Tác động của thương mại quốc tế đến an ninh lương thực tại các quốc gia Đông Nam Á

Trong nhiều thập kỷ qua, mặc dù thế giới đã có những tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống nạn đói

nhưng vấn đề mất an ninh lương thực vẫn thường xuyên diễn ra và là mối quan tâm hàng đầu của các

quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Trong nghiên cưu này, chúng tôi sử dụng dữ liệu bảng

của 10 quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2000 – 2015 để đánh giá tác động của thương mại quốc tế đến

an ninh lương thực. Sử dụng các phương pháp ước lượng cho dữ liệu bảng như phương pháp tác động

cố định (FE), phương pháp tác động ngẫu nhiên (RE), và phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát

khả thi (FGLS), kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của thương mại quốc tế đến vấn đề an ninh

lương thực trên cả 3 khía cạnh sự sẵn có thực phẩm, sự ổn định lương thực và khả năng tiếp cận thực

phẩm tại các quốc gia. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như năng suất nông nghiệp, tỷ lệ đất nông nghiệp

trên tổng diện tích đất, tỷ lệ nông dân trên tổng dân số, và lạm phát cũng ảnh hưởng đến an ninh lương

thực của các quốc gia Đông Nam Á trên một vài khía cạnh. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa

ra một vài hàm ý chính sách cho các quốc gia Đông Nam Á để giải quyết vấn đề mất an ninh lương thực.

Từ khóa: Thương mại quốc tế, an ninh lương thực, phương pháp tác động cố định (FE), phương pháp

tác động ngẫu nhiên (RE), và phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS).

