Tập bài giảng Kế toán tài chính

Chương 1: Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất

Chương 2: Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu

Chương 3: Kế toán đầu tư tài chính

Chương 4: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ

Chương 5: Kế toán tài sản cố định

Chương 6: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Chương 7: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chương 8: Kế toán thành phẩm tiêu thụ và xác định kết quả

Chương 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả

Chương 10: Báo cáo tài chính

pdf97 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tập bài giảng Kế toán tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tin cậy - Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm - Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (từ 10 triệu đồng trở lên) b. Đặc điểm của TSCĐ Đặc điểm cơ bản nhất của tài sản cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khi tham gia vào quá trình sản xuất - kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh. Khác với đối tượng lao động, tài sản cố định giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng. Những đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức hạch toán tài sản cố định từ khâu tính giá trị tới khâu hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp. 5.1.2. Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ + Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác đầy đủ kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp, việc hình thành và thu hồi, bảo quản và sử dụng TSCĐ ở DN. + Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán và phân bổ chính xác cho các đối tượng sử dụng + Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán và phân bổ chính xác số khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh + Tham gia lập kế hạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí thực tế về sửa chữa TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ + Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ, tham gia đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở DN. 5.2. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ TSCĐ 5.2.1. Phân loại TSCĐ Tài sản cố định trong doanh nghiệp có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư, công dụng và tình hình sử dụng khác nhau.... để thuận lợi cho việc quản lý và 71 hạch toán tài sản cố định, cần sắp xếp tài sản cố định vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định như phân theo quyền sở hữu, phân theo nguồn hình thành, phân theo hình thái biểu hiện kết hợp tính chất đầu tư. Mỗi một cách phân loại có tác dụng khác nhau đối với công tác hạch toán và quản lý. * Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện kết hợp tính chất đầu tư : - Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình( thời gian sử dụng trên 1 năm, giá trị từ 10.000.000 trở lên). - Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất cụ thể nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình. Nói cách khác, mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả bốn điều kiện về tài sản cố định hữu hình thì được coi là tài sản cố định vô hình. - Tài sản cố định thuê tài chính: là tài sản cố định mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên chi thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản. Tiền thu về cho thuê đủ cho người cho thuê trang trải được chi phí của tài sản cộng với khoản lợi nhuận từ đầu tư đó. * Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu: - Tài sản cố định tự có: là những tài sản cố định được xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn chủ sỡ hữu doanh nghiệp (do Ngân sách cấp, tự bổ sung, do đơn vị khác góp liên doanh...) hoặc bằng nguồn vốn vay. Đây là những tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt (cho thuê, nhượng bán, thanh lý...) trên cơ sở chấp hành đúng thủ tục theo quy định của Nhà nước. Tài sản cố định thuê ngoài: là tài sản cố định mà doanh nghiệp được chủ tài sản nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định