Sổ tay đánh giá tác động môi trường (Phần 2)

10. Cấp nước đô thị

10.1. Phạm vi

Cấp nước đô thị được thực hiện bởi các cơ sở ha tầng nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng

nước của dân cư đô thị, khu vực công và thương mại, công nghiệp. Nước có thể được cung

cấp thông qua mạng cấp (cung cấp bằng ống) hoặc không có mạng cấp (ví dụ các giếng).

Tại nhiều quốc gia thuật ngữ “đô thị” không nhất thiết phải liên quan tới kích thước

của cộng đồng và do vậy các dạng (kiểu) cấp nước được định nghĩa như sau:

pdf227 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Sổ tay đánh giá tác động môi trường (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yêu cầu, các kênh rạch cũng có các tác động trên phạm vi rộng. Điều gì sẽ gây ra sự khó chịu khi đánh giá các tác động môi trường trong trường hợp này là câu hỏi về số lượng các tác động. Những mô tả định tính là một sự lựa chọn nhưng để cho phép những cái khác hiểu rõ giá trị của tất cả những gì đang được nói các tác động nên mô tả càng chi tiết càng tốt. Do có các mối liên quan phức tạp được bao hàm và sự thiếu hiểu biết hiện tại như là các yếu tố nhân quả thực tế mà góp phần tạo ra một tác động (nó ít khi là một nhân tố duy nhất chịu trách nhiệm về một tác động), khả năng của những sự hiểu sai là không thể loại trừ. Trong trường hợp đó một phương pháp hữu ích của việc đi đến kết luận thích đáng có thể để thực hiện một sự so sánh với các tác động được phát sinh bởi các hoạt động của hệ thống sông và kênh rạch hiện hữu trong các điều kiện vị trí, khí hậu, địa hình tương tự, v.v. Tuy nhiên, khi làm như vậy điều quan trọng là xác định các yếu tố có liên quan đến những tác động trong các lĩnh vực môi trường nói riêng và để đưa ra các mối quan hệ tồn tại giữa hành động thực hiện và các tác động của nó.Sự quan trọng đặc biệt nên dành cho các câu hỏi như việc bảo vệ các loài, những thay đổi trong sinh cảnh và những thay đổi được cho phép tối đa trong mực nước ngầm. 20.4. Mối tương tác với các lĩnh vực/phạm vi/ngành khác Những điểm tiếp xúc gần nhất mà các hoạt động của hệ thống sông và kênh rạch có với 313 các ngành mà tạo ra một nhu cầu bổ sung cho nước. Các quyền về nước hiện tại sẽ cần thiết để tính đến trong trường hợp này. Lĩnh vực chính cần được đề cập là nông nghiệp, bởi vì nó bị tác động bởi tất cả các dự án hệ thống sông và kênh rạch hoặc vì nó làm cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên tương tự cho các mục đích tưới tiêu hoặc bởi vì có một sự thay đổi trong việc sử dụng đất hoặc bởi vì động vật trên cạn bị ảnh hưởng hay bởi có thêm những tác động phụ. Sự chú ý cũng nên được thực hiện trong việc cung cấp nước. Cung cấp nước, đó là một trong những mối quan tâm được ưu tiên đối với việc phát triển một khu vực, luôn luôn phải được bao hàm trong việc quy hoạch của tất cả các dự án trong tất cả lĩnh vực và các nhu cầu làm cho nó luôn luôn được coi là một vấn đề ưu tiên. Các khía cạnh của các dự án công trình thủy nông và công trình thủy lực quy mô lớn và các dự án xây dựng bến cảng và bến tàu thường có mối liên hệ với hệ thống sông và kênh rạch Trong liên kết này, người đọc tham khảo các bản tóm tắt môi trường của