Tài chính doanh nghiệp - Chương III: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

Nghiên cứu doanh thu và chi phí trong doanh nghiệp giúp xác định kết quả hoạt

động kinh doanh và phân biệt hai khái niệm doanh thu - chi phí với thu - chi mà trên

thực tế vẫn nhầm lẫn với nhau.

Doanh thu và chi phí phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh và được sử

dụng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thu, chi phản ánh các luồng tiền vào, luồng tiền ra của doanh nghiệp thường là

trong thời kỳ ngắn: từng tuần, từng tháng, nó cho biết khả năng thanh toán đích thực

của doanh nghiệp hay khả năng chi trả của doanh nghiệp. Thu chi được phản ánh trong

báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đây là cơ sở để nhà quản lý xây dựng kế hoạch tiền mặt

của doanh nghiệp.

Chương này cũng giúp lập và đọc hiểu các báo cáo tài chính của doanh nghiệp,

làm căn cứ để phân tích tài chính doanh nghiệp.

Chương 3 là cơ sở để dự đoán và phân tích thời hạn cũng như quy mô của các

dòng tiền trong tương lai, làm căn cứ để ra quyết định đầu tư dài hạn.

pdf47 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 2225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tài chính doanh nghiệp - Chương III: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thứ t. n : Thời gian đầu tư (vòng đời của dự án). Vòng đời của dự án được tính từ thời điểm bỏ vốn đầu tư đến khi kết thúc dự án (cả thời gian thi công) n V V n t dt d   1 Trong đó: Vdt : Số vốn đầu tư ở năm thứ t. được xác định là số vốn đầu tư lũy kế ở thời điểm cuối mỗi năm trừ đi số khấu hao tài sản cố định lũy kế ở thời điểm đầu mỗi năm. n : Vòng đời của dự án đầu tư. Bước 2: Đánh giá và lựa chọn dự án: + Đối với các dự án độc lập nếu có tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư lớn hơn không (0) đều có thể được lựa chọn. + Đối với các dự án loại trừ nhau thì dự án nào có tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư cao hơn sẽ là dự án tốt hơn. Ví dụ: Có 2 dự án A và B có cùng số vốn là 120 triệu đồng trong đó 100 triệu đồng đầu tư vào tài sản cố định và 20 triệu đồng đầu tư vào tài sản lưu động Chỉ tiêu Dự án A Dự án B I. Thời gian thi công Vốn đầu tư Lợi nhuận sau thuế Khấu hao Vốn đầu tư Lợi nhuận sau thuế Khấu hao Năm 1 20 - Năm 2 50 50 Năm 3 50 70 II. Thời gian sản xuất Năm 1 11 20 12 20 Năm 2 14 20 13 20 Năm 3 17 20 16 20 Năm 4 11 20 11 20 Năm 5 9 20 8 20 Đối với dự án A Pr 87 TsvA = -------*100% Vđ Trong đó: PrA = ( 0+0+0+11+14+17+11+9)/8 =62/8 =7,75 triệu đồng Vđ1= 20 triệu đồng Vđ2 = (20 + 50)- 0 = 70 triệu đồng Vđ3 = (20 + 50 + 50) - 0= 120 triệu đồng Vđ4 =120 - 0 =120 triệu đồng Vđ5 = 120 – 20 = 100 triệu đồng Vđ6 = 120 – 40 = 80 triệu đồng Vđ7 = 120 – 60 = 60 triệu đồng Vđ8 = 120 – 80 = 40 triệu đồng VđA = (20+70+120+120+100+80+60+40)/8 = 76,25 triệu đồng TsvA =7,75/76,25 *100% =10,16% Đối với dự án B Pr TsvB = -------*100% Vđ Trong đó: PrB = ( 0+0+12+13+16+11+8)/7 =60/7 =8,57 triệu đồng Vđ1= 50 triệu đồng Vđ2 = (50+70)- 0 = 120 triệu đồng Vđ3 = (50+70) –0= 120 triệu đồng Vđ4 =120 – 20 = 100 triệu đồng Vđ5 = 120 -40 = 80 triệu đồng Vđ6 = 120 -60 = 60 triệu đồng Vđ7 = 120 -80 = 40 triệu đồng VđB = (50+120+120+100+80+60+40)/7 = 81,43 triệu đồng TsvB =8,57/81,43 *100% =10,52% Ta thấy Tsv A < TsvB mà thời gian thi công của B lại ngắn hơn A nên giảm bớt được hao mòn vô hình nên lựa chọn dự án B Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán. Tuy nhiên có hạn chế cơ bản nhất là chưa tính đến các thời điểm khác nhau phát sinh chi đầu tư và thu nhập do đầu tư đem lại trong tương lai. Tức là chưa tính đến giá trị thời gian của tiền 4.4.2.2. Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư Đánh giá lựa chọn dự án đầu tư căn cứ vào thời gian hoàn vốn của dự án đầu tư. Thời gian hoàn vốn đầu tư là khoảng thời gian cần thiết mà dự án tạo ra dòng tiền thuần bằng chính với số vốn đầu tư ban đầu để thực hiện dự án. Thời gian hoàn vốn càng ngắn dự án đầu tư càng hấp dẫn. Bước 1: Xác định thời gian hoàn vốn đầu tư: chia ra 2 trường hợp - Trường hợp 1: dự án đầu tư tạo ra dòng tiền thuần đều đặn hàng năm: Thời gian thu hồi VĐT (năm) = Vốn đầu tư ban đầu Dòng tiền thuần hàng năm của đầu tư 88 - Trường hợp 2: dự án đầu tư tạo ra dòng tiền thuần không ổn định ở các năm. + Xác định số năm thu hồi VĐT: VĐT còn phải thu hồi ở cuối năm t = Số VĐT chưa thu hồi ở cuối năm (t-1) - Dòng tiền thuần của đầu tư năm t + Khi số VĐT còn phải thu ở cuối năm nào đó nhỏ hơn dòng tiền thuần của đầu tư năm kế tiếp thì cần xác định thời gian (số tháng) thu hồi nốt VĐT trong năm kế tiếp. Số tháng thu hồi VĐT trong năm t = Số VĐT chưa thu hồi ở cuối năm (t-1) x 12 Dòng tiền thuần của năm t Tổng hợp số năm và số tháng thu hồi VĐT chính là thời gian thu hồi VĐT của dự án. Bước 2: Đánh giá và lựa chọn dự án: + Dự án độc lập: chọn cả. + Dự án loại trừ nhau: chọn dự án có thời gian thu hồi vốn ngắn nhất. Ví dụ: Một dự án đầu tư có tổng vốn đầu tư là 100 triệu đồng, bỏ vốn ngay một lần. Khoản thu nhập dự kiến trong 5 năm như sau: Năm 1: 40 triệu đồng Năm 3: 25 triệu đồng Năm 2: 30 triệu đồng Năm 4: 30 triệu đồng Năm 5: 35 triệu đồng Xác định thời gian hoàn vốn đầu tư của dự án trên Năm Thu nhập VĐT còn phải thu hồi cuối năm Thời gian thu hồi 1 40 100-40=60 2 30 60-30=30 3 25 30-25=5 4 30 5<30 5/30 *12 =2 tháng 5 35 Vậy, thời gian thu hồi vốn đầu tư là 3 năm 2 tháng. Nội dung của phương pháp thời gian hoàn vốn: + Xác định thời gian hoàn vốn cho từng dự án + Đánh giá và lựa chọn dự án bằng cách so sách thời gian hoàn vốn đầu tư của từng dự án đầu tư với thời gian tiêu chuẩn do doanh nghiệp đặt ra. Riêng đối với các dự án loại trừ nhau thì sẽ chọn dự án có thời gian hoàn vốn nhanh nhất nhưng phải phù hợp với thời gian tiêu chuẩn của dự án. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản dễ tính, rất phù hợp với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, doanh nghiệp có thời gian thu hồi vốn nhanh Tuy nhiên hạn chế là: - Chú trọng xem xét đến lợi ích ngắn hạn hơn là dài hạn nên có thể bỏ lỡ cơ hội đầu tư tốt. - Chưa tính tới yếu tố thời gian của tiền 4.4.2.3. Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV) Đánh giá lựa chọn DAĐT căn cứ vào giá trị hiện tại thuần của DAĐT. Giá trị hiện tại thuần của DAĐT là khoản chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các khoản thu trong tương lai do DAĐT mang lại với tổng giá trị hiện tại của Vốn đầu tư để thực hiện dự án. Thực chất nó phản ánh giá trị tăng thêm của dự án đầu tư có tính đến giá trị thời gian của tiền. 89 Cách xác định giá trị hiện tại thuần (NPV) Bỏ 1 lần: NPV =    n t t t r CF 1 )1( - CFo Bỏ vốn theo tiến độ thi công:         n t n t t t t t r IC r CF NPV 1 1 )1()1( Trong đó: ICt : Vốn đầu tư bỏ ra ở năm t. n : Vòng đời của dự án. r : Tỷ suất chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hóa. CFt : Dòng tiền thuần của đầu tư năm t. CF0 : Vốn đầu tư ban đầu của dự án. + Thường dùng lãi suất thị trường nhưng trong trường hợp này không phản ánh chính xác vì VĐT từ nhiều nguồn khác nhau + Chi phí sử dụng vốn tổng hợp cho dự án: Ví dụ: Dự án có vốn đầu tư 10.000 triệu đồng trong đó vốn chủ sở hữu 5.000 triệu đồng với chi phí sử dụng vốn là 15%, vay ngân hàng 3.000 triệu đồng lãi suất 10% và huy động vốn từ trái phiếu 2.000 triệu đồng lợi tức 11%. Chi phí sử dụng vốn bình quân: r =5000/10.000*15% + 3000/10.000*10%(1-25%) +20.000*11%*(1-25%) + n: Vòng đời của dự án từ khi