Kết quả điều tra mới nhất của Viện Tim mạch Việt Nam và Tổ chức Y
tế Thế giới tại 2 tỉnh Đồng Tháp và Gia Lai cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp
(THA) ở người từ 25 -45 tuổi là 37,27%.Đây là tình trạng ở 2 địa phương
có đời sống trung bình, còn thực tế tại các thành phố lớn thì tỷ lệ còn cao
hơn nhiều. Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim chiếm tỷ lệ cao
nhất về bệnh suất và tử suất trong các bệnh tim mạch và THA là nguyên
nhân chính của các tình trạng bệnh lý đó. Đây là một bệnh mạn tính, do vậy
người bệnh phải chung sống suốt đời với THA.
Người bị bệnh THA không được phát hiện sớm tương tự như ngôi nhà
bị mối xông. Khi biết nhà bị mối xông thì đã quá muộn, ngôi nhà của bạn đã
bị hỏng, không còn sử dụng được nữa. Trong đại đa số các trường hợp, THA
xảy ra vào lúc nào người bệnh thường không hay biết và chỉ rõ khi đã có
biểu hiện rõ rệt trên lâm sàng như nhức đầu, mờ mắt, chóng mặt, đánh trống
ngực, hoặc nặng hơn nữa là tai biến mạch máu não, đau thắt ngực.
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sống chung với bệnh tăng huyết áp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sống chung với bệnh tăng huyết áp
Sự nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp
Kết quả điều tra mới nhất của Viện Tim mạch Việt Nam và Tổ chức Y
tế Thế giới tại 2 tỉnh Đồng Tháp và Gia Lai cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp
(THA) ở người từ 25 - 45 tuổi là 37,27%. Đây là tình trạng ở 2 địa phương
có đời sống trung bình, còn thực tế tại các thành phố lớn thì tỷ lệ còn cao
hơn nhiều. Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim chiếm tỷ lệ cao
nhất về bệnh suất và tử suất trong các bệnh tim mạch và THA là nguyên
nhân chính của các tình trạng bệnh lý đó. Đây là một bệnh mạn tính, do vậy
người bệnh phải chung sống suốt đời với THA.
Người bị bệnh THA không được phát hiện sớm tương tự như ngôi nhà
bị mối xông. Khi biết nhà bị mối xông thì đã quá muộn, ngôi nhà của bạn đã
bị hỏng, không còn sử dụng được nữa. Trong đại đa số các trường hợp, THA
xảy ra vào lúc nào người bệnh thường không hay biết và chỉ rõ khi đã có
biểu hiện rõ rệt trên lâm sàng như nhức đầu, mờ mắt, chóng mặt, đánh trống
ngực, hoặc nặng hơn nữa là tai biến mạch máu não, đau thắt ngực...
Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực máu ở trong lòng động mạch. Huyết áp được tạo ra
bởi lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Khi tim co bóp, máu sẽ
được bơm ra ngoài và ép vào thành động mạch làm mạch máu căng lên. Số
đo huyết áp ở thời điểm này gọi là huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa. Sau
khi co bóp tim sẽ giãn ra và thành động mạch sẽ co lại về trạng thái ban đầu.
Số đo huyết áp tại thời điểm này gọi là huyết áp tâm trương hay huyết áp tối
thiểu. Huyết áp bình thường đo ở cánh tay là nhỏ hơn hoặc bằng
120/80mmHg. Huyết áp có đặc điểm là thay đổi theo thời gian, trạng thái
tâm sinh lý và nhiều yếu tố khác.
Thế nào là THA?
Theo Tổ chức Y tế thế giới, THA khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc
bằng 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg.
Khoảng trên 90% các trường hợp THA không rõ nguyên nhân. Trong trường
hợp này người ta gọi là bệnh THA (tăng huyết áp tiên phát). Khoảng dưới
10% các trường hợp THA có nguyên nhân gọi là THA triệu chứng (THA thứ
phát). Do các bệnh lý khác gây ra như:
Bệnh nhu mô thận: Suy thận cấp, suy thận mạn, sau
ghép thận, chạy thận nhân tạo chu kỳ.