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 21/05/2022 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tác động của thương mại quốc tế đến an ninh lương thực tại các quốc gia Đông Nam Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác động ngẫu nhiên (RE), hệ số hồi quy của các biến TO, APRO, ARLA, INF, RURALP có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%. Kết quả kiểm định Hausman có giá trị p-value nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% cho thấy mô hình được ước Kỷ yếu Hội nghị khoa học 150 lượng bằng phương pháp tác động cố định (FE) là phù hợp hơn. Tuy nhiên kiểm định Modified Wald và kiểm định Wooldridge cho thấy mô hình có tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan. Để khắc phục các hiện tượng này, nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi. Kết quả ước lượng mô hình cho thấy hệ số hồi quy của các biến TO, APRO, ARLA, RURALP có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Như vậy, thương mại quốc tế có ảnh hưởng đến an ninh lương thực xét trên khía cạnh khả năng tiếp cận thực phẩm của các quốc gia. Cụ thể, khi thương mại quốc tế tăng 1% thì tỷ lệ suy dinh dưỡng sẽ giảm 0,03%. Bên cạnh biến thương mại quốc tế, kết quả nghiên cứu còn cho thấy khi năng suất nông nghiệp và tỷ lệ đất nông nghiệp trên tổng diện tích đất gia tăng thì tỷ lệ suy dinh dưỡng của quốc gia sẽ giảm. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khi tỷ lệ nông dân trên tổng dân số gia tăng thì tỷ lệ suy dinh dưỡng sẽ gia tăng. Điều này có thể được lý giải là do nguồn thu nhập đến từ các hoạt động nông nghiệp tương đối thấp đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận lương thực. Các kết quả này cũng phù hợp với kết quả thu được từ nghiên cứu của Jan Dithmer, Awudu Abdulai (2017). Tác động của thương mại quốc tế đến an ninh lương thực thông qua khía cạnh sự ổn định lương thực được tác giả lương hóa trong mô hình với biến phụ thuộc là FSit được đo lường bằng sự thay đổi lượng thực phẩm cung cấp bình quân đầu người (Per capita food supply variability - FSV). Kết quả ước lượng mô hình được trình bày trong bảng sau: Bảng 3. Kết quả ước lượng các mô hình với biến phụ thuộc là FSV Biến phụ thuộc: FSV (1) (2) (3) TO 0,1182535* 0,1125002** 0,1508968*** GDPC 0,0156074 0,2874047* -0,0137986 APRO 0,0331527*** 0,0146471*** 0,0064597*** RURALP -0,0036111 0,344711* 0,0770228 ARLA 4,028804* 0,3603294 0,1821736 POPG -1,559752 3,469082 0,5740641 INF -0,2854524 -0,2719339 -0,0438386 _CONS 79,5979 42,51385 32,77427 Số quan sát 160 160 160 Hausman test 0,0000 Modified Wald test 0,0000 Wooldridge test 0,0000 Kết quả ước lượng các mô hình xem xét ảnh hưởng của thương mại quốc tế đến an ninh lương thực thông qua khía cạnh sự ổn định nguồn cung lương thực được thực hiện với các phương pháp tác động cố định (FE) – mô hình (1), tác động ngẫu nhiên (RE) – mô hình 2, và phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) – mô hình 3. Biến phụ thuộc FSV đại diện cho sự ổn định nguồn cung lương thực trong các mô hình. Các kiểm định Hausman, Modified Wald, Wooldridge được trình bày với giá trị p-value. *** có ý nghĩa thống kê ở mức 1% ** có ý nghĩa thống kê ở mức 5% * có ý nghĩa thống kê ở mức 10% Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm Stata 12.0 Kết quả nghiên cứu cho thấy trong mô hình được ước lượng bằng phương pháp tác động cố định (FE), hệ số hồi quy của biến APRO có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%, và hệ số hồi quy của các biến TO, ARLA có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%. Với mô hình được ước lượng bằng phương pháp tác động ngẫu nhiên (RE), hệ số hồi quy của biến APRO có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%, hệ số hồi quy của biến TO có ý nghĩa thống kê tại mức 5% và hệ số hồi quy của các biến GDPC, RURALP có ý nghĩa thống kê tại mức 10%. Kết quả kiểm định Hausman có giá trị p- value nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% cho thấy mô hình được ước lượng bằng phương pháp tác động cố định (FE) là phù hợp hơn. Tuy nhiên kiểm định Modified Wald và kiểm định Wooldridge cho thấy mô hình có tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan. Để khắc phục các hiện tượng này, nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả Kỷ yếu Hội nghị khoa học 151 thi. Kết quả ước lượng mô hình cho thấy hệ số hồi quy của các biến TO, APRO có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Như vậy, thương mại quốc tế có ảnh hưởng đến an ninh lương thực xét trên khía cạnh sự ổn định lương thực của các quốc gia. Cụ thể, khi thương mại quốc tế gia tăng sẽ kéo theo sự gia tăng lượng thực phẩm cung cấp bình quân đầu người. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khi tỷ lệ năng suất nông nghiệp gia tăng sẽ kéo theo sự gia lượng thực phẩm cung cấp bình quân đầu người. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH Bằng các phương pháp ước lượng cho dữ liệu bảng của 10 quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2000 - 2015 như phương pháp tác động cố định (FE), phương pháp tác động ngẫu nhiên (RE), và phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS), kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của thương mại quốc tế đến vấn đề an ninh lương thực trên cả 3 khía cạnh sự sẵn có thực phẩm, sự ổn định lương thực và khả năng tiếp cận thực phẩm tại các quốc gia. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như năng suất nông nghiệp, tỷ lệ đất nông nghiệp trên tổng diện tích đất, tỷ lệ nông dân trên tổng dân số, và lạm phát cũng ảnh hưởng đến an ninh lương thực của các quốc gia Đông Nam Á trên một vài khía cạnh. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một vài hàm ý chính sách được tác giả đề xuất với các quốc gia Đông Nam Á như: Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò của việc mở rộng thương mại quốc tế nhằm đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia. Do đó, vấn đề mở rộng thương mại quốc tế cần được xem xét trong các chính sách về an ninh lương thực tại các quốc gia. Mở rộng thương mại quốc tế có thể thực hiện thông qua việc giảm dần các rào cản thương mại và sự bảo hộ của Chính phủ. Tuy nhiên, chính sách mở rộng thương mại quốc tế nên được xem là một giải pháp hỗ trợ nhằm góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Bên cạnh đó, các quốc gia cần kết hợp chính sách mở rộng thương mại quốc tế với các chính sách về lao động và xã hội khác nhằm đảm bảo khu vực sản xuất trong nước không bị ảnh hưởng do các tác động tiêu cực của tự do hóa thương mại. Chẳng hạn, nhằm đảm bảo cho nông dân không bị ảnh hưởng bởi các tác động tiêu cực của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ đối với giá các loại cây trồng cơ bản, Chính phủ Mexico đã thực hiện chương trình chuyển tiền PROCAMPO để bồi thường thiệt hại cho nông dân bị ảnh hưởng do biến động giá các loại cây trồng cơ bản khi tham gia hiệp định (Winters và Davis, 2009). Thứ hai, phát triển kinh tế và năng suất nông nghiệp nói chung là rất quan trọng để tăng cường an ninh lương thực, như vậy cần có các chính sách tăng cường ngành nông nghiệp, giúp tăng năng suất nông nghiệp và mở rộng sản xuất lương thực. Việc phổ biến các công nghệ mới, cung cấp tín dụng, dịch vụ khuyến nông và nguyên vật liệu đầu vào phải là các thành phần của bất kỳ chiến lược an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, những chiến lược này phải bền vững. Để làm được điều này cần khuyến khích tăng cường nông nghiệp bền vững, gắn việc nỗ lực mở rộng sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực, với bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên (Marble và Fritschel, 2014). Thứ ba, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy lạm phát tại các quốc gia có tác động tiêu cực đến an ninh lượng thực. Một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề này ở các quốc gia Đông Nam Á là vấn đề bất ổn chính trị và hiệu quả của các khoản đầu tư công. Kết quả này ủng hộ cho các yêu sách của cộng đồng quốc tế rằng việc ngăn ngừa và giảm thiểu xung đột chính trị phải được đưa vào các chính sách an ninh lương thực (FAO, 2006). Hơn nữa, các chính phủ nên chú ý đến các hệ thống cảnh báo sớm về an ninh lương thực để làm giảm ảnh hưởng của hạn hán và các hiện tượng khí hậu khác đối với an ninh lương thực cho người dân bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các khoản đầu tư công nên hướng đến việc giúp nông dân thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay. Việc đầu tư cần tập trung vào tìm kiếm các loại giống cây trồng mới có khả năng thích ứng với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt. TÀI LIỆU THAM KHẢO Alesandro, O, Daniel, C., Swinnen, J., 2017. Trade Liberalization and Child Mortality: a Synthethic Control Method. Working Papers Department of Economics 567787, KU Leuven, Faculty of Business and Economics, Department of Economics Anderson, K., 2010. Krueger/Schiff/Valdes revisited: agricultural price and trade policy reform in developing countries since 1960. Policy Research Working Paper Series 5165, the World Bank Kỷ yếu Hội nghị khoa học 152 Dithmer, J., Abdulai, A., 2017. Does trade openness contribute to food security? A dynamic panel analysis. Food Policy 69 (2017) 218–230 Dorosh, P.A., Rashid, S., van Asselt, J., 2016. Enhancing food security in South Sudan: the role of markets and regional trade. Agric. Econ. 47 (6), 697–707 FAO, 2003. Trade Reforms and Food Security: Conceptualizing the Linkages. FAO, Rome FAO, 2006. Trade Reforms and Food Security: Country Case Studies and Synthesis, Rome FAO, 2012. The State of Food Insecurity in the World 2012. FAO, Rome. FAO, 2014. The State of Food Insecurity in the World 2014. FAO, Rome Guha-Khasnobis, B., Acharya, S.S., Davis, B., 2007. Food Security Indicators, Measurement, and the Impact of Trade Openness. Oxford University Press, WIDER Studies in Development Economics Series. Marble, A., Fritschel, H., 2014. 2013 Global Food Policy Report. Washington, D.C.: International Food Policy Research Institute (IFPRI). Runge, C., Senauer, B., Pardey, P.G., Rosegrant, M.W., 2003. Ending Hunger in Our Lifetime: Food Security and Globalization. DC, International Food Policy Research Institute, Washington Traub, L.N., Jayne, T.S., 2008. The effects of price deregulation on maize marketing margins in South Africa. Food Policy 33 (3), 224–236 Upton, J.B., Cisse, J.D., Barrett, C.B., 2016. Food security as resilience: reconciling definition and measurement. Agric. Econ. 47 (1), 135–147 World Bank, 2006. Repositioning nutrition as central to development: A strategy for large-scale action. Washington, D.C.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_thuong_mai_quoc_te_den_an_ninh_luong_thuc_tai_c.pdf