So sánh kết quả giữa phẫu thuật nội soi một vết mổ và ba vết mổ trong điều trị viêm ruột thừa cấp

Đặt vấn đề: So sánh kết quả giữa PTNSMVM và PTNSBVM trong điều trị VRT cấp

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ 10/2012 đến 1/2013, có 90 BN được vào nghiên cứu. Những

đặc điểm nhân thân và dự hậu như thời gian mổ, GPB, điểm số đau, thời gian nằm viện và biến chứng của nhóm

PTNSMVM được so sánh với nhóm PTNSBVM

Kết quả: PTNSMVM được thực hiện trên 37BN, và 53BN được PTNSBVM. Tuổi trung bình trong nhóm

PTNSMVM là 36,2 và nhóm PTNSBVM là 39. Thời gian mổ trung bình trong nhóm PTNSMVM là 47,2 phút

và nhóm PTNSBVM là 47,4 phút. Không có trường hợp nào phải chuyển mổ hở ở 2 nhóm. Không có trường hợp

nào bị tai biến ở cả 2 nhóm. Không có biến chứng nghiêm trọng nào ở cả 2 nhóm. Thời gian nằm viện trong nhóm

PTNSMVM là 3,03 ngày và nhóm PTNSBVM là 2,47 ngày. Điểm số đau trung bình của nhóm PTNSMVM là

4,1 và nhóm PTNSBVM là 4,5. Độ hài lòng của BN trong nhóm PTNSMVM là 8,3 và nhóm PTNSBVM là 7,5