Công trình thủy nông và thủy lực quy mô lớn, Cung cấp nước, v.v và các bản tóm tắt môi trường của phạm vi tổng quát về quy hoạch cũng cần được tư vấn. 20.5. Tóm tắt về các thoả đáng về môi trường Về nguyên tắc, nó là hoàn toàn khả thi đối với các dự án kỹ thuật sông và kênh đào để được quy hoạch với các tác động môi trường không đáng kể. Các thủ tục quy hoạch và các kỹ thuật cả hai đều tồn tại. Tuy nhiên, trên toàn thế giới đã trải qua những tác động bất lợi đến môi trường. Lý do là trong việc quy hoạch và thực hiện các công trình hoạt động của sông và kênh đào nó chỉ là mục đích, như là năng lượng thủy điện, thủy lợi, bảo vệ lũ lụt, bảo vệ nước sạch, hoặc ngành hàng hải và vận chuyển hàng hóa, điều đó được xem xét, hoặc nói cách khác sự chú ý chỉ dành cho khía cạnh sử dụng, và các tác động của các dự án sẽ có trên môi trường tự nhiên và lên phạm vi con người, với tất cả các vấn đề về định cư/tái định cư và những thay đổi trong các điều kiện kinh tế-xã hội và văn hóa-xã hội, hoặc là hoàn toàn bỏ qua hoặc là chỉ giám sát qua loa. Khi những dự án chính để làm các con sông trở thành tuyến giao thông hoặc để xây dựng các con kênh (với sự phân mảnh cảnh quan) được nêu ra để bàn luận, các phân tích cụ thể về giới và các nhóm kinh tế - xã hội cụ thể nên được thực hiện để thấy những nhóm cụ thể như thế trong xã hội sẽ bị ảnh hưởng bởi các tác động phụ của việc thực hiện dự án hoặc có thể chia sẻ các lợi ích được dự kiến của nó. Các hoạt động kỹ thuật thủy lợi có một hiệu ứng đặc trưng cụ thể đến phụ nữ. Các kỹ thuật vận hành sông và kênh đào luôn cần được quy hoạch và thực hiện theo một cách như là để giảm thiểu rủi ro cho môi trường được gây ra bởi việc quy hoạch và xây dựng. Các phân tích cẩn thận về tất cả các tác động và thực hiện sửa chữa tại giai đoạn lập kế hoạch nó sẽ có khả năng để giữ những hậu quả của sự can thiệp của con người đối với hệ sinh thái và với con người môi trường trong những giới hạn chấp nhận được. Sự hiện diện của con người và những nhu cầu của con người có những yếu tố mà phải được chấp nhận một vị trí cơ bản trong việc quy hoạch. Điều này nên được thực hiện bởi các phương tiện của các quá trình ra quyết định có sự tham gia của nhiều nhóm đưa ra cho những người bị ảnh hưởng một cơ hội để khẳng định những mong muốn và những đề nghị hợp lý của họ ở mọi giai đoạn của việc quy hoạch và thực hiện một dự án. 20.6. Tài liệu tham khảo 1. Ausschuß für Internationale Zusammenarbeit im Kuratorium für Kulturbauwesen "Wasser und Umwelt": Schriftenreihe des deutschen nationalen Komitees der Internationalen 314 Kommission für Be- und Entwässerung (ICID), Heft 5. 2. Baumann, W. et al.: Ökologische Auswirkungen von Staudammvorhaben. Er-kenntnisse und Folgerungen für die entwicklungspolitische Zusammenar-beit. BMZ-Forschungsbericht, Band 60, Weltforum-Verlag, Cologne, 1984. 3. DVWK: Regeln zur Wasserwirtschaft. Flußdeiche, 1984. 4. DVWK: Regeln zur Wasserwirtschaft. Empfehlungen zur Beachtung ökologischer Aspekte bei Ausbau und Unterhaltung von Fließgewässern. 5. EAU: Empfehlungen des Arbeitsschusses für Ufereinfassungen, 1990. 6. EIA: Environmental Impact Assessment Papers by the World Bank, Washington. 