Thang điểm glasgow blatchford cải tiến trong dự đoán kết cục lâm sàng ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên

Mở đầu: Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) trên là một cấp cứu nội, ngoại khoa thường gặp, phân tầng nguy cơ

ngay khi tiếp nhận bệnh nhân (BN) XHTH trên là rất quan trọng đối với các bác sĩ lâm sàng, xác định giá trị

thang điểm Glasgow Blatchford cải tiến (Blatchford CT) so với thang điểm Glasgow Blatchford đầy đủ (Blatchford

ĐĐ) và thang điểm Rockall lâm sàng (Rockall LS) trong dự đoán kết cục lâm sàng ở BN XHTH trên cấp vào

viện.

Mục tiêu: So sánh giá trị của thang điểm Blatchford CT với thang điểm Blatchford ĐĐ, Rockall LS trong dự

đoán yêu cầu can thiệp y khoa (CTYK), nguy cơ tử vong và xuất huyết tái phát (TV và XHTP) trong thời gian

nằm viện.

Phương pháp: Một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu khảo sát các BN bị XHTH trên cấp vào khoa nội tiêu hóa,

Bệnh viện Chợ Rẫy từ 10/2014 đến 04/2015. Tính điểm số các thang điểm Blatchford CT, Blatchford ĐĐ, Rockall

LS và so sánh diện tích dưới đường cong ROC (AUC) để xác định giá trị dự đoán của các thang điểm.

Kết quả: Có 196 BN XHTH trên đủ tiêu chuẩn được khảo sát, tuổi trung bình: 54,58 ± 16,46, tỷ lệ

nam/nữ:2,32/1 , tỷ lệ xuất huyết tái phát trong bệnh viện (BV): 2,6%, tỷ lệ tử vong trong BV: 7,7%, yêu cầu cần

CTYK 59,7% (truyền máu 42,3%, can thiệp nội soi 31,6%, phẫu thuật 0,5%). Về dự đoán yêu cầu cần CTYK:

Thang điểm Blatchford CT (AUC=0,806) có giá trị tương đương với thang điểm Blatchford ĐĐ (AUC=0,817,

p=0,365 ) và tốt hơn thang điểm Rockall LS (AUC=0,651, p<0,0001 ). Về dự đoán nguy cơ tử vong và xuất huyết

tái phát trong thời gian nằm viện: Thang điểm Blatchford CT (AUC=0,74) có giá trị tương đương như các thang

điểm Blatchford ĐĐ (AUC=0,765, p=0,084 ) và thang điểm Rockall LS (AUC=0,769, p=0,538).

Kết luận: Thang điểm Blatchford cải tiến cũng tốt như các thang điểm đang sử dụng trong dự đoán kết cục

lâm sàng ở BN XHTH trên và có thể áp dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng, đặc biệt trong dự đoán yêu cầu

cần CTYK.