pdf8 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu So sánh kết quả giữa phẫu thuật nội soi một vết mổ và ba vết mổ trong điều trị viêm ruột thừa cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014 75 SO SÁNH KẾT QUẢ GIỮA PHẪU THUẬT NỘI SOI MỘT VẾT MỔ VÀ BA VẾT MỔ TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA CẤP Châu Vũ Nguyên*, Đinh Quang Tâm*, Nguyễn Thanh Phong* TÓM TẮT Đặt vấn đề: So sánh kết quả giữa PTNSMVM và PTNSBVM trong điều trị VRT cấp Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ 10/2012 đến 1/2013, có 90 BN được vào nghiên cứu. Những đặc điểm nhân thân và dự hậu như thời gian mổ, GPB, điểm số đau, thời gian nằm viện và biến chứng của nhóm PTNSMVM được so sánh với nhóm PTNSBVM Kết quả: PTNSMVM được thực hiện trên 37BN, và 53BN được PTNSBVM. Tuổi trung bình trong nhóm PTNSMVM là 36,2 và nhóm PTNSBVM là 39. Thời gian mổ trung bình trong nhóm PTNSMVM là 47,2 phút và nhóm PTNSBVM là 47,4 phút. Không có trường hợp nào phải chuyển mổ hở ở 2 nhóm. Không có trường hợp nào bị tai biến ở cả 2 nhóm. Không có biến chứng nghiêm trọng nào ở cả 2 nhóm. Thời gian nằm viện trong nhóm PTNSMVM là 3,03 ngày và nhóm PTNSBVM là 2,47 ngày. Điểm số đau trung bình của nhóm PTNSMVM là 4,1 và nhóm PTNSBVM là 4,5. Độ hài lòng của BN trong nhóm PTNSMVM là 8,3 và nhóm PTNSBVM là 7,5. Kết luận: PTNSMVM trong điều trị viêm ruột thừa cấp là an toàn, hiệu quả và có thể so sánh được với PTNSBVM. Ngoài ra, PTNSMVM mang lại sự hài lòng về phương diện thẩm mỹ vết mổ so với PTNSBVM Từ khóa: Phẫu thuật nội soi một vết mổ, phẫu thuật nội soi ba vết mổ. ABSTRACT COMPARATIVE STUDY OF A SINGLE-INCISION LAPAROSCOPIC AND A THREE-INCISION LAPAROSCOPIC APPENDECTOMY FOR THE TREATMENT OF ACUTE APPENDICITIS Chau Vu Nguyen, Dinh Quang Tam, Nguyen Thanh Phong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 1 - 2014: 75 - 82 Background: Comparative Study of a SILA and a TILA for the treatment of acute appendicitis Methods: From October 2012 to January 2013, 90 patients were enrolled in this study. The demographic findings and surgical outcomes such as operation time, pathology, postoperative pains core,hospital stay, and complications of the SILA group were analyzed and compared with those of the TILA group. Results: SILA was completed in 37 patients, and 53 patients underwent TILA. Mean age was 36.2 years in the SILA group and 39 years in the TILA group.The.Mean operation time was 47.2 minutes in the SILA group and 47.4 minutes in the TILA group. There was no conversion to open appendectomy in both groups. There were no deaths in either group. No major complications were encountered in the two groups.The mean postoperative hospital stay was 3.03 days for the SILA group and 2.47 days for the TILA group.. The pain scores was 4.1 for the SILA group and 4.5 for the TILA group. The esthetic satisfaction levels was 8.3 for the SILA group and 7.5 for the TILA group. Conclusion: SILA for the Treatment of Acute Appendicitis is safe, effective and comparative to CLA. The data also suggest that SILA results in better cosmetic outcomes than CLA. Keywords: Single-incision laparoscopic appendectomy, three-incision laparoscopic appendectomy. * Khoa tiêu hóa bệnh viện Bình Dân Tác giả liên lạc: BS.Châu Vũ Nguyên ĐT: 0909758297 Email: chauvunguyen@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014 76 ĐẶT VẤN ĐỀ Lĩnh vực phẫu thuật ít xâm hại (PTIXH) đã được phát triển vào những thập niên gần đây(2). Lợi ích của PTNS so với mổ mở đã được chứng minh qua nhiều thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng(11). Phẫu thuật nội soi một vết mổ (PTNSMVM) là một cải tiến mới cho phép PTIXH được thực hiện qua một vết mổ duy nhất. Sẹo mổ thường được che hoàn