7. Hessisches Landesamt für Umwelt: Verbesserung der Umweltverhältnisse am Rhein. Teil 1: Sanierung der Altrheine, 1971; Teil 2: Sicherung der Rheinaue, 1978. 8. Jansen, P.Ph., van Bendegom, L., van den Berg, J.: Principles of River Engineering, Pitman, London, 1979. 9. ORNL (Oak Ridge National Laboratory): Analysis of Environmental Issues Related to Small- scale Hydroelectric Development, I - VI. Tennessee, 1981. 10. Vorschriften and Richtlinien of the Wasser- und Schiffahrtsverwaltung des Bundes [Federal German authorities administering water and navigation]. 315 21. Hệ thống thuỷ nông 21.1. Phạm vi Hệ thống thủy nông có thể được chia thành các lĩnh vực sau: - các hệ thống thủy lợi có quy mô lớn - hệ thống thủy nông (quy mô nhỏ) và - hệ thống sông, rạch. Trong tóm tắt, “Hệ thống thủy nông” có thể nói đến bao gồm các công việc quản lý nước được thực hiện trong các khu vực nông thôn: - các đập nước và tấm lót đáy để giữ nước lại cho việc sử dụng trong các nhà máy thủy điện nhỏ, cho tưới tiêu và cung cấp nước, và cho việc điều tiết các dòng chảy; - đầu nguồn các kênh đào dẫn nước (các cơ quan tiếp nhận và hệ thống thoát nước) đối với việc tiếp nhận nước thải; - các lưu vực chứa nước cho việc phòng chống lũ lụt trong các lưu vực sông nhỏ hơn; - Các dập đất nhỏ và thấp, cho việc lưu trữ nước và phòng chống lũ lụt; - đắp bờ và việc ổn định lòng sông, các biện pháp chống xói mòn; - phân dòng (đắp bờ) của các dòng chảy. Những công trình này thường được thực hiện vì các lí do về kinh tế, hoặc để tận dụng các nguồn tài nguyên nước cho con người, động vật, sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp) hoặc các dịch vụ, hoặc để ngăn chặn sự thiệt hại đang được thực hiện bởi chính nguồn nước (lũ lụt, xói mòn; điều này cũng bao gồm các hậu quả thiệt hại được gây ra bởi công trình xây dựng được thực hiện kém). Hầu hết hệ thống thủy nông có thể sản sinh ra các công trình xây dựng phục vụ cho cả mục đích sản xuất và bảo vệ. Ví dụ, một hồ chứa nhỏ có thể được sử dụng không chỉ cho việc cung cấp nước mà còn để lưu giữ nước mưa và do đó phòng chống lũ lụt và cũng để sản xuất cá. 21.2. Các tác động môi trường và các biện pháp bảo vệ 21.2.1. Tổng quan Công trình hệ thống thủy lợi ở các khu vực nông thôn gây ra tác động lên môi trường, và tạo thành sự can thiệp đến tự nhiên và cảnh quan; những thay đổi về các điều kiện tự nhiên và vì thế các điều kiện sống có thể được gây ra bởi: - việc xây dựng các công trình trên nước và đất, và can thiệp liên đới đến chế độ xả tự nhiên, cân bằng nước ngầm và vòng tuần hoàn nước của khu vực và - kết quả là việc sử dụng nguồn tài nguyên nước của con người và động vật, cho sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp) và cho các dịch vụ. Những điều kiện tiên quyết cho công trình hệ thống thủy nông theo định hướng môi trường và xã hội là: - việc quy hoạch phải tính đến tất cả những điều kiện thiết lập và những hậu quả của chúng (bao gồm cả những hậu quả lâu dài) và những công trình phải có quy mô tương xứng với những ước tính đáng tin cậy về nhu cầu và sự gia tăng của nhu cầu và khả năng của những người hưởng lợi để trả tiền. - sự can thiệp phải được giảm