Thể chế giáo dục phải được xác định là một bộ phận cấu thành của thể chế quốc
gia. Cải cách giáo dục bao gồm cải cách thể chế giáo dục. Mục đích bài viết là nêu
những nét cơ bản về những yêu cầu mới về thể chế phát triển giáo dục, đề xuất
những nét mới về quản trị trường đại học trong thế kỷ XXI và giải pháp đổi mới và
bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ quản trị nhà trường.
9 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thể chế phát triển giáo dục và định hướng quản trị nhà trường Việt Nam trong tương lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUẢN TRỊ
NHÀ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI
TS. Nguyễn Đắc Hưng1
TS. Mai Văn Tỉnh2
Tóm tắt
Thể chế giáo dục phải được xác định là một bộ phận cấu thành của thể chế quốc
gia. Cải cách giáo dục bao gồm cải cách thể chế giáo dục. Mục đích bài viết là nêu
những nét cơ bản về những yêu cầu mới về thể chế phát triển giáo dục, đề xuất
những nét mới về quản trị trường đại học trong thế kỷ XXI và giải pháp đổi mới và
bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ quản trị nhà trường.
Từ khóa: Thể chế giáo dục; Quản lý giáo dục; Quản trị nhà trường.
Mở đầu
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển nhanh chóng, thì
giáo dục Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Trong đó, rào
cản lớn nhất chính là thể chế phát triển giáo dục của nước ta chưa theo kịp yêu cầu đổi mới
để “cởi trói” cho nền giáo dục phát triển. Trước những đòi hỏi bức thiết phải đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục, thì vấn đề nghiên cứu để nhận diện cho được những yêu cầu về thể
chế, từ đó tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển giáo dục, đồng thời nhanh
chóng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, quản trị trong các cơ sở giáo dục đáp
ứng yêu cầu của thể chế giáo dục mới, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là việc làm hết sức cần thiết.
1. Nhận diện những yêu cầu về thể chế phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Thể chế phát triển giáo dục là một phân hệ của thể chế phát triển kinh tế - xã hội chung
của cả nước bao gồm các yếu tố cấu thành chủ yếu sau:
(1) Các chủ thể, các đơn vị tham gia vào hoạt động giáo dục (trong đó có cả đào tạo) và
cung cấp dịch vụ giáo dục. Trong đó Nhà nước đóng vai trò định hướng - điều tiết chủ đạo.
(2) Hệ thống giáo dục; các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và liên kết hoạt động
giáo dục, cung cấp dịch vụ giáo dục.
1 Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Email: ndhung.tgtw@gmail.com.
2 Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam; Email: mvtinh@gmail.com.
352 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
(3) Hệ thống các văn bản pháp luật và cơ chế vận hành nền giáo dục trong điều kiện
hội nhập quốc tế thì đó còn là các cơ chế, quy tắc, “luật chơi” của quốc tế (song phương hay
đa phương).
(4) Trong điều kiện kinh tế thị trường, thể chế phát triển giáo dục được hình thành trên
cơ sở thay đổi và hình thành các chức năng mới của các chủ thể tham gia quá trình giáo dục.
Cơ chế phát triển giáo dục mới được hình thành là một đòi hỏi khách quan, tuy nhiên,
tuỳ thuộc vào điều kiện, trình độ phát triển và chính sách cụ thể của mỗi nước mà chức năng
của các chủ thể vận hành thể chế phát triển giáo dục trong bối cảnh mới cũng có sự thay đổi
cho phù hợp với cơ chế thị trường, các chủ thể đó là:
- Nhà nước tập trung vào quản lý nhà nước; là người cung cấp tài chính lớn nhất; đồng
thời đảm bảo các chính sách xã hội trong phát triển giáo dục.
- Xã hội vừa là chủ thể tham gia phát triển giáo dục, vừa là “đối tác”đóng góp với Nhà
nước về hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, kiểm định giáo dục tạo ra sự đa dạng của các
chủ thể và cơ chế cung cấp dịch vụ giáo dục (công lập, ngoài công lập). Đa dạng hoá các chủ
thể cung cấp tài chính, nguồn lực cho giáo dục. Vị trí và vai trò của người học tăng lên cả về
trách nhiệm và quyền lợi.