bỏ vốn cho đến khi kết thúc dự án Nội dung của phương pháp: + Xác định giá trị hiện tại thuần của từng DAĐT + Đánh giá và lựa chọn DAĐT căn cứ vào giá trị hiện tại thuần: Nếu NPV < 0: Loại Nếu NPV = 0 dưới góc độ tài chính hoà vốn thì tuỳ quyết định của doanh nghiệp có thể chấp nhận hoặc không, nhưng dưới góc độ xã hội giải quyết được công ăn việc làm nên thực hiện. Nếu NPV > 0 Đối với các dự án độc lập có thể chấp nhận dự án Đối với dự án loại trừ nhau: Thì vòng đời của dự án như nhau, doanh nghiệp không bị giới hạn về quy mô vốn đầu tư thì lựa chọn dự án nào có NPV lớn nhất. Ưu điểm: + Có tính đến yếu tối giá trị thời gian của tiền. + Đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra, đã tính đến quy mô của vốn đầu tư. + Có thể tính giá trị hiện tại thuần của dự án dầu tư kết hợp bằng cách cộng giá trị hiện tại thuần của các dự án với nhau: NPV (A+B) = NPVA + NPVB Nhược điểm: + Không phản ánh mức sinh lời của đồng vốn đầu tư. + Không thấy được mối liên hệ giữa mức sinh lời của vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn. + Không thể đưa ra kết quả lựa chọn khi các dự án không đồng nhất về mặt thời gian cũng như xếp hạng ưu tiên trong việc lựa chọn các dự án dầu tư khi nguồn vốn của doanh nghiệp bị giới hạn. 90 4.4.2.4. Phương pháp tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) Đánh giá lựa chọn dự án đầu tư dựa vào chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi nội bộ. Tỷ suất doanh lợi (hoàn vốn) nội bộ dự án đầu tư (IRR) là mức lãi suất mà với mức lãi suất đó làm cho tổng giá trị hiện tại của các khoản thu trong tương lai do dự án đầu tư mang lại bằng với tổng giá trị hiện tại của vốn đầu tư để thực hiện dự án 0 1 )1( CF IRR CFn t t t     CFt : Thu nhập năm t IRR : Tỷ suất doanh lợi nội bộ         n t n t t t t t r IC r CF NPV 1 1 )1()1( = 0 Xác định IRR của dự án đầu tư, người ta thường sử dụng hai phương pháp: Phương pháp thử và xử lý sai số: theo phương pháp này doanh nghiệp tự chọn một lãi suất và sử dụng lãi suất đó làm tỷ lệ chiết khấu để tìm giá trị hiện tại của các khoản thu, giá trị hiện tại của vốn đầu tư và so sánh chúng với nhau để xác định giá trị hiện tại thuần của dự án. Nếu giá trị hiện tại thuần của dự án khác không tương đối lớn thì tiếp tục thử lại bằng cách nâng mức lãi suất lên (nếu NPV>0) hoặc hạ mức lãi suất xuống (nếu NPV<0), cứ làm như vậy cho đến khi tìm được một mức lãi suất làm cho giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư bằng không hoặc xấp xỉ bằng không thì lãi suất đó chính là tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án. Phương pháp nội suy: theo phương pháp này, việc xác định tỷ suất hoàn vốn nội bộ được thực hiện theo các bước sau đây: + Xây dựng công thức tính NPV + Chọn lãi suất chiết khấu r1 sao cho NPV1 > 0 + Chọn lãi suất chiết khấu r2 >r1 sao cho NPV2 < 0 + IRR được tính theo công thức: //// // )( 21 1 121 NPVNPV NPV rrrIRR   Ví dụ: Có một dự án dự kiến bỏ vốn ngay 1 lần 100 triệu đồng và thu nhập do đầu tư mang lại năm 1 là 40 triệu đồng, năm 2 là 50 triệu đồng, năm 3 là 60 triệu đồng. Tìm tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án? Chọn r1 = 21% thì NPV1 = (40/(1+21%) + 50/(1+21%)2 +60/(1+21%)3 = 1,03 r2 = 22% thì NPV2 = (40/(1+22%) + 50/(1+22%)2 +60/(1+22%)3 = - 0,54 %7,21 54,003,1 03,1*%)21%22( %21    IRR Nội dung của phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ Bước 1: Xác định IRR cho từng dự án Bước 2: Đánh giá và lựa chọn dự án bằng cách so sánh IRR của dự án với chi phí sử dụng vốn để thực hiện dự án: + Trường hợp 1: IRR < r: Dự án bị lỗ loại dự án + Trường hợp 2: IRR = r: Dự án hoà vốn tuỳ điều kiện có thể chấp nhận hoặc không. + Trường hợp 3: IRR > r: Dự án độc lập chấp nhận, Đối với các dự án loại trừ nhau thì lựa chọn dự án nào có IRR lớn nhất. Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, chưa tính đến chi phí cơ hội của vốn đầu tư. Tức là nếu như chiết khấu các dòng tiền 91 theo IRR. Hay nói cách khác nếu chi phí vốn bằng IRR, dự án sản xuất không tạo thêm được giá trị hay không có lãi. Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu và ra quyết định: Nếu IRR lớn hơn chi phí vốn (tỷ lệ chiết khấu của dự án) thì thực hiện dự án. Một số lưu ý khi sử dụng IRR phân tích dự án + Sự chính xác của chỉ tiêu phụ thuộc vào sự chính xác của các dự tính về dòng tiền + IRR là một chỉ tiêu mang tính tương đối , tức là nó chỉ phản ánh tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của dự án là bao nhiêu chứ không cung cấp quy mô của số lãI (hay lỗ) của dự án tính bằng tiền. + Khi dự án được lập trong nhiều năm, việc tính toán chỉ tiêu là rất phức tạp. Đặc biệt loại dự án có các luồng tiền ròng vào ra xen kẽ năm này sang năm khác, kết quả tính toán có thể cho nhiều IRR khác nhau gây khó khăn cho việc ra quyết định. Phương pháp này có ưu điểm cho phép đánh giá được mức sinh lời của dự án có tính tới yếu tố giá trị thời gian của tiền. Cho phép dễ dàng so sánh mức sinh lời của dự án với chi phí sử dụng vốn, thấy được mối liên hệ giữa việc huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong việc thực hiện dự án Tuy nhiên, trong phương pháp này thu nhập của dự án được giả định tái đầu tư với lãi suất bằng với lãi suất doanh lợi của dự án. Điều đó không thật phù hợp với thực tế nhất là đối với dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ ở mức cao. Phương pháp này không chú trọng đến quy mô vốn đầu tư nên có thể dẫn đến trường hợp kết luận thiếu thoả đáng khi đánh giá dự án. 4.4.2.5. Phương pháp chỉ số sinh lời (PI) Đánh gía và lựa chọn dự án đầu tư căn cứ vào chỉ số sinh lời của dự án đầu tư. Cách xác định chỉ số sinh lời của dự án đầu tư (PI) Phản ánh quan hệ so sánh giữa thu nhập của dự án và chi phí của dự án. Được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của các khoản thu nhập từ dự án với vốn đầu tư ban đầu của dự án. 0 1 )1( CF r CF PI n t t t   Nội dung của phương pháp chỉ số sinh lời: Bước 1: Xác định chỉ số sinh lời của từng dự án Bước 2: Đánh giá và lựa chọn dự án căn cứ vào chỉ số sinh lời. Nếu PI Loại Nếu PI = 1: Dự án hoà vốn -> Tuỳ điều kiện có thể chấp nhận hoặc bỏ Nếu PI > 1: Đối với dự án độc lập: Đều có thể chấp thuận, đối với các dự án loại trừ nhau chọn dự án có PI lớn nhất. Phương pháp này có ưu điểm cho thấy mối quan hệ giữa các khoản thu nhập do đầu tư đưa lại với số vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án Có thể sử dụng chỉ số sinh lời trong việc so sách các dự án có số vốn đầu tư khác nhau để thấy được mức sinh lời giữa các dự án 92 Phương pháp này cũng thường giả định tỷ lệ tái đầu tư bằng mức chi phí sử dụng vốn, điều này cũng tương tự với phương pháp giá trị hiện tại thuần, nó phù hợp hơn với phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ Tuy nhiên, phương pháp chỉ số sinh lời cũng giống phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ ở chỗ không phản ánh trực tiếp khối lượng lợi nhuận ròng của dự án 93 TÓM TẮT CHƯƠNG IV Đầu tư vốn của Doanh nghiệp là quyết định quan trọng bậc nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuận của nhà đầu tư. Vì vậy, để đưa ra một quyết định đầu tư hợp lý đòi hỏi quá trình đánh giá, phân tích hiệu quả của dự án phải cẩn trọng và chính xác. Trong chương này, sẽ trang bị cho sinh viên phương pháp xác định dòng tiền và đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG IV 1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư dài hạn của Doanh nghiệp? 