thiểu, những tác động bất lợi phải được giảm bớt bằng 316 cách thực hiện các biện pháp chính xác, và các quá trình không thể phục hồi không được phép xảy ra. Như kinh tế việc sử dụng được đề cập đến nó là quan trọng để báo cho những người lao động và những người tham gia có trách nhiệm, thông qua việc nâng cao nhận thức/đào tạo để các tác động môi trường và những cách để tránh hoặc giảm thiểu chúng, và để đảm bảo rằng các công trình sẽ được sử dụng trong thời gian dài (vận hành/bảo dưỡng); những yếu tố này phải được xem xét sớm nhất từ giai đoạn lập kế hoạch. Các tác động môi trường có thể có và các biện pháp bảo vệ môi trường là kết quả từ công trình xây dựng gắn liền với những lĩnh vực sau: (A) MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN: (a) môi trường địa - vật lý và (b) sinh quyển (B) MÔI TRƯỜNG NHÂN BẢN: với tất cả các khía cạnh xã hội, kinh tế-xã hội và văn hóa-xã hội ( bao gồm cả việc sử dụng nguồn tài nguyên nước) và những ảnh hưởng lên đời sống và chất lượng cuộc sống của con người. The impact of rural hydraulic engineering works tends to be localised, and because of this, less serious interference and less severe environmental damage can be expected than from large-scale hydraulic engineering and river and canal engineering. 21.2.2. Các đập chắn và tấm lót đáy [Weirs and bottom sills] 21.2.2.1. Mục tiêu Các đập chắn và tấm lót đáy được xây dựng chủ yếu với mục đích giữ nước để nó có thể được rút ra từ các nguồn giữ nước cho các mục đích khác nhau. Trong hầu hết các trường hợp nước được rút ra tự do bởi các kênh xả (xem thêm phần 2.3: các sông đào dẫn nước) hoặc đường ống nhưng được rút ra bởi các ống xi-phong hoặc các bơm (được điều khiển bằng tay, động vật hoặc động cơ) cũng có thể được. Các đập chắn thường tạo thành một sự trở ngại lớn với dòng sông tự nhiên hơn so với các tấm lót đáy, nhưng cả hai cấu trúc đều làm thay đổi các điều kiện xả, như là mặt cắt ngang của con kênh, độ dốc, và độ nhám lòng sông và tới khối lượng và vận tốc xả. Bởi vì chúng làm giảm độ dốc của dòng chảy hơn nữa tấm lót đáy chỉ thực hiện các nhiệm vụ làm ổn định lòng sông hoặc suối và làm giảm sự xói mòn lòng sông và bờ sông. Từ quan điểm thủy lợi các đập chắn nhỏ hoạt động theo nguyên tác tương tự như các đập ngăn nước lớn, nhưng tính cường độ của các tác động lên môi trường thì thường nhỏ hơn nhiều. 21.2.2.2. Môi trường tự nhiên (a) Môi trường địa-vật lý: Sẽ có các tác động lên sự cân bằng nước, và cụ thể lên các điều kiện nước ngầm, hạ lưu của đập nhỏ chỉ khi lượng nước được rút ra là một tỷ lệ tương đối lớn của việc xả làm xáo trộn dòng sông (ví dụ chỉ khi đập chắn mang lại sự xả thấp hoặc tính chất xả nước thấp (MLQ)). Tuy nhiên, nếu tổng dòng chảy được rút ra, mà hiếm khi xảy ra, dòng sông sẽ khô cạn và mực nước ngầm sẽ giảm. Nó được kiểm tra rất nhiều trong mỗi trường hợp cụ thể, và một sự ước lượng được thực hiện từ những kết quả, có hay không và mức nước được rút ra (ít thiệt hại, ví dụ như một kết quả của sự sử dụng) có thể quay trở lại dòng sông hoặc tầng nước ngầm có liên quan. Để làm như vậy nó phải được cân nhắc rất cẩn thận cho dù 100% sự khai thác là hợp lý trên phương diện của những