Cơ chế quản trị của trường có thể được hình dung nhiều cách khác nhau. Trong bất cứ
trường hợp nào cũng có một nhóm các bên liên quan tìm cách ảnh hưởng đến các quy định
và chính sách giáo dục. Khi thực hiện quản trị trường đại học xuất hiện một số vấn đề:
• Quá nhiều thành phần tham gia nên cần xác định: Ai mới là khách hàng? Ai có quyền
quyết định tối thượng? Quan trọng nhất là trung thành với chuyên ngành của mình, hay là
trung thành với nhà trường?
• Quan điểm về phạm vi hoạt động khác nhau. Có người xem tham vấn là cần thiết để
nâng cao tri thức chuyên ngành và thúc đẩy việc học tập của sinh viên. Người khác lại coi
đó là việc nguy hiểm vì nó sẽ dẫn đến việc quản trị có thể bị nhiều bên phủ quyết do những
nhóm mà quyền lợi của họ khác nhau.
• Ngành giáo dục vốn rất giàu truyền thống, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều bất
cập, chậm đổi mới. Trong khi thực tế đã có nhiều thay đổi, nhưng nhiều trường vẫn giữ lối
tư duy về cách làm cũ dẫn đến sự trì trệ.
• Những khác biệt rất đa dạng trong quan điểm giữa giảng viên và các nhà quản lý,
giữa giảng viên và hội đồng quản trị, với mức độ khác nhau tùy lúc và tùy theo chính sách
áp dụng ở từng trường.
Đối với các trường đại học, không có vấn đề nào cũng được quan tâm chú ý hơn là
mối quan hệ giữa việc quản trị nhà trường với môi trường giảng dạy và học tập trong nhà
trường. Nhận thức của các bên liên quan trong trường về quản trị chia sẻ có thể làm nổi bật
hoặc thúc đẩy vai trò của trường đại học như một cỗ xe cho việc giảng dạy và học tập. Trong
việc thúc đẩy từng sinh viên học tập và phát triển, điều cốt yếu không đơn giản chỉ là giảng
viên cần dạy nhiều hơn và dạy tốt hơn, mà là tạo điều kiện thúc đẩy và khơi gợi sinh viên
353Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC...
tham gia vào các hoạt động có mục đích, cả trong lớp và ngoài lớp. Những giảng viên biết
khuyến khích sinh viên học tập một cách sáng tạo cần có sự hỗ trợ của nhà trường để làm
điều đó. Cốt lõi trong giảng dạy và học tập hiệu quả là nhà trường được coi như một tập
đoàn khoa học ở đỉnh cao, hay một tổ chức được mong đợi sẽ làm cái việc thúc đẩy và cổ vũ
sáng kiến trong giảng dạy và học tập.
Mọi hệ thống quản trị đại học đều cần phải trả lời những câu hỏi ai sẽ nhận được cái gì,
khi nào, tại sao và bằng cách nào, theo một cách thức có hiệu quả và hợp tình hợp lý? Không
ở đâu mà nhận thức về quản trị chia sẻ có nhiều khả năng mâu thuẫn hơn là lĩnh vực ngân
sách và tài chính. Có ba nguyên tắc cơ bản: (1) Tất cả chi phí và nguồn thu có thể quy cho các
đơn vị quản lý hoặc đào tạo nào thì nên được giao cho đơn vị ấy; (2) Có những chính sách
khuyến khích thích hợp đối với từng đơn vị để liên tục tăng nguồn thu và giảm chi phí, phù
hợp với chiến lược chung của cả trường; (3) Tất cả các chi phí của những đơn vị hỗ trợ hoặc
những đơn vị phải tiêu nhiều tiền chẳng hạn thư viện hay phòng tư vấn sinh viên, nên được
giao cho một trung tâm có nguồn thu cụ thể nhất định. Hệ thống quản lý đặt trọng tâm vào
trách nhiệm này dự định mang lại sự khuyến khích cho nhà trường và các khoa để họ có thể
đảm đương giảng dạy, nghiên cứu và các hoạt động phục vụ một cách tốt nhất, thông qua
việc tăng cường nguồn thu tiềm năng bằng cách áp dụng những thông tin có thể dẫn tới một
hiệu quả có ý nghĩa trong các quy trình thủ tục và cơ chế của nhà trường.