2. Giá trị thời gian của tiền ảnh hưởng như thế nào đến việc đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư? 3. Các phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính dự án? Ưu, nhược điểm từng phương pháp? 4. Nhận xét thực tế hiệu quả việc phân tích đánh giá các dự án đầu tư ở Việt Nam hiện nay? 5. Một dự án đầu tư có NPV cao thì có IRR cao, hãy bình luận quan điểm này? 6. Công ty cơ khí X cần lựa chọn để mua máy M1 hoặc M2. + Nếu công ty mua máy M1 thì vốn đầu tư ban đầu là 120 triệu đồng, thời hạn sử dụng là 6 năm, sau 5 năm sử dụng có thể nhượng bán với giá 30 triệu đồng. Trong mỗi năm sử dụng, máy M1 có thể mang lại khoản lợi nhuận trước thuế là 30 triệu đồng/năm. + Nếu công ty mua máy M2 thì giá hiện hành là 80 triệu đồng, thời hạn sử dụng là 5 năm. Số lợi nhuận trước thuế do máy M2 mang lại hàng năm như sau: - Năm thứ nhất: 20 triệu đồng - Năm thứ tư: 25 triệu đồng - Năm thứ hai: 22 triệu đồng - Năm thứ năm: 20 triệu đồng - Năm thứ ba: 24 triệu đồng Biết rằng: - Công ty thực hiện khấu hao bình quân theo năm sử dụng - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% - Chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty là 10%/năm - Chi phí cho việc nhượng bán và thanh lý TSCĐ coi như không đáng kể Theo bạn, công ty nên mua loại máy nào thì có lợi hơn? 7. Một người đưa thông tin quảng cáo cần mua một khung kho tiệp loại 120m. Có 3 nhà cung cấp đến chào hàng và đưa ra các mức giá khác nhau: 1. Nhà cung cấp 1 đòi giá 150 triệu đồng, chi phí vận chuyển bốc xếp tận nơi là 10 triệu đồng và phải thanh toán ngay. 2. Nhà cung cấp 2 đòi giá 170 triệu đồng và chịu trách nhiệm vận chuyển tận nơi theo yêu cầu của người mua, nhưng chỉ yêu cầu thanh toán ngay 50%, số còn lại cho chịu một năm sau. 3. Nhà cung cấp 3 đưa giá chào hàng là 160 triệu đồng và người mua phải tự vận chuyển. Họ yêu cầu thanh toán ngay 20%, sau năm thứ nhất thanh toán thêm 30%, sau năm thứ 2 thanh toán phần còn lại. Người mua dự tính nếu họ tự vận chuyển thì chi phí là 15 triệu đồng. 94 Hãy xác định xem người mua nên chấp nhận lời chào hàng của nhà cung cấp nào thì có lợi nhất? Biết rằng: lãi suất ngân hàng ổn định ở mức 9%/năm. 8. Vào ngày 1/1, một công ty TNHH mua một ngôi nhà làm văn phòng giao dịch với giá 200 triệu đồng với sự thỏa thuận thanh toán như sau: - Trả ngay 10% số tiền. - Số còn lại trả dần hàng năm bằng nhau trong 5 năm song phải chịu lãi 6% một năm của số nợ còn lại (theo phương thức tính lãi kép). Thời điểm tính trả lãi hàng năm là cuối năm (31/12). Hãy xác định số tiền phải trả hàng năm là bao nhiêu để lần cuối cùng là vừa hết nợ. 9. Một người dự định mua một chiếc xe tải sau đó cho thuê. Dự tính số tiền thu được từ cho thuê chiếc xe tải đó hàng năm (tính đến cuối năm) là 200 triệu đồng. Sau 3 năm hoạt động sẽ thanh lý chiếc xe này với giá bán thanh lý dự kiến là 5 triệu đồng. Hãy xác định xem người đó chỉ có thể mua chiếc xe đó với giá tối đa bao nhiêu? Biết rằng: lãi suất ngân hàng ổn định ở mức 5%/năm. Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 25% 10. Công ty ABC ở thành phố Hồ Chí Minh đang thuê một ngôi nhà làm văn phòng đại diện ở Hà Nội. Tiền thuê văn phòng hàng năm phải trả là 15 triệu đồng và trả vào cuối mỗi năm. Do ngôi nhà đang thuê không thuận lợi cho công việc kinh doanh nên công ty dự tính trong năm tới sẽ mua một ngôi nhà ở địa điểm khác làm văn phòng đại diện với số tiền là 219.680.000 đồng, thể thức thanh toán như sau: - Trả ngay 20 triệu đồng. - Số còn lại trả dần trong 3 năm: Cuối năm thức nhất là 52.500.000 đồng, cuối năm thứ hai là 66.150.000 đồng và cuối năm thứ ba là 81.030.000 đồng. Tuy nhiên, để đưa ngôi nhà vào sử dụng Công ty phải bỏ ra một số tiền để tu sửa và mua sắm thêm trang