tác động nghiêm trọng đến sự cân bằng nước ở hạ lưu. Nếu lượng nước được khai thác quay trở lại dòng sông tại một khoảng ngắn ở hạ lưu của 317 đập chắn (nhu trong trường hợp của các nhà máy thủy điện nhỏ, ví dụ), một tác động xảy ra trong khu vực can thiệp, ví dụ do sự gián đoạn trong việc vận chuyển bùn lắng và tải lượng lòng sông được gây ra bởi bẫy cát của chúng. Nếu nước được rút được sử dụng trong khu vực gần với các bờ sông cho sự tưới tiêu, nó thường có thể được mong đợi rằng một tỷ lệ cao sẽ quay trở về trên dóng sông và phía dưới đất như sự thoát nước và thấm nước. Tuy nhiên, việc sử dụng nước cho tưới tiêu trong nông nghiệp, cái mà được coi như là có lợi, có các tác dụng phụ đi kèm như nhiễm mặn hoặc những thay đổi khác trong chất lượng nước được sử dụng (do sự rửa trôi của phân bón và thuốc trừ sâu v.v), cái mà có thể dẫn đến một sự suy giảm đáng kể trong chất lượng nước của dòng sông trên một đoạn dài. Phụ thuộc vào chất lơ lửng và phù sa đáy sông được mang đi (tức là phụ thuộc vào loại đất và thực vật bao phủ trên lưu vực sông), lòng sông sẽ bị làm đầy bùn đặc biệt nặng nề ở phía trước đập chắn (hiếm khi ở phía trước của tấm lót đáy), do đó làm cho mặt cắt ngang của kênh và mực nước dễ thay đổi. Điều này có thể dẫn đến sự ngập úng của các khu vực ven sông, mà thậm chí có thể trở thành lũ lụt, trong trường hợp của các sông có cấu trúc lớn, các bờ bao có thể là cần thiết ở thượng nguồn để hoạt động như các cấu trúc bảo vệ, từ đó tạo ra một sự can thiệp đến môi trường và cảnh quan. Những hậu quả của chúng cũng phải được xem xét. Những biến đổi trong mực nước của dòng sông cũng có thể ảnh hưởng đến mực nước ngầm, phụ thuộc vào các điều kiện địa chất thủy văn. Như vậy một hiệu quả làm ổn định, mà thậm chí trong vài trường hợp còn làm tăng mực nước ngầm, mở rộng thượng lưu từ khu vực của đập chắn giữ nước, trong khi hạ lưu có thể có sự suy giảm mực nước ngầm, Tuy nhiên, những ảnh hưởng không quan trọng, các biện pháp riêng biệt, thì chỉ có tầm quan trọng mở mức địa phương, mặc dù một chuỗi các đập chắn nhỏ có thể có một hiệu quả có tác dụng sâu rộng hơn. Sự xói mòn có nguyên nhân từ việc lưu giữ trầm tích tại đập chắn có thể xảy ra ở hạ lưu, phụ thuộc vào tính chất của lòng sông. (b) Sinh quyển: Các loại cây trồng có thể có phản ứng rất nhạy cảm đối với những thay đổi của mực nước ngầm, và một số các nhân tố khác, tính sẵn có của nước ảnh hưởng đến sự đa dạng loài. Ví dụ, nếu lòng sông khô trong một thời kỳ dài ở hạ lưu từ một đập nhỏ, do sự bốc hơi tương đối nặng nề trong mùa khô, điều này sẽ gây ra sự thiệt hại đến các loài cá, côn trùng, chim khác nhau và các loài địa phương khác nhau. Hơn nữa sự xem xét cần được dành cho phần ở thượng lưu và hạ lưu những vùng được gây ra bởi các đập chắn nhỏ, trong các dạng tác động của chúng lên các điều kiện sống và di trú của cá (các thang cá có thể là cần thiết). Vùng thượng lưu từ các vùng nước tĩnh từ các đập chắn có thể được hình thành do những thay đổi trong chế độ dòng chảy, và trong những khu vực lượng oxy giảm đáng kể. Những hậu quả của điều này có thể hoặc làm rối loạn hệ động vật trong nước hoặc làm tăng trưởng các mầm bệnh, mà lần lượt