Thiên 46: ngũ biến

Hoàng Đế hỏi Thiếu Du: “Ta nghe rằng trăm bệnh xảy ra, ắt phải sinh ra từ khí

Phong, Vu, Hàn, Thử, chúng đi dọc theo lớp lông hào mao để nhập vào đến tấu lý

rồi hoặc quay trở ra, hoặc lưu lại, hoặc thành chứng Phong thũng, mồ hôi xuất ra,

hoặc thành chứng Tiêu đơn, hoặc thành chứng Hàn nhiệt, hoặc thành chứng Lưu

tý, hoặc thành chứng Tích tụ, kỳ tà tràn ngập nhiều không kể xiết[1]. Ta mong

được nghe về nguyên nhân nào đã khiến nên như thế ? [2]Ôi ! Cũng đồng thời bị

bệnh, hoặc bệnh như thế này, hoặc bệnh như thế kia[3]. Có ý cho rằng chính Trời

đã sinh ra Phong tà dành cho con người ư ? Vấn đề khác nhau thế nào ?”[4].

Thiếu Du đáp: “Ôi ! Phong khí của Trời không sinh ra riêng cho trăm họ[5]. Sự

vận hành của nó rất công bình, chính trực[6]. Người nào phạm đến mới bị bệnh (

còn ) người nào khéo tránh thì không bị hại gì[7]. Nó không cần gì ở người, chỉ có

con người tự phạm phải nó mà thôi”[8].

Hoàng Đế hỏi: “Trong 1 lúc nào đó bị ngộ độc bởi Phong tà, đồng thời bị bệnh,

nhưng bệnh lại xảy ra 1 cách khác nhau, Ta mong được nghe về nguyên nhân

đó”[9].