2. Định hướng quản trị nhà trường và xây dựng, hoàn thiện thể chế phát triển giáo dục trong
tương lai
2.1. Định hướng quản trị nhà trường
Một mô hình quản trị mới là nhằm xây dựng một trường đại học trong tương lai sẽ
được coi vấn đề trọng tâm để xây dựng thái độ sống, hình thành các giá trị và đáp ứng được
kỳ vọng của các bên liên quan trong và ngoài trường. Những thay đổi cho thấy cần được
diễn giải và hành động nhờ vào sinh viên, giảng viên, các nhà quản lý, hội đồng quản trị và
hiệu trưởng trong một hệ thống mở. Một số đáp ứng những yêu cầu của xã hội nếu có tính
tích cực sẽ được diễn đạt thành quy tắc, chính sách và ngân sách góp phần tạo nên sức sống
và sự tồn tại cho cả hệ thống, ngược lại có những đáp ứng khác không tích cực có thể minh
họa cho những vận động vô định, mất phương hướng và không căn cứ.
Đầu vào, quá trình, đầu ra và kết quả giáo dục thực chất là bởi thái độ, giá trị và kỳ
vọng của các bên liên quan. Những cơ chế như các khoa, trung tâm và viện nghiên cứu;
chính sách của nhà nước; mục tiêu của các cơ quan, tổ chức có liên quan; các tiêu chí kiểm
định của các tổ chức kiểm định vẫn giữ một vai trò quan trọng. Nhưng đó không nhất thiết
là những nhân tố quyết định. Hiệu trưởng, các nhà quản lý cao cấp, giảng viên, hội đồng
quản trị, sinh viên và cựu sinh viên cần thực hiện chức năng của mình cùng chia sẻ những
hiểu biết của mình để tham gia xây dựng nhà trường trong sự đồng thuận và cùng nhau làm
việc để thực hiện mục tiêu của nhà trường.
Trong bối cảnh Thế giới biến đổi mạnh mẽ, thì mỗi trường đại học của thế kỷ XXI sẽ có
một không gian trí thức lớn hơn nhiều, đặt nền móng trên kỹ thuật cao trong việc giảng dạy,
354 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
trên những giá trị, ý tưởng, trên dòng chảy thu nhập và tính hợp pháp về chính trị xã hội
hơn là dựa trên một không gian vật chất cụ thể. Trong bất cứ trường hợp nào, các cơ quan
tổ chức và cá nhân được coi là khởi phát một môi trường trong đó tạo ra, khuyến khích,
củng cố và đánh giá cao những cách giảng dạy hiện đại sẽ là những nhân tố cốt yếu. Một số
trường xác định những ưu thế cạnh tranh và tiếp tục tự đổi mới nhằm đáp ứng những nhu
cầu đang thay đổi của từng bộ phận, cũng như toàn hệ thống. Nhiều trường khác sẽ phải
cân nhắc lựa chọn giữa khủng hoảng và cắt giảm tài chính lặp đi lặp lại, hay những nỗ lực
minh bạch hóa và kết quả có thể thấy trước là môi trường sẽ có thể thay đổi, sáp nhập, hay
đóng cửa. Điều cần thiết là một hệ thống quản trị đại học, từ cơ chế và quy trình của mình,
khuyến khích và tạo điều kiện cho những biến đổi tích cực, tiên phong về thể chế, cùng với
chiến lược xây dựng các mối quan hệ đặt trọng tâm vào các bên liên quan cũng như vào nhu
cầu của thị trường, đồng thời duy trì các nguồn thu nhập.