ghi trên hợp đồng thuê, đối với loại tài sản này doanh nghiệp không có quyền định đoạt. * Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành - Tài sản cố định hình thành bằng nguồn vốn chủ sở hữu: là những TSCĐ mà khi doanh nghiệp tiếp nhận chúng thì phải đồng thời việc ghi tăng vốn chủ sở hữu hoặc vốn chủ sở hữu không đổi. Thuộc loại này thường có những tài sản cố định hình thành từ việc Nhà nước cấp (đối với doanh nghiệp Nhà nước), đối tác liên doanh góp vốn, mua sắm, xây dựng bằng vốn chủ sở hữu. Tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn vay: là những TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn vay từ Ngân hàng, từ các tổ chức tín dụng, hoặc từ các đối tượng khác. * Phân loại TSCĐ căn cứ vào tính chất sử dụng: - Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: là những tài sản cố định do doanh nghiệp sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp (tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê ngoài). - Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp. - Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước: là những tài sản cố định doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 72 Tuỳ theo yêu cầu quản lý mà doanh nghiệp tự phân loại chi tiết hơn các TSCĐ của mình trong từng nhóm cho phù hợp. 5.2.2. Đánh giá TSCĐ Trong mọi trường hợp, tài sản cố định phải được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. Do vậy, việc ghi sổ phải bảo đảm phản ánh được tất cả 3 chỉ tiêu về giá trị của tài sản cố định là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại: Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn * Nguyên giá tài sản cố định hữu hình: bao gồm toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Tuỳ theo từng loại tài sản cố định cụ thể, từng cách thức hình thành, nguyên giá tài sản cố định sẽ được xác định khác nhau. Cụ thể: - Tài sản cố định mua sắm (bao gồm cả mua mới và cũ): Nguyên giá tài sản cố định mua sắm gồm giá mua thực tế phải trả [đã trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá được hưởng] và cộng (+) các khoản thuế nhập khẩu, thuế TTĐB (nếu có) cùng với các khoản phí tổn mới chi ra liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, thuế trước bạ, chi sửa chữa, tân trang...) Trường hợp tài sản cố định hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá tài sản cố định mua sắm là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ.... Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của tài sản cố định hữu hình theo quy định vốn hoá chi phí lãi vay. Đối với tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi không tương tự, nguyên giá là giá trị hợp lý của tài sản cố định hữu hình nhận về cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ... Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản cố định hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán định hữu để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản cố định hữu hình tương tự (trao đổi ngang giá) là giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình đem trao đổi. - Tài sản cố định tự xây dựng cơ bản hoặc tự chế: Nguyên giá là giá thành thực tế của công trình xây dựng cùng với khoản chi phí khác có liên quan và thuế trước bạ (nếu có). Khi tính nguyên giá, cần loại trừ các khoản lãi nội bộ, các khoản chi phí không hợp lý, các chi phí vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế. - Tài sản cố định do bên nhận thầu (bên B) bàn giao: nguyên giá là giá phải trả cho bên B cộng với các khoản phí tổn mới trước khi dùng (chạy thử, thuế trước bạ,...) trừ đi các khoản giảm giá (nếu có) - Tài sản cố định được cấp, được điều chuyển đến: + Nếu là đơn vị hạch toán độc lập: nguyên giá bao gồm giá trị còn lại ghi sổ ở đơn vị cấp (hoặc giá trị đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận) cộng với các phí tổn mới trước khi dùng mà bên nhận phải chi ra (vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử...) + Nếu là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: Khi điều chuyển tài sản