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thiên 46: ngũ biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN 46: NGŨ BIẾN Hoàng Đế hỏi Thiếu Du: “Ta nghe rằng trăm bệnh xảy ra, ắt phải sinh ra từ khí Phong, Vu, Hàn, Thử, chúng đi dọc theo lớp lông hào mao để nhập vào đến tấu lý rồi hoặc quay trở ra, hoặc lưu lại, hoặc thành chứng Phong thũng, mồ hôi xuất ra, hoặc thành chứng Tiêu đơn, hoặc thành chứng Hàn nhiệt, hoặc thành chứng Lưu tý, hoặc thành chứng Tích tụ, kỳ tà tràn ngập nhiều không kể xiết[1]. Ta mong được nghe về nguyên nhân nào đã khiến nên như thế ? [2]Ôi ! Cũng đồng thời bị bệnh, hoặc bệnh như thế này, hoặc bệnh như thế kia[3]. Có ý cho rằng chính Trời đã sinh ra Phong tà dành cho con người ư ? Vấn đề khác nhau thế nào ?”[4]. Thiếu Du đáp: “Ôi ! Phong khí của Trời không sinh ra riêng cho trăm họ[5]. Sự vận hành của nó rất công bình, chính trực[6]. Người nào phạm đến mới bị bệnh ( còn ) người nào khéo tránh thì không bị hại gì[7]. Nó không cần gì ở người, chỉ có con người tự phạm phải nó mà thôi”[8]. Hoàng Đế hỏi: “Trong 1 lúc nào đó bị ngộ độc bởi Phong tà, đồng thời bị bệnh, nhưng bệnh lại xảy ra 1 cách khác nhau, Ta mong được nghe về nguyên nhân đó”[9]. Thiếu Du đáp: “Câu hỏi đúng vậy thay ! Thần xin lý luận với sự so sánh với công việc của người thợ[10]. Người thợ mài búa rìu, mài dao, gọt đẽo cây gỗ, cành thân da thịt của gỗ cây còn có sự khác nhau về cứng và mềm[11]. Phần cứng thì khó chạm vào, phần mềm thì da nó nhũn, khi đến phần giao nhau giữa nhánh và thân, nó sẽ làm khuyết mẻ cái búa cái rìu[12]. Trong mỗi thân cây thì phần cứng và phần mềm cũng khác nhau, phần cứng thì rắn chắc, phần mềm thì dễ bị chạm vào, huống chi sự khác nhau trong thân cây, khác nhau giữa sự dày mỏng của da, khác nhau giữa chất trấp ít hay nhiều, tất cả đều khác nhau[13]. Ôi ! Có những loại cây ra hoa sớm, mọc lá sớm, có khi gặp phải sương của mùa xuân, gió ác liệt thì hoa cũng sẽ rụng, lá cũng bị héo[14]. Nếu bị phơi nắng lâu, bị đại hạn thì các loại cây mềm, da mỏng sẽ bị héo cành, bớt nhựa và héo lá[15]. Nếu bị mưa lâu, trời âm u, các loại cây da mỏng, nhiều nhựa, sẽ bị mềm da và kiệt dần[16]. Nếu gặp gió to thổi mạnh thình lình thì các loại cây thân cứng cáp cành lá sẽ bị gãy, bị tổn hại nhanh chóng[17]. Nếu gặp sương mùa thu hoặc gió thổi nhanh thì các thân cây cứng cáp sẽ bị lung lay rễ và rụng lá[18]. Phàm trong 5 trường hợp nói trên, mỗi loại cây đều có cách bị hủy thương khác nhau, huống chi là con người ! “[19]. Hoàng Đế hỏi: “Người ứng với cây như thế nào ?”[20]. Thiếu Du đáp: “Cây gỗ khi bị thương, đều bị thương ở cành lá, sự cứng mềm của cành (dễ bị thương), còn phần rắn chắc của cây chưa bị thương[21]. Con người thường bị bệnh đều do ở sự kiên thiếu cố của xương khớp (cốt tiết), của bì phu, của tấu lý, do đó mà tà khí đến tạm trú, cho nên thường gây nên bệnh”[22]. Hoàng Đế hỏi: “Có người thường bị bệnh Phong quyết, mồ hôi chảy đầm đìa, chứng bệnh này được biểu hiện như thế nào ?”[23]. Thiếu Du đáp: “Cơ nhục không rắn chắc, tấu lý hở thì sẽ dễ bị bệnh Phong”[24]. Hoàng Đế hỏi: "Dựa vào sự biểu hiện nào để biết cơ nhục không rắn chắc ?”[25]. Thiếu Du đáp: “Khối cơ nhục ở kheo chân không rắn chắc và không có phận lý, lý có nghĩa là vùng da bị nhăn nheo, da bị nhăn nheo thì tấu lý bị thưa hở, ta gọi đây là hình dáng phẳng trơn vậy”[26]. Hoàng Đế hỏi: "Có người bị chứng bệnh Tiêu đơn, bệnh này biểu hiện ra như thế nào ?”[27]. Thiếu Du đáp: “Khi ngũ tạng bị nhu nhược thì hay bị bệnh Tiêu đơn”[28]. Hoàng Đế hỏi: "Làm thế nào để biết được ngũ tạng là nhu nhược ?”[29]. Thiếu Du đáp: “Khi nói đến nhu nhược ắt phải có cương cường, cương cường thì hay giận (nộ) nhiều, nhu nhược thì dễ bị làm thương”[30]. Hoàng Đế hỏi: "Dựa vào sự biểu hiện nào để biết nhu nhược và cương cường ?”[31]. Thiếu Du đáp: “Những người này thường có làn da mỏng, nhưng vùng mắt cứng chắc mà sâu, khí của họ làm cho đôi mày thẳng, đôi mắt nhìn xa[32]. Tâm khí họ cứng rắn, mà cứng rắn thì hay giận dữ, giận lên thì khí sẽ nghịch lên trên làm cho lồng ngực bị súc tích, huyết khí bị nghịch và lưu lại tán rộng ra làn da, sung vào cơ nhục, huyết mạch không còn lưu hành, chuyển sang bị nhiệt, mà nhiệt sẽ làm tiêu hao cơ nhục và bì phu, gây thành chứng Tiêu đơn[33]. Đây nói về những người nóng dữ, cứng rắn và cơ nhục nhược vậy”[34]. Hoàng Đế hỏi: "Người ta thường hay bị bệnh Hàn nhiệt, lấy gì để biểu hiện được chứng bệnh này ?”[35]. Thiếu Du đáp: “Người nào mà xương nhỏ, thịt mềm thì thường hay bị bệnh Hàn nhiệt”[36]. Hoàng Đế hỏi: "Lấy gì để biểu hiện được sự lớn nhỏ của xương, được sự cứng mềm củathịt, được sự bất nhất của sắc (diện) ?”[37]. Thiếu Du đáp: “Quyền cốt (xương gò má) là cái gốc của xương (trong người): khi mà quyền cốt to thì xương to, quyền cốt nhỏ thì xương nhỏ, bì phu mỏng mà khối thịt ở mông không có, bắp tay yếu mềm[38]. Sắc ở vùng Địa các rất xấu, không đồng sắc với vùng Thiên đình, nghĩa là màu sắc dơ bẩn khác với Thiên đình, đó là những biểu hiện của bệnh này[39]. Sau đó nếu da ở bắp tay mỏng, đó là tủy không đầy, vì thế thường hay bị bệnh Hàn nhiệt”[40]. Hoàng Đế hỏi: "Lấy gì để biểu hiện được 1 người thường bị bệnh Tý ?”[41]. Thiếu Du đáp: “Nếu người mà những nếp nhăn nheo không kín đáo và bắp thịt không cứng rắn thì thường hay bị bệnh Tý”[42]. Hoàng Đế hỏi: "Bộ vị của chứng Tý có định vùng cao thấp hay không ?”[43]. Thiếu Du đáp: “Muốn biết được sự cao thấp, nên xem rõ bộ vị của nó”[44]. Hoàng Đế hỏi: "Có người thường hay bị bệnh Trường trung tích tụ, lấy gì để biểu hiện chứng bệnh này ?”[45]. Thiếu Du đáp: “Bì phu mỏng mà không tươi nhuận, bắp thịt không rắn chắc và mềm nhão, như vậy là Trường Vị bị ngăn, bị ngăn thì tà khí bị lưu trệ, ngưng trệ thành tích tụ và làm thương đến Tỳ Vị[46]. Trong khoảng Tỳ Vị, nếu bị những khí ấm lạnh không điều hòa thì tà khí sẽ đến để làm cho bị súc tích ngưng trệ, thế nào khí đại tụ sẽ khởi lên”[47]. Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói về bệnh hình, và ta cũng đã hiểu rồi, Ta mong được nghe về cái thời của nó”[48]. Thiếu Du đáp: “Trước hết phải lập ra vấn đề niên để biết được vấn đề thời[49]. Thời mà khí vượng cao thì khỏi bệnh, thời mà khí suy khắc thì bệnh sẽ nguy[50]. Tuy chưa bị hãm hạ, nhưng năm ấy vận khí có thông được ra ngoài, thì bệnh ắt khỏi, đây gọi là nhân vào hình mà sinh ra bệnh, đây là ý nghĩa của ngũ biến v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthien_46_4841.pdf