Trong bối cảnh mới, mối quan hệ giữa quản trị và lãnh đạo giáo dục rất quan trọng để
lập bản đồ thời điểm chính trị hiện tại, cụ thể là để chi tiết các tính hợp lý và cấu hình mang
lại sự phát triển của các nhà trường như các tổ chức và các lợi ích khác nhau được phục vụ
hoặc loại trừ bởi các cấu hình này. Quản trị thúc đẩy và bắt buộc các nhà lãnh đạo sáng tạo luôn
cập nhật tri thức mới trong việc lãnh đạo, xây dựng chiến lược và giải quyết các vấn đề mang
tính hệ thống trong bối cảnh thị trường biến đổi linh hoạt, nhanh chóng và không an toàn. Các
quan niệm về lãnh đạo và thực tiễn của lãnh đạo được đổi mới xung quanh hệ thống quản trị
hiện đại làm giảm các hình thức quyền lực theo định hướng, phân cấp của nhà nước bằng cách
tạo các điều kiện để trao quyền và tự quản địa phương.
2.2. Xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường
và hội nhập quốc tế
Đất nước ta đang vận hành trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì
nền giáo dục cũng phải vận hành trong môi trường đó. Vì vậy, phải nhận thức đúng đắn
bản chất, chức năng, tính chất của giáo dục vận động và phát triển trong điều kiện kinh tế
thị trường và hội nhập quốc tế, vừa mang lợi ích công vừa mang lợi ích tư; vừa có tính chất
phúc lợi xã hội vừa có tính chất hàng hoá dịch vụ; tính chất hàng hóa dịch vụ cao hơn đối
với giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.
Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, thì sự tồn tại và phát triển thị
trường đặc biệt hàng hoá dịch vụ giáo dục là khách quan với những đặc điểm và tính chất
riêng, nhất là đối với giáo dục đại học.
Trong bối cảnh mới, cần hình thành thể chế, cơ chế phát triển giáo dục có hiệu quả,
thích ứng trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; đảm bảo vai trò chủ đạo
của Nhà nước kết hợp có hiệu quả với vai trò của cơ chế thị trường, của xã hội; kết hợp có
hiệu quả vai trò của yếu tố “công” và yếu tố “tư”; sử dụng và phát huy những mặt tích cực,
hạn chế các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường trong quá trình nước tađang hội nhập quốc
tế ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên, để thực hiện tốt định hướng xã hội chủ nghĩa thì phải
thực hiện ngày càng tốt hơn công bằng, bình đẳng về cơ hội học tập, các chính sách xã hội
355Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC...
trong giáo dục, nhất là đối với những vùng khó khăn, người nghèo, người dân tộc ít người
và các đối tượng chính sách, trong điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế.
Mục tiêu tối thượng của giáo dục là phải bảo đảm chủ quyền quốc gia, phát huy và phát
triển bản sắc dân tộc, hiệu quả và chất lượng trong hợp tác và hội nhập quốc tế về giáo dục.
Như vậy, quản trị giáo dục Việt Nam trong thế kỷ XXI: Nhà nước đóng vai trò chủ đạo
kết hợp với cơ chế thị trường, cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục và vai trò của xã hội, đảm
bảo cho giáo dục phát triển theo định hướng của Nhà nước, có hiệu quả và chất lượng cao,
đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, đảm bảo tốt hơn công bằng và bình đẳng xã hội
trong giáo dục.
Trong quá trình vận hành nền giáo dục mới, vai trò, chức năng của các chủ thể được
phân định:
(1) Vai trò chủ đạo của Nhà nước được thể hiện:
- Quản lý Nhà nước về phát triển giáo dục quốc gia, định hướng đổi mới và xây dựng
mô hình nhà trường năng động, hiện đại, sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước
trong thế kỷ XXI.