được truyền cho con người và các loài động vật thông qua nước. Các tác động tiêu cực tiếp theo lên môi trường có thể phát sinh do sự phá sạch các khu rừng và xây dựng những con đường bộ được đòi hỏi để dựng lên các cấu trúc. 21.2.2.3. Môi trường nhân bản Các hiệu ứng tiêu cực khó có thể xảy ra nếu sự quy hoạch của các nhà chuyên môn và nếu đồng thời cùng với lợi ích của dân số, khu vực trực tiếp giáp với sông và các vùng nước hiện có là được tính toán đến (không có biện pháp phải làm hại đến khu vực hạ lưu). 318 Sự hình thành có thể có của các diện tích nước tĩnh ở thượng lưu từ các đập chắn, với sự suy giảm lượng oxy và sự tăng trưởng của các mầm bệnh từ nước, đặt ra một nguy cơ về rủi ro sức khỏe. Tuy nhiên, nó phải được xác định trong từng trường hợp mà hiệu ứng của các biện pháp của dự án lên khối lượng công việc của phụ nữ được dành cho việc phân chia giới tính cụ thể của lao động trong các lĩnh vực truyền thốn của việc thu gom nước, nông nghiệp, v.v và lên tình hình kinh tế của họ. 21.2.3. Các dòng dẫn nước/nguồn tiếp nhận 21.2.3.1. Mục đích Các dòng dẫn nước được thiết lập để xả nước ra từ các đập chắn và từ các điểm lấy nước khác ở con sông. Khi trong hình thức của các nguồn tiếp nhận nước nhân tạo chúng cũng hút nước thấm và nước thoát ra từ các vùng lân cận (trong một số trường hợp được sử dụng về mặt nông nghiệp) đổ vào chúng bằng trọng lực, và do đó được sử dụng để tránh đọng nước. 20.2.3.2. Môi trường tự nhiên (a) Môi trường địa-vật lý: Việc xây dựng các dòng dẫn/nguồn tiếp nhận cấu thành sự can thiệp với độ dốc hoặc địa hình. Nó phải được đảm bảo, thông qua việc lựa chọn các thông số phù hợp, và tùy thuộc vào chất liệu đất, xây dựng phương pháp và kích thước của ống (chiều rộng, chiều sâu, cấp nước): - rằng sự ổn định độ dốc là không bị làm hư hỏng do những cắt giảm trong độ dốc đến mức sự lở đất xảy ra; - rằng các dòng chảy thấm qua, việc mở rộng để thoát nước, không gây ra sạt lở đất và xói mòn ở chân dốc hoặc bờ bao nơi mà quá dốc và/hoặc đang rò rỉ. Những trận mưa sau đó có thể làm gia tăng đáng kể sự thiệt hại, làm phát sinh thêm sự thiệt hại do sự xói mòn của việc không trồng cây bên ngoài của các bờ bao. Hơn nữa, những cơn gió mạnh có thể gây xói mòn những bờ bao bên trong. (b) Sinh quyển: Các tác động tiêu cực được gây ra bởi các nguồn xói mòn và sạt lở đất nêu trên. Mặt khác dòng dẫn nước/nguồn tiếp nhận có thể có các hiệu ứng tích cực, như là một sinh cảnh nhỏ, lên hệ động/thực vật dọc theo lộ trình của chúng, như nhiều ví dụ cho thấy (ví dụ ở núi Andes của Peru: thảm thực vật dọc theo tuyến kênh Inca cũ trong các khu vực đường sa mạc ở tình trạng khác.) 20.2.3.3. Môi trường nhân bản Các tác động tiêu cực trực tiếp không xảy ra. Tuy nhiên, họ có thể xảy ra hiệu ứng phụ với thương tích cho con người do lở đất (bao gồm cả lũ lụt). 