năm bước đầu đánh giá 11 loài cây trồng tại 6 mô hình rừng phục hồi sau khoanh nuôi tái sinh đều sinh trưởng khá ổn định, tỷ lệ sống từ 82% đến 95%, không có cây xấu, cây tốt chiếm tỷ lệ cao từ 65% - 94%, có thể nói đây là các loài cây có triển vọng cho trồng bổ sung làm giàu rừng ở khu vực nghiên cứu. Cụ thể: Tại Quan Sơn: Lát hoa có Do tăng lớn nhất là 6,85 mm, tiếp đến là Vàng tâm (6,38 mm), Giổi xanh (5,84 mm), Giổi găng (5,64 mm), thấp nhất là Sến mật (5,52 mm). Hvn tăng cao nhất là Lát hoa (62,51 cm), tiếp đến là Giổi xanh (53,64 cm), Giổi găng (53,44 cm), Vàng tâm (51,84 cm) và thấp nhất là 48,21 cm (Sến mật). Tại Lang Chánh, sinh trưởng Do và Hvn tăng lớn nhất là 6,53 mm và 60,45 cm (Lát hoa), 6,09 mm và 50,66 cm (Vàng tâm), Sến mật (5,76 mm và 52,64 cm), Giổi xanh (5,58 mm và 52,57 cm) và Giổi găng nhỏ nhất (5,48 mm và 52,57 cm). Tại Như Xuân: Lim xanh có Do lớn nhất là 6,93 mm, Hvn (65,45 cm), tiếp theo là Săng lẻ Do= 5,48 cm và Hvn = 52,57 cm, Lát hoa có Do = 3,58 mm và Hvn 48,27 cm, Giổi xanh có Do =3,98 mm và Hvn = 41,32 cm, thấp nhất là Trám trắng có Do= 2,98 mm và Hvn = 20,47 cm. Tại Cẩm Thủy: Lát hoa có Do= 6,46 mm và Hvn = 68,82 cm, Giổi xanh là 6,23 mm và 58,86 cm, Săng lẻ là 5,64 mm và 53,44 cm, Trám trắng là 5,54 mm và 42,86 cm, thấp nhất là 5,26 mm và 54,74 cm (Lim xanh). Tại Thạch Thành: Sấu có Do và Hvn tăng lớn nhất là 5,96 mm và 62,53 cm, tiếp theo là 5,66 mm và 56,74 cm (Giổi xanh), Dẻ thơm là 5,77 mm và 50,36 cm, Chẹo tía là 5,48 mm và 42,68 cm, thấp nhất là 4,08 mm và 42,26 cm (Lim xanh). Tại Như Thanh: Lim xanh có Do = 7,28 mm và Hvn = 66,24 cm, tiếp đến là 5,87 mm và 63,32 cm (Sấu), Chẹo tía là 4,70 mm và 40,55 cm, Giổi xanh là KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020 121 4,04 mm và 40,25 cm, thấp nhất Dẻ thơm là 3,43 mm và 22,48 cm. LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu này là một phần trong kết quả đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh “Ứng dụng kỹ thuật lâm sinh tác động, phát triển rừng tự nhiên là rừng sản xuất có đa cây mục đích, sinh khối nghèo thành rừng có sinh khối giàu đáp ứng nhu cầu kinh doanh gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”. Trong quá trình triển khai thực hiện nhóm nghiên cứu đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ đạo của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa, một số chuyên gia Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa, UBND 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là 6 hộ gia đình tham gia xây dựng mô hình đã phối hợp, tạo điều kiện để nhóm nghiên cứu hoàn thành các nội dung của đề tài, tập thể tác giả xin bày tỏ cảm ơn chân thành nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000. Đất Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 2000. 2. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 3. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5979: 2007, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5979: 2007 (ISO 10390: 2005) về chất lượng đất - xác định pH. 4. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8729: 2012, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8729: 2012, phương pháp xác định khối lượng thể tích của đất ở hiện trường. 5. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4195: 2012, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4195: 2012, phương pháp xác định khối lượng riêng của đất trong thí nghiệm. 6. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8567: 2010, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8567: 2010 về chất lượng đất - phương pháp xác định thành phần cấp hạt. THE GROWTH OF INDIGENOUS TREE SPECIES PLANTED UNDER POOR NATURAL FOREST CANOPY IN THANH HOA PROVINCE Thieu Van Luc, Trinh Quang Tuan Summary The results of growth evaluation of 11 indigenous tree species after two years following 6 planting experimental models: Erythrophleum fordii Olive, Chukrasia tabularis, Madhuca pasquieri, Manglietia conifera, Lagerstroemiatomentsa Presl, Paramichelia baillonii, Michelia mediocris Dandy, Castanea sativa, Dracontomelum mangiferum, Engelhardtia roxburghiana Wall, and Canarium album Raeusch. The present results revealed that all tree species had a survival rate of more than 82% and no bad trees. (i) in Quan Son, the values of D0 and Hvn increase mostly in Chukrasia tabularis (6.85 mm and 62.51 cm), intermediate in Manglietia conifera (6.38 mm and 51.84 cm) and the lowest in Madhuca pasquieri (5.52 mm and 48.21 cm); (ii) in Lang Chanh, the D0 and Hvn values were highest in Chukrasia tabularis (6.53 mm and 60.45 cm), followed by Manglietia conifera (6.09 mm and 50.66 cm) and lowest in Paramichelia baillonii (5.48 mm and 52.57 cm); (iii) in Nhu Xuan, the values of D0 and Hvn were highest in Erythrophleum fordii Olive (6.93 mm and 65.45 cm), average in Lagerstroemiatomentsa Presl (5.48 mm and 52.57 cm) and lowest in Canarium album Raeusch (2.98 mm and 20.47 cm); (iv) in Cam Thuy, the D0 and Hvn values were highest in Chukrasia tabularis (6.46 mm and 68.82 cm) and followed by Michelia mediocris Dandy (6.23 mm and 58.86 cm) and lowest in Erythrophleum fordii Olive (5.26 mm and 54.74 cm); (v) in Thach Thanh, the values of D0 and Hvn were highest increase in Dracontomelum mangiferum (5.96 mm and 62.53 cm), intermediate in Michelia mediocris Dandy (5.66 mm and 56.74 cm) and lowest in Erythrophleum fordii Olive (4.08 mm and 42.26 cm); (vi) in Nhu Thanh, the D0 and Hvn values were highest in Erythrophleum fordii Olive (7.28 mm and 66.24 cm) and then in Dracontomelum mangiferum (5.87 mm and 63.32 cm) and the lowest in Castanea sativa (3.43 mm and 22.48 cm). The results of initial assessment suggest that 11 plant species are growing relative stably, there are differences, but it can be observed that these are promising afforestation tree species for forest enrichment supplementary planting in the research site. Keywords: Indigenous trees, poor natural forest, growth, Thanh Hoa. Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Minh Thanh Ngày nhận bài: 15/9/2020 Ngày thông qua phản biện: 15/10/2020 Ngày duyệt đăng: 22/10/2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsinh_truong_cua_mot_so_loai_cay_ban_dia_trong_duoi_tan_rung.pdf