toàn trong rốn dẫn đến khái niệm “phẫu thuật không thấy sẹo”. Lợi ích về thẩm mỹ sẽ cải thiện sự hài lòng của BN với PT. Trên thế giới đã có rất nhiều báo cáo về PTNSMVM trong PT cắt RT nhưng đa số là những báo cáo hàng loạt ca với những kỹ thuật và dụng cụ khác nhau, có rất ít n/c so sánh giữa 2 phương pháp. Mục tiêu nghiên cứu 1. So sánh tỉ lệ tai biến và biến chứng của hai phương pháp PTNSMVM và PTNSBVM trong điều trị VRT cấp. 2. So sánh thời gian mổ, chuyển đổi kỹ thuật, dẫn lưu, điểm số đau, số ngày nằm viện, thẩm mỹ vết mổ của hai phương pháp PTNSMVM và PTNSBVM trong điều trị VRT cấp. Đối tượng nghiên cứu BN được chẩn đoán VRT cấp và được PT tại khoa CC BV Bình Dân Tp Hồ Chí Minh từ 10/2012 – 01/2013. Tiêu chuẩn loại trừ Đám quánh, khối mass, áp xe quanh ruột thừa hoặc viêm phúc mạc toàn thể RT. Có mổ mở trước đây với vết mổ qua rốn. BMI > 35. Bệnh lý tâm thần kinh, thiểu năng tâm thần khiến không thể tư vấn được. Thai kỳ. Có chẩn đoán khác sau khi được nội soi chẩn đoán. Bệnh nhân bị đau mạn tính cần thuốc giảm đau hàng ngày (bao gồm NSAID và thuốc giảm đau gây nghiện). Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu, có nhóm chứng, mô tả hàng loạt ca Cỡ mẫu 80 (40 BN cho mỗi nhóm) Xử lý thống kê Tất cả phép tính được thực hiện bằng phần mềm SPSS for Window Phần mềm Comprehensive Meta Analysis V2.0 và MedCalc để xử lý số liệu Pooled- Analysis. Dụng cụ Dụng cụ phẫu thuật nội soi thông thường để cắt ruột thừa tại bệnh viện, kính soi 45o, 5mm Kỹ thuật mổ 2 trocar (10mm và 5mm) được đặt qua đường rạch ở rốn. Khâu treo RT: Chọn chỉ nylon 1.0 khâu vòng qua đầu RT, kéo RT và mạc treo lên thành bụng. Xử lý mạc treo RT: Sau khi kẹp 2 clip sát gốc động mạch, mạc treo RT được cắt đốt sát RT bằng monopolar Xử lý gốc RT: Gốc RT được kẹp bằng 3 clip, 2 clip sát gốc. RT và 1 clip ở phần xa. KẾT QUẢ Trong khoảng thời gian từ 10/2012 – 01/2013 chúng tôi thực hiện được 90 TH cắt RT nội soi: _ Có 37 BN được mổ theo PP PTNSMVM _ Có 53 BN được mổ theo PP PTNSBVM. Bảng 1: Các thông số so sánh đặc điểm giữa nhóm PTNSMVM và PTNSBVM Các yếu tố so sánh PTNSMVM PTNSBVM Giá trị p Phép kiểm Tuổi trung bình (năm) 36,16 ± 16,16 (16-85) 38,96 ≠ 15,77 (15-87) 0,299 U Nam:Nữ 19/18 25/28 0,696 χ2 BMI (kg/m2) 21,72 ± 3,57 22,18 ± 3,18 0,525 t Số lượng bạch cầu (% Neutrophile) 13,97 ± 4,51 14,95 ± 4,55 0,318 t Vị trí ruột thừa Hố chậu phải Sau manh tràng Tiểu khung 28 (75,7%) 6 (16,2%) 3 (8,1%) 45 (84,9%) 5 (9,4%) 3 (5,7%) 0,537 χ2 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014 77 Các yếu tố so sánh PTNSMVM PTNSBVM Giá trị p Phép kiểm Giải phẫu bệnh Sung huyết Nung mủ Hoại tử 9 (24,3) 17 (45,9) 11 (29,8%) 12 (22,6) 24 (45,3) 17 (32,1) 0,967 χ2 Bảng 2: Các thông số so sánh kết quả giữa nhóm PTNSMVM và nhóm PTNSBVM Các yếu tố so sánh PTNSMVM PTNSBVM Giá trị p Phép kiểm Thời gian mổ (phút) 47,16 ± 15,07 (25-90) 47,4 ± 17,59 (20-90) 0,862 U Chuyển đổi kỹ thuật 0 0 Dẫn lưu 8 (21,6%) 22(41,5%) 0,049 χ2 Tai biến 0 0 Điểm số đau 4,08 ± 1,14 4,49 ± 0,97 0,071 t Thời gian nằm viện (ngày) 3,03 ± 1,86 2,47 ± 1,41 0,12 U Biến chứng Nhiễm trùng vết mổ Nhiễm trùng khoảng sâu Bướu huyết thanh 3 (8,1%) 2 1 0 3 (5,7%) 3 0 0 0,687 Fisher Thời gian trở lại lao động (ngày) 2,38 ± 0,86 2,87 ± 1,48 0,145 U Thẩm mỹ vết mổ 8,25 ± 1,18 7,45 ± 1,38 0,005 t BÀN LUẬN Những ưu điểm của PTNSMVM so với PTNSBVM là dựa trên việc giảm số vết mổ. Điều đó có thể làm giảm đau, giảm chảy máu và chấn thương tạng, giảm thoát vị vết mổ. Hơn thế nữa về phương diện thẩm mỹ sẽ được cải thiện rất nhiều, mang đến khái niệm mổ “không sẹo”(8,4,16). Chọn lựa bệnh nhân Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các yếu tố tuổi, tỉ lệ nam: nữ, BMI, số lượng bạch cầu, vị trí RT, giải phẫu bệnh (Bảng 