Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía

Đối tượng phòng trừ: Sâu đục thân 4 vạch, sâu đục thân mình tím, sâu đục

thân mình trắng, sâu đục thân mình hồng, rệp sáp, bọ phấn trắng, nhện đỏ, bệnh than,

thối đỏ, trắng lá, chảy gôm, thân ngọn đâm chồi, khảm lá vi rút, và cỏ dại

- Nội dung thực hiện:

+ Bón phân sớm, tập trung, cân đối và hợp lý giúp cho cây khỏe, kháng sâu

bệnh tốt hơn. Nên chú trọng bón các loại phân vi sinh, hữu cơ vi sinh, các loại phân có

nguồn gốc hữu cơ, vừa có tác dụng tăng năng suất cây trồng, giảm lượng phân bón hóa

học, tiết kiệm đầu tư sản xuất, vừa giúp giảm ô nhiễm môi trường đất, nước và thực

phẩm.

+ Thả ong mắt đỏ Trichogramma chilonisIshii 15 ngày/lần, mật độ thả 50.000

ong/lần/ha từ tháng thứ 3-8 sau trồng.

+ Thả ong kén trắng Cotesia flavipesđể diệt sâu non, thả 1 lần/tháng từ khi thấy

xuất hiện triệu chứng gây hại, thả 2.000 kén/ha/lần.

+ Bóc lá khô, lá già, chặt các cây khô do sâu bệnh hại vào thời điểm 5, 7 và 8

tháng sau trồng.

+ Khi mía đạt 4 – 6 tháng sau trồng hoặc thu hoạch, có thể dùng các loại thuốc

Diaphos 50 ND, Vibasu 40 ND, Padan 95 SP, Diaphos 10 H, Padan 4 H v.v phun

hoặc rải cục bộ, có chọn lọc cho những đoạn mía bị hại (triệu chứng héo lá bên, lá lốm

đốm trắng, héo đọt), từ 3 - 5 lần cách nhau 14 ngày. Làm như vậy vừa có thể tiết kiệm

thuốc trừ sâu, tập trung thuốc đủ liều lượng có thể giết chết sâu ẩn chứa trong thân,

vừa chừa lại những khoảng không gian nhất định cho các loài thiên địch cư trú và thực

hiện thiên chức của mình.

+ Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, đào, bứng triệt để và tiêu hủy cây bị bệnh than, thối đỏ, trắng lá, chảy gôm, thân ngọn đâm chồi, khảm lá vi rút,.

+ Cắt mầm vô hiệu lúc mía 7- 8 tháng tuổi.

+ Bẫy đèn thu bắt trưởng thành sâu đục thân mình hồng và mình tím.

+ Phát hiện rầy chích hút có thể dùng các biện pháp đã nêu ở trên.

