Thi hành án dân sự - Chương 4: Các biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự

Khái niệm và ý nghĩa biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

a. Khái niệm

Theo điều 66 LTHADS biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có thể do

chấp hành viên tự mình áp dụng hoặc áp dụng theo yêu cầu của đương sự nhằm

ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc THADS. Ngoài ra, theo

quy định tại điểm d khoản 1 điều 30 LTHADS thì trong 24 giờ, kể từ khi nhận

được quyết định THA, chấp hành viên phải áp dụng ngay các biện pháp bảo đảm

được pháp luật quy định để bảo đảm thi hành quyết định được áp dụng biện pháp

khẩn cấp tạm thời của toà án về cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối voiws tài

sản đang tranh chấp; phong toả tìa khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác;

phong toả tài sản ở nơi gửi giữ, phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lí mang tính quyền

lực nhà nước, do đó trong trường hợp cần thiết, chỉ cần có căn cứ cho rằng tài sản

mà người phải thi hành án hoặc người thứ ba đang quản lý, sử dụng thuộc sở hữu

của người phải hti hành án là cơ quan THADS có thể áp dụng biện pháp này.

pdf16 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 908 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Thi hành án dân sự - Chương 4: Các biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả của công tác giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự. Nếu pháp luật không quy định thời hiệu khiếu nại thi hành án dân sự, người có quyền khiếu nại sẽ khó khăn trong việc giải quyết khiếu nại nhất là trong trường hợp quyết định, hành vi bị khiếu nại được thực hiện đã lâu. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 140 LTHADS thì thời hiệu khiếu nại đối với quyết định, hành vi của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên được tính như sau: - Đối với quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biệ pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thì thời hiếu khiếu nại là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó. - Đối với quyết định về áp dụng biện pháp phong toả tài khoản thì thời hiệu khiếu nại là 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp đảm bảo quyết định thì thời hiệu khiếu nại là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó. - Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chết và sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thì thời hiệu khiếu nại là 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó. - Đối với lần khiếu nại lần thứ hai thì thời hiệu khiếu nại là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền. 4. Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự a. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự - Đối với khiếu nại về quyết định, hành vi trái pháp luật trong thi hành án của nhân viên thuộcc cơ quan thi hành án dân sự nào thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đó chịu trách nhiệm giải quyết. - Đối với khiếu nại về quyết định, hành vi trái pháp luật trong thi hành án của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới thì do cơ quan thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp giải quyết. 47 Trên cơ sở các nguyên tắc đó, Điều 124 LTHADS quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự như sau: - Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. - Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án cấp huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại. Quyết định này có hiệu lực thi hành; giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. - Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh; giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh giải quyết nhưng còn khiếu nại. Quyết định này có hiệu lực thi hành. - Bộ trưởng Bộ tư pháp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp đã giải quyết nhưng còn khiếu nại. Quyết định này có hiệu lực thi hành. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ tư pháp có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp. - Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của chấp hành viên cơ quan thi hành án cấp quân khu. - Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ quốc phòng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu, giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu đã giải quyết nhưng còn khiếu nại. Quyết định này có hiệu lực thi hành. - Bộ trưởng Bộ quốc phòng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ quốc phòng đã giải quyết nhưng còn khiếu nại. Quyết định này có hiệu lực thi hành. Theo quy định tại Khoản 4 Điêu 25 Nghị định của Chính phủ số 58/2009/NĐ-CP quy định về thủ tục thi hành án dân sự thì Bộ trưởng Bộ quốc phòng có quyền xem xét lại quyết định khiếu nại của thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ quốc phòng trong những trường hợp sau đây: - Quyết định, hành vi bị khiếu nại là trái pháp luật nhưng quyết định giải quyết khiếu nại cho rằng quyết định, hành vi đó là đúng pháp luật. - Việc giải quyết khiếu nại đã vi phạm quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại về thi hành án. - Có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản kết quả giải quyết khiếu nại. 48 b. Thời hạn giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự - Đối với khiếu nại quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm biện pháp cưỡng chế thì thời hanh giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. - Đối với khiếu nại quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp bảo đảm thì thời hạn giải quyết khiếu nại là 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. - Đối với khiếu nại quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế thei thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 30 ngày, lần hai là 45 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. Trường hợp cần thiết, đối với những vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại. - Đối với khiếu nại quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chết thì thời hạn giải quyết lần đầu là 15 ngày, lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. c. Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự - Khiếu nại và nhận đơn khiếu nại Sau khi nhận được đơn khiếu nại của người khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án phải làm rõ việc khiếu nại có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình không, yêu cầu, nội dung của người khiếu nại. Nếu thấy việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trả lời cho người khiếu nại biết trong đơn khiếu nại nội dung, yêu cầu khiếu nại chưa rõ thì gặp gỡ, tiếp xúc vứi người khiếu nại để yêu cầu bổ sung hoặc làm rõ nội dung đơn khiếu nại. Nếu người khiếu nại không viết đơn mà đến khiếu nại trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhân đơn khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn hoặc ghi nhận lại các nội dung như đã nói ở trên, có chữ kí hoặc điểm chỉ của người khiếu nại. Trong trường hợp việc khiếu nại thông qua người đại diện thì người có thẩm quyền phải yêu cầu người đại diện xuất trình giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của người đại diện và kiểm tra việc khiếu nại của người đại diện có theo đúng thủ tục như quy định đối với người khiếu nại không. Theo Điều 141 LTHADS, người cso thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự không thụ lý việc khiếu nại nếu khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. + Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. + Người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình. + Thời hiệu khiếu nại đã hết. + Việc khiếu nại có quyết định khiếu nại có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại điểm b Khoản 4 và điểm b Khoản 7 Điều 142 LTHADS. - Thụ lý việc khiếu nại để giải quyết 49 Khi xác định được việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc cơ quan mình và không thuộc một trong các trường hợp không thụ lý để giải quyết như đã nếu trên thì người giải quyết khiếu nại quyết định thụ lý việc khiếu nại. Theo Điều 148 LTHADS, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại. - Thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết khiếu nại Thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ là khâu rất quan trong có tính chất quyết như đã nêu trên thì người giải quyết việc khiếu nại. Việc thu thập đầy đủ các tài liệu chứng cứ là cơ sở để giải quyết khiếu nại chính xác và đúng luật. Khi tiến hành thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cần phải xác định rõ các nội dung khiếu nại, yêu câu của người khiếu nại; nội dung, yêu cầu cần phải thẩm tra xác minh; nhưng nội dung bị khiếu nại cần có sự giải trình của người bị khiếu nại; các cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan liên quan cần gặp để xác minh, thu thập tin tức, tài liệu và phải chuẩn bị các văn bản pháp luật liên quan đến việc giải quyết khiếu nại làm văn cứ cho việc giải quyết khiếu nại. - Ra quyết định giải quyết khiếu nại Sau khi xác minh được các vấn đề liên quan đến khiếu nại và thu thập được đầy đủ các thông tin, tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để giải quyết khiếu nại thì người có thẩm quyền phải ra quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có đầy đủ nội dung quy định tại Điều 151 LTHADS, quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có đầy đủ nội dung quy định tại Điều 153 LTHADS. 50 Câu hỏi ôn tập: 1. Luật THADS 2008 quy định những trường hợp khiếu nại nào về thi hành án dân sự sẽ không được thụ lý giải quyết? 2. Pháp luật quy định như thế nào về thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện? 3. Pháp luật quy định như thế nào về thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh? 4. Pháp luật quy định như thế nào về thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thuộc bộ tư pháp 5. Người khiếu nại về thi hành án dân sự có những quyền và nghĩa vụ gì theo quy định của Luật THADS 2008? 6. Người bị khiếu nại trong lĩnh vực THADS có những quyền và nghĩa vụ gì theo quy định của LTHADS 2008? 7. Luật THADS 2008 quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự? 8. Luật THADS 2008 quy định như thế nào về thời hạn giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự? 9. Việc khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự có thể được thực hiện bằng những hình thức nào? 10. Thủ tục thụ lý đơn khiếu nại về thi hành án dân sự được quy định như thế nào trong LTHADS 2008? 11. Hồ sơ giải quyết khiếu nại trong lĩnh vự thi hành án dân sự bao gồm những tài liệu gì? 12. Trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu trong lĩnh vự thi hành án dân sự được thực hiện như thế nào theo quy định của luật thi hành án dân sự 2008?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtkl0008_p2_5228.pdf
Tài liệu liên quan