Mạch máu: Hẹp động mạch thận, hẹp eo động mạch
chủ, bệnh Takayashu (hẹp động mạch nhiều nơi).
Nội tiết: Hội chứng Cushing, cường Aldosterone (hội
chứng Corn), u tủy thượng thận, cường giáp và cường tuyến cận giáp.
Thuốc: Thuốc co mạch, thuốc giữ muối nước.
Bên cạnh đó thì có một số người có trị số huyết áp thường xuyên là
90/50mmHg hoặc 100/60mmHg mà vẫn làm việc, sinh hoạt bình thường thì
không có gì nguy hiểm. Ngược lại, một người từ lâu có trị số huyết áp là
130/80mmHg, nay đột nhiên huyết áp hạ xuống còn 90/50mmHg thì nên đến
một trung tâm y tế gần nhất để khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.
Nhận biết bệnh THA như thế nào?
Tất cả những người trưởng thành phải được đo huyết áp một cách
thường quy ít nhất 1 năm một lần. Người có mức huyết áp 130 – 139/85-
89mmHg nên kiểm tra huyết áp nhiều hơn 1 lần/năm.
Kiểm tra huyết áp ngay khi có một trong các dấu hiệu sau: Nhức đầu
(thường là sau gáy), xây xẩm, hồi hộp, mờ mắt, bất lực (nam giới), dễ mệt,
dễ toát mồ hôi, yếu nửa người hay một chi, đau ngực, khó thở, tiểu nhiều,
tăng cân, dễ xúc động.
Đo huyết áp tại phòng khám bằng huyết áp kế thủy ngân, đồng hồ...:
Bệnh nhân ngồi vài phút trong một căn phòng yên tĩnh trước khi bắt đầu đo
huyết áp. Cởi quần áo bó sát, nâng cánh tay ngang vị trí của tim, bàn tay để
ngửa và thả lỏng. Đo ít nhất 2 lần cách nhau 1-2 phút. Dùng bao cuốn tay
chuẩn phù hợp với bệnh nhân. Vị trí bao cuốn cánh tay nằm ngang vị trí của
tim, bất kể bệnh nhân ở tư thế nào. Nên đo huyết áp ở cả 2 cánh tay trong lần
thăm khám đầu tiên để phát hiện bệnh mạch máu ngoại biên. Đo huyết áp ở
tư thế đứng sau khi bệnh nhân đứng được từ 1-5 phút ở các đối tượng cao
tuổi, đái tháo đường...
Đo huyết áp 24 giờ: Giúp theo dõi huyết áp một cách tự động trên
bệnh nhân được phép sinh hoạt gần như bình thường. Nên theo dõi huyết áp
liên tục 24 giờ trước và trong quá trình điều trị. Bệnh nhân sinh hoạt bình
thường nhưng tránh vận động nặng và giữ cánh tay duỗi thẳng và bất động
khi máy đo. Quyết định lâm sàng dựa vào trị số huyết áp trung bình 24 giờ.
Huyết áp đo 24 giờ thường thấp hơn huyết áp đo tại phòng mạch.
Đo huyết áp tại nhà: Cho biết trị số huyết áp vào các ngày khác nhau
và trong hoàn cảnh thực tế sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, đặc biệt là
không bị “hiệu ứng áo choàng trắng”. Trị số huyết áp khác nhau giữa các lần
đo là do sự biến thiên tự nhiên của huyết áp. Tránh đo quá nhiều lần làm
bệnh nhân lo âu. Cũng như đo huyết áp liên tục 24 giờ, trị số bình thường
của huyết áp tự đo tại nhà thấp hơn đo tại phòng mạch. Thuật ngữ “Tăng
huyết áp áo choàng trắng” được sử dụng để mô tả tăng huyết áp thường
xuyên ở phòng khám với tình trạng bình áp thường xuyên khi theo dõi huyết
áp liên tục 24 giờ.