pdf47 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
màu sắc và hoại tử bên ngoài nên có thể xuất hiện trên vỏ nhưng không phổ biến trên những giống mía lai. Đôi khi gặp sự hoại tử bên trong thân. Sự nhiễm tiềm ẩn có thể xảy ra (Hình 16). - Sự lan truyền: Được lan truyền do vài loài Aphis (rệp) qua hom bị nhiễm và do sự lây nhiễm cơ học. - Biện pháp phòng trừ: Phòng trừ bằng cách xử lý nhiệt độ theo sau là trồng bằng nuôi cấy mô có thể hạn chế được SCMV trong nhà kiểm dịch. + Dùng giống kháng. + Dùng hom sạch bệnh, gồm chuỗi xử lý nước nóng đến việc tạo dựng nên những vườn ươm giống sạch bệnh. + Hủy bỏ bụi mía nhiễm và cày phá gốc ruộng mía bệnh. + Không trồng xen bắp trong ruộng mía. 18. Cỏ dại: - Tác hại của cỏ dại: + Ảnh hưởng trực tiếp: Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, nước, dinh dưỡng với cây trồng và là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất cây trồng. + Ảnh hưởng gián tiếp: Cỏ dại là ký chủ của nhiều loại dịch hại (sâu, rầy); làm ảnh hưởng đến độ màu mỡ của đất (trừ cây họ đậu); làm tăng chi phí sản xuất (phòng trừ cỏ); làm cản trở quá trình chăm sóc, thu hoạch mía. Từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng mía nguyên liệu. - Phân loại cỏ dại: Thông thường thuốc trừ cỏ thường có tác dụng chọn lọc do đó việc biết nhận dạng phân loại cỏ có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại trong việc phòng trừ cỏ bằng thuốc hoá học. Có nhiều cách phân loại như: + Phân loại theo thời gian sống: Cỏ hằng niên: Rau dền, cỏ tràn đồng…; Cỏ đa niên: Cỏ chỉ, cỏ ống… + Phân loại theo điều kiện sống: Cỏ ngập nước: Cỏ năng, rau bợ…; Cỏ trên cạn: Cỏ hôi, rau dền … + Phân loại theo hình thái: Trong các cách phân loại trên, phân loại theo đặc điểm hình thái rất quan trọng trong việc chọn đúng thuốc trừ cỏ.Theo cách phân loại này cỏ dại chia làm 3 nhóm chính như sau: cỏ hoà bản, cỏ cói lác, cỏ lá rộng Phân biệt cỏ theo hình thái Loại cỏ TT Nhận dạng Hòa bản Cỏ lác Lá rộng 1 Cách mọc mầm Có một lá mầm Có một lá mầm Có hai lá mầm 2 Lá, gân lá Lá hẹp, gân lá song song Lá hẹp, gân lá song song Lá rộng gân lá hình lông chim (không song song) 3 Thân Thân thảo, thường tròn, rỗng ruột, có lóng Thân thảo có 3 cạnh, không có lóng Thân gỗ, có nhiều nhánh. 4 Rễ Rễ chùm, không có đuôi chuột Rễ chùm, không có đuôi chuột Rễ trụ, có đuôi chuột. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 21/46 5 Tên cỏ dại diện Cỏ ống, cỏ bông Cỏ chỉ, cỏ mần trầu… Cỏ năng, cỏ cháo Cỏ gấu, cỏ lác… Cỏ hôi, rau dền Rau mương, cỏ mần ri… - Biện pháp phòng trừ: 1/ Biện pháp thủ công: Làm cỏ tay bằng cuốc. Ưu điểm là dễ thực hiện. Nhược điểm là chậm, tốn nhiều công, không hiệu quả trong mùa mưa và dễ bị động nhân công khi vào vụ chăm sóc. 2/ Biện pháp cơ giới: Dùng máy (hoặc trâu bò) cày xới giữa hàng mía để cắt, vùi lấp những loại cỏ hằng niên nhỏ, đưa những hạt cỏ bị vùi trong đất lên tầng mặt để chúng nảy mầm và được diệt sau đó. Ưu điểm là dễ thực hiện, có thể kết hợp với các đợt bón phân thúc cho mía. Nhược điểm là kém hiệu quả đối với củ rạng và các loại cỏ có thân ngầm như cỏ tranh, cỏ gấu. 3/ Biện pháp hóa học: Dùng thuốc hóa học để