pdf9 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thang điểm glasgow blatchford cải tiến trong dự đoán kết cục lâm sàng ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
%) và có 15 BN tử vong (chiếm tỉ lệ 7,7%). Trong số những BN XHTH trên tử vong thì do nguyên nhân XHTH nặng là 5/15 trường hợp chỉ chiếm tỉ lệ 33,3%, còn lại 66,7% BN tử vong là do các nguyên nhân khác. Tỉ lệ tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn một số nhiên cứu của các tác giả khác có thể là do trong nghiên cứu của chúng tôi BN XHTH trên do VDTMTQ chiếm tỉ lệ cao (44,4%) và có đa số BN có BNK đi kèm (70,4%). Xuất huyết tái phát Tỉ lệ XHTP ở BN XHTH trên trong nghiên cứu chúng tôi (2,6%) gần tương đương với tác giả Nguyễn Thanh Thủy (2,5%) và thấp hơn so với một số kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác(5,8,17). Đều này có thể là do tiêu chí XHTP trong nghiên cứu của chúng tôi và Nguyễn Thanh Thủy chỉ xét trong thời gian nằm viện (thời gian theo dõi ngắn) trong khi một số nghiên cứu khác thì thời gian theo dõi BN lâu hơn lên đến 30 ngày sau XHTH cấp. Thang điểm glasgow blatchford CT so với thang điểm BlatchfordĐĐ và Rockall LS Phân tầng nguy cơ BN XHTH trên lúc nhập viện là rất quan trong đối với các bác sĩ trong thực hành lâm sàng, việc làm sao để dự đoán BN XHTH trên cấp vào viện có nguy cơ cao cần CTYK hay tử vong và XHTP là cần thiết để xử trí BN kịp thời và có chế độ chăm sóc thích hợp. Có rất nhiều thang điểm (như thang điểm Rockall, Glasgow Blatchford, AIMS65, Baylor, Cedar Sinai,) đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và đưa ra để áp dụng trong thực hành lâm sàng nhầm phân tầng nguy cơ BN XHTH trên cấp một cách nhanh và chính xác nhất, Khi so sánh giữa các thang điểm trước khi có kết quả nội soi thì người ta nhận thấy thang điểm Blatchford ĐĐ tỏ ra ưu thế nhất trong việc dự đoán kết cục lâm sàng của BN(15) và theo hội nghị đồng thuận của Hội Châu Á Thái Bình Dương (2011) cũng khuyến cáo nên sử dụng nên sử dụng thang điểm Blatchford ĐĐ để đánh giá nguy cơ BN XHTH trên không do TALTMC(16). Một số nghiên cứu trong nước cho thấy thang điểm thang điểm BlatchfordĐĐ và Rockall đều có giá trị khá cao trong dự đoán kết cục lâm sàng của BN XHTH trên(6,11,17), nhưng trên thực hành lâm sàng các thang điểm trên vẫn chưa được các bác sĩ áp dụng thường quy vì khó áp dụng, có nhiều thông số khó đánh giá đồi hỏi cần phải có các phương tiện kỹ thuật cao như máy điện tim, siêu âm, nội soi, Trong điều kiện y tế của Việt Nam khi các BV tuyến trung ương luôn quá tải, còn các BV tuyến địa phương thì điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị y tế còn thiếu thốn, nhất là đối với các trung tâm y tế không có điều kiện nội soi thì việc sử dụng các thang điểm tiên lượng có giá trị để xác định BN có nguy cơ cao cần CTYK hay tử vong là hết sức quan trọng, thang điểm BlatchfordCT tỏ ra rất thích hợp trong thực trạng của Việt Nam, chỉ cần các XN thường quy (mạch, huyết áp, BUN và Hb) cũng dự đoán kết cục lâm sàng của BN XHTH trên rất tốt. Qua nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận thang điểm Blatchford CT (AUC=0,806) có giá trị gần tương đương như Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa 16 thang điểm Blatchford ĐĐ (AUC=0,81, p=0,365) và vượt trội hơn thang điểm Rockall LS (AUC=0,65, p<0,001) trong dự đoán yêu cầu cần CTYK, trong dự đoán nguy cơ TV và XHTP trong BV: Thang điểm Blatchford CT (AUC=0,74) có giá trị tương đương với thang điểm Blatchford ĐĐ (AUC=0,765,p=0,084) và thang điểm Rockall LS (AUC=0,769,p=0,538). Theo tác giả Cheng và cs(5) công bố năm 2012 đã nghiên cứu trên 197 bệnh nhân XHTH trên cấp tại Mỹ nhận thấy thang điểm Blatchford CT có giá trị cao trong việc dự đoán kết cục lâm sàng với diện tích dưới đường cong ROC là 0,85 (KTC 95%: 0,80-0,916, p<0,0001) đối với yêu cầu cần CTYK và có diện tích dưới đường cong ROC là 0,83 (KTC 95%: 0,73-0,94, p<0,0001) đối với tiên lượng nguy cơ TV và XHTP trong thời gian nằm viện. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương tự với tác giả Cheng cho thấy thang điểm Blatchford CT có giá trị cao trong dự đoán kết cục lâm sàng ở bệnh nhân XHTH trên vào viện với diện tích dưới đường cong ROC > 0,8. Còn theo nghiên cứu đa trung tâm của tác giả Quách Trọng Đức và cs(12) trên 395 BN XHTH trên không do TALTMC trong dự đoán yêu cầu cần CTYK nhận thấy thang điểm Blatchford CT (AUC=0,707) cũng có giá trị tương đương với thang điểm Blatchford ĐĐ (AUC=0,708, p=0,87) và tốt hơn thang điểm Rockall LS (AUC=0,594, p<0,001). Nghiên cứu của chúng tôi hơn nghiên cứu của tác giả Quách Trọng Đức là thực hiện trên tất cả BN XHTH trên cấp vào viện do nguyên nhân TALTMC và không do TALTMC nói chung, việc phân biệt này đối với BN XHTH cấp mới vào viện đôi khi rất khó khăn và phải chờ đến kết quả nội soi mới xác định chính xác, mặt khác nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy thang điểm Blatchford CT cũng tỏ ra khá tốt trong dự đoán nguy cơ tử vong và XHTP đối với BN XHTH trên cấp vào viện. KẾT LUẬN Thang điểm Blatchford CT cũng tốt như các thang điểm đang sử dụng trong dự đoán kết cục lâm sàng ở BN XHTH trên cấp đặc biệt trong dự đoán yêu cầu cần CTYK. Có thể áp dụng rộng rãi thang điểm Blatchford CT trong thực hành lâm sàng, nhất là đối với các BV tuyến cơ sở. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barkun AN, Bardou M, Kuipers EJ, Sung J, Hunt R. H., et al. (2010), "International consensus recommendations on the management of patients with nonvariceal upper gastrointestinal bleeding". Ann Intern Med, 152 (2), pp. 101-13. 2. Blatchford O, Murray ƠR., Blatchford M (2000), "A risk score to predict need for treatment for uppergastrointestinal haemorrhage". The Lancet, 356 (9238), pp. 1318-1321. 3. Bryant RV, Kuo P, Williamson K, Yam C, Schoeman MN, et al. (2013), "Performance of the Glasgow-Blatchford score in predicting clinical outcomes and intervention in hospitalized patients with upper GI bleeding". Gastrointest Endosc, 78 (4), pp. 576-83. 4. Chandra S (2013), "AIMS65 score predicts short-term mortality but not the need for intervention in acute upper GI bleeding". Gastrointest Endosc, 78 (2), pp. 381-2. 5. Cheng DW, Lu YW, Teller T, Sekhon HK, Wu BU (2012), "A modified Glasgow Blatchford Score improves risk stratification in upper gastrointestinal bleed: a prospective comparison of scoring systems". Aliment Pharmacol Ther, 36 (8), pp. 782-9. 6. Đào Xuân Lãm Trần Xuân Linh, Bùi Nhuận Quý, Trần Thị Hoàng Yến, (2010), "Nhận xét thang điểm Rockall và Blatchford trong việc đánh giá tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên". Tạp chí Khoa học tiêu hóa Việt Nam, 14 (2), pp. 8 - 14. 7. Herrera JL (2014), "Management of acute variceal bleeding". Clin Liver Dis, 18 (2), pp. 347-57. 8. Hyett BH, Abougergi MS., Charpentier J. P., Kumar N. L., Brozovic S, et al. (2013), "The AIMS65 score compared with the Glasgow-Blatchford score in predicting outcomes in upper GI bleeding". Gastrointest Endosc, 77 (4), pp. 551-7. 9. Kuipers EJ (2011), "Improved risk assessment in upper GI bleeding". Gastrointest Endosc, 74 (6), pp. 1225-9. 10. Meltzer AC, Klein JC (2014), "Upper gastrointestinal bleeding: patient presentation, risk stratification, and early management". Gastroenterol Clin North Am, 43 (4), pp. 665-75. 11. Nguyễn Thanh Thủy (2014), "So sánh thang điểm AIMS65 và thang điểm Glasgow - Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên", Luận văn thạc sĩ y học Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, pp. 12. Quách Trọng Đức Đào Hữu Ngôi, Đinh Cao Minh và cs, (2015), "Giá trị của thang điểm Blatchford sửa đổi trong xuất huyết tiêu hóa trên cấp không do tăng áp tĩnh mạch cửa: kết quả nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu đa trung tâm". Tạp y học TP Hồ Chí Minh, 19 (1), pp. 263-268. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa 17 13. Rockall TA, Logan RF, Devlin HB, Northfield TC (1996), "Risk assessment after acute upper gastrointestinal haemorrhage". Gut, 38 (3), pp. 316-21. 14. Rotondano G (2014), "Epidemiology and diagnosis of acute nonvariceal upper gastrointestinal bleeding". Gastroenterol Clin North Am, 43 (4), pp. 643-63. 15. Stanley AJ (2012), "Update on risk scoring systems for patients with upper gastrointestinal haemorrhage". World J Gastroenterol, 18 (22), pp. 2739-44. 16. Sung JJ, Chan FK, Chen M, Ching JY, Ho KY, et al. (2011), "Asia-Pacific Working Group consensus on non-variceal upper gastrointestinal bleeding". Gut, 60 (9), pp. 1170-7. 17. Trần Kim Thành, Bùi Hữu Hoàng (2011), "Thang điểm Rockall và Blatchford trong đánh giá tiên lượng ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng". Tạp chí Khoa học tiêu hóa Việt Nam, 11 (4), pp. 35 - 38. Ngày nhận bài báo: 25/8/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/8/2015 Ngày bài báo được đăng: 02/10/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf9_17_8102.pdf
Tài liệu liên quan