cố định giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, nguyên giá, giá trị còn lại và số khấu hao 73 luỹ kế được ghi theo sổ của đơn vị cấp. Các phí tổn mới trước khi dùng được phản ánh trực tiếp vào chi phí kinh doanh mà không tính vào nguyên giá tài sản cố định. - Tài sản cố định nhận vốn góp liên doanh, nhận tặng thưởng, viện trợ, nhận lại vốn góp liên doanh...: Nguyên giá tính theo giá trị đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cùng các phí tổn mới trước khi dùng (nếu có). * Nguyên giá của tài sản cố định vô hình: là toàn bộ các chi phí thực tế phải bỏ ra để có được tài sản cố định, vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính. Cụ thể, theo chuẩn mực số 04 (chuẩn mực kế toán Việt Nam), việc xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình trong các trường hợp như sau: - Tài sản cố định vô hình mua ngoài: nguyên giá bao gồm giá mua [đã trừ (-) chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng mua được hưởng], cộng (+) các khoản thuế (không gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính. Trường hợp quyền sử dụng đất được mua cùng nhà cửa, vật kiến trúc trên đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là tài sản cố định vô hình. - Tài sản cố định vô hình được Nhà nước cấp hoặc được biếu, tặng: nguyên giá được xác định theo giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản cố định vào sử dụng theo dự tính. - Tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: nguyên giá là toàn bộ chi phí phát sinh trực tiếp hoặc được phân bổ theo tiêu thức hợp lý và nhất quán tính từ khâu thiết kế, xây dựng, sản xuất thử nghiệm đến chuẩn bị đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính. Nguyên giá của các loại tài sản cố định hiện có tại doanh nghiệp chỉ thay đổi khi doanh nghiệp đánh giá lại, sửa chữa nâng cấp hoặc tháo gỡ hoặc bổ sung một số bộ phận của tài sản cố định. Khi thay đổi nguyên giá, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số khấu hao luỹ kế của TSCĐ và phản ánh kịp thời vào sổ sách. 5.3. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 5.3.1. Kế toán TSCĐ hữu hình a.Tài khoản sử dụng Theo chế độ hiện hành, kế toán tài sản cố định hữu hình được theo dõi trên các tài khoản sau: - Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình: tài khoản này dùng để phản ánh nguyên giá của toàn bộ TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hiện có và tình hình biến động tăng, giảm trong kỳ. Bên nợ: phản ánh các nghiệp vụ làm tăng tài sản cố định hữu hình theo nguyên giá (mua sắm, xây dựng, được cấp phát...) Bên có: phản ánh các nghiệp vụ làm giảm tài sản cố định hữu hình theo nguyên giá (thanh lý, nhượng bán, điều chuyển...) Dư nợ: nguyên giá tài sản cố định hữu hình hiện có 74 b. Phương pháp kế toán  Kế toán biến động tăng TSCĐ hữu hình Tài sản cố định của doanh nghiệp tăng do rất nhiều nguyên nhân như tăng do mua sắm, xây dựng, cấp phát... Kế toán cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để ghi sổ cho phù hợp. (1). Trường hợp mua sắm bằng vốn chủ sở hữu dùng để sản xuất sản phẩm, dịch vụ, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi các bút toán sau: a. Nếu TSCĐ mua sắm không qua giai đoạn lắp đặt: + BT1: Ghi tăng nguyên giá tài sản cố định: Nợ TK 211: nguyên giá tài sản cố định. Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào. Có TK 331: tổng số tiền chưa trả người bán. Có TK 111, 112: thanh toán ngay (kể cả phí tổn mới). + BT2: Kết chuyển tăng nguồn vốn tương ứng (theo đúng nguyên giá): Nợ TK 414: nếu dùng quỹ đầu tư phát triển để đầu tư. Nợ TK 441: đầu tư bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản. Có TK 411: ghi tăng nguồn vốn kinh doanh (nếu TSCĐ đầu tư dùng cho hoạt động kinh doanh). Ví dụ: Mua một thiết bị sản xuất theo tổng giá thanh toán 630.000.000 đồng, trong đó thuế GTGT 5%. Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử đã chi bằng tiền mặt (cả thuế GTGT 5%) 3.150.000 đồng. Toàn bộ tiền mua tài sản cố định đã thanh toán bằng chuyển khoản. Được biết nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng để bù đắp lấy từ quỹ đầu tư phát triển 200.000.000đ, từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 300.000.000 đồng, còn lại sử dụng nguồn vốn kinh doanh. Nghiệp vụ trên được kế toán định khoản như sau: BT1: Nợ TK 211 : 600.000.000 Nợ TK 133: 30.000.000 Có TK 112: 630.000.000 BT2: Nợ TK 211 : 3.000.000 Nợ TK 133 : 150.000 Có TK 111: 3.150.000 BT3: Nợ TK 414: 200.000.000 Nợ TK 441: 300.000.000 Có TK 411: 500.000.000 b. Nếu TSCĐ mua sắm phải trải qua giai đoạn lắp đặt trong thời gian dài: + Trước hết kế toán phải tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt theo từng đối tượng (giá mua, chi phí lắp đặt, chạy thử và các chi phí trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng): Nợ TK 2411: tập hợp chi phí thực tế Nợ TK 1332: thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331, 341, 111, 112 75 + Khi hoàn thành nghiệm thu, đưa vào sử dụng, kế toán ghi tăng nguyên giá của TSCĐ: Nợ TK 211 (chi tiết từng loại): nguyên giá của TSCĐ Có TK 2411: kết chuyển chi phí mua sắm Đồng thời, kết chuyển nguồn vốn đầu tư Nợ TK 414, 415, 353 (3532): ghi giảm nguồn vốn sử dụng Có TK 411: ghi tăng nguồn vốn kinh doanh Ví dụ 1: Mua một thiết bị sản xuất theo tổng giá thanh toán 315.000.000 đ, trong đó thuế GTGT 5%. Toàn bộ tiền mua thiết bị thanh toán bằng tiền chuyển khoản. Thiết bị phải trải qua quá trình lắp đặt, chạy thử và đã hoàn thành với chi phí đã chi bằng tiền mặt (cả thuế GTGT 5%) là 31.500.000đ. Nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng để bù đắp lấy từ quỹ đầu tư phát triển 200.000.000đ, còn lại lấy từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. BT1: Nợ TK 2411: 300.000.000 Nợ TK 1332: 15.000.000 Có TK 112: 315.000.000 BT2: Nợ TK 2411: 30.000.000 Nợ TK 1332: 1.500.000 Có TK 111: 31.500.000 BT3: Nợ TK 2112: 330.000.000 Có TK 2411: 330.000.000 BT4: Nợ TK 414: 200.000.000 Nợ TK 441: 130.000.000 Có TK 411: 330.000.000 Chú ý: Trường hợp doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay dài hạn hoặc nguồn vốn kinh doanh để mua sắm TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh, kế toán không ghi bút toán kết chuyển nguồn vốn. (2). Đối với những tài sản cố định mà doanh nghiệp mua sắm bằng quỹ phúc lợi và dùng cho hoạt động phúc lợi công cộng: + BT1: Ghi tăng nguyên giá tài sản cố định: Nợ TK 211: nguyên giá tài sản cố định (tổng giá thanh toán). Có TK 331: tổng số tiền chưa trả người bán. Có TK 111, 112: thanh toán ngay (kể cả phí tổn mới). + BT2: Kết chuyển tăng nguồn vốn tương ứng: Nợ TK 353 (3532): ghi giảm quỹ phúc lợi. Có TK 353 (3533): quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ. Ví dụ 2: Với số liệu như ví dụ 1, nếu thiết bị này sử dụng cho hoạt động phúc lợi công cộng và nguồn vốn bù đắp là quỹ phúc lợi thì kế toán ghi: BT1: Nợ TK 211 : 315.000.000 Có TK 112: 315.000.000 BT2: Nợ TK 211 : 31.500.000 Có TK 111: 31.500.000 BT3: Nợ TK 353 (3532): 346.500.000 Có TK 353 (3533): 346.500.000 76 (3). Trường hợp tăng do mua sắm theo phương thức trả góp, trả chậm: + BT1: ghi tăng nguyên giá tài sản cố định theo giá mua trả ngay (không bao gồm lãi trả góp, trả chậm) cùng các chi phí liên quan đến việc đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (nếu có): Nợ TK 211: nguyên giá (giá mua trả ngay và chi phí liên quan). Nợ TK 133 (1332): thuế GTGT đầu vào (nếu có). Nợ TK 242: lãi do mua trả góp, trả chậm. Có TK 331: tổng giá mua trả góp phải trả. + BT2: kết chuyển nguồn vốn (nếu mua sắm bằng vốn chủ sở hữu): Nợ TK liên quan (441, 414, 3532): ghi giảm nguồn vốn sử dụng Có TK 411: ghi tăng nguồn vốn kinh doanh. Định kỳ phân bổ lãi trả góp: Nợ TK 635: chi phí tài chính Có TK 242: số lãi trả góp đã tính vào chi phí tài chính Ví dụ 3: Mua một phương tiện vận tải của Công ty X theo giá mua trả góp 575 triệu đồng (trong đó thuế GTGT 50 triệu đồng, lãi trả góp 25 triệu đồng). Doanh nghiệp đã thanh toán lần đầu bằng tiền gửi ngân hàng 300 triệu đồng. Được biết tài sản cố định này được đầu tư từ nguồn vốn xây dựng cơ bản. Trong