phun diệt cỏ. Ưu điểm là chi phí thấp, hiệu quả kéo dài. Nhược điểm là đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức về thuốc BVTV, dễ gây ra hiện tượng “lờn thuốc” ở cỏ dại và ảnh hưởng môi trường. + Ngay sau trồng: Nếu đất có nguồn cỏ nhiều có thể phun các loại thuốc tiền nảy mầm như: Ansaron, Gesapax, Ametryne, Mizine hoặc Astrazine từ 2 – 2,5kg/ha. Phun phủ toàn bộ ruộng từ 2 – 5 ngày sau trồng (Chú ý: Nếu đất đủ ẩm hiệu lực trừ cỏ sẽ cao hơn). + Giai đoạn 20 – 30 ngày sau trồng: Có thể sử dụng Gexsapax, Ansaron hoặc Ametryne 3kg/ha, phun trong hàng mía (hạn chế để thuốc tiếp xúc ngọn và lá mía) hoặc làm cỏ thủ công kết hợp xới xáo giữa hàng. + Giai đoạn 2- 6 tháng sau trồng: Có thể áp dụng biện pháp thủ công hoặc hóa học. Nếu làm cỏ thủ công: Vùi lấp hoặc đưa cỏ ra ngòai ruộng. Nếu sử dụng hóa chất: Có thể phun Paraquat (Gramxone) từ 2 – 3 l/ha. Nếu ruộng xuất hiện chủ yếu cỏ 2 lá mầm có thể dùng 2,4 D liều lượng 2 – 3l/ha. + Giai đoạn trên 6 tháng sau trồng đến thu hoạch: Nếu mía được chăm sóc, tưới nước đầy đủ thì mía đã giao tán kín và tốt, do vậy không cần thiết phải làm cỏ vì hiệu quả làm cỏ không cao. Tuy nhiên, nếu ruộng có quá nhiều cỏ dại cũng nên làm sạch bằng biện pháp thủ công hoặc phun thuốc Paraquat (Gramxone) từ 2 – 3 l/ha, nhằm hạn chế để cỏ ra hoa, lây lan sang vụ mía tiếp theo. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 22/46 Phần thứ năm QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỊCH HẠI MÍA Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ I. Xuất xứ Quy trình là kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát (cũ), nay là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường trên cơ sở 5 năm (2001- 2005) thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự thay đổi thành phần chủng loài, quy luật phát sinh, gây hại của nhóm sâu đục thân hại mía và các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở miền Đông Nam bộ” và 3 năm (2006- 2008) thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sử dụng các tác nhân sinh học trong phòng trừ sâu đục thân mía ở các tỉnh Đông Nam bộ”, cùng kinh nghiệm nhiều năm phòng trừ sâu bệnh hại mía của Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa. II. Phạm vi và đối tượng áp dụng Qui trình này được áp dụng cho các vùng sản xuất mía nguyên liệu tập trung tại Đông Nam bộ để phòng trừ các loài sâu bệnh hại trên cây mía. III. Nội dung qui trình 1. Giai đoạn trước khi trồng - Đối tượng phòng trừ: Các loài sâu đục thân, rệp sáp, sùng trắng, các bệnh vi khuẩn, các bệnh nấm lây qua hom giống - Nội dung thực hiện: + Vệ sinh đồng ruộng: Trước khi trồng cần vệ sinh, phát quang bờ lô, băm vùi lá mía để diệt các mầm mống sâu bệnh trong tàn dư mía của vụ trước, đồng thời làm mất nơi trú ngụ và nguồn thức ăn của sâu bệnh. Những ruộng mía bị sậu bệnh nặng thì cho đốt lá để tiêu diệt nguồn sâu bệnh hại trước khi tổ chức trồng lại. + Lựa chọn thời vụ trồng thích hợp và trồng đúng thời vụ: Lựa chọn thời vụ trồng thích hợp và trồng đúng thời vụ sẽ đảm bảo cho cây mía sinh trưởng, phát triển tốt, đạt được năng suất cao, tránh được rủi ro về thời tiết. Việc xác định