Đo huyết áp khi vận động, gắng sức: Các nghiên cứu cho thấy huyết
áp tâm thu sau 6 phút gắng sức đầu tiên trên 200 mmHg tiên đoán tỷ lệ tử
vong do tim mạch tăng gấp hai lần ở nam giới trung niên.
Sự nguy hiểm của THA
Đa số bệnh nhân THA cảm thấy trong người hoàn toàn bình
thường.Tuy nhiên, THA là một yếu tố nguy cơ thường gặp, không có triệu
chứng, nhưng có thể bị biến chứng như bệnh mạch vành và đột quỵ. Nếu
không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ, bệnh nhân tăng huyết áp lâu
ngày sẽ bị các biến chứng nguy hiểm ở các cơ quan như tim, thận, não và
mắt như chảy máu não, nhũn não; tim to, rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi
máu cơ tim, thiếu máu cơ tim..; tiểu đạm, suy thận; tổn thương võng mạc
dẫn đến mù mắt...
Tăng huyết áp - Khi nào cần đến thuốc?
Ngày nay, điều trị bệnh tăng huyết áp (THA) không còn là câu hỏi
“Có điều trị không?” mà là “Nên điều trị như thế nào?”.
Điều trị bệnh THA có lợi ích gì?
Tránh được các biến chứng tim mạch nguy hiểm: đau thắt ngực, nhồi
máu cơ tim, suy tim... Tránh được các biến chứng khác do bệnh THA gây ra:
tai biến mạch máu não, suy thận và mờ mắt. Tăng tuổi thọ. Tăng chất lượng
cuộc sống. Giảm chi phí điều trị: vì nếu bạn không điều trị để xảy ra tai biến
thì việc chữa trị các tai biến này sẽ tốn kém hơn rất nhiều cho gia đình và xã
hội.
Biện pháp điều trị THA không dùng thuốc
Bỏ hút thuốc lá: Là biện pháp mạnh mẽ nhất để đề phòng các bệnh
tim mạch và ngoài tim mạch. Thuốc lá làm giảm tác dụng của một số thuốc
chống THA.
Uống rượu vừa phải: Không nên uống quá 20-30g ethanol/ngày đối
với nam giới và 10-20g ethanol/ngày với nữ giới.
Chế độ ăn: Bệnh nhân nên tránh ăn mặn, tránh dùng các thực phẩm
ướp muối đặc biệt là thức ăn chế biến sẵn, nên dùng các thức ăn có chứa
nhiều kali. Nên ăn nhiều hoa quả, nhiều cá, giảm chất béo và các thức ăn có
chứa nhiều cholesterol.
Giảm cân và tập thể dục: Tác dụng hạ áp của việc giảm cân có thể
được nâng cao bởi việc đồng thời tăng cường tập thể dục, uống rượu điều độ
ở những người nghiện rượu thừa cân và giảm ăn muối. Bệnh nhân nên
thường xuyên tập thể dục ở mức vừa phải như đi bộ, chạy bộ, hoặc bơi lội
trong 30-45 phút, 3-4 lần mỗi tuần. Mức độ tập luyện phải tùy thuộc vào tình
trạng bệnh tật của bệnh nhân. Ngay cả tập thể dục nhẹ cũng làm giảm huyết
áp tâm thu 4-8 mmHg, tuy vậy tập vận động đẳng trương (gây co cơ kéo dài)
như nâng tạ có thể có tác dụng tăng áp và cần tránh.
Tránh stress và làm việc quá sức: Nếu bị tăng huyết áp nhẹ, biện pháp
thay đổi lối sống trên có thể đủ để hạ huyết áp xuống mức bình thường mà
chưa cần dùng đến thuốc. Đối với một số người khác, những việc này có thể
giúp họ chỉ cần dùng ít thuốc hơn hoặc dùng thuốc với liều thấp thì đã đủ
kiểm soát huyết áp.
Khi nào cần đến thuốc?