trường hợp này, kế toán ghi các bút toán như sau ( ĐVT: đồng): BT1: Nợ TK 211: 500.000.000 Nợ TK 133 (1332): 50.000.000 Nợ TK 242: 25.000.000 Có TK 331 (X): 575.000.000 BT2: Nợ TK 441 : 500.000.000 Có TK 411: 500.000.000 BT3: Nợ TK 331 (X): 300.000.000 Có TK 112: 300.000.000 (4). Tăng do đầu tư XDCB hoàn thành - Phản ánh chi phí đầu tư: Nợ TK 2412: chi phí đầu tư thực tế (không bao gồm thuế GTGT) Nợ TK 1332: thuế GTGT được khấu trừ Có TK liên quan (331, 341, 111, 112...) + Khi hoàn thành, nghiệm thu, đưa vào sử dụng, kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 211 (chi tiết từng loại): ghi tăng nguyên giá TSCĐ Có TK 2412: kết chuyển chi phí đầu tư + Điều chuyển nguồn vốn đầu tư: Nợ TK 441: nguồn vốn đầu tư XDCB Có TK 411: nguồn vốn kinh doanh (5). Trường hợp tăng tài sản cố định do tự chế: Khi bộ phận sản xuất chuyển sản phẩm hoàn thành thành tài sản cố định, kế toán ghi các bút toán sau: 77 + BT1: Phản ánh giá vốn sản phẩm chuyển thành tài sản cố định: Nợ TK 632: giá thành thực tế Có TK 154: sản phẩm từ bộ phận sản xuất chuyển thành TSCĐ Có TK 155: xuất kho thành phẩm để chuyển thành TSCĐ + BT2: Ghi tăng nguyên giá thành tài sản cố định hữu hình theo giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm chuyển thành tài sản cố định: Nợ TK 211: nguyên giá tài sản cố định Có TK 512: doanh thu tiêu thụ nội bộ (giá thành sản xuất thực tế) (6). Trường hợp tăng do các đơn vị tham gia liên doanh góp, căn cứ vào giá trị vốn góp do hai bên thoả thuận và các chứng từ khác có liên quan, kế toán ghi tăng vốn góp và nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 211: nguyên giá TSCĐ đã thỏa thuận Có TK 411 (chi tiết vốn liên doanh): giá trị vốn góp (7). Trường hợp tăng tài sản cố định do được biếu tặng, viện trợ: Căn cứ vào biên bản bàn giao do hội đồng giao nhận xác định, kế toán ghi tăng nguyên giá tài sản cố định nhận về bằng bút toán: Nợ TK 211: nguyên giá tài sản cố định được viện trợ biếu tặng Có TK 711: ghi tăng thu nhập khác Các phí tổn trước khi dùng cũng được ghi tăng nguyên giá TSCĐ. (8). Trường hợp mua TSCĐ dưới hình thức trao đổi * Trường hợp trao đổi tương tự: Nợ TK 211: nguyên giá TSCĐ nhận về Nợ TK 214: giá trị hao mòn của TSCĐ Có TK 211: nguyên giá TSCĐ đem đi trao đổi * Trường hợp trao đổi không tương tự: - Kế toán ghi giảm TSCĐ: Nợ TK 811: giá trị còn lại của TSCĐ Nợ TK 214: hao mòn lũy kế của TSCĐ Có TK 211: nguyên giá của TSCĐ - Đồng thời ghi tăng thu nhập do trao đổi: Nợ TK 131: tổng giá thanh toán Có TK 3331: thuế GTGT đầu ra Có TK 711: giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi - Khi nhận được TSCĐ do trao đổi: Nợ TK 211: nguyên giá TSCĐ nhận về Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào Có TK 131: tổng giá thanh toán 78 - Trường hợp phải thu thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đem đi trao đổi lớn hơn giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về: Nợ TK 111,112: số tiền thu thêm Có TK 131: phải thu khách hàng - Trường hợp phải trả thêm do giá trị hợp lý của TSCĐ đem đi trao đổi nhỏ hơn giá trị TSCĐ nhận về: Nợ TK 131: số tiền phải trả thêm Có TK 111,112 Ví dụ 4: Dùng một thiết bị sản xuất có nguyên giá 280.000, giá trị hao mòn lũy kế 36.000 để trao đổi lấy một thiết bị khác. Giá trị trao đổi của thiết bị trao đổi với Công ty T một thiết bị khác. Giá trị trao đổi của thiết bị đem đi (cả thuế GTGT 10%) là 275.000, giá trị trao đổi của thiết bị nhận về là 420.000 (cả thuế GTGT 5%). Phần chênh lệch về giá trị trao đổi, doanh nghiệp đã thanh toán cho Công ty T bằng tiền gửi ngân hàng thuộc nguồn vốn kinh doanh. (ĐVT: 1.000 đồng) BT1: Nợ TK 811: 244.000 Nợ TK 214: 36.000 Có TK 211: 280.000 BT2: Nợ TK 131 (T): 275.000 Có TK 711: 250.000 Có TK 3331: 25.000 BT3: Nợ TK 211: 400.000 Nợ TK 1332: 20.000 Có TK 131 (T): 420.000 BT4: Nợ TK 131 (T): 145.000 Có TK 112: 145.000 (9). Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, cần xác định rõ phần giá trị quyền sử dụng đất để ghi tăng nguyên giá TSCĐ vô hình còn giá trị ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình + BT1: ghi tăng nguyên giá TSCĐ Nợ TK 211: nguyên giá của nhà cửa, vật kiến trúc Nợ TK 213: nguyên giá của quyền sử dụng đất Nợ TK 1332: thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331,tổng giá thanh toán + BT2: kết chuyển nguồn vốn tương ứng tương tự như trường hợp mua sắm khác (10). Tăng do đánh giá lại TSCĐ Nợ TK 211: phần nguyên giá điều chỉnh tăng Có TK 214: phần giá trị hao mòn điều chỉnh tăng (nếu có) Có TK 412: phần giá trị còn lại điểu chỉnh tăng (11). Tăng do thu hồi vốn góp liên doanh: Nợ TK 211: nguyên giá TSCĐ Có TK 128, 221, 222, 223, 228: giá thỏa thuận của TSCĐ (12). Trường hợp phát hiện thừa khi kiểm kê chưa xác định được nguyên nhân: Nợ TK 211: nguyên giá TSCĐ Có TK 214: giá trị hao mòn TSCĐ Có TK 3381: giá trị còn lại TSCĐ (chờ xử lý) 79  Kế toán biến động giảm TSCĐ hữu hình Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu do nhượng bán, thanh lý... Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, kế toán sẽ phản ánh vào sổ sách cho phù hợp: (1). Kế toán trường hợp nhượng bán tài sản cố định: Đối với với tài sản cố định không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả, doanh nghiệp cần làm đủ các thủ tục, chứng từ để nhượng bán. Căn cứ vào tình hình cụ thể, kế toán ghi các bút toán sau: + BT1: Xoá sổ tài sản cố định nhượng bán: Nợ TK 214(2141): giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ nhượng bán Nợ TK 811: giá trị còn lại của TSCĐ nhượng bán Có TK 211: nguyên giá tài sản cố định nhượng bán + BT2: Phản ánh giá nhượng bán tài sản cố định: Nợ TK liên quan (111, 112, 131): tổng giá thanh toán Có TK 711: giá nhượng bán (chưa có thuế GTGT) Có TK 333 (33311): thuế GTGT đầu ra phải nộp + BT3: Các chi phí nhượng bán khác (sửa chữa, tân trang, môi giới...) phát sinh liên quan đến nhượng bán tài sản cố định phản ánh vào tài khoản 811 "Chi phí khác": Nợ TK 811: tập hợp chi phí nhượng bán. Nợ TK 133 (1332): thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có) Có TK 331, 111, 112... : chi phí nhượng bán Ví dụ 5: DN nhượng bán ô tô 4 chỗ, nguyên giá 560.000.000đ, giá trị hao mòn luỹ kế 145.000.000 đ. Giá nhượng bán được người mua chấp nhận (gồm cả thuế GTGT 5%) là 451.000.000 đ. Chi phí sửa chữa, tân trang tài sản trước khi nhượng bán thuê ngoài trả bằng tiền mặt (cả thuế GTGT 5%) là 5.250.000 đồng. BT1. Nợ TK 811: 5.000.000 Nợ TK 133 : 250.000 Có TK 111: 5.250.000 BT3. Nợ TK 131: 451.500.000 Có TK 3331(33311): 21.500.000 Có TK 711: 430.000.000 BT2. Nợ TK 214: 145.000.000 Nợ TK 811: 415.000.000 Có TK 211: 560.000.000 (2). Kế toán trường hợp thanh lý tài sản cố định hữu hình Tài sản cố định thanh lý là những tài sản cố định hư hỏng, không sử dụng được mà doanh nghiệp xét thấy không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa để khôi phục hoạt động nhưng không có lợi về mặt kinh tế hoặc những tài sản cố định lạc hậu về mặt kỹ thuật hay không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh mà không thể nhượng bán được. Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi các bút toán sau: + BT1: Xoá sổ tài sản cố định (tương tự nhượng bán). + BT2: Số thu hồi về thanh lý: 80 Nợ TK 111, 112: thu hồi bằng tiền Nợ TK 152, 153: thu hồi vật liệu, dụng cụ nhập kho Nợ TK 131, 138: phải thu ở người mua Có TK 711: thu nhập về thanh lý Có TK 3331 (33311): thuế GTGT phải nộp (nếu có) + BT3: Tập hợp chi phí thanh lý (tự làm hay thuê ngoài) Nợ TK 811: chi phí thanh lý thực tế phát sinh Nợ TK 133 (1331): thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK liên quan ( 111, 112, 331, 334...) Ví dụ 6: Thanh lý một nhà kho, nguyên giá 300.000.000 đồng, hao mòn luỹ kế 300.000.000 đồng. Chi phí thanh lý bao gồm: - Lương phải trả công nhân thanh lý: 300.000 đồng. - Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định: 66.000 đồng. - Chi khác bằng tiền mặt: 43.000 đồng - Số phế liệu thu hồi, nhập kho: 3.000.000 đồng. Ví dụ trên được kế toán định khoản như sau: BT1: Nợ TK 214

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftap_bai_giang_ke_toan_tai_chinh.pdf