thời vụ thích hợp còn phải dựa vào đặc điểm phát sinh gây hại của các loại sâu bệnh quan trọng, đảm bảo cho cây trồng tránh được các đợt cao điểm của dịch bệnh. Ở vùng Đông Nam bộ, có 2 vụ trồng. Trong đó vụ Đông Xuân (hay vụ cuối mưa) chủ yếu nên trồng mía nguyên liệu, thời gian trồng cần tập trung trong khoảng từ ngày 1/11 đến ngày 15/1 dương lịch năm sau. Còn vụ Hè Thu (hay vụ đầu mưa) chủ yếu nên trồng nhân mía giống cung cấp giống cho vụ trồng Đông Xuân hoặc cung cấp nguyên liệu cho giai đoạn cuối vụ ép, thời gian trồng vụ Hè Thu cần tập trung trong khoảng từ 1/5 đến ngày 15/6 dương lịch. Lưu ý: Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, độ ẩm đất (đạt 70-75 %) có thể kéo dài thời vụ trồng ở vụ Đông Xuân. Còn ở vụ Hè Thu không nên kéo dài quá 15/6 dương lịch. + Chọn các giống mía tốt, sạch bệnh, chống chịu sâu bệnh: Giống tốt sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao. Còn giống chống chịu sâu bệnh tốt sẽ giúp giảm sử dụng thuốc hóa học, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ được thiên địch, giữ được cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp trong ruộng mía. Các loại giống mía tốt hiện nay ở vùng Đông Nam bộ: Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 23/46 Bảng 5. Danh sách các giống mía tốt cho vùng Đông Nam bộ TT Tên giống Nguồn giống hiện có 1 K 95-156 2 K 95-84 3 K 94-2-483 4 K 2000 5 KK6 6 KU 60-3 7 Suphaburi 7 8 Uthong 7 9 Uthong 8 10 LK92-11 11 K2000-89 12 K99-72 13 KHON KAEN 3 14 KPS01-25 Xí nghiệp Nông nghiệp Thành Long ( Xã Thành Long – H. Châu Thành – T. Tây Ninh) + Chọn ruộng, chọn hom tốt: Ruộng giống không bị sâu bệnh, 6-8 tháng tuổi, thuần giống và khả năng nảy mầm tốt, mỗi cây có từ 3-4 hom 3 mắt mầm tốt. Chọn cây khỏe, đường kính thân trung bình, loại bỏ các cây quá nhỏ hoặc quá to và cây lẫn giống. Khi ra hom loại bỏ mắt quá già hoặc quá non, loại bỏ các hom bị sâu đục. Nên chủ động ruộng sản xuất giống để phục vụ cho kế hoạch trồng mới. Ruộng làm giống nên tưới, chăm sóc kỹ, bón đủ dinh dưỡng để có hom giống tốt. + Xử lý hom trước khi trồng: Nếu nhập giống từ nước ngoài hoặc từ vùng khác về trồng đại trà hoặc khảo nghiệm giống, tốt nhất nên tiến hành xử lý hom trước khi trồng bằng nước nóng 52oC trong thời gian từ 30 phút (tùy đối tượng sâu bệnh) để loại trừ các mầm mống sâu, bệnh lạ ẩn chứa trong hom giống. Ngoài ra, có thể ngâm hom trong dung dịch thuốc trừ sâu dimethoate 0,08% trong 15 phút để loại trừ hết các mầm mống sâu hại còn bám dính hoặc ẩn chứa trong hom. + Cày sâu, bừa kỹ để làm lộ thiên các loài sâu hại trong đất như sùng trắng, xén tóc, mối, kiến,… cho chim ăn hoặc bị khô chết. 2. Giai đoạn trồng mía - Đối tượng phòng trừ: Mối, sâu đục thân 5 vạch đầu nâu (đục mầm), sâu đục thân mình tím, cỏ dại - Nội dung thực hiện: + Bón 20-25 kg thuốc trừ sâu diazinon thành phẩm dạng hạt (loại 10 H) hoặc phun 3 L thuốc diazinon thành phẩm dạng dung dịch (pha với 3.500 lít nước) xuống đáy rãnh trước khi đặt hom và lấp. + Lấp hom kín, không để trồi hom lên trên mặt ruộng cho sâu mình tím đến đẻ trứng gây hại về sau. + Ngay sau khi trồng, nếu đất đủ ẩm và có nhiều nguồn cỏ dại, có thể phun các loại thuốc tiền nảy mầm như: Ansaron, Gesapax, Ametryne, Mizine hoặc Astrazine từ 2 – 2,5kg/ha. Phun phủ toàn bộ ruộng từ 2 – 5 ngày sau trồng. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 24/46 3. Giai đoạn mía kết thúc nảy mầm đến đầu vươn lóng - Đối tượng phòng trừ: sâu đục thân 5 vạch đầu nâu (đục mầm), sâu đục thân mình tím, sâu đục thân mình trắng, bệnh than, trắng lá - Nội dung thực hiện: + Tiến hành trồng xen mía với các cây họ đậu hoặc rau để tạo thêm nguồn thức ăn cho thiên địch sinh sống và phát triển, hạn chế cỏ dại. Việc trồng xen đặc biệt có hiệu quả đối với mô hình canh tác hàng kép rộng kết hợp chăm sóc cơ giới. + Thường xuyên thăm đồng, phát hiện và cắt bỏ những cây bị sâu hại đã khô ngọn không có khả năng cho thu hoạch 2 lần/tháng, đồng thời đào, bứng triệt để và tiêu huỷ những bụi bị bệnh than, trắng lá,... phát hiện thấy. + Dùng máy kéo nhỏ (hoặc trâu bò) cày xới giữa hàng mía để cắt, vùi lấp những loại cỏ hằng niên nhỏ, đưa những hạt cỏ bị vùi trong đất lên tầng mặt để chúng nảy mầm và được diệt sau đó. Hoặc có thể sử dụng thuốc trừ cỏ Gexsapax, Ansaron hoặc Ametryne liều lượng khoảng 2-3 kg/ha, phun trong hàng mía (hạn chế để thuốc tiếp xúc ngọn và lá mía) hoặc làm cỏ thủ công kết hợp xới xáo giữa hàng, đảm bảo cho ruộng mía luôn sạch cỏ dại. 4. Giai đoạn mía đầu vươn lóng đến 8 tháng sau trồng - Đối tượng phòng trừ: Sâu đục thân 4 vạch, sâu đục thân mình tím, sâu đục thân mình trắng, sâu đục thân mình hồng, rệp sáp, bọ phấn trắng, nhện đỏ, bệnh than, thối đỏ, trắng lá, chảy gôm, thân ngọn đâm chồi, khảm lá vi rút,… và cỏ dại - Nội dung thực hiện: + Bón phân sớm, tập trung, cân đối và hợp lý giúp cho cây khỏe, kháng sâu bệnh tốt hơn. Nên chú trọng bón các loại phân vi sinh, hữu cơ vi sinh, các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, vừa có tác dụng tăng năng suất cây trồng, giảm lượng phân bón hóa học, tiết kiệm đầu tư sản xuất, vừa giúp giảm ô nhiễm môi trường đất, nước và thực phẩm. + Thả ong mắt đỏ Trichogramma chilonis Ishii 15 ngày/lần, mật độ thả 50.000 ong/lần/ha từ tháng thứ 3-8 sau trồng. + Thả ong kén trắng Cotesia flavipes để diệt sâu non, thả 1 lần/tháng từ khi thấy xuất hiện triệu chứng gây hại, thả 2.000 kén/ha/lần. + Bóc lá khô, lá già, chặt các cây khô do sâu bệnh hại vào thời điểm 5, 7 và 8 tháng sau trồng. + Khi mía đạt 4 – 6 tháng sau trồng hoặc thu hoạch, có thể dùng các loại thuốc Diaphos 50 ND, Vibasu 40 ND, Padan 95 SP, Diaphos 10 H, Padan 4 H v.v… phun hoặc rải cục bộ, có chọn lọc cho những đoạn mía bị hại (triệu chứng héo lá bên, lá lốm đốm trắng, héo đọt), từ 3 - 5 lần cách nhau 14 ngày. Làm như vậy vừa có thể tiết kiệm thuốc trừ sâu, tập trung thuốc đủ liều lượng có thể giết chết sâu ẩn chứa trong thân, vừa chừa lại những khoảng không gian nhất định cho các loài thiên địch cư trú và thực hiện thiên chức của mình. + Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, đào, bứng triệt để và tiêu hủy cây bị bệnh than, thối đỏ, trắng lá, chảy gôm, thân ngọn đâm chồi, khảm lá vi rút,... + Cắt mầm vô hiệu lúc mía 7- 8 tháng tuổi. + Bẫy đèn thu bắt trưởng thành sâu đục thân mình hồng và mình tím. + Phát hiện rầy chích hút có thể dùng các biện pháp đã nêu ở trên. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 25/46 5. Giai đoạn 8 tháng đến trước thu hoạch - Đối tượng phòng trừ: Sâu đục thân 4 vạch, sâu đục thân mình tím, sâu đục sâu đục thân mình hồng, rệp sáp, bọ phấn trắng, nhện, bệnh than, thối đỏ, trắng lá, chảy gôm, thân ngọn đâm chồi, khảm lá vi rút,… - Nội dung thực hiện: + Cắt mầm vô hiệu 1 lần/tháng. + Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, đào, bứng triệt để và tiêu hủy cây, bụi bị bệnh than, thối đỏ, chảy gôm, thân ngọn đâm chồi, khảm lá vi rút,... + Bẫy đèn thu bắt trưởng thành sâu đục thân mình hồng và mình tím. + Bón phân cân đối giữa các thành phần (NPK) + Ruộng mía luôn sạch cỏ dại trong suốt thời kỳ sinh trưởng. 6. Giai đoạn thu hoạch - Đối tượng phòng trừ: Các loài sâu đục thân, các bệnh vi khuẩn - Nội dung thực hiện: + Chặt sát gốc để “thu hoạch” luôn sâu trong thân cây, đồng thời giúp cho mía gốc có khả năng tái sinh tốt hơn, đảm bảo mật độ cho vụ sau. + Không dùng chung dao khi chặt cho các lô mía giống khác nhau để tránh lây lan bệnh qua dao. 7. Giai đoạn sau thu hoạch - Đối tượng phòng trừ: Các loài sâu đục thân, rệp, các bệnh vi khuẩn - Nội dung thực hiện: + Chỉ tiến hành đốt lá sau thu hoạch đối với những ruộng mía bị sâu bệnh nặng năng suất giảm > 20% để tiêu diệt mầm mống sâu hại trong tàn dự, hạn chế lây lan cho ruộng mía khác và vụ mía tiếp theo. Đối với những ruộng ít hoặc không bị sâu bệnh hại nên tiến hành tủ (phủ) lá, không đốt lá sau hoạch để giữ ẩm cho mía gốc, hạn chế cỏ dại và đặc biệt là hạn chế sâu 5 vạch đầu nâu đục mầm tấn công gây hại. + Phạt gốc thấp, dọn sạch tàn dư sau khi thu hoạch. + Phát quang bờ lô luôn sạch tránh sự ẩn náu của sâu hại. + Ruộng mía và bờ lô luôn được sạch cỏ dại. + Dùng máy tiến hành cày vun luống, bón phân, tưới nước (nếu có) sớm cho mía gốc, hạn chế mái bị sâu đục mầm tấn công gây hại. + Luân canh cải tạo đất (trồng cây khác như cây họ đậu từ 6 tháng đến 1 năm) khi kết thúc một chu kỳ mía. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 26/46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Gia Tân. 2011. Bài giảng cây mía. Đại học Nông Lâm Tp.HCM (chưa xuất bản). 2. Phan Gia Tân (1983). Cây mía và kỹ thuật trồng mía ở miền Nam. Nhà xuất bản Tp.HCM 3. Hoàng Văn Đức (1982). Mía đường: Di truyền-Sinh lý-Sản xuất. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 4. Lê Song Dự, Nguyễn Quý Mùi (1997). Cây mía. NXB Nông nghiệp. 5. Tôn Thất Trình (1970). Cải thiện ngành trồng mía kỹ nghệ tại Việt Nam. 6. Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát (2006). Nghiên cứu sự thay đổi thành phần chủng loài, quy luật phát sinh, gây hại của nhóm sâu đục thân hại mía và các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở miền Đông Nam bộ. Báo cáo tổng kết đề tài trọng điểm cấp Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bình Dương, tháng 19/02/2006. 7. Hà Minh Trung (1997). Lời giới thiệu. Phòng trừ sâu bệnh hại mía (Lương Minh Khôi chủ biên), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 3. 8. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (2008). Thâm canh mía công nghiệp. Diễn đàn khuyến nông@công nghệ. 9. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường (2009). Nghiên cứu sử dụng các tác nhân sinh học trong phòng trừ sâu đục thân mía ở các tỉnh Đông Nam bộ. Báo cáo tổng kết đề tài cấp cơ sở Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, tháng 1/2009. 10. CIRAD (2000). Chứng minh kinh tế và quan niệm chung, Đề cương dự án phòng trừ tổng hợp (IPM) sâu hại mía ở Việt Nam (song ngữ Pháp - Việt), Ban hợp tác Pháp –Việt, chương trình cây mía. 11. Koike H. (1988). Sugar-cane diseases: A guide for field identification. FAO 12. ISSCT [International Society of Sugarcane Technologists] (1999). Proceeding XXIII Congress, 22 nd – 26th Feberuary 1999, New Delhi, India. 13. Pulikesh Naidu. 2009. IPM in sugarcane. 14. Sathe T.V., Shinde K.P., Saikh A.L., Raut D.K. (2009). Sugarcane pests and diseases. Manglam publications (India). Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 27/46 HÌNH ẢNH CÁC LOÀI SÂU BỆNH HẠI MÍA VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA CHÚNG Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 28/46 Triệu chứng gây hại mía của sâu đục thân 4 vạch Trứng Sâu non Nhộng Trưởng thành Hình 1. Sâu đục thân bốn vạch Chilo sacchariphagus Bojer Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 29/46 Triệu chứng gây hại mía của sâu đục thân mình tím Trứng Sâu non Nhộng Trưởng thành Hình 2. Sâu đục thân mình tím Phragmataecia castaneae Hŭbner Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 30/46 Triệu chứng gây hại mía của sâu đục thân mình hồng lớn (cú mèo) Trứng Sâu non Nhộng Trưởng thành Hình 3. Sâu đục thân mình hồng lớn (cú mèo) Sesamia sp. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 31/46 Triệu chứng gây hại mía của sâu đục thân 5 vạch đầu nâu (đục mầm) Trứng Sâu non Nhộng Trưởng thành Hình 4. Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu (đục mầm) Chilo infuscatellus Snellen Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 32/46 Triệu chứng gây hại mía của sâu đục thân mình trắng (đục ngọn) Trứng Sâu non Nhộng Trưởng thành Hình 5. Sâu đục thân mình trắng (đục ngọn): Scirpophaga nivella Fabr. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 33/46 Hình 6. Rầy đầu vàng Eoeurysa flavocapitata Muir Hình 7. Rệp sáp đỏ Saccharicoccus sacchari Cock. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 34/46 Hình 8. Bọ phấn trắng Aleurolobus barodensis Maskell Hình 9. Nhện đỏ Oligonychus simus Baker &Pritchard Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 35/46 Bụi mía bị bệnh than Cờ than Bào tử bệnh Hình 10. Bệnh than đen Ustilago scitamenia Sydow Ruộng mía bị bệnh Thân cây bị bệnh Bào tử bệnh Hình 11. Bệnh thối đỏ Glomerella tucumanensis Muller Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 36/46 Hình 12. Bệnh xoắn cổ lá Fusarium moniliforme Sheldon Hình 13. Bệnh cằn mía gốc Leifsonia xyli subsp. xyli Davis Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 37/46 Hình 14. Bệnh thân chồi đâm ngọn Xanthomonas albilineans Dowson Ruộng bị bệnh Rầy truyền bệnh trắng lá mía Matsumuratettix hiroglyphicus Hình 15. Bệnh trắng lá