21.2.4. Các lưu vực trữ nước [Detention basins] 21.2.4.1. Mục tiêu Các lưu vực trữ nước phục vụ như là các cơ cấu bảo vệ để ngăn chặn nguy cơ ngập lụt trong các lưu vực sông nhỏ, nông thôn, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực; các tác động tiêu cực do đó có thể được mong đợi từ việc quy hoạch/thực hiện của công trình (sự hoạt động không như mong đợi của cấu trúc) và do đó sự hoạt động không chính xác của các nhà máy. Việc xác định mực nước cao nhất, được yêu cầu cho việc định kích thước của cả lưu vực giữ nước và cấu trúc chắn, thì thường cực kỳ khó khăn ở nhiều nước bởi vì việc thiếu dữ liệu cơ bản về tài nguyên nước. Tuy nhiên, nó không phải luôn luôn có thể lên kế hoạch an toàn bên cạnh các lí do về chi phí. 319 21.2.4.2. Môi trường tự nhiên (a) Môi trường địa-vật lý: Việc lắp đặt các cấu trúc chắn và sự hoạt động của cửa thoát nước, mà thường là được mở, không tạo nên sự suy giảm của chế độ dòng chảy. Trong trường hợp của nước cao (lũ lụt) một phần của mực nước cao được lưu trữ trong các cửa xả bằng cách đóng một phần của cơ chế khóa, và phát thải các hạ lưu là giảm tương ứng, điều này có thể có những tác động sau đây: - Các dòng chảy ở hạ nguồn là được ổn định bằng suất đỉnh nước cao (lưu trữ trung gian); - Nếu không có sự bịt kín của các loại đất đá do sự lắng đọng của các trầm tích mịn (tùy thuộc vào vật chất của đất trong lưu vực), diện tích thấm trong khu vực đập nước (hay lòng sông) được gia tăng ở một mặt khác, và thời gian thấm có thể được mở rộng mặt khác do sự lưu trữ trung gian với dòng chảy đồng nhất hơn sau đó, có một ảnh hưởng tích cực lên sự phục hồi nước ngầm; - Sự xói mòn và sự lắng đọng trầm tích được giảm ở khu vực hạ lưu bởi vì các đỉnh dòng chảy cao không xảy ra nữa. Tuy nhiên, điều này có hiệu ứng tích cực được bù đắp lại bằng sự cung cấp không đầy đủ khoáng vật của các bờ sông và lòng sông do sự suy giảm của trầm tích dưới nước (điều này có thể có những hậu quả đối với hệ động/thực vật); - sự lắng đọng của các vật liệu sét-pha trong khu vực đập nước (thường là đá ong) là kết quả trong việc bịt kín cửa sông, hiệu ứng tích cực của cái đó là sự bịt kín các hồ chứa và nguồn nước sẵn có nữa. Tuy nhiên, điều này có thể có ảnh hưởng tiêu cực lên các điều kiện của nước ngầm trong các khu vực hồ chứa, và như là sự xâm nhập cứ tiếp tục của vật chất, dung tích của hồ chứa và do đó năng suất của các lưu vực trữ nước, cuối cùng sẽ được giảm (đối với các hiệu ứng do thiệt hại đến hàng rào hoặc cấu trúc các đập nước của lưu vực trữ nước xem phần 2.5) (b) Sinh quyển: Trong khu vực hồ chứa hệ thực vật không bị thiệt hại về căn bản bởi ngập nước liên tục và khoảng thời gian mưa, mà thường chỉ rất ngắn. Sự thâm nhập của trầm tích và sự lắng đọng trên mũi đất nhô ra và trong khu vực cốt lõi trên thực tế của lưu vực giữ nước có thể làm giảm và thúc đẩy sự tăng trưởng của thực vật, tùy thuộc vào tính chất của trầm tích (tỷ lệ mùn). Hệ động vật là bị ảnh hưởng rất nhiều bởi việc đắp đập trong khu vực trữ nước; các động vật phải thoát ra nhanh chóng từ mực nước tăng cao do việc làm đầy nhanh chóng sau khi mưa lớn trong hầu hết các lưu vực nhỏ; đối với nhiều loài động vật điều này có thể khó giải quyết và thậm chí dẫn đến sự hủy diệt. Đối với hệ động vật (đặc biệt là các loài chim) sống trong các khu vực lũ lụt, và hệ thực vật sống nhờ nước, việc giảm chảy tràn do việc lưu trữ trung gian có thể có các hiệu ứng tiêu cực đáng kể mà sẽ phải được điều tra cho từng trường hợp. Các môi trường sống có thể bị khô cạn. 21.2.4.3. Môi