1). Điều đó cho thấy hai mẫu BN tương đồng về các yếu tố trước mổ và vài yếu tố trong lúc mổ có thể ảnh hưởng đến việc so sánh giữa hai PP. So sánh kết quả của hai phương pháp phẫu thuật Cho đến nay có khoảng 15 n/c so sánh có nhóm chứng giữa hai PP PTNSMVM và PTNSBVM trong điều trị VRT cấp được xuất bản trên TG. Trong đó chỉ có 2 n/c là thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng(6,22), còn lại 13 n/c là tiền cứu và hồi cứu(1,13,7,20,18,12,10,1,3,5,15,17,21). Trong phần bàn luận này chúng tôi làm n/c Pooled- analysis để có một cái nhìn chung khi so sánh PTNSMVM và PTNSBVM trong điều trị VRT cấp dựa vào n/c của chúng tôi và những n/c đã xuất bản tính đến tháng 01/5/2013 (Tra qua Embase, Medline,Cochrane, PubMed, Google Scholar databases). Thời gian mổ Chúng tôi có thời gian mổ trung bình của hai PP là tương đương, nhưng không có ý nghĩa thống kê. Có 5 n/c cho thấy thời gian PTNSMVM ngắn hơn và 2 n/c có ý nghĩa thống kê(1,7,5,15,17). Có 10 n/c cho thấy thời gian PTNSMVM dài hơn và 2 n/c có ý nghĩa thống kê(13,20,18,12,10,1,3,6,21,22). Trong các nghiên cứu này thì Kang và cs có thời gian mổ trung bình trong PTNSMVM cao hơn PTNSBVM rõ rệt vì nghiên cứu được thực hiện trên BN bị VRT biến chứng(18). Các tác giả đều thấy rằng thời gian mổ sẽ giảm đáng kể khi nhóm PTV đạt được đường cong huấn luyện(13,7,19,20,14). Ngày nay với sự tiến bộ khoa học-kỹ thuật, nhiều dụng cụ chuyên biệt phục vụ cho mổ một vết mổ ra đời càng giúp rút ngắn thời gian mổ. Chúng tôi tiến hành Pooled-Analysis thì thời Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014 78 gian mổ của nhóm PTNSMVM dài hơn nhóm PTNSBVM và sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (Z= 1,08, P= 0,28) và có tính không đồng nhất (Q= 40,02, P< 0,0003) (Biểu đồ 1). Thời gian nằm viện Trong nghiên cứu của chúng tôi thì thời gian nằm viện trong nhóm PTNSMVM dài hơn so với nhóm PTNSBVM nhưng không có ý nghĩa thống kê giống với 5 nghiên cứu của các tác giả khác(13,18,10,3,22). Có 10 nghiên cứu so sánh cho thấy thời gian nằm viện trong nhóm PTNSMVM ngắn hơn so với nhóm PTNSBVM nhưng không có ý nghĩa thống kê(1,19,20,12,1,5,6,15,17,21). Chúng tôi tiến hành Pooled-Analysis thì thời gian nằm viện của nhóm PTNSMVM ngắn hơn nhóm PTNSBVM (3,16 và 3,3 ngày) nhưng sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (Z =-0,68, P=0,49) và có tính đồng nhất (Q= 17,8, P= 0,12) (Biểu đồ 2). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014 79 Chuyển đổi kỹ thuật Trong nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp nào phải CĐKT Chúng tôi tiến hành Pooled-Analysis thì không có sự khác nhau về mặt thống kê đối với CĐKT giữa hai nhóm (Z =0,06, P=0,95) và có tính đồng nhất (Q= 2,12, P= 0,71) (Biểu đồ 3). Dẫn lưu Trong nghiên cứu của chúng tôi có 8 TH được dẫn lưu trong PTNSMVM và 22 TH được dẫn lưu trong PTNSBVM và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Chúng tôi tiến hành Pooled-Analysis thì dẫn lưu của nhóm PTNSMVM ít hơn nhóm PTNSBVM nhưng sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (Z = -1,48, P= 0,14) và có tính đồng nhất (Q= 14,66, P= 0,07) (Biểu đồ 4). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014 80 Đau sau mổ Trong các nghiên cứu có nhóm chứng thì có 5 n/c(13,20,12,5,6) (chiều dài vết mổ rốn từ 15-30mm) có điểm đau trung bình trong PTNSMVM cao hơn trong PTNSBVM và 2 nghiên cứu có ý nghĩa thống kê(12,6). Trong nghiên cứu của chúng tôi thì điểm đau trung bình trong PTNSMVM thấp hơn trong PTNSBVM nhưng không có ý nghĩa thống kê giống với nghiên cứu của Lee YS cùng cs(3) và của Vilallonga cùng cs(22). Theo Vidal và cs(21) thì không có sự khác nhau về đau sau mổ giữa hai nhóm nhưng không có ý nghĩa thống kê. Chúng tôi tiến hành Pooled-Analysis thì