Sau khi bạn thực hiện biện pháp ăn kiêng, luyện tập và các biện pháp
điều trị không cần thuốc mà huyết áp của bạn vẫn không giảm, lúc đó cần
dùng thuốc để kiểm soát huyết áp. Nên bắt đầu điều trị từ từ và tăng liều
dần, đặc biệt với người cao tuổi để có thể đạt trị số huyết áp đích sau vài
tuần.
Thầy thuốc phải lựa chọn thuốc phù hợp nhất cho từng bệnh nhân và
sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: kinh nghiệm của bệnh nhân với các
thuốc chống THA đã dùng trước đây, giá thuốc, đặc điểm nguy cơ, có hay
không có tổn thương cơ quan đích, các bệnh đi kèm như bệnh tim, thận, tiểu
đường... Sự tương tác với các thuốc mà bệnh nhân đang dùng vì các bệnh
khác... Nên bắt đầu điều trị với liều thấp của một thuốc đơn độc hoặc phối
hợp liều thấp của hai thuốc.
Dùng thuốc hạ huyết áp kéo dài có hại không?
Nhìn chung là không có hại gì, tuy nhiên có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân
bị tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế sự lựa chọn thuốc như thế nào
bệnh nhân cần được khám sức khỏe toàn diện và bác sĩ cần có chỉ định đúng.
Thuốc lợi tiểu: hạ kali máu, hạ natri máu, tăng acid uric máu, tăng
đường máu, tăng lipid máu, đôi khi gây nhược dương.
Thuốc chẹn bêta giao cảm: co thắt phế quản, suy nhược và giảm khả
năng gắng sức, ác mộng và rối loạn giấc ngủ, nhược dương, suy tim nặng,
rối loạn dẫn truyền ở tim, tăng nặng triệu chứng của một số bệnh mạch máu
ngoại biên.
Thuốc ức chế men chuyển: hạ áp liều đầu, ho khan, tăng kali máu.
Thuốc đối kháng angiotensin II: tăng kali máu.
Thuốc đối kháng canxi: nóng bừng mặt, ù tai, nhức đầu, phù cổ chân,
đi tiểu đêm, phì đại lợi răng.
Thuốc chẹn alpha: hạ huyết áp ở tư thế đứng, nhức đầu, mệt mỏi.
Các thuốc khác: methyldopa (buồn ngủ, trầm cảm, bất lực, viêm gan,
huyết tán, sốt do thuốc), Hydralazine (nhức đầu, đỏ bừng mặt, đánh trống
ngực)...
Bác sĩ sẽ phối hợp nhiều thuốc để điều trị huyết áp cho bạn. Khi dùng
thuốc phối hợp, các thuốc được dùng với liều thấp nên khả năng bị tác dụng
phụ ít hơn. Nên dùng các thuốc có tác dụng kéo dài, do vậy hàng ngày bạn
phải uống thuốc ít lần hơn, giúp bạn tránh quên uống thuốc và giảm thiểu sự
biến thiên của huyết áp. Vì vậy thuốc có khả năng bảo vệ bạn tốt hơn đối với
các biến chứng tim mạch cũng như sự tổn thương của các cơ quan đích.
Bệnh THA cần điều trị liên tục, lâu dài nên cần có sự hợp tác chặt chẽ
giữa thầy thuốc, bệnh nhân và gia đình trong quá trình điều trị. Bệnh THA
cần điều trị nhiều năm, có thể suốt đời do đó người bệnh cần hiểu về bệnh,
tuân thủ điều trị và tái khám đúng hẹn. Số lượng loại thuốc, cách sử dụng:
cần theo quy định chặt chẽ của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc hoặc thay
đổi thuốc. Mỗi khi cần thay đổi hay có triệu chứng khác thường trong quá
trình dùng thuốc, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn để được hướng dẫn cụ thể.
Phải điều trị các yếu tố nguy cơ phối hợp như rối loạn lipid máu, đái tháo
đường...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22_9.pdf