- Ban hành khuôn khổ pháp lý cho sự vận động, hình thành và phát triển thị trường
hàng hoá dịch vụ giáo dục, thực hiện cơ chế tự chủ, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, hạn chế
các tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm công bằng, bình đẳng trong giáo dục,
ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít
người, các đối tượng chính sách.
- Là người cung cấp nguồn lực chủ yếu, lớn nhất cho giáo dục, nhưng có sự đổi mới
trong phương thức cung cấp chuyển từ bao cấp sang hạch toán, đấu thầu để nâng cao hiệu
quả đầu tư các nguồn lực của nhà nước và của xã hội.
(2) Vai trò của cơ chế thị trường được thể hiện:
- Đa dạng hoá các thành phần, các chủ thể tham gia phát triển giáo dục, cung ứng hàng
hoá dịch vụ giáo dục;
- Hình thành thị trường hàng hoá dịch vụ giáo dục; tạo sự cạnh tranh trong giáo dục;
- Thúc đẩy đổi mới và phát triển các mô hình nhà trường hiện đại - năng động - sáng
tạo. Hình thành đa dạng các hình thức giáo dục, các cơ chế hoạt động của các cơ sở giáo dục:
không vì lợi nhuận, vì lợi nhuận, bán vì lợi nhuận. Tạo sự kết hợp, hợp tác công - tư có hiệu
quả trong phát triển giáo dục.
- Gắn mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục với yêu cầu và nhu cầu phát triển kinh
tế -xã hội;
- Thúc đẩy hội nhập, hợp tác quốc tế về giáo dục theo cơ chế thị trường.
(3) Tự chủ của các cơ sở giáo dục được thể hiện:
- Bảo đảm định hướng, mục tiêu, chất lượng giáo dục toàn diện;
356 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
- Tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục; xây dựng tổ chức, biên chế, nhân sự;
về mặt tài chính để đầu tư phát triển. Thực hiện tự do học thuật và tự chủ quản trị phù hợp
với cấp bậc, hình thức và trình độ giáo dục.
- Thực hiện trách nhiệm xã hội, trách nhiệm giải trình, công khai minh bạch đối với các
cơ quan quản lý nhà nước, người học, xã hội; chuyên nghiệp hoá quản trị cơ sở giáo dục.
- Chủ động trong việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục, thực
hiện có hiệu quả hợp tác và hội nhập quốc tế;
- Xây dựng mô hình nhà trường hiện đại - sáng tạo cho thế kỷ XXI.
- Vận dụng đúng đắn, hợp lý, có hiệu quả các công cụ của cơ chế thị trường trong quản
trị - vận hành nhà trường; thực hiện sự cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng cung ứng
hàng hoá dịch vụ giáo dục.
- Thực hiện các chính sách xã hội trong giáo dục. Cơ chế tự chủ được thể hiện ở các mức
độ khác nhau, nhưng trước hết và cao hơn cả là đối với giáo dục đại học và giáo dục nghề,
trên hai phương diện: tự chủ quản trị và tự do học thuật sáng tạo khóa học và công nghệ,
đó là một trong những điều kiện cốt yếu để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
(4) Trách nhiệm của người học thể hiện:
- Tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về việc học tập của mình;
- Chịu trách nhiệm về chi phí học tập (ngoài phần được nhà nước hay xã hội hỗ trợ).
- Chấp nhận sự cạnh tranh về chỗ học, trường học, ngành học, nguồn tài chợ, chỗ làm
việc, con đường thăng tiến
(5) Vai trò của xã hội thể hiện:
- Trở thành một “đối tác” chủ động, tích cực cùng chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước và
thị trường trong việc tham gia phát triển giáo dục: xây dựng pháp luật, cơ chế, chính sách;
giám sát quá trình triển khai thực hiện trên thực tế.
- Huy động sự quan tâm, đầu tư các nguồn lực cho phát triển giáo dục; tham gia cung
ứng hàng hoá dịch vụ giáo dục; thúc đẩy quá trình xây dựng xã hội học tập.