điểm số đau của nhóm PTNSMVM nhiều hơn nhóm PTNSBVM nhưng sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (Z = 0,35, P=0,73) và có tính không đồng nhất (Q= 14,27, P= 0,047) (Biểu đồ 5). Thẩm mỹ vết mổ Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự khác biệt về tính thẩm mỹ mang ý nghĩa thống kê giữa hai PP, điều này giống với nghiên cứu của Kang(18) và của Vilallonga(22). Trong một nghiên cứu khác của Park và cs(6) tính thẩm mỹ trong PTNSMVM cao hơn trong PTNSBVM nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Những nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng được mong đợi sẽ cho những phân tích khách quan trong tương lai gần. Chúng tôi tiến hành Pooled-Analysis thì thẩm mỹ vết mổ của nhóm PTNSMVM tốt hơn nhóm PTNSBVM và sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (Z = -6,2, P< 0,0001) và có tính đồng nhất (Q= 1,31, P= 0,52) (Biểu đồ 6). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014 81 Tai biến và biến chứng sau mổ Trong nghiên cứu của chúng tôi không có TH nào gặp tai biến trong lúc mổ ở cả hai nhóm nghiên cứu nên chúng tôi không thể so sánh tỉ lệ tai biến giữa hai nhóm nghiên cứu. Chúng tôi gặp 2 TH nhiễm trùng vết mổ và 1 TH áp xe tồn lưu trong nhóm PTNSMVM. 2 TH nhiễm trùng vết mổ được điều trị nội khoa và 1 TH áp xe tồn lưu phải chọc dẫn dưu ổ áp xe dưới hướng dẫn siêu âm và điều trị kháng sinh tĩnh mạch 7 ngày. Có 3 TH nhiễm trùng vết mổ trong nhóm PTNSBVM và tất cả điều được điều trị nội khoa thành công. Tỉ lệ biến chứng trong nhóm PTNSMVM là 8,1% và trong nhóm PTNSBVM là 5,7%, khác biệt về tỉ lệ biến chứng giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê. Trong 15 nghiên cứu so sánh thì không có TH nào bị tai biến trong mổ và cũng không có sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê về biến chứng sau mổ giữa hai PP. Các nghiên cứu đều nói lên tính an toàn và hiệu quả của PTNSMVM có thể so với PTNSBVM(1,13,7,20,18,12,10,1,3,5,6,15,17,21,22). Chúng tôi tiến hành Pooled-Analysis thì biến chứng sau mổ của nhóm PTNSMVM nhiều hơn nhóm PTNSBVM nhưng sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (Z = 0,9, P= 0,37) và có tính đồng nhất (Q= 9,09, P= 0,87) (Biểu đồ 7). KẾT LUẬN 1. Không có TH nào bị tai biến ở cả hai nhóm PTNSMVM và PTNSBVM. Tỉ lệ biến chứng giữa hai nhóm PTNSMVM và PTNSBVM khác nhau không có ý nghĩa thống kê. 2. Thời gian mổ, chuyển đổi kỹ thuật, điểm số đau, số ngày nằm viện, thời gian trở lại lao động giữa hai nhóm PTNSMVM và PTNSBVM khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Dẫn lưu trong nhóm PTNSMVM ít hơn nhóm PTNSBVM. Thẩm mỹ vết mổ của nhóm PTNSMVM cao hơn nhóm PTNSBVM. Qua đó chúng tôi thấy rằng PTNSMVM trong điều trị viêm ruột thừa cấp là an toàn, hiệu quả và có thể so sánh được với PTNSBVM. Ngoài ra, PTNSMVM mang lại sự hài lòng về phương diện thẩm mỹ vết mổ so với PTNSBVM. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Amos SE, Shuo-Dong W, Fan Y, et al (2012), "Single-incision versus conventional three-incision laparoscopic appendectomy: a single centre experience". Surg Today, 42(6), 542-546. 2. Chamberlain RS, Sakpal SV (2009), "A comprehensive review of single-incision laparoscopic surgery (SILS) and natural orifice transluminal endoscopic surgery (NOTES) techniques for cholecystectomy". J Gastrointest Surg, 13(9), 1733-1740. 3. Cho MS, Min BS, Hong YK, Lee WJ (2011), "Single-site versus conventional laparoscopic appendectomy: comparison of short-term operative outcomes". Surg Endosc, 25(1), 36-40. 4. Chow A, Purkayastha S, Nehme J, Darzi LA, Paraskeva P (2010), "Single incision laparoscopic surgery for appendicectomy: a retrospective comparative analysis". Surg Endosc, 24(10), 2567-2574. 