Phytoplasma Hình 16. Bệnh khảm lá vi rút Sugarcane mosaic virus Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 38/46 Ong mắt đỏ Trichogramma chilonis Ishii Ổ trứng sâu 4 vạch bị ong mắt đỏ kí sinh Ong đen Telenomus sp. Ổ trứng sâu mình trắng bị ong đen kí sinh Ổ trứng sâu mình hồng bị ong đen kí sinh Ong kén trắng Cotesia flavipes Cameron Sâu non 4 vạch bị ong kén trắng ký sinh Hình 17a. Một số loài côn trùng thiên địch sâu đục thân mía Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 39/46 Ong Elasmus zehntneri Ferriere Sâu non bị ong Elasmus zehntneri kí sinh Ong nhỏ râu ngắn Tetrastichus howardi Oliff Nhộng sâu mình hồng bị ong Tetrastichus howardi kí sinh Bọ đuôi kìm Euborellia annulipes Lucas bắt mồi sâu hại mía Hình 17b. Một số loài côn trùng thiên địch sâu đục thân mía Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 40/46 Sâu non sâu đục thân mía bị nấm trắng Beauveria kí sinh Sùng trắng bị nấm xanh Metarhizium kí sinh Sùng trắng bị cả nấm xanh, nấm trắng kí sinh Vi rút nhân đa diện NPV gây bệnh sâu hại Vi khuẩn Bt gây bệnh sâu non sâu đục thân Nấm đối kháng trừ bệnh nấm hại cây trồng (bên phải) Hình 18. Một số loài vi sinh vật kí sinh gây bệnh côn trùng Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 41/46 Nhân nuôi ngài gạo và ong mắt đỏ Thả ong mắt đỏ ra đồng Nhân sâu kí chủ Nhân ong kén trắng Thả ong kén trắng ra đồng Hình 19. Nhân nuôi và sử dụng ong kí sinh trong phòng trừ sâu đục thân mía Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 42/46 Nhân nuôi bọ đuôi kìm Thả bọ đuôi kìm Hình 20. Nhân nuôi và sử dụng bọ đuôi kìm trừ sâu đục thân mía Cày sâu bừa kỹ Thu nhặt sùng trắng Thu bắt xén tóc hại mía bằng đèn Chiên xén tóc non làm “mồi nhậu” Hình 21. Biện pháp thủ công, cơ giới trừ sâu hại mía Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 43/46 Điều tra sùng trắng ban đêm Điều tra tỷ lệ ngọn héo Hình 22. Điều tra sâu bệnh hại mía Rải thuốc thuốc trừ sâu sinh học khi trồng Phun thuốc hóa học trừ sâu khi trồng Hình 23. Xử lý thuốc sinh học và hóa học trừ sâu lúc trồng mía Chậu nước “dự báo” sâu đục thân mía ở TrungQuốc Đặt bẩy phe-rô-môn thu hút và giết trưởng thành sâu đục thân mía ở Trung Quốc Hình 24. Xử lý thuốc sinh học và hóa học trừ sâu lúc trồng mía Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 44/46 Máy khoét mắt mầm ở Ấn Độ 1 mắt mầm đã được “khoét” Khay mắt mầm đã khoét Trồng mắt mầm khoét trong khay Mía nuôi cấy mô Ruộng cây con nuôi cấy mô Hình 25. Các công nghệ sản xuất mía giống cơ bản sạch sâu bệnh Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 45/46 Ruộng giống bầu hom 1 mắt sạch bệnh Hom mía ngọn Hom mía thân Máy cắt hom mía MCHM-8 của Sở KHCN TP. Hồ Chí Minh Hình 26. Công nghệ sản xuất mía giống sạch bệnh bằng hom 1 mắt và hom 3 mắt Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 46/46 Máy xử lý hom bằng hơi nước nóng Máy xử lý hom bằng nước nóng Máy xử lý hom nước nóng di động của Thái Lan Hình 27. Các công nghệ xử lí hom sản xuất giống sạch sâu bệnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfSO TAY QUAN LY DICH HAI TREN CAY MIA (Version 1.0, thang 6-2011).pdf
Tài liệu liên quan