- Tham gia thực hiện giám sát, đánh giá xã hội đối với quá trình phát triển giáo dục,
đối với quản lý nhà nước;
- Đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành
mạnh, tham gia thực hiện các chính sách xã hội trong giáo dục.
Trong quá trình xây dựng thể chế phát triển giáo dục cần chú ý bảo đảm tính định
hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục, đó là:
Mục tiêu của giáo dục “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, do đó
giáo dục phải gắn với và phải hướng tới phục vụ đắc lực, có hiệu quả mục tiêu xây dựng
đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, đáp ứng yêu cầu của giai
đoạn mới.
357Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC...
“Sản phẩm của giáo dục” là những con người được đào tạo toàn diện có năng lực sáng
tạo, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp cao, được giáo dục sâu sắc về văn hóa, đạo đức, lối sống,
lý tưởng, yêu gia đình, yêu quê hương đất nước - tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội,... trở
thành chủ thể vững vàng của đất nước phát triển trong giai đoạn mới.
Phát triển một nền giáo dục khoa học, tiên tiến, hiện đại, đại chúng, vừa phát huy những
giá trị tốt đẹp của dân tộc vừa tiếp thu những tinh hoa của thế giới – hội nhập quốc tế.
Bảo đảm quyền và lợi ích của mỗi người dân trong việc học tập, bảo đảm công bằng,
bình đẳng xã hội trong giáo dục. Đồng thời phải xử lý hài hòa, có hiệu quả về quyền - lợi
ích - nghĩa vụ giữa các chủ thể trong phát triển giáo dục.
Như vậy, mục tiêu phát triển đất nước, định hướng giá trị con người - giá trị xã hội
cùng với hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách phát triển đất nước là cơ sở nền tảng cho
định hướng phát triển giáo dục, được cụ thể hóa trong mục tiêu, tiêu chí giáo dục, thể hiện
trong nội dung chương trình giáo dục và phương thức giáo dục mới. Cơ sở pháp lý để thực
hiện chính là xây dựng và hoàn thiện thể chế - cơ chế phát triến giáo dục với hệ thống đồng
bộ luật pháp, cơ chế - chính sách phù hợp.
Đổi mới - phát triển - hoàn thiện và nâng cao năng lực của tất cả các chủ thể, phân định
rõ chức năng của các chủ thể, đặc biệt là vai trò chủ đạo của Nhà nước, vai trò của các cơ
sở giáo dục phù hợp với từng cấp bậc học, loại hình đào tạo và yêu cầu của giai đoạn mới,
nhằm thực hiện có hiệu quả các chức năng như nêu trên là yếu tố quyết định để thể chế - cơ
chế phát triển giáo dục mới tạo được động lực mạnh mẽ cho quá trình đổi mới căn bản - toàn
diện nền giáo dục nước ta, nhất là đối với giáo dục đại học.
3. Giải pháp về đổi mới đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ quản trị nhà trường
Để nâng cao chất lượng giáo dục, cần xác định cán bộ quản lý là yếu tố quan trọng
bậc nhất để tiến hành thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Do đó cần có một số giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản
lý giáo dục.
1. Sắp xếp lại hợp lý hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục
(CBQLGD). Tiếp tục rà soát, bổ sung chuẩn Hiệu trưởng và chuẩn các chức năng cán bộ
quản lý.
2. Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình bồi dưỡng CBQLGD theo tiếp cận năng lực, dựa
trên việc mô tả chi tiết năng lực, thông qua hệ thống các tiêu chí có thể quan sát, đánh giá
được; tiếp cận mục tiêu dưới dạng các tiêu chuẩn đầu ra. Thống nhất nội dung, chương trình
bồi dưỡng CBQLGD dựa trên hệ thống tiêu chuẩn năng lực đã xác định. Yêu cầu đối với
CBQLGD sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo phải biết xây dựng chiến lược, hay kế hoạch phát
triển giáo dục tùy theo vị trí việc làm. Phải nắm vững cách quản lý nguồn nhân lực; Quản lý
tài chính. Biết cách vận hành hệ thống thông tin quản lý giáo dục (EMIS). Hiểu biết về cách
đánh giá trong giáo dục với yêu cầu mới. Biết cách thực hành dân chủ hóa giáo dục. Có kiến
thức về thị trường giáo dục
358 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
3. Đổi mới phương thức và phương pháp tổ chức bồi dưỡng CBQLGD theo tiếp cận năng lực
theo phương thức kết hợp phương pháp trực tiếp truyền thống (mặt đối mặt) với phương thức on-line
và of-line từ xa qua mạng: Nội dung bồi dưỡng cần đặt trọng tâm vào việc giải quyết vấn đề,
vào việc hình thành năng lực cho học viên hơn là tập trung vào giải quyết nội dung chương
trình. Điều cần nhận thức rõ không phải là tạo môi trường để mọi CBQLGD đều có nhu cầu
bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ như nhau. Cần phát huy các hình thức tự bồi dưỡng nghiệp
vụ chuyên môn hiệu quả cho những CBQLGD có thái độ cầu thị, ham học hỏi và tự tìm tòi
phát huy sáng tạo. Điều này sẽ làm giảm các chi phí thời gian, tiền bạc cho các lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ chuyên môn tập trung không thiết thực và kém hiệu quả.
4. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả: Việc đánh giá năng lực của học viên
trong quá trình bồi dưỡng CBQLGD được thực hiện trong mối liên hệ so sánh nhận thức
của bản thân với các tiêu chuẩn, tiêu chí chứ không có liên hệ so sánh những gì đã học
được trong sách vở với sự thực hiện hay thành tích của người khác. Thực hiện đổi mới
thường xuyên cách giám sát, đánh giá CBQLGD theo hệ thống tiêu chuẩn năng lực đã
xác định.
5. Đổi mới quản lý, đặc biệt là đổi mới quản lý chương trình và hình thức tổ chức bồi
dưỡng, căn cứ vào hệ thống tiêu chuẩn năng lực của người CBQLGD. Tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cấp văn bằng chứng chỉ và công
tác tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng, thực hiện chế độ làm việc của đội ngũ CBQLGD.
Kết luận
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành
Trung ương khóa XII “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, bên cạnh những kết quả đạt được
rất phấn khởi, thì giáo dục Việt Nam còn một số hạn chế, yếu kém, mà một trong những
nguyên nhân cơ bản là công tác quản lý nhà nước và quản trị trong các cơ sở giáo dục còn
nhiều bất cập. Để nền giáo dục của Việt Nam có thể phát triển bền vững, phù hợp với xu
thế phát triển giáo dục hiện đại trên thế giới, thì nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải
đổi mới được thể chế phát triển giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
và quản trị trong các cơ Sở Giáo dục và Đào tạo ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư đang phát triển nhanh chóng.
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Thị Ly (Tài liệu dịch), Quản trị trường đại học thế kỷ XXI: Quản lý Chiến lược và
Lãnh đạo có hiệu quả. Các tác giả: Gayle, Dennis John, Tewarie, Bhoendradatt, White, A.
Quinton, Jr.
359Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC...
2. Mai Văn Tỉnh (Tài liệu dịch), Governance and educational leadership: Studies in
education policy and politics/ Quản trị và lãnh đạo giáo dục: Những nghiên cứu trong
chính sách và chính trị về giáo dục.
3. School Governance/ Quản trị nhà trường._BRIEFING PAPER Number 08072,
4 August 2017.
4. Trần Quốc Toản (2019), Về thể chế phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tế, Trang thông tin điện tử, Hội đồng Lý luận Trung ương, ngày 10/6/2019.
5. Ngô Phan Anh Tuấn, Trường Cán bộ quản lý giáo dục Tp. Hồ Chí Minh - Các giải pháp
bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- the_che_phat_trien_giao_duc_va_dinh_huong_quan_tri_nha_truon.pdf