5. Chow A, Purkayastha S, Paraskeva P (2009), "Appendicectomy and cholecystectomy using single-incision laparoscopic surgery (SILS): the first UK experience". Surg Innov, 16(3), 211-217. 6. Kang, J., Bae, B. N., Gwak, G., Park, I., Cho, H., Yang, K., et al. (2012), "Comparative study of a single-incision laparoscopic and a conventional laparoscopic appendectomy for the treatment of acute appendicitis". J Korean Soc Coloproctol, 28(6), 304-308. 7. Kang KC, Lee SY, Kang DB, et al. (2010), "Application of single incision laparoscopic surgery for appendectomies in patients with complicated appendicitis". J Korean Soc Coloproctol, 26(6), 388-394. 8. Keus F, de Jong JA, Gooszen HG, (2006), "Laparoscopic versus open cholecystectomy for patients with symptomatic cholecystolithiasis". Cochrane Database Syst Rev(4), CD006231. 9. Kim HO, Yoo CH, Lee SR, Son BH, Park YL, Shin JH, et al. (2012), "Pain after laparoscopic appendectomy: a comparison of transumbilical single-port and conventional laparoscopic surgery". J Korean Surg Soc, 82(3), 172-178. 10. Kim JW, Park JS, Chang IT, Choi YS, Song HJ, Kim BG (2009), "The initial experience with a single incision laparoscopic appendectomy". Journal of the Korean Society of Coloproctology, 25(5), 312-317. 11. Kuhry E, Schwenk W, Gaupset R, Romild U, Bonjer J (2008), "Long-term outcome of laparoscopic surgery for colorectal cancer: a cochrane systematic review of randomised controlled trials". Cancer Treat Rev, 34(6), 498-504. 12. Lee J, Baek J, Kim W (2010), "Laparoscopic transumbilical single-port appendectomy: initial experience and comparison with three-port appendectomy". Surg Laparosc Endosc Percutan Tech, 20(2), 100-103. 13. Lee YS, Kim JH, Moon EJ, Kim JJ, Lee KH, Oh SJ, et al. (2009), "Comparative study on surgical outcomes and operative costs of transumbilical single-port laparoscopic appendectomy versus conventional laparoscopic appendectomy in adult patients". Surg Laparosc Endosc Percutan Tech, 19(6), 493-496. 14. Leroy J, Cahill RA, Peretta S, Marescaux J (2008), "Single port sigmoidectomy in an experimental model with survival". Surg Innov, 15(4), 260-265. 15. Park J, Kwak H, Kim SG, Lee S (2012), "Single-port laparoscopic appendectomy: comparison with conventional laparoscopic appendectomy". J Laparoendosc Adv Surg Tech A, 22(2), 142-145. 16. Park JH, Kee HH, Chan HP, et al (2010), "Laparoscopic vs Transumbilical Single-Port Laparoscopic Appendectomy Results of Prospective Randomized Trial". The Korean Surgical Society, 78(4), 213-218. 17. Perez EA, Piper H, Burkhalter LS, et al (2013), "Single-incision laparoscopic surgery in children: a randomized control trial of acute appendicitis". Surg Endosc, 27(4), 1367-1371. 18. Raakow R, Jacob DA (2011), "Initial experience in laparoscopic single-port appendectomy: a pilot study". Dig Surg, 28(1), 74- 79. 19. Romanelli JR, Earle DB (2009), "Single-port laparoscopic surgery: an overview". Surg Endosc, 23(7), 1419-1427. 20. Teoh AY, Chiu PW, Wong TC, Wong SK, Lai PB, Ng EK (2011), "A case-controlled comparison of single-site access versus conventional three-port laparoscopic appendectomy". Surg Endosc, 25(5), 1415-1419. 21. Vidal O, Valentini M, Ginesta C, Marti J, Espert JJ, Benarroch G, et al. (2010), "Laparoendoscopic single-site surgery appendectomy". Surg Endosc, 24(3), 686-691. 22. Vilallonga R, Barbaros U, Nada A, , et al. (2012), "Single-port transumbilical laparoscopic appendectomy: a preliminary multicentric comparative study in 87 patients with acute appendicitis". Minim Invasive Surg, 2012, 492409 Ngày nhận bài báo: 15/10/2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/12/2013 Ngày bài báo được đăng: 20/02/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf75_82_922.pdf