trường nhân bản Với việc quy hoạch, xây dựng và hoạt động của nhà chuyên môn, đa phần các hiệu ứng tích cực có thể được giả định trong phạm vi con người. Tuy nhiên, nếu có các ước lượng quy hoạch không chính xác của mực nước cao dự kiến, lũ lụt, sự tăng lên mãnh liệt của nước cao và thiệt hại cho cả thượng- và hạ lưu có thể xảy ra. Việc giải thích cho người dân về logic, mục đích và phương thức hoạt động là cần thiết 320 ở giai đoạn lập kế hoạch ban đầu, và điều này có thể làm dịu nỗi sợ hãi và những bất trắc. Lũ lụt và các kế hoạch sử dụng phải được lập ra đối với lưu vực trữ nước, sự thỏa thuận vối những người dân địa phương và được thực hiện bởi một thành viên của làng được đào tạo cho nhiệm vụ này và có thẩm quyền để vận hành nhà máy. 21.2.5. Xây dựng các đập nhỏ bằng đất của các hồ chứa 21.2.5.1. Mục tiêu Các đập đất thấp (chỉ cao vài mét) thường được dựng lên trên hoặc trong sông/lưu vực sông hoặc trong lưu vực có liên quan ở chân của vùng thung lũng phù hợp hoặc cắt ngang qua đất đối với lưu trữ nước mặt cho các mục đích khác nhau (ví dụ như cung cấp nước, thủy lợi), và để làm cho nó sẵn sàng cho giai đoạn dài nhất có thể, hoặc quanh năm. Các ảnh hưởng đến môi trường được gây ra bởi các đập nhỏ và bởi các hồ chứa được hình thành từ chúng. Trong một số trường hợp các đập nhỏ không được quy hoạch với sự chăm sóc như các đập nước lớn. Điều này là do không có chuyên môn cũng như mạo hiểm trong lĩnh vực xây dựng đập nước và không chấp hành các quy tắc đơn giản. Mặc dù các hiệu ứng có hại trong trường hợp không hoạt động như mong đợi của các đập lớn là sự nghiêm trọng đáng kể hơn, đập đất nhỏ tương đương với các đập lớn về dữ liệu kỹ thuật thủy lợi cơ bản. Nhiều ví dụ về các đập đất nhỏ hơn bị phá hủy gây ra sự thiệt hại mà có thể quy cho những sai sót trong việc quy hoạch và xây dựng và khuyết điểm trong việc bảo dưỡng, và chịu trách nhiệm về thiệt hại cũng như các tác động môi trường. Trong hầu hết các trường hợp độ nghiêng mà quá dốc, các dòng lũ tràn được định kích thước quá nhỏ và không được bảo vệ đầy đủ để chống lại dòng nước chảy, vật liệu lắp đặt không thích hợp và ít hoặc sự nén chặt không đủ là những lí do chính. Các đập đất vừa dựng lên nên được giữ tránh khỏi các động vật ăn cỏ trong khoảng thời gian đủ để cho phép sự vững chắc và phát triển của đất bao gồm các loại cỏ/cây trồng (hàng rào). 21.2.5.2. Môi trường tự nhiên (a) Môi trường địa-vật lý: Các hồ tích trữ hoặc hồ chứa nhân tạo có một hiệu ứng tương tự lên môi trường, có tính đến mối tương quan qua lại khác nhau, như là các rào chắn lớn (xem bản tóm tắt môi trường về Hệ thống thủy lợi quy mô lớn). Trong trường hợp các hồ tương đối nông, chất lượng nước xấu đi là kết quả từ quá trình xuyên qua của ánh sáng xa nhất có thể có ở đáy của hồ chứa, sự tăng trưởng của tảo và thực vật và sức nóng đáng kể của nước có thể xảy ra. Nếu có một nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng chỉ với một sự thay đổi nhỏ về nước, các quá trình dinh dưỡng tốt có thể được kích hoạt. Sự lắng đọng của trầm tích phụ thuộc vào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_tay_danh_gia_tac_dong_moi_truong_phan_2.pdf
Tài liệu liên quan