thiết bị mới dự tính là 25.000.000 đồng. Thời gian tu bổ sửa chữa là không đáng kể. Ngoài ra, Công ty cũng dự tính sẽ cho thuê lại một phần diện tích do không sử dụng hết. Vì thế, có thể mang lại cho Công ty số tiền thuê mỗi năm dự tính là 20 triệu đồng (thu vào cuối năm). Sau 5 năm khi rút về thành phố Hồ Chí Minh. Công ty có thể bán lại ngôi nhà đó với giá dự tính là 100 triệu đồng. Dựa vào những dữ liệu trên, theo anh (chị) Công ty ABC có nên mua ngôi nhà đó không? Tại sao? Biết rằng: lãi suất ngân hàng ổn định ở mức 5%/năm. 11. Có 2 dự án đầu tư A và B cùng được lập cho một đối tượng đầu tư (thuộc loại phương án xung khắc): 1. Tổng số vốn đầu tư của 2 dự án đều là 120 triệu đồng. Trong đó, số vốn đầu tư vào TSCĐ là 100 triệu đồng. 2. Thời gian bỏ vốn đầu tư (thời gian thi công xây dựng) và số vốn đầu tư bỏ vào từng năm của từng dự án như sau Dự án Năm A B 95 - Năm 1 - Năm 2 - Năm 3 50 50 20 50 70 - 3. Dự tính số lợi nhuận ròng sau thời gian thi công đi vào sản xuất của từng dự án như sau : Dự án Năm A B - Năm 1 - Năm 2 - Năm 3 - Năm 4 - Năm 5 9 14 17 20 11 8 12 13 16 11 4. Số tiền khấu hao TSCĐ hàng năm của dự án A và B khi đi vào sản xuất đều là 20 triệu đồng/năm. 5. Cả 2 dự án khi đầu tư xong đều đi vào sản xuất ngay. Căn cứ vào các tài liệu trên, hãy sử dụng phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư để lựa chọn dự án đầu tư có hiệu quả? 12. Doanh nghiệp A có một dự án đầu tư xây dựng thêm một phân xưởng và có tài liệu như sau: 1. Dự toán vốn đầu tư : - Đầu tư vào TSCĐ là 200 triệu đồng. - Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết dự tính bằng 15% doanh thu thuần. Toàn bộ vốn đầu tư bỏ ngay 1 lần. 2. Thời gian hoạt động của dự án là 4 năm. 3. Doanh thu thuần do phân xưởng đưa lại dự kiến hàng năm là 400 triệu đồng. 4. Chi phí hoạt động kinh doanh hàng năm của phân xưởng a. Chi phí biến đổi bằng 60% doanh thu thuần. b. Chi phí cố định (chưa kể khấu hao TSCĐ) là 60 triệu đồng/năm. 5. Dự kiến các TSCĐ sử dụng với thời gian trung bình là 4 năm và được khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Giá trị thanh lý là không đáng kể. 6. Số VLĐ ứng ra dự kiến thu hồi toàn bộ vào cuối năm thứ 4. 7. Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 25%. Yêu cầu: 1. Xác định giá trị hiện tại thuần của dự án? 2. Xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án? Dựa trên tiêu chuẩn này cho biết có nên lựa chọn dự án hay không? Biết rằng: Chi phí sử dụng vốn là 12%/năm. 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Giáo trình 1. Học viện tài chính, Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, 2010. 2. Trường đại học KTQD, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê 2007. 3. Nguyễn Hải Sản, Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê 2007. 4. Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê 2007. II. Tài liệu tham khảo 5. Nguyễn Hải Sản, Quản trị tài chính (2007), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 6. Đại học KTQD, Giáo trình tài chính doanh nghiệp ngoài ngành, NXB Lao động 2007. 7. Đại học KTQD, Giáo trình tài chính doanh nghiệp chuyên ngành, NXB Thống kê 2007. 8. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê 2007. 9. Nguyễn Tấn Bình, Phân tích quản trị tài chính, NXB Thống kê 2007 10. Các báo và tạp chí liên quan 97 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .............................. 1 1.1. VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .................................................. 4 1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp................................................................. 4 1.1.1.1. Khái niệm ....................................................................................................... 4 1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp ................................................................................... 4 1.1.2. Tài chính doanh nghiệp ...................................................................................... 8 1.1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp ..................................................................... 9 1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. ................................................................................................................... 11 1.2.1. Hình thức pháp lý của tổ chức doanh nghiệp .................................................... 11 1.2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh. ............................................ 11 1.2.3. Môi trường kinh doanh.................................................................................... 11 1.3. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ..................... 14 1.3.1. Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận ........................................................... 14 1.3.2. Nguyên tắc giá trị thời gian của tiền ................................................................. 14 1.3.3. Nguyên tắc chi trả ............................................................................................ 14 1.3.4. Nguyên tắc sinh lợi .......................................................................................... 15 1.3.5. Nguyên tắc thị trường có hiệu quả .................................................................... 15 1.3.6. Gắn kết lợi ích của người quản lý với lợi ích của cổ đông ................................ 15 1.4. CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .................................................................................................................... 15 TÓM TẮT CHƯƠNG 1............................................................................................. 17 HỆ THỐNG CÂU HỎI CHƯƠNG 1 ......................................................................... 17 CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP................ 18 2.1. VỐN KINH DOANH.......................................................................................... 18 2.1.1. Khái niệm ........................................................................................................ 18 2.1.2. Phân loại vốn kinh doanh ................................................................................. 18 2.2. VỐN CỐ ĐỊNH .................................................................................................. 19 2.2.1. Tài sản cố định ................................................................................................. 19 2.2.2. Phân loại tài sản cố định ................................................................................... 20 2.2.2.1 Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện ........................................... 20 2.2.2.2. Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng ............................................ 20 2.2.2.3 Phân loại tài sản cố định theo nội dung kinh tế ............................................... 21 2.2.2.4 Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng ............................................ 21 2.2.2.5 Căn cứ vào quyền sở hữu: ............................................................................. 21 2.2.3. Vốn cố định của doanh nghiệp ......................................................................... 22 2.2.4. Khấu hao tài sản